Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò của nông hộ ở vùng cát tỉnh Quảng Bình; Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt; Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Hường PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn có sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, gia đình cũng như sự nổ lực của bản thân. Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo nhà trường, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn đã giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận các kiến thức chuyên ngành làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Quảng Ninh, UBND huyện Bố Trạch đã giúp tôi thu thập các nguồn thông tin, tư liệu quý báu để phục vụ cho việc hoàn thiện luận văn. Đặc biệt, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với GS.TS Lê Đức Ngoan - người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình làm luận văn. Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành trên cơ sở tổng hợp những kiến thức về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, với kiến thức của bản thân còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Hường PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình kéo khoảng 116 km dài từ Quảng Đông (Quảng Trạch) , đến Ngư Thuỷ Nam (Lệ Thuỷ), đi qua 18 xã ven biển, trong đó diện tích lớn tập trung ở 2 huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh. Trong 4 vùng sinh thái của tỉnh (đồng bằng, đồi, núi cao và vùng cát), thì vùng cát được xem là vùng còn hoang sơ chưa được khai thác một cách đầy đủ so với tiềm năng vốn có. Việc sử dụng hợp lý và hữu hiệu điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi bò sẽ mang lại một nguồn lợi đáng kể cho kinh tế địa phương nói chung và kinh tế hộ nói riêng, nhất là những hộ nông dân nghèo. Tuy nhiên phát triển chăn nuôi bò thịt của nông hộ ở vùng cát ven biển chịu nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, kỹ thuật...ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng đàn bò tại đây. Vấn đề đặt ra hiện nay là xác định cho được thực trạng phát triển chăn nuôi bò, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi để phát triển chăn nuôi bò ở địa phương, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các nông hộ đồng thời góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng cát của tỉnh Quảng Bình là nhiệm vụ rất cấp bách và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình”. Quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn người am hiểu, phỏng vấn cán bộ liên quan, nông dân chủ chốt và phỏng vấn hộ dân tại địa bàn 02 xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch) và Võ Ninh (huyện Quảng Ninh). Số liệu được phân loại, tổng hợp và phân tích. Sử dụng các hàm thống kê mô tả; để so sánh sự khác biệt về các tiêu chí hiệu quả giữa các nhóm hộ phân theo mức sống Khá, Trung bình và Nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quy mô chăn nuôi của các hộ nhỏ lẻ, phần lớn số hộ chỉ nuôi 1 đến 5 con chiếm 90%, còn lại rất ít hộ nuôi từ 6 con trở lên. Không có sự chênh lệch lớn về quy mô nuôi bò của hộ ở 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch. Người dân 2 xã điều tra chủ yếu nuôi 2 giống bò là bò vàng và bò lai sind, trong đó bò lai sind được nuôi nhiều hơn, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng đàn bò của vùng. Điều này cho thấy, người dân đang chuyển sang xu hướng chăn nuôi bò lai để có được lợi nhuận kinh tế cao hơn. Kênh tiêu thụ bò ở cả 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch cũng như của các loại hộ khá đơn giản, người chăn nuôi phần lớn chỉ tiếp cận được một kênh tiêu thụ là lái buôn và bán tại nhà nên khó tránh khỏi tình trạng bị ép giá và việc bán với giá rẻ thường xảy ra. Phương thức chăn nuôi chủ yếu ở 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch là chăn dắt có bổ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv sung thức ăn (52,22%), Phương thức bán thâm canh đã được các hộ nuôi với tỷ lệ thấp (34,45%), hình thức thả rông hiện nay trên địa bàn vẫn cfon được duy trì. Điều này thể hiện các hộ nuôi bò đã cải tiến phương thức nuôi để thu lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nguồn thức ăn chủ yếu để chăn nuôi bò vẫn là cỏ tự nhiên, cỏ trồng và phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc tận dụng các phế phụ phẩm vẫn chưa triệt để, người dân vẫn chưa đầu tư cho việc chế biến, bảo quản thức ăn cho nuôi bò. Thiếu thức ăn là trở ngại mà 100% số hộ dân hai xã gặp phải khi tiến hành chăn nuôi bò tại nông hộ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của nông hộ ở 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh, gồm: Thời tiết, khí hậu; Đất đai; Nguồn nước; Chính sách địa phương; Tổ chức đoàn thể; Thị trường tiêu thụ; Khuyến nông; Các chương trình, dự án; Giống; Thức ăn; Công tác thú y và dịch bệnh; Trình độ chủ hộ; Điều kiện kinh tế hộ. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là: Thị trường tiêu thụ; Thức ăn và con giống; Thời tiết khí hậu; Điều kiện kinh tế hộ. Chăn nuôi gia súc (bò) là một trong những giải pháp phù hợp với kinh tế nông hộ tại địa phương, tuy nhiên với những thực trạng đang gặp phải, chăn nuôi bò tại vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình cần có các giải pháp thúc đẩy phát triển gồm: Giải pháp về quy hoạch; Giải pháp về vốn; Các giải pháp về kỹ thuật (con giống, thức ăn, công tác thú y); Giải pháp về thị trường tiêu thụ và các giải pháp khác. Trong đó, giải pháp về thị trường tiêu thụ và giải pháp kỹ thuật (giống, thức ăn, thú y) là quan trọng nhất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .............................................................................................. x CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................. 3 2.1.1. Nông hộ và kinh tế nông hộ ........................................................................................... 3 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa kinh tế của ngành chăn nuôi bò đối với nông hộ ........................... 5 2.1.3. Đặc điểm của ngành chăn nuôi bò ................................................................................. 7 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của hộ ........................................................... 8 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................................... 13 2.2.1. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam ............................................................................ 13 2.2.2. Tình hình nghiên cứu chăn nuôi bò ở nông hộ ........................................................... 18 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 21 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 21 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 21 3.2.1. Thực trạng chăn nuôi bò ở vùng cát tỉnh Quảng Bình ............................................... 21 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò..................................................... 21 3.2.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi bò của nông hộ ở vùng cát ........................................ 22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 22 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu.................................................................................................. 22 3.3.2. Chọn hộ ......................................................................................................................... 22 3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ...................................................................... 23 3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................................... 23 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 24 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG CÁT QUẢNG BÌNH.. 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................... 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................. 27 4.2. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ Ở VÙNG CÁT QUẢNG BÌNH ......................... 27 4.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ............................................................................................. 27 4.2.2. Đặc điểm các hộ điều tra .............................................................................................. 29 4.2.3 Thu nhập của hộ điều tra ............................................................................................... 32 4.2.4. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của nông hộ ............................................................ 33 4.2.5. Phương thức chăn nuôi bò của hộ................................................................................ 36 4.2.6. Công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh........................................................................ 36 4.3.THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ CHI PHÍ CHĂN NUÔI .............................................. 38 4.3.1 Thị trường tiêu thụ ......................................................................................................... 38 4.3.2 Cách thức tiếp cận thông tin về giá.............................................................................. 39 4.4. ĐẦU TƯ CỦA NÔNG HỘ TRONG CHĂN NUÔI BÒ ............................................. 40 4.4.1 Chi phí trong quá trình chăn nuôi bò ............................................................................ 40 4.4.2. Hình thức xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi bò thịt của nông hộ ...................... 42 4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ .................... 43 4.5.1. Yếu tố tự nhiên và xã hội của nông hộ ........................................................................ 43 4.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong ........................................................................... 48 4.5.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật ............................................................................. 50 4.5.3. Những khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi bò ở nông hộ................................. 51 4.6. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ CHO NÔNG HỘ Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN HAI HUYỆN QUẢNG NINH VÀ BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ..... 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 4.6.1. Các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò của tỉnh Quảng Bình ........................ 52 4.6.2. Giải pháp ....................................................................................................................... 53 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 58 5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 58 5.2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 59 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương ................................................................................. 59 5.2.2. Đối với nông hộ ............................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BTC : Bán thâm canh CN : Chăn nuôi KH : Kế hoạch KT-XH : Kinh tế - xã hội LĐ : Lao động LMLM : Lở mồm long móng NN và PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PVS : Phỏng vấn sâu SL : Số lượng TLN : Thảo luận nhóm TTNT : Thụ tinh nhân tạo UBND : Ủy ban nhân dân VĐB : Vùng đồng bằng VGĐ ĐX TL : Vùng gò đồi đan xen thung lũng VNC : Vùng núi cao PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và phân bố đàn bò ở các vùng kinh tế qua các năm ............................ 14 Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2017 .......................................... 28 Bảng 4.2. Đặc điểm của các hộ điều tra................................................................................. 29 Bảng 4.3. Tình hình sử dụng lao động trong chăn nuôi bò thịt phân theo nhóm hộ........... 31 Bảng 4.4. Thu nhập của các nhóm hộ theo ngành kinh tế .................................................... 32 Bảng 4.5. Tình hình sử dụng thức ăn cho chăn nuôi bò, phân theo loại hộ ở xã Võ Ninh ... 33 Bảng 4.6. Tình hình sử dụng thức ăn cho chăn nuôi bò phân theo loại hộ ở xã Trung Trạch ...................................................................................................... 34 Bảng 4.7. Đánh giá tình hình mắc dịch bệnh và công tác thú y của nông hộ trong chăn nuôi bò, phân theo nhóm hộ ................................................................................................... 37 Bảng 4.8. Hình thức tiêu thụ trong chăn nuôi bò của hộ gia đình xã Võ Ninh ................... 38 (ĐVT: % số hộ khảo sát) ........................................................................................................ 38 Bảng 4.9. Hình thức tiêu thụ trong chăn nuôi bò của hộ gia đình xã Trung Trạch............ 38 Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về kênh thông tin tiếp cận giá cả trong nuôi bò thịt theo nhóm hộ(% theo số hộ điều tra) ..................................................................................... 40 Bảng 4.11. Chi phí đầu tư trong chăn nuôi bò của nông hộ, phân theo nhóm hộ ............... 41 Bảng 4.12. Đánh giá hình thức xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi bò của các hộ dân... 42 Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với.............. 44 chăn nuôi bò............................................................................................................................. 44 Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của các yếu tố xã hội ............................ 46 đối với chăn nuôi bò của hộ.................................................................................................... 46 Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến chăn nuôi bò nông hộ tính chung 2 xã .................................................................................................... 48 Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đến chăn nuôi bò của hộ ....................................................................................................................................... 50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Bản đồ vùng cát tỉnh Quảng Bình ......................................................................... 24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi bò là một ngành sản xuất có từ lâu đời và chủ yếu của các hộ nông dân ở nước ta. Việc phát triển chăn nuôi bò ở vùng nông thôn không những tạo ra các sản phẩm có giá trị cho đời sống con người như thịt, da... mà còn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp lượng phân chuồng khá lớn giúp cải tạo đất, làm đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững; góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, đất đai, vốn, …) và tăng thu nhập cho nông hộ. Đối với một tỉnh duyên hải miền Trung như tỉnh Quảng Bình, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và chưa hiệu quả thì chăn nuôi bò là nguồn sinh kế chính của nhiều hộ nông dân. Trong xu thế hội nhập đầy khó khăn như hiện nay, vấn đề làm sao để chăn nuôi bò đem lại hiệu quả cao với người nông dân nói chung và với nông dân Quảng Bình nói riêng là rất cần thiết. Tỉnh Quảng Bình nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.065,3 km2, dân số năm 2015 có 872.925 người. Địa hình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành bốn vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình kéo khoảng 116 km dài từ Quảng Đông (Quảng Trạch), đến Ngư Thuỷ Nam (Lệ Thuỷ), đi qua 18 xã ven biển, trong đó diện tích lớn tập trung ở 2 huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh. Trong bốn vùng sinh thái của tỉnh thì vùng cát được xem là vùng còn hoang sơ chưa được khai thác một cách đầy đủ so với tiềm năng vốn có. Việc sử dụng hợp lý và hữu hiệu điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi bò sẽ mang lại một nguồn lợi đáng kể cho kinh tế địa phương nói chung và kinh tế hộ nói riêng, nhất là những hộ nông dân nghèo. Hơn nữa, chăn nuôi bò là một loài vật nuôi hoàn toàn không cạnh tranh lương thực với con người, cũng là một ngành sản xuất phù hợp ở vùng cát của tỉnh Quảng Bình nơi có điều kiện sản xuất lương thực còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển chăn nuôi bò thịt của nông hộ ở vùng cát ven biển chịu nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, kỹ thuật...ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng đàn bò tại đây. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là xác định cho được thực trạng phát triển chăn nuôi bò, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu, có tính khả PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 thi để phát triển chăn nuôi bò ở địa phương, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các nông hộ đồng thời góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng cát của tỉnh Quảng Bình là nhiệm vụ rất cấp bách và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò của nông hộ ở vùng cát tỉnh Quảng Bình - Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt - Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Nông hộ và kinh tế nông hộ Nông hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ bản trong nông nghiệp. Có nhiều quan niệm khác nhau về hộ, có ý kiến cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung trong một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ” [12]. Quan điểm này có thiên hướng nhấn mạnh đến chức năng kinh tế, xem hộ như là một đơn vị kinh tế, sản xuất tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng” [15]. Quan điểm này thiên về tính huyết thống, những người vừa có chung huyết thống vừa có quan hệ kinh tế với nhau. Tổng hợp các khái niệm về “hộ” có thể hiểu: Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập và ăn chung và cùng tiến hành sản xuất chung. Như vậy có sự phân biệt khác nhau giữa hộ và gia đình. Điểm khác nhau căn bản đó là gia đình là nhóm người cùng huyết tộc và gia đình là một loại hình hộ cơ bản. Qua nhiều nghiên cứu khác nhau người ta đã nêu khái quát một số khái niệm về nông hộ như sau: “Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền”[11]. Hộ nông dân là một đơn vị sản xuất cơ bản. Theo Traianop, hộ nông dân là đơn vị sản xuất “rất ổn định” và là “phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”[11]. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng biệt, nó có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác. Trong cấu trúc nội tại của nông hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ. Do đó, ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Nông hộ có thể thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng mà ở các đơn vị khác không thể có được. Bản thân mỗi nông hộ là một tế bào của xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng: đơn vị tiêu dùng xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng trong sinh hoạt. Hộ nông dân còn có quan hệ trực tiếp với tộc họ và xóm thôn. Trường hợp di chuyển đến nơi khác thì tiếp tục quan hệ với xóm thôn tại nơi cư trú. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Trong cộng đồng cư dân nông thôn thì nông hộ được nhắc tới như là một đơn vị kinh tế xã hội độc lập, có hoạt động sinh kế chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Qua nhiều nghiên cứu khác nhau người ta đã khái quát được các đặc trưng về nông hộ như sau: Thứ nhất là đất đai: Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt hộ nông dân với những người lao động không có đất hoặc với công nhân đô thị. Ruộng đất của nông dân là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố khác vì giá trị của nó. Đất là nguồn lực đảm bảo đời sống lâu dài của nông dân và là một bộ phận về vị trí xã hội của gia đình trong phạm vi làng xã hay cộng đồng. Thứ hai là lao động: Lao động là một đặc tính nổi bật của người nông dân, do tính tự nguyện, tự giác cao và tận dụng tối đa khả năng của mỗi người trong lao động mà mỗi thành viên trong nông hộ đều làm việc hết sức mình để có được thu nhập cao trong gia đình và vì lợi ích của mỗi người. Thứ ba là tiền vốn và sự tiêu dùng: Trong nông hộ không có sự phân biệt giữa lợi nhuận từ doanh thu với tiền công lao động của hộ. Từ đó có thể thấy rằng sản xuất và tiêu dùng của nông hộ là khó có thể tách rời, nó khác với đặc điểm của nền sản xuất tư bản và các doanh nghiệp khác là làm chủ vốn đầu tư và tích lũy cũng như hoàn vốn dưới dạng lợi nhuận. Thứ tư là sản xuất nhỏ và manh mún: Kinh tế hộ gia đình nông dân nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc có sản xuất hàng hoá với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Thứ năm, hộ là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ: Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, hộ được sử dụng ruộng đất lâu dài và có quyền tự quyết trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hộ có quyền làm chủ về quản lý, quyền quản lý tối cao là bố mẹ hoặc những người có uy tín trong gia đình, một loại hình đặc biệt mà không doanh nghiệp nào có được, đó là khẳng định cho sự trường tồn của kinh tế hộ. Hộ có quyền tự mình định đoạt trong quan hệ phân phối về những sản phẩm sản xuất ra sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất. Do quan hệ gia đình chi phối nên lợi ích kinh tế thường thống nhất, ít nảy sinh mâu thuẫn phức tạp, nếu có cũng dễ giải quyết hơn các loại hình kinh tế khác. Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rằng hộ nông dân là một đơn vị xã hội có chung một cơ sở kinh tế, chung một ngân quỹ, ăn chung và sống chung dưới một mái nhà. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, khác với các thành phần kinh tế khác. Cần phải hiểu rõ những đặc trưng ấy nhằm vận dụng thành công vào việc phát triển kinh tế nói chung cũng như sản xuất chăn nuôi bò của nông hộ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa kinh tế của ngành chăn nuôi bò đối với nông hộ 2.1.2.1. Chăn nuôi bò cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị Ngành chăn nuôi bò có vai trò rất lớn trong việc cung cấp các thực phẩm có giá trị cho đời sống của con người. Thịt bò là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất, vitamin và axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể con người. Thịt bò hiện nay được coi là “thịt đỏ”, nghĩa là loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, một loại thực phẩm cao cấp có dồi dào lượng protein, sắt và kẽm. Thịt bò có hàm lượng kẽm gấp 11 lần so với cá ngừ và gấp 3 lần hàm lượng sắt so với cải bó xôi. Thịt bò còn chứa những a-xít béo có lợi cho sức khỏe như Omega3, Omega6. Thịt bò có tác dụng quan trọng trọng việc cung cấp chất đạm cho cơ thể, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Ngoài ra, với hàm lượng kẽm cao, thịt bò giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể; chất béo và chất dinh dưỡng trong thịt bò có thể giúp thúc đẩy quá trình phát triển của não và trí thông minh của con người. Sữa bò được xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó có sự hoàn chỉnh về dinh dưỡng, rất dễ tiêu hóa và hấp thu với tỷ lệ cao, mỡ sữa 95%, protein sữa 96%, đường sữa 98%. Trong sữa bò có khoảng 12,5-13,0% vật chất khô, trong đó mỡ chiếm với tỷ lệ 3,6 - 3,8%, protein 3,3%, đường 4,8% và khoáng 1%. Không chỉ có chất lượng cao mà trâu và bò còn cung cấp khoảng 80-90% lượng sữa thu được trên thế giới. Ngoài ra, từ sữa bò, người ta có thể chế biến ra nhiều loại chế phẩm có giá trị, dễ hấp thu như: bơ, phomat, ... [1]. Các loại sản phẩm chế biến từ sữa bò có chứa a-xít linoleic - một chất chống ung thư, đồng thời ngoài khả năng chống ung thư a-xít linoleic còn đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị ung thư vú. Sản lượng sữa trâu, bò tăng 2,2%/năm (630 triệu tấn năm 2006 so với 557 triệu tấn năm 2000) trên thế giới, và ở các nước đang phát triển tăng 5,6% [9]. Bò là nguồn cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển. Ở nhiều nước do giá trị máy móc, linh kiện và nhiên liệu đắt đỏ nên việc sử dụng sức kéo gia súc được ưa chuộng hơn cơ giới hóa. Ở nước ta hiện nay mặc dù có cơ khí hóa nông nghiệp, nhưng công việc làm đất vẫn thu hút gần 40% bò trong toàn quốc. Ngoài việc làm đất, bò còn được sử dụng để kéo xe vận chuyển hàng hóa. Lợi thế của sức kéo trâu bò là có thể hoạt động ở bất kì địa bàn nào và sử dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ phẩm nông nghiệp để cung cấp năng lượng mà không cần đến nhiên liệu hóa thạch [9]. Phân bò là loại phân hữu cơ có chất lượng kém thua phân lợn và một số động vật khác, nhưng có số lượng thải ra hàng ngày lớn hơn rất nhiều các loại vật nuôi khác, “hàng ngày mỗi con bò trưởng thành thải ra từ 10-15 kg phân, phân bò chứa 78% nước, 5,4% khoáng, 1,06% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2 % canxi” [9] nên vẫn là PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 nguồn phân hữu cơ chính cho ngành trồng trọt. Phân trâu bò đáp ứng trên 50% phân hữu cơ cho nông nghiệp của nước ta. Mặt khác phân trâu bò giá rẻ, thậm chí không mất tiền (đi nhặt phân rơi dọc đường), rất phù hợp với điều kiện của nông dân, nhất là nông dân nghèo. Sử dụng phân hữu cơ nói chung và phân trâu bò nói riêng ngoài ý nghĩa rẻ tiền, còn có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo đất lâu dài, giúp tăng độ phì của đất, bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đó. Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng: Khi sử dụng phân gia súc được ủ bón cho cây trồng đã tạo ra nông sản có giá trị cao và hầu như không có tồn dư nitrat hoặc các kim loại nặng và các chất hữu cơ có hại cho sức khỏe con người. Do đó mặc dù ngày nay phân hóa học rất phổ biến nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn không thể thiếu phân chuồng, trong đó có phân trâu bò [17]. Ngoài ra “việc sử dụng sức kéo và phân bón của trâu bò trong nông nghiệp còn là giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm đầu tư năng lượng hóa thạch, đây là một xu hướng đang được nhiều nước quan tâm” [16]. Ở một số nước như Ấn Độ, Pakistan,.. phân trâu bò được trộn với rơm, nắm thành bánh, phơi khô và được sử dụng làm chất đốt phổ biến. Giá trị kinh tế của chăn nuôi bò không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dinh dưỡng, sức kéo và phân bón mà còn cung cấp các sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến như: Da trâu bò là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy thuộc da, để sản xuất các mặt hàng dân dụng như (cặp da, áo da, va li da, ...). Sừng trâu bò được gia công chế biến cẩn thận có thể sản xuất nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau như đồ trang sức. Và cũng là cơ hội cho hộ gia đình nông dân sử dụng có hiệu quả các sản phẩm từ chăn nuôi bò và phát triển các ngành nghề thủ công và chế biến nguyên liệu. [9] 2.1.2.2. Chăn nuôi bò là nguồn tăng thu nhập và tạo việc làm cho nông hộ Hiện nay trên thế giới chăn nuôi bò phát triển theo nhiều hướng khác nhau: Chăn nuôi theo lối công nghiệp, chăn nuôi phân tán tại gia đình, chăn nuôi tận dụng, ... Ở nước ta, “chăn nuôi phân tán trong các nông hộ vẫn là phương thức chăn nuôi chiếm ưu thế hiện nay, 85% bò được nuôi tại các gia đình nông dân” [13]. Nuôi bò thích hợp với mọi thành phần kinh tế: Người giàu nuôi qui mô lớn, người nghèo nuôi qui mô nhỏ. Phương thức nuôi tận dụng những khoảng chăn thả hẹp và các phụ phẩm từ nông nghiệp, công nghiệp, lấy công làm lãi là chính, nuôi bò không tốn nhiều tiền mua thức ăn tinh như những gia súc khác. Đồng thời trong thực tế người nông dân đã kết hợp nhiều mục đích trong chăn nuôi bò, thường là vừa cày kéo vừa sinh sản góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò ở nông hộ. Ở nước ta, lao động nhàn rỗi còn nhiều, theo số liệu điều tra “có khoảng 7 triệu người thất nghiệp hoàn toàn hoặc tiềm tàng” [20]. “Ở những vùng ruộng đất không nhiều, dân số đông, người nông dân chỉ sử dụng khoảng 65-70% thời gian lao động trong năm, còn lại 30-35% thời gian là nhàn rỗi” [5]. Vì vậy, chăn nuôi bò sẽ góp phần PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 sử dụng hợp lý nguồn lao động nhàn rỗi để tăng thu nhập, cải thiện đời sống trong nông hộ. Đồng thời đây cũng là hướng giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho người dân nông thôn, hạn chế sức ép gia tăng dân số vào các thành phố lớn do người dân đi kiếm việc làm, tránh được các tệ nạn xã hội có thể phát sinh. Ngoài ra, các nguồn thu từ chăn nuôi bò đã góp phần trang trải các nhu cầu chi tiêu lớn vào những lúc cần thiết (giỗ chạp, cưới hỏi, ...) của nông dân nghèo và đối với các gia đình khá giả thì có thể dùng tiền từ chăn nuôi để kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất. Như vậy có thể thấy phát triển chăn nuôi bò là một trong những giải pháp tích cực giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống góp phần vào cải thiện tình trạng nghèo đói ở nông thôn. 2.1.2.3. Chăn nuôi bò thịt góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Chăn nuôi bò thịt có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt với các quốc gia có tiềm năng về đồng cỏ. Đối với Việt Nam đất đai ít, dân số nông thôn đông và ngày càng tăng, diện tích canh tác bình quân thấp và ngày càng giảm, thu nhập ngành trồng trọt thấp, bấp bênh. Trong khi đó ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt nói riêng với các ưu thế như trên thì ngày càng phát triển ngày càng tăng “Từ năm 1986 đến nay, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng giá trị đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt” [14]. Các nghiên cứu cho thấy, trồng cỏ thâm canh 1ha có năng suất 250 tấn nuôi được 14 con bò, tạo việc làm thêm cho 2 lao động, thu được 50 triệu đồng (nếu trồng lúa chỉ thu được 27 triệu). Do vậy, phát triển chăn nuôi bò thịt đang thực sự góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, chăn nuôi bò thịt có thể phát triển rộng trên phạm vi toàn quốc và góp phần xoá đói giảm nghèo. Tóm lại, phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa góp phần phát triển kinh tế hộ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát huy được thế mạnh của từng vùng kinh tế, làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, ổn định vững chắc. 2.1.3. Đặc điểm của ngành chăn nuôi bò Bò là loài gia súc ăn cỏ, trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày thì cỏ và thức ăn thô xanh chiếm tới 90%, bình quân một năm bò sử dụng 9.125kg cỏ tươi/con (25kg/ngày/con) [19], đó là những loại thức ăn gia súc rẻ tiền, thậm chí không cần phải mua, nhưng lại có khả năng tăng trọng khá cao. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt phải tính đến diện tích trồng cỏ phù hợp, bảo đảm thức ăn cho đàn bò. Tùy theo giống, giai đoạn tuổi và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng mà bò có mức PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 tăng trọng khác nhau. Các giống bò ngoại hướng thịt có khả năng tăng trọng 1 ngày đêm khoảng 1000g hoặc cao hơn. Thực tế cho thấy, nuôi bò thịt sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với một số loại vật nuôi khác với cùng một mức đầu tư. Tuy nhiên, nuôi bò thịt cần mức đầu tư ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của bò dài hơn các vật nuôi khác. Bò là gia súc nhai lại có dạ dày 4 túi, nhờ có cấu tạo đặc biệt của dạ dày và sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà bò có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn như rơm lúa, cỏ và các loại thức ăn thô xơ khác, ... là những loại thức ăn ít có giá trị dinh dưỡng hoặc không có giá trị dinh dưỡng đối với động vật có dạ dày đơn. Vì vậy, việc phát triển chăn nuôi bò thịt không tạo ra sự cạnh tranh lương thực giữa người và gia súc khác như là chăn nuôi các gia súc dạ dày đơn và gia cầm. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, lương thực hạn chế, chúng ta vẫn có thể chăn nuôi bò thịt nếu biết khai thác hợp lý các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến và các thức ăn sẵn có của địa phương. Đặc điểm trên là một thuận lợi đối với các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo không có cơ hội đầu tư nhiều thức ăn tinh, khoáng chất cho chăn nuôi bò thịt. Trên quan điểm bảo vệ môi trường thì việc tận dụng các nguồn phế phụ phẩm làm thức ăn cho trâu bò lại càng quan trọng. Vì chỉ có trâu bò mới sử dụng được loại phế phụ phẩm này, nếu không chúng sẽ bị thối rữa gây ô nhiễm môi trường. “Nếu các loại phế phụ phẩm và rơm lúa để đun nấu (như đang làm ở nhiều vùng đồng bằng), hoặc đốt đi lấy một ít tro bón ruộng như một số nơi đã và đang làm, thì sẽ thải vào khí quyển một lượng CO2 khổng lồ, góp phần phá hủy tầng ozôn đang hết sức mỏng manh” [4]. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của hộ 2.1.4.1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên Giống như các đối tượng vật nuôi khác của sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Vì chúng đều là những động vật sống, ngoài những quy luật sinh học chung của giới động vật, bò còn có những đặc điểm riêng biệt. Ở mỗi vùng khác nhau thì số lượng, chất lượng và tính năng sản xuất của bò cũng khác nhau. a. Khí hậu và thời tiết Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi bò. Có thể thấy rằng bò ở các nước Châu Âu có năng suất cao hơn bò ở các nước Châu Á. Có nhiều lý do, trong đó có sự ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết. “Khi di chuyển gia súc đến những vùng có khí hậu khác nhau sẽ làm giảm sức sản xuất, tăng chi phí thức ăn, giảm chất lượng sản phẩm, giảm khả năng chống bệnh, đặc biệt là các giống cao sản” [3]. Khí hậu, thời tiết PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 góp phần vào sự hình thành và phát triển của một số loại bệnh, nhiều bệnh truyền nhiễm đã phát sinh và phát triển trong mùa ẩm như dịch tả, tụ huyết trùng trâu bò, ... Yếu tố đầu tiên tác động đến cơ thể gia súc là nhiệt độ. Gia súc luôn luôn giữ được nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định là do chức năng điều tiết nhiệt độ cơ thể của chúng. Trong quá trình sống của gia súc, các hoạt động sống đều kéo theo quá trình tạo nhiệt. Các giống bò cao sản có quá trình trao đổi chất mạnh, nhiệt lượng tỏa ra lớn nên chỉ thích hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu mát mẻ. Trong điều kiện nhiệt đới, nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao nên khả năng tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường kém. “Để giữ được cơ thể có nhiệt độ ổn định, gia súc phải tìm cách giảm gánh nặng về nhiệt bằng cách giảm lượng ăn vào, đồng thời trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao thì khả năng tiêu hóa sẽ kém đi và sức chống đỡ bệnh tật cũng giảm sút” [3]. Thực nghiệm cho thấy, “khi nhiệt độ môi trường là 25 – 270C đã ảnh hưởng khá rõ đến lượng ăn vào của bò và ở nhiệt độ 400C lượng ăn vào bò không quá 60% lượng ăn vào của con vật khi nhiệt độ 18-200C ” [5]. Thời tiết khí hậu của miền Trung khắc nghiệt nên thường ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi bò. Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn thô xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến bò thông qua nguồn thức ăn. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò. Thường vào mùa mưa, nguồn thức ăn khá dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, cây cỏ không phát triển được, thường bị thiếu thức ăn nên gia súc tăng trọng kém. Do vậy cần có biện pháp nhằm dự trữ, bổ sung thức ăn cho bò để chống lại tình trạng thiếu thức ăn theo mùa. b. Đất đai và nguồn nước Đất đai là yếu tố ảnh hưởng lớn đối với chăn nuôi, đối với việc chăn nuôi bò, đất đai (bãi chăn thả) có ảnh hưởng trực tiếp thông qua nguồn thức ăn. Diện tích đất và độ phì của đất là những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây trồng và lượng thức ăn cho chăn nuôi bò. Ngoài ra, diện tích đất là yếu tố quyết định đến phương thức chăn nuôi bò. Nước có vai trò quan trọng đối với các sinh vật, chất lượng của nước xét trên các đặc tính hóa học, đáng chú ý là độ pH và độ mặn có ảnh hưởng đến vật nuôi. Độ pH của nước làm thay đổi tính thẩm thấu của vỏ bọc, do đó tác động đến quá trình trao đổi nước và khoáng, dẫn đến ảnh hưởng tới chức năng hô hấp và quá trình sống của gia súc. Độ pH của nước có tác dụng gây hưng phấn hoặc ức chế hoạt động của hệ thống thần kinh, làm thay đổi sự cân bằng của hệ thống hô hấp. Nước được coi là một PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 trong những điều kiện mà sức khỏe và sức sản xuất của vật nuôi đều phải phụ thuộc. Do đó, trong chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung nước uống cho bò. Tóm lại, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đối với chăn nuôi bò để hiểu rõ sự tác động của các yếu tố tự nhiên đối với cơ thể bò, trên cơ sở đó có thể đề ra các biện pháp tác động nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò. Đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. 2.1.4.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội a. Vốn Mặc dù chăn nuôi bò ở nước ta chủ yếu dựa vào những phụ phế phẩm công, nông nghiệp và đồng cỏ rẻ tiền, nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế. Vì chăn nuôi bò phải có sự đầu tư về con giống, chuồng trại và các trang thiết bị...lớn hơn so với chăn nuôi các gia súc khác. Hơn nữa, hệ số quay vòng vốn và thời gian nuôi của bò để có sản phẩm thường dài hơn các loại gia súc khác, nên đây là một khó khăn cho người dân, nhất là người nghèo. Điều này cũng lý giải tại sao ở vùng miền núi, nơi rất có điều kiện để nuôi bò theo lối quảng canh, nhưng rất nhiều hộ nghèo lại không thể chăn nuôi. b. Lao động Phương thức chăn nuôi bò của nước ta còn lạc hậu, nên tốn công lao động, dẫn đến số lượng bò trong một gia đình không thể cao, do không có công chăm sóc và giải quyết thức ăn hợp lý. Hơn nữa, với phương thức hiện nay, chăn nuôi theo kinh nghiệm vẫn là chủ yếu, hầu hết lao động nuôi bò (chủ yếu là người già và trẻ em) chưa được đào tạo, ít hiểu biết về kỹ thuật. Trong xu thế phát triển, phương thức chăn nuôi bò theo lối tận dụng quảng canh sẽ ngày càng thu hẹp, phương thức chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh đang ngày càng phát triển. Do vậy, lao động trong chăn nuôi bò cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật nhất là các khâu như chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh, ... Từ thực tiễn đó, vấn đề đặt ra là phải trang bị kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi cho người lao động và cần có các giải pháp khác nhằm giải quyết vấn đề lao động một cách thích hợp để nâng cao năng suất lao động trong chăn nuôi. c. Chính sách kinh tế Chính sách kinh tế có vai trò rất quan trọng, nếu chính sách đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm nền kinh tế. Ở nước ta, những năm gần đây nhà nước đã có nhiều chính sách đối với sản xuất nông nghiệp, như các chính sách giao ruộng đất cho hộ nông dân sử dụng lâu dài, lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm, quy định giá bán vật tư, ổn định thuế nông nghiệp, cho nông dân vay vốn, với PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 278 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 207 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 49 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 132 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn