intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các hoạt động sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi có sự cố xảy ra. Đánh giá thiệt hại của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu các giải pháp phục hồi của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ÂAÛI HOÜC HUÃÚ TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC NÄNG LÁM ÂINH NHÁÛT SÅN NGHIÃN CÆÏU GIAÍI PHAÏP PHUÛC HÄÖI SINH KÃÚ CUÍA HÄÜ KHAI THAÏC THUYÍ SAÍN GÁÖN BÅÌ BË AÍNH HÆÅÍNG BÅÍI SÆÛ CÄÚ Ä NHIÃÙM MÄI TRÆÅÌNG BIÃØN TAÛI TÈNH THÆÌA THIÃN HUÃÚÚ LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ NÄNG NGHIÃÛP Chuyãn ngaình: PHAÏT TRIÃØN NÄNG THÄN Maî säú : 8.620.116 NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC PGS. TS. NGUYÃÙN VIÃÚT TUÁN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS. TS. LÊ THỊ HOA SEN HUÃÚ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa hề được sử dụng và bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Huế, ngày 11 tháng 09 năm 2018 Người viết cam đoan Đinh Nhật Sơn i PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. Låìi Caím Ån Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến các thầy cô của Trường Đại Học Nông Lâm Huế, đặc biệt là các thầy cô khoa Khuyến nông & Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và thực hành các kỹ năng đã học. Với lòng kính trọng và sự biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS. TS Nguyễn Viết Tuân đã dành thời gian, tâm huyết để chỉ dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn UBND xã Quảng Công và UBND xã Phú Diên đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và hỗ trợ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi sai sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để bài luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 09 năm 2018 Học viên thực hiện Đinh Nhật Sơn ii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi có sự cố xảy ra. Đánh giá thiệt hại của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu các giải pháp phục hồi của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại địa bàn nghiên cứu. Học viên thực hiện: Đinh Nhật Sơn Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Viết Tuân Tóm tắt đề tài: - Giới thiệu đề tài: Sự cố ô nhiễm môi trường biển diễn ra vào tháng 04/2016 không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế bám biển mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống, khiến cho người dân thuộc 4 tỉnh miền trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị rơi vào khủng hoảng tạm thời. Sản lượng khai thác thuỷ sản của các tỉnh trên giảm mạnh, ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại các địa phương thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Theo đánh giá bước đầu của địa phương, ước tính thiệt hại do tình trạng cá chết gây ra vào khoảng 135 tỷ đồng. Trong thời gian này, nhiều chính sách hỗ trợ, phục hồi với mục đích ổn định và phục hồi sinh kế cho người dân được đưa ra nhằm giúp người dân bám biển vượt qua khủng hoảng và phục hồi sinh kế. Trước tình hình đó, nhằm tìm hiểu các hoạt động nhằm mục đích phục hồi sinh kế của các hộ dân khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. - Nội dung, phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các nội dung: Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên tại các xã nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động sinh kế của các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ trước khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển, tìm hiểu ảnh hưởng của sự cố và các giải pháp phục hồi của các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ sau khi sự cố ô nhiễm môi trường biển kết thúc, đánh giá phục hồi và mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại sau khi phục hồi sau sự cố. iii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá tiềm năng để biết được tiềm năng của các đối tác cung cấp thông tin. Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng. Phân tích định tính các dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu, tham vấn chuyên gia. Dữ liệu phỏng vấn hộ được phân tích định lượng, mã hóa và quản lí bằng phần mềm excel 2013 gồm: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của những biến cần nghiên cứu của các đối tượng điều tra. Kết quả nghiên cứu Phần lớn các hộ được phỏng vấn đều tự phục hồi sinh kế theo hướng trước kia, sử dụng tiền hỗ trợ vào các hoạt động như sửa chữa, nâng cấp tàu thuyền, sắm thêm ngư cụ. Số ít có định hướng phục hồi bằng cách lồng ghép các hoạt động sinh kế khác nhằm mục đích phát triển kinh tế gia đình, bù đắp thiệt hại những tháng không đi biển. Tình trạng khai thác của người dân đang từng bước được phục hồi, các hoạt động thuỷ sản đang dần trở lại. Những chỉ tiêu về đời sống, chi tiêu, chuyến khai thác của các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ đã đang ổn định trở lại, tuy nhiên, do sự cố ô nhiễm môi trường biển có ảnh hưởng lớn trong thời gian dài nên sản lượng đánh bắt, tình hình môi trường và tình hình tài nguyên thuỷ sản vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn. Kết luận Khai thác thuỷ sản gần bờ là nguồn sinh kế gắng với người dân tại địa bàn nghiên cứu nhiều năm nay, việc ô nhiễm môi trường biển có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, sau khi kết thúc sự cố, với các giải pháp phục hồi của các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại địa bàn nghiên cứu, người dân đang từng bước quay trở lại bám biển và tiếp tục phát triển ngành nghề của mình, qua đó ổn định và nâng cao đời sống. Giáo viên hướng dẫn Học viên thực hiện PGS. TS Nguyễn Viết Tuân Đinh Nhật Sơn iv PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. MỤC LỤC ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2 3.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .........................................................................2 CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................3 1.1.1. Sinh kế và phục hồi sinh kế ...................................................................................3 1.1.2. Ô nhiễm môi trường và sự cố ô nhiễm môi trường biển .......................................7 1.1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến sự cố ô nhiễm môi trường biển và phục hồi sinh kế ..............................................................................................................................8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................12 1.2.1. Ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển trên Thế giới ............................12 1.2.2. Sự cố ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam .....................................................12 CHƯƠNG 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................20 2.1.PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..............................................................20 2.1.1.Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................20 2.1.2.Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................20 2.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................20 2.2.1.Tổng quan địa bàn nghiên cứu .............................................................................20 2.2.2.Ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển tới địa bàn nghiên cứu ..............20 v PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. 2.2.3.Giải pháp phục hồi của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ chịu ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển ..................................................................................................20 2.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................21 2.3.1.Phương pháp chọn điểm .......................................................................................21 2.3.2.Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................21 2.3.3.Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................................22 2.3.4.Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................22 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................23 3.1.TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............................................................23 3.1.1.Đặc điểm tự nhiên của hai điểm nghiên cứu ........................................................24 3.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội tại hai điểm nghiên cứu...............................................31 3.1.3.Tình hình khai thác thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu ............................................35 3.1.4.Đặc điểm của các hộ nghiên cứu tại hai điểm khảo sát ........................................38 3.2.ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................40 3.2.1.Ảnh hưởng chung của sự cố ô nhiễm môi trường biển đến tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................................................................40 3.2.2. Ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển đến các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại địa bàn nghiên cứu...............................................................................................43 3.3. GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ KHAI THÁC THUỶ SẢN GẦN BỜ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ..............................53 3.3.1.Giải pháp về chính sách ........................................................................................54 3.3.2.Giải pháp phục hồi sinh kế của ngư dân khai thác thuỷ sản gần bờ tại địa bàn nghiên cứu .....................................................................................................................56 3.3.3. Đánh giá phục hồi sinh kế và môi trường của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ sau sự cố ô nhiễm môi trường biển tại hai điểm nghiên cứu ....................................................62 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................66 4.1.KẾT LUẬN .............................................................................................................66 4.2.KIẾN NGHỊ .............................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................68 PHỤ LỤC ......................................................................................................................71 vi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBTS Buôn bán thuỷ sản CBTS Chế biến thuỷ sản DCLĐ Di cư lao động DFID Department for International Development DVNN Dịch vụ nông nghiệp ĐVT Đơn vị tính HT Hiện tại KT – XH Kinh tế xã hội KTTS Khai thác thuỷ sản LĐ Lao động LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội MTB Môi trường biển NGOs Non-government organization NLTS Nông – Lâm – Thuỷ Sản SC Sự cố SSC Sau sự cố TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSC Trước sự cố Rp Rupiah ( Tiền indonesia ) UBND Uỷ ban nhân dân UNDP United Nations Development Programme XKLĐ Xuất khẩu lao động vii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kinh phí bồi thường thiệt hại tại tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến 15/03/2018 .............................................................................................19 Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết tại địa bàn nghiên cứu ................................27 Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai tại hai xã nghiên cứu ...................................28 Bảng 3.3. Đặc điểm xã hội tại 2 xã nghiên cứu năm 2017 ....................................34 Bảng 3.4. Số lượng tàu thuyền khai thác gần bờ tại địa bàn nghiên cứu...............36 Bảng 3.5. Bảng phân loại hộ được phỏng vấn .......................................................39 Bảng 3.6. Bình quân nhân lực khai thác thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu .............40 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm MTB đến tỉnh Thừa Thiên Huế............42 Bảng 3.8. Hoạt động trong thời gian xảy ra sự cố MTB của các hộ phỏng vấn tại địa phương nghiên cứu ..........................................................................43 Bảng 3.9. Sự thay đổi hoạt động khai thác thuỷ sản tại 2 xã nghiên cứu ..............46 Bảng 3.10. Sự thay đổi các chỉ số trước và sau sự cố MTB 2016 của các hộ phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu .....................................................................48 Bảng 3.11. Các hoạt động của người dân khai thác thuỷ sản gần bờ trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển ...................................................51 Bảng 3.12. Hoạt động phát triển nội bồ ngành nghề khai thác thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu .............................................................................................57 Bảng 3.13. Hoạt động chuyển đổi sinh kế hoàn toàn tại địa bàn nghiên cứu ..........59 Bảng 3.14. Hoạt động sinh kế kết hợp với khai thác thuỷ sản gần bờ.....................60 Bảng 3.15. Đánh giá mức độ phục hồi sinh kế, đời sống và môi trường của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố MTB 2016 .................................................62 viii PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Bản đồ quy mô ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển ...........14 Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................24 Hình 3.2. Bản đồ huyện Quảng Điền và xã Quảng Công .....................................25 Hình 3.3. Bản đồ huyện Phú Vang và xã Phú Diên ..............................................26 Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất tại 2 xã nghiên cứu ......................29 Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế 2016 - 2017 tại các xã nghiên cứu ......31 Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác thuỷ sản gần bờ tại 2 xã nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 ........................................38 Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của các hộ nghiên cứu .....................39 Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác 3 loại hải sản trong giai đoạn xảy ra sự cố MTB của các hộ nghiên cứu ....................................................45 Hình 3.9. iểu đồ thể hiện sự thay đổi chung các chỉ tiêu sản xuất qua từng giai đoạn .......................................................................................................47 Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ phục hồi sinh kế, đời sống và môi trường của các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ sau sự cố MTB 2016 ......63 ix PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về biển, với diện tích mặt biển trên 1 triệu km2, có đường bờ biển dài 3.260 km. Với đường bờ biển dài, diện tích mặt biển lớn, đánh bắt thuỷ hải sản là một nguồn sinh kế không thể thiếu cho người dân các vùng giáp biển nói riêng và nó còn ảnh hưởng trực tiếp, giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngày 6/4/2016, xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa (Công ty Formosa) Hà Tĩnh gây ra đã tác động đến môi trường cũng như sinh kế của người dân 4 tỉnh Miền Trung bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Theo báo cáo của ban chỉ đạo xử lý sự cố ô nhiễm môi trường biển (MTB) thì sự cố ô nhiễm MTB xảy ra vào tháng 4 năm 2016 tại 4 tỉnh là hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống khoảng 510 nghìn người thuộc 130 nghìn hộ dân ở 730 thôn/xóm tại 146 xã/phường/thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 04 tỉnh Miền Trung. Sản lượng khai thác thuỷ sản của các tỉnh trên giảm mạnh, ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng. Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương với 9 triệu con tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kì thu hoạch. Hơn 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác, 1.600 lồng nuôi cá bị chết, 6,7 ha ao nuôi ngao bị chết và trên 10 ha nuôi cua bị chết. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh du lịch tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng cũng chịu những tác động tiêu cực. Tỷ lệ khách huỷ Tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40 – 50% so với cùng kì năm 2015. Công suất sử dụng phòng tại Hà Tĩnh chỉ đạt từ 10 – 20%. Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc 4 tỉnh chịu sự ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển. Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại các địa phương thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Theo đánh giá bước đầu của địa phương, ước tính thiệt hại do tình trạng cá chết gây ra vào khoảng 135 tỷ đồng (Nguyễn Quang Phục và Lê Anh Quý, 2017; Bộ NN & PTNT, 2018) Ngay sau sự cố ô nhiễm MTB xảy ra, Chính phủ đã ban hành một số chính sách cấp bách hỗ trợ người dân ổn định đời sống, chỉ đạo khôi phục sản xuất và môi trường như: đền bù thiệt hại, miễn giảm học phí, hỗ trợ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, xuất khẩu/ di cư lao động…Song đây chỉ là các biện pháp tạm thời để khắc phục hậu quả sự cố và ổn định đời sống và tình hình bất ổn xã hội. Tháng 02/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 380 gửi các địa phương bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, khẳng định biển Miền Trung đã an toàn và đề nghị các địa phương tuyên truyền cho cộng đồng được biết (Hoàng Hợi, 2017). Đứng trước tình hình đó, các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại Tỉnh Thừa Thiên 1 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. Huế nói riêng và các hộ thuộc 4 tỉnh nói chung đứng trước những sự lựa chọn để phục hồi sinh kế cho chính mình. Vì vậy tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2.Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu sự thay đổi các hoạt động sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá tác động của sự cố ô nhiễm môi trường biển đến sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ bị ảnh hưởng tại địa bàn nghiên cứu. - Phân tích các giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ đã và đang áp dụng tại địa bàn nghiên cứu. 3.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Xác định được ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển đến các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định được các giải pháp phục hồi của các hộ khai thác bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển và hiệu quả của các giải pháp đó. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu, sẽ cung cấp các dữ liệu và đánh giá về tác động của sự cố ô nhiễm môi trường biển đến đời sống của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản gần bờ, từ đó xác định các hành động cấp thiết và chiến lược dài hạn để giúp các nhóm hộ phục hồi sinh kế và phát triển bền vững khi có các sự cố tương tự về môi trường biển xảy ra. 2 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Sinh kế và phục hồi sinh kế Sinh kế (Livelihood), thường được sử dụng và hiểu với nhiều nghĩa khác nhau. Người đầu tiên đưa ra khái niệm “sinh kế” là Champers và Conway (1992), cụ thể: “Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống”. Khái niệm này được nhắc đến một lần nữa vào năm 1999, trong khung phân tích sinh kế bền vững của DFID: “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm các nguồn lực vật chất, xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”. Chiến lược sinh kế là quá trình sinh ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ (Seppälä, 1996). Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau: - Nguồn nhân lực: Bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. - Nguồn lực xã hội: Là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ. - Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng v.v. 3 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên. Trong các chương trình di dân tái định cư, việc di chuyển dân đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ: - Nguồn lực vật chất: Bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin v.v. - Nguồn lực tài chính: Là những gì liên quan đến tài chính mà con người có được như: Nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng. Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng. Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; Thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; Điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; Các cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin, v.v Trong nghiên cứu này, sinh kế được định nghĩa là “tập hợp các tài sản và khả năng kết hợp các tài sản đó để phát triển mức sống”. Nguồn vốn sinh kế gồm: vật chất, tài chính, xã hội, tự nhiên và con người. Ngoài sinh kế, thì có một câu hỏi quan trọng trong nghiên cứu: Thế nào là sinh kế bền vững? Sinh kế bền vững được Mitchell và Hanstad (2004) diễn giải rằng: “Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn các nền tảng của các nguồn lực tự nhiên”. Ngoài ra, tác giả Neefjes (2000) giải thích rằng: “Một sinh kế bền vững phải tuỳ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay một gia đình có thể được coi là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng hoặc chấn động, tồn tại hoặc nâng cao khả năng và của cải của mình trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường”. Phục hồi: Là khả năng của một cá nhân, hộ gia đình, một tổ chức hay một cộng đồng nào đó có thể chịu được sốc hoặc sự thất bại của loại hình nào đó và khả năng bình phục hoặc trở lại sau khi thất bại. 4 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. Theo DFID (2011), phục hồi còn được định nghĩa là khả năng của các vùng, các tổ chức, cộng đồng hay nông hộ về việc thay đổi quản lý bằng cách duy trì hay chuyển đổi các tiêu chuẩn sống khi đối mặt với các áp lực như cú sốc, động đất, hạn hán, xung đột…mà không ảnh hưởng đến viễn cảnh dài hạn. Ngoài ra theo Wikipedia (2018), “Phục hồi” còn được định nghĩa: là phương án lập kế hoạch nhằm mục đích bảo vệ tổ chức, cộng đồng khỏi ảnh hưởng của các thảm hoạ, sự cố hay các điều kiện tiêu cực. Phục hồi cho phép một tổ chức duy trì hoặc nhanh chóng tiếp tục các chức năng quan trọng trong sứ mệnh, nhiệm vụ sau khi kết thúc sự cố. Sự cố có thể là bất cứ điều gì mà làm cho các hoạt động của tổ chức rơi vào trạng thái bị đe doạ. Phương pháp xác định phục hồi: Xác định phục hồi được sử dụng trong nghiên cứu là Đo lường khả năng phục hồi – Sử dụng sự thay đổi theo thời gian của các chỉ số khác nhau về phúc lợi của hộ gia đình để đo lường khả năng phục hồi. Bảng điều tra theo định kỳ có thể cho chúng ta thấy được quỹ đạo phục hồi của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ (Walsh, 1996). Giải pháp: Là phương pháp để giải quyết một vấn đề hoặc xoay xở với tình hình khó khăn. Giải pháp phục hồi sinh kế: Là các phương pháp giải quyết vấn đề sinh kế hiện tại, với mục đích là sinh kế trở lại sau thời kỳ khó khăn, khủng hoảng. Hoạt động thuỷ sản: Là các hoạt động liên quan đến thuỷ sản như: bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản… Theo Luật thuỷ sản (2017), Hoạt động thuỷ sản còn được giải thích là các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; nuôi trồng thuỷ sản; khai thác thuỷ sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản. Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế , khoa học, du lịch và giải trí. Khai thác thuỷ sản: Là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản (Luật thuỷ sản, 2017). Hoạt động khai thác thuỷ sản gần bờ là hoạt động sử dụng các tàu, thuyền với công suất nhỏ ( dưới 90 CV), tập trung khai thác tại các vùng nước nông và ven ven bờ. Có 3 loại ngư cụ chính thường được sử dụng trong hoạt động khai thác thuỷ sản gần bờ: - Ngư cụ cố định: đáy, đăng, nò, câu, bẩy… - Ngư cụ di động: Kéo, đẩy ; Lưới rê; Lưới vây (bao); đâm, chĩa; chụp,… - Ngư cụ kết hợp với điện, nguồn sáng, chất nổ: Lưới vây đèn; chụp mực; câu mực; soi cá; rà, chích điện; chất nổ (Hà Phước Hùng, 2007). Tàu cá là phương tiện thuỷ có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản và tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản. 5 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. Hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản: Là các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển nguồn lợi đánh bắt trong nguồn lợi thuỷ sản (Luật thuỷ sản, 2017). Quy định về các vùng khai thác thuỷ sản: Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ xử lý. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tổ chức cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều về lĩnh vực thủy sản, quy định các vùng biển khai thác thủy sản như sau: - Vùng biển ven bờ được giới hạn bởi mức nước thủy triều thấp nhất và tuyến bờ đối với các đảo vùng biển ven bờ tối đa không quá 6 hải lý (do các tỉnh quy định). - Vùng lộng là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng: + Tuyến bờ là các đường thẳng gấp khúc nối liền các điểm: Từ điểm 01’ đến điểm 18’. (xem bản đồ ở phụ lục 2) + Tuyến lộng là các đường thẳng gấp khúc nối liền các điểm: Từ điểm 01’ đến điểm 18’ (xem bản đồ ở phụ lục 2) - Vùng khơi là vùng biển được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam. - Vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam là vùng biển cả hoặc vùng biển của quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Vùng biển cả là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của các nước hoặc vùng lãnh thổ khác. Quy định về tàu cá hoạt động tại các vùng khai thác thuỷ sản: (Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ xử lý) - Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng. - Tàu lắp máy có công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác hải sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả. - Tàu lắp máy có công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ, không được khai thác thủy sản tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả. 6 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. - Tàu cá dưới 20 CV hoặc không lắp máy đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh đó (trừ trường hợp có thỏa thuận riêng của UBND của hai tỉnh liền kề). - Các tàu làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể không giới hạn công suất khi hoạt động ven bờ và vùng lộng và do UBND các tỉnh quy định cụ thể hoạt động của các tàu này. 1.1.2. Ô nhiễm môi trường và sự cố ô nhiễm môi trường biển Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Có 3 loại ô nhiễm môi trường chính: Ô nhiễm môi trường Đất, Nước và Không khí. Ngoài ra, còn một số loại ô nhiễm khác như: Ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn…(Vũ Thanh Sơn, 2016). Ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường nước/biển còn được định nghĩa: Là sự biến đổi chất lượng nước do con người, làm nhiễm bẩn và gây nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, … Căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, từ điều 207 đến điều 213 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển chính: (i) Các hoạt động trên đất liền; (ii) Thăm dò và khai thác tài nguyên biển trên thềm lục địa và đáy đại dương; (iii) Các chất độc hại; (iv) vận chuyển hàng hoá trên biển; (v) Ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, để đơn giản hoá người ta chia ô nhiễm môi trường biển theo 3 nguồn chính sau: (i) Ô nhiễm nguồn lục địa ; (ii) Ô nhiễm nguồn biển ; (iii) Ô nhiễm không khí (Vũ Thanh Sơn, 2016). Sự cố môi trường: là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Theo Queensland Government (2018), sự cố môi trường bao gồm các mối nguy hiểm tự nhiên và phi tự nhiên: - Mối nguy hiểm tự nhiên bao gồm biến cố tác động từ thiên tai như lốc xoáy, lũ lụt, cháy rừng, động đất, sóng thần…các mối nguy hiểm tự nhiên cũng bao gồm các sự cố sinh học và có thể tự nhiên và không tự nhiên. Các sự cố sinh học tự nhiên có liên quan đến bệnh dịch của động, thực vật. 7 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. - Mối nguy hiểm phi tự nhiên có thể bao gồm các sự cố hoá sinh hoặc phóng xạ như các vụ: tai nạn xe, sự cố tràn dầu, hoặc cháy công nghiệp…sự cố sinh học có thể là các dịch bệnh tình cờ, hoặc vô ý ảnh hưởng đến con người. Sự cố phóng xạ liên quan đến vật liệu phóng xạ Sự cố môi trường thường được xử lý qua 2 giai đoạn: phản ứng và phục hồi (Queen Government, 2018). Chất ô nhiễm: là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Luật Bảo vệ môi trường 2014). 1.1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến sự cố ô nhiễm môi trường biển và phục hồi sinh kế 1.1.3.1. Một số nghiên cứu ngoài nước a. Phục hồi sinh kế từ hậu quả sóng thần ở Aceh bởi Thorburn (2009) Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến tác động của động đất và sóng thần vào tháng 12 năm 2004 và tác động của nó đến sinh kế của người dân tại Aceh, Indonesia. Để khắc phục được các tác động xấu và phục hồi sinh kế cho người dân trong vùng ảnh hưởng, dưới sự quản lý của chính phủ indo và sự tham gia của các nhà hảo tâm từ các nước trên thế giới, họ đã thành lập một dự án phục hồi sinh kế sau thảm hoạ sóng thần thông qua việc quyên góp, ủng hộ các thiết bị kỹ thuật; hỗ trợ về mặt tài chính và các hình thức khác cho các nạn nhân sau thảm hoạ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này còn đề cập đến sự hiệu quả và các ảnh hưởng của những dự án cụ thể khác cũng được tiến hành đối với những ngồi làng thuộc vùng Aceh trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi sinh kế. Các nhà hảo tâm quốc tế không cho rằng họ sẽ hỗ trợ nhiều như đối với các nạn nhân ở Aceh sau thảm hoạ sóng thần năm 2004 nếu có thảm hoạ nào tương tự xảy ra trong tương lai vì đây là một sự hỗ trợ rất lớn. Tuy nhiên, dự án phục hồi sinh kế vẫn được tiến hành và có rất nhiều bài học kinh nghiệm có thể được rút ra từ sự cố sóng thần tại Aceh. Kết quả: - Về nông nghiệp: Tốc độ phục hồi rất chậm, tại các thôn khảo sát, một vài cộng đồng đã bắt đầu từ các mảnh đất nhỏ bao gồm cả các diện tích đất ven biển. Tuy vậy, chưa có làng nào trồng lúa thành công. Lý do việc chậm trễ này là do việc giải phóng mặt bằng chậm nên các mảnh đất đã bị cỏ alang alang (tên khoa học: Imperata 8 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. Cylindrica) xâm lấn. Ngoài ra, do thực hiện trên các mảnh đất khô, nên thiếu thuỷ lợi là một lý do được người dân đưa ra ở đây. Do đó đã có sự sụt giảm đáng kể tỷ lệ thực phẩm tiêu thụ các hộ gia đình tự sản xuất. Khoảng 63% trong số 533 hộ gia đình được khảo sát không tạo ra gì cho tiêu thụ của chính họ tại thời điểm cuộc khảo sát, so với 22% trước khi sóng thần. Phần lớn trong số 21% của những người trả lời đã trả lời rằng ‘hầu hết hoặc tất cả’ của hộ gia đình sau sóng thần của họ tiêu thụ xuất phát từ việc sản xuất của riêng họ là từ các làng chài. - Về thu nhập của hộ trong giai đoạn phục hồi: Kết quả khảo sát cho thấy có sự biến đổi chung của các hộ gia đình thành các thu nhập thấp hơn kể từ khi xảy ra sóng thần. Nhìn chung, thu nhập năm 2007 vẫn ít hơn so với 1 năm trước khi xảy ra sóng thần một lượng lớn. Tăng 8% số lượng hộ rơi vào nhóm các hộ có thu nhập thấp (dưới 500.000 Rp/hộ/tháng hoặc thu nhập hộ trong năm ít hơn $750). Nghiên cứu này cho thấy nhu cầu hiện tại của người dân bị ảnh hưởng, Thu nhập của các hộ gia đình đã giảm kể từ lúc xảy ra sóng thần, tuy nhiên sau 2,5 năm hồi phục sau khi xảy ra sự cố thu nhập của 92% hộ gia đình đã hồi phục so với mức trước khi sóng thần xảy ra, 8% phần còn lại thu nhập ít nhất phục hồi ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản. Bên cạnh đó, khoảng 35% các hộ được phỏng vấn cho rằng tình hình kinh tế của họ tốt hơn so với trước khi xảy ra sự cố. b. Bài học kinh nghiệm rút ra sau sự cố sóng thần tại Indonesia và Ấn độ được thực hiện bởi Régnier và cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Học viện Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển Geneva, Thuỵ Sĩ (2008) Nghiên cứu này tập trung điều tra vấn đề phục hồi sinh kế sau thiên tai thông qua việc cải cách sinh kế với sự minh chứng cụ thể từ các dẫn chứng từ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ sau thảm hoạ sóng thần. Nghiên cứu này chỉ ra việc phục hồi sinh kế qua các hình thức: Hỗ trợ phục hồi sinh kế bền vững thông qua sự chủ động từ các doanh nghiệp nhỏ: Với bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự cố sóng thần, chiến lược sinh kế được đưa ra bởi Terre des Hommes-Switzerland/Geneva (TdH – CH) và Terre des Hommes – Italy (TdH – I). Tuy nhiên 2 chiến lược này có sự khác nhau: TdH-I đi theo con đường hỗ trợ cổ điển, trong khi đó, TdH – CH lại hợp tác cùng một tổ chức phi chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp trên, Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đã hợp tác để vượt qua các hậu quả kinh tế do ảnh hưởng của sóng thần thông qua việc thay thế, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, cung cấp các phương tiện, kỹ thuật để khởi động lại các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ, với mục tiêu lâu dài là phục hồi sinh kế bền vững của địa phương. TdH – I làm việc tại Đông Aceh cùng với UNDP, thực hiện dự án của mình về nhà ở, chăm sóc sức khoẻ, tái thiết trường học, sinh kế kinh tế, sau đó, tập trung vào các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và 9 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. một số hoạt động tạo ra thu nhập của người dân. Hậu sóng thần sẽ thách thức sự sáng tạo và phát triển của các doanh nghiệp còn non trẻ: Một số lý thuyết và thực tế đã cho thấy sự sáng tạo và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển, thậm chí phát triển nhiều hơn ở các nước dễ bị tổn thương (Harper, 1984; Meredith et al., 1982; Prahalad, 2006). Chiến lược phục hồi sinh kế: đề xuất từ trải nghiệm sóng thần: - Vấn đề hỗ trợ vĩ mô sau sóng thần: Cả Aceh (Indonesia) và Tamil Nadu (Ấn Độ) đều được hưởng nhiều viện trợ tiền bạc, tuy nhiên lại có sự khác nhau: TdH – CH thường nhắm vào các vùng ven biển nghèo thuộc Mannar, những nơi thường bị các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ lãng quên. Trên thực tế, cả Aceh và Tamil Nadu đều được nhiều các ban ngành tham gia hỗ trợ: Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, cơ quan tài trợ nước ngoài, Liên hợp quốc, ngân hàng thế giới/Ngân hàng phát triển Châu Á…tuy nhiên chỉ có 71% đã được giải ngân (BRR, 2006; UNORC và BRR, 2007). - Tái tạo quy mô phục hồi lớn từ phục hồi gốc rễ: Tại Indonesia và Ấn độ sau khi xảy ra sự cố, có 2 loại can thiệp chính sau: (i) Xây dựng lại quy mô, cơ sở hạ tầng lớn hơn; (ii) Phục hồi lại các nguồn sinh kế trước khi xảy ra sự cố. - Trợ cấp bằng tiền mặt cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc các hộ kinh doanh. - Khám phá liên kết giữa cứu trợ nhân đạo và viện trợ phát triển 1.1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước a. Sự cố môi trường biển miền trung và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động: Nghiên cứu trường hợp tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế của Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý (2017) Trong đề tài này, tác giả Nguyễn Quang Phục và Lê Anh Quý đã đưa ra mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của sự cố môi trường biển Miền Trung đến việc làm và thu nhập của lao động bị ảnh hưởng trực tiếp tại xã Vinh Hải. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trước sự cố ô nhiễm MTB có 100% lao động được phỏng vấn có việc làm ổn định, tuy nhiên, sự cố ô nhiễm MTB xảy ra chỉ còn 5,3% lao động có việc làm, 84% lao động được phỏng vấn thiếu việc làm và 10,7% lao động bị thất nghiệp. Tuy nhiên, 88,0% lao động được hỏi đều không mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp mà tiếp tục duy trì chiến lược sinh kế cũ và chỉ có 12,0% lao động mong muốn được chuyển đổi sinh kế. Nguyên nhân chính mà người lao động ngại chuyển đổi sinh kế là do: (i) Họ đã quen với cuộc sống bám biển dù cho đã có các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của nhà nước; (ii) Phần lớn những lao động này có tuổi đời 10 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2