Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu giải pháp thích ứng với sự cố môi trường biển năm 2016 của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu khả năng thích ứng của cộng đồng khai thác thuỷ sản ven biển sau sự cố môi trường để thấy được những đặc điểm về sinh kế nhằm kến nghị những giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của ngư dân trên địa bàn nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu giải pháp thích ứng với sự cố môi trường biển năm 2016 của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình, luận văn nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Lê Thị Hằng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp là thành quả và tâm huyết của tôi trong suốt khoá học. Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp ý kiến từ nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Khuyến Nông, cùng toàn thể các thầy, cô đã trực tiếp và gián tiếp truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt khoá học cũng như những ý kiến đóng góp để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Trương Văn Tuyển, người hướng dẫn khoá học, đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Quảng Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quảng Ninh, Hội đồng GPMB huyện Quảng Ninh, Chi cục Thống kê huyện Quảng Ninh, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Quảng Ninh, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Quảng Ninh, UBND các xã: Hải Ninh, Thị trấn Quán Hàu, các hộ gia đình, cá nhân thuộc nhóm hộ điều tra trên địa bàn các xã: Hải Ninh, thị trấn Quán Hàu đã giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đông đảo bạn bè và các đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo, cùng những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Huế, ngày 30 tháng 6 năm 2017 Học viên thực hiện Lê Thị Hằng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu chung của đề tài .......................................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3 1.1. Khái niệm về thảm hoạ: ............................................................................................ 3 1.2 Khả năng (ứng phó và thích nghi) ............................................................................. 7 1.3 Ứng phó với thảm hoạ ............................................................................................... 7 1.3.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu .............................................................................. 7 1.3.2 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.................................................................................... 10 1.3.3 Quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ .................................................................... 11 1.4 Sinh kế ..................................................................................................................... 13 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 16 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 16 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 16 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 16 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 16 2.3.1. Điều tra, đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, điều kịên kinh tế, xã hội huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ....................................................................................... 16 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 2.3.2. Đánh giá tác động của sự cố môi trường biển tại huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng bình. ............................................................................................................................... 16 2.3.3. Phân tích đặc điểm hoạt động sinh kế của cộng đồng ngư dân thuỷ sản ven bờ . . 17 2.3.4. Đánh giá những giải pháp thích ứng của hộ khai thác thuỷ sản ven bờ sau sự cố môi trường biển ............................................................................................................. 17 2.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 17 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu ......................................................................................... 17 2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu ................................................ 17 2.4.3. Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu ................ 18 2.4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và hình ảnh ......................................................... 18 CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 19 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh ............. 19 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ........................................................................... 19 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 21 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội .................................. 28 3.1.4. Tác động của sự cố môi trường biển đến huyện Quảng ninh .............................. 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 64 Kết luận.......................................................................................................................... 64 Kiến nghị ....................................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CÓ NGHĨA LÀ CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CN-XD Công nghiệp – Xây dựng DV Dịch vụ NLTS Nông lâm thuỷ sản BĐKH Biến đổi khí hậu KDC Khu dân cư KĐT Khu đô thị HT Hỗ trợ HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế - Xã hội LĐTB &XH Lao động thương binh và xã hội NLTS Nông lâm thuỷ sản NN Nhà nước NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SXCN Sản xuất công nghiệp PTQĐ Phát triển quỹ đất PNN Phi nông nghiệp QSD Quyền sử dụng TĐC Tái định cư THCS Trung học cơ sở TM-DV Thương mại – Dịch vụ TNMT Tài nguyên Môi trường UBND Ủy ban nhân dân BĐKH Biến đổi khí hậu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2013- 2016 ................. 22 Bảng 3.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật huyện Quảng Ninh năm 2016 ................. 26 Bảng 3.3. Tình hình lao động của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2013-2016 ................ 28 Bảng 3.4. Tình hình Giá trị kinh tế của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2013-2016 ....... 35 Bảng 3.5 Lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2013-2016 ................. 36 Bảng 3.6. Lực lượng lao động của các hộ điều tra ........................................................ 39 Bảng 3.7. Tổng hợp độ tuổi lao động của hộ điều tra ................................................... 40 Bảng 3.8. Trình độ học vấn của lao động các hộ điều tra ............................................. 40 Bảng 3.9. Một số kênh vay vốn của hộ gia đình khai thác thuỷ sản ven bờ ................. 44 Bảng 3.10. Tác động của sự cố môi trường biển đến sản lượng khai thác thuỷ sản trước và sau sự cố môi trường biển ......................................................................................... 48 Bảng 3.11. Tổng thu nhập khai thác thuỷ sản trước và sau sự cố môi trường biển ...... 52 Bảng 3.12. Xu hướng chuyển đổi, đa dạng hoá ngành nghề mới của cộng đồng khai thác thuỷ sản gần bờ ...................................................................................................... 53 Bảng 3.13. Lựa chọn của hộ gia đình ngư dân để giảm tiêu thụ lương thực thực phẩm ....................................................................................................................................... 56 Bảng 3.14. Thay đổi chi tiêu của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ ......... 57 Bảng 3.15. Khó khăn chung của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ .......... 58 Bảng 3.16. Đánh giá của ngư dân về việc phục hồi sau sự cố môi trường biển ........... 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID .......................................................... 15 Biểu đồ 3.1. Dân số lao động trong các ngành kinh tế .................................................. 36 Biểu đồ 3.2. Tài sản sinh hoạt của cộng đồng ngư dân khai thác ven bờ ..................... 41 Biểu đồ 3.3. Tài sản phục vụ sản xuất của hộ gia đình khai thác thuỷ sản ven bờ ....... 42 Biểu đồ 3.4. Tài sản phục vụ đánh bắt khai thác thuỷ sản của cộng đồng ngư dân đánh bắt thuỷ sản ven bờ ........................................................................................................ 43 Biểu đồ 3.5. Cơ cấu sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2016 ...................................... 51 Biểu đồ 3.6. Xu hướng chuyển đổi, đa dạng hoá ngành nghề, của cộng đồng khai thác thuỷ sản gần bờ .............................................................................................................. 54 Biểu đồ 3.7. Lựa chọn của hộ ngư dân để giảm tiêu thụ lương thực thực phẩm .......... 56 Biểu đồ 3.8. Mức độ khó khăn của ngư dân hai xã Hải Ninh và Lương Ninh ............. 58 Biểu đồ 3.9. Đánh giá của ngư dân về việc phục hồi sau sự cố môi trường biển ......... 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của con người, của mỗi quốc gia, của toàn nhân loại. Sự sống của con người gắn bó rất chặt chẽ với thiên nhiên và phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Nếu môi trường sống được bảo vệ, giữ gìn thì sự sống của con người được bảo đảm. Ngược lại, nếu môi trường sống bị tàn phá thì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn. Vai trò to lớn của môi trường là không thể phủ nhận. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuôc sống đã trở thành vấn đề cấp thiết, được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm. Tuy nhiên, thực tế gần đây, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đối diện với thảm họa môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người. Gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường biển, không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ngư dân mà còn tác động xấu đến phát triển các ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu, du lịch…Thảm họa môi trường biển miền Trung xảy ra từ đầu tháng 4 năm 2016, khởi nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) với hiện tượng cá biển chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và lan ra suốt một dải 200km dọc theo bờ biển miền Trung. Hơn 2 tháng, cả hệ thống chính trị vào cuộc truy tìm nguyên nhân. Thủ phạm được chỉ ra là chất thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Lãnh đạo công ty đã cúi đầu xin lỗi và bồi thường thiệt hại 500 triệu USD. Chính phủ sau đó đã tiến hành nhiều biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm biển, hỗ trợ người dân khôi phục sinh kế. Tính toán sơ bộ cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc. Thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh và có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác. Ngành khai thác thủy sản giảm 20% sản lượng, khiến GDP cả nước tăng dưới 6% sau 9 tháng.Tuy nhiên, “Bao giờ biển miền Trung phục hồi?” vẫn là câu hỏi nhức nhối khi 154 loại hải sản trong vòng 13,5 hải lý gần 4 tỉnh miền Trung chưa an toàn. Các nhà khoa học đánh giá phải mất hàng trăm năm để khắc phục hoàn toàn ô nhiễm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Tỉnh Quảng Bình nói chung, và huyện Quảng Ninh nói riêng là một trong 4 tỉnh bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề, ước tính tổng thiệt hại trong năm 2016 do Fomosa lên đến 4000 tỷ. Bà con ngư dân tỉnh rất phẫn nộ trước hành động xả thải huỷ hoại môi trường, cũng như mang tâm lý hoang mang lo lắng. Mặc dù tỉnh, trung ương đã có nhiều phương án đền bù, hỗ trợ, giải quyết việc làm, cho ngư dân, song cuộc sống vẫn không mấy biến chuyển. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các giải pháp thích ứng sau sự cố mố môi trường biển, những khó khăn của cộng đồng ngư dân để đưa ra những khuyến nghị hữu ích thực hiện việc thích ứng, khắc phục hậu quả, và cải thiện đời sống của ngư dân. Với yêu cầu đặt ra trên đây, được sự cho phép của Trường Đại học Nông lâm Huế, với sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS.Trương Văn Tuyển, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu giải pháp thích ứng với sự cố môi trường biển năm 2016 của cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ". 1.2 Mục tiêu chung của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu khả năng thích ứng của cộng đồng khai thác thuỷ sản ven biển sau sự cố môi trường để thấy được những đặc điểm về sinh kế nhằm kến nghị những giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của ngư dân trên địa bàn nghiên cứu. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đánh giá tầm quan trọng của nguồn tài nguyên môi trường biển đối với đời sống của người dân nói chung và cộng đồng ngư dân nói riêng. b) Ý nghĩa thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu, sẽ cung cấp các dữ liệu và đánh giá về tác động của sự cố môi trường biển đến đời sống của cộng đồng ngư dân từ đó nắm bắt được những hoạt động thích ứng và phục hồi sinh kế của họ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1. Khái niệm về thảm hoạ: Trong những tác động xấu của môi trường, có những tác động chỉ ảnh hưởng đến số ít cá thể, trong một phạm vi hẹp mà cộng động có thể tự phòng chống được nhưng cũng có những tác động ảnh hưởng đến nhiều người, trên phạm vi rộng, cần đến sự phối hợp của toàn thể cộng đồng, đôi khi còn cần phải kết hợp nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, nhiều quốc gia mới có thể khắc phục được. Đó chính là các loại thảm họa. Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc về thập kỷ thế giới giảm nhẹ thiên tai: “Thảm họa là các tác động nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của xã hội, gây ra các thiệt hại to lớn về môi trường, nhân lực, vật lực, vượt quá khả năng khắc phục của con người bằng chính nguồn lực của bản thân họ”. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Thảm họa là sự phá vỡ môi trường sinh thái, vượt quá khả năng chịu đựng của từng cộng đồng mà cần phải kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài’’. Khái niệm “hỗ trợ từ bên ngoài” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có nghĩa là vượt quá khả năng tự khắc phục của bản thân mỗi người, mỗi địa phương nhỏ và cần phải có sự hỗ trợ của một cộng đồng lớn hơn ở các địa phương, các quốc gia khác. Nếu một trận mưa to làm vỡ một con mương nhỏ trên đồng ruộng, nhân dân sống chung quanh đó có thể tự hàn gắn được, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì không phải là thảm họa. Một một đợt lũ lớn gây vỡ đê, nước ngập tràn trên diện rộng và dài ngày làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; nhân dân sống tại chỗ không tự khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ của toàn huyện, toàn tỉnh, toàn quốc mới có thể khắc phục được thì đó là “thảm họa”. Có những thảm họa xảy ra rất lớn như động đất, núi lửa phun gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng, cần phải phối hợp hành động của nhiều quốc gia mới khắc phục được. Một loại thản họa tồi tệ nhất do con người gây ra là chiến tranh. ❖ Phân loại thảm họa và hướng xử trí Thảm họa được phân loại theo nguyên nhân hay hậu quả về môi trường do thảm họa gây nên. Về nguyên nhân: Các thảm họa do thiên nhiên gây ra, còn gọi là thiên tai do những biến đổi bất thường của thiên nhiên về thời tiết, khí hậu có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, cho đời sống của con người như cơn bão, lốc tố, vòi rồng, ngập PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 lụt, động đất, núi lửa phun, mưa đá, bão tuyết, sóng thần, khô hạn... Các loại thiên tai thường xảy ra đột ngột, ngoài khả năng cảnh báo hoặc có cảnh báo được thì cũng chỉ phòng tránh nhằm giảm bớt thiệt hại về người và tài sản. Ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật đã phát triển tới mức độ khá cao nhưng con người chỉ mới có khả năng phá hủy được các cơn mưa đá trên diện hẹp, làm mưa nhân tạo chống khô hạn trên một vùng có quy mô nhỏ... nhưng chưa có cách nào để di chuyển được một cơn bão lớn ra khỏi khu vực đông dân cư hoặc chống được động đất, núi lửa... Một vấn đề khác cũng cần quan tâm là đôi khi do phát triển quá mức của khoa học kỹ thuật nhưng không tính toán kỹ đến yếu tố môi trường lại tác động xấu đến môi trường, làm cho thiên tai có thể xảy ra nhiều hơn như do thủng tầng ozone, do hiệu ứng nhà kính... đã làm cho trái đất nóng lên, dẫn đến áp suất khí quyển tăng, khả năng bão, lốc nhiều hơn; do nhiệt độ nước biển tăng đã làm tan các tảng băng tại hai cực của trái đất, làm tăng mực nước biển và có thể gây nên ngập lụt ở nhiều nơi. Việc chặt phá cây rừng bừa bãi đã làm tăng sự xói mòn, cạn kiệt nguồn nước ngầm gây khô hạn, hiện tượng sa mạc hóa. Khi có mưa lớn, do không còn lớp thảm thực vật che phủ nên lượng nước đổ dồn nhanh xuống vùng thấp trũng hơn gây nên lũ quét, ngập lụt nhiều nơi trên diện rộng. Các thảm họa do con người gây ra do trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, vì một lý do nào đó không kiểm tra, chủ động khống chế được độ an toàn và có thể gây ra thảm họa như nổ lò phản ứng hạt nhân nhà máy điện nguyên tử, rò rỉ hóa chất độc hại, tai nạn giao thông đường bộ, đường biển và đường hàng không... Ngoài ra, các thảm họa do cháy, nổ cũng ngày càng phổ biến như cháy rừng và khói bụi do cháy rừng; cháy nhà, cháy chợ... Ngày nay, các công trình xây dựng nhà cao tầng ngày càng nhiều thì nguy cơ cháy, nổ cũng có thể xảy ra gây nên những thảm họa không thể lường trước được. Một vấn đề cần chú ý là việc khai thác, vận chuyển dầu, khí không bảo đảm an toàn có thể gây ra các vụ cháy lớn, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Khác với thảm họa do thiên nhiên gây ra như thiên tai, các thảm họa do con người gây nên có thể dự báo và phòng tránh được, kể cả loại thảm họa chiến tranh tồi tệ nhất. ❖ Về hậu quả môi trường: Thảm họa do hậu quả môi trường gồm các loại thảm họa gây nên tác động ngay tới môi trường, thảm họa gây nên tác động lâu dài tới môi trường và thảm họa vừa gây nên tác động ngay vừa gây nên tác động lâu dài tới môi trường. Loại thảm họa gây nên tác động ngay tới môi trường là các loại thảm họa có tác động ngay tức khắc tới môi trường, gây thiệt hại nặng cho con người và môi trường nhưng tác động xấu về môi trường không kéo dài như cháy nhà gây thiệt hại nặng về người và tài sản nhưng khi đã dập tắt được đám cháy thì không tiếp tục gây tai họa nữa. Các loại thiên tai như lũ quét, lốc tố, vòi rồng, sóng thần... cũng gây thiệt hại ngay PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 tức khắc nhưng không tiếp tục tác động nhiều tới môi trường khi đã chấm dứt đợt thiên tai. Cần phòng tránh những thiệt hại về người và tài sản ngay khi thảm họa xảy ra, việc khắc phục hậu quả về môi trường thì không phải là vấn đề lớn. Loại thảm họa gây nên tác động lâu dài tới môi trường với đặc điểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, dễ làm phát sinh dịch bệnh với các yêu cầu cần can thiệp như chủ động khống chế dịch bệnh không để phát sinh và lan rộng, thanh khiết môi trường, phục hồi lại sức khỏe của nhân dân sau thảm họa, đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, nơi ở tạm thời... của người dân. Sau các trận lũ lụt lớn, hạn hán kéo dài, ngành y tế tổ chức các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả tương đối lâu dài và trên phạm vi rộng. Hoạt động này sẽ không đạt được kết quả tốt nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn thể nhân dân. Loại thảm họa vừa tác động ngay, vừa tác động lâu dài tới môi trường phần lớn là các loại thảm họa thường hay xảy ra tại nước ta như bão, lụt lớn, lốc tố, mưa đá với nhiều đặc điểm khác nhau. Với yêu cầu cấp cứu hàng loạt nạn nhân đòi hỏi các cơ sở y tế phải hoạt động tối đa, có chi viện tốt cả về nhân lực, phương tiện, thuốc men và sự phối hợp tốt với lực lượng công an, quân đội, người tình nguyện trong việc tìm kiếm, cứu nạn, sơ cứu nạn nhân bước đầu ngay tại hiện trường trước khi chuyển đến các cơ sở y tế. Việc phổ biến các kỹ thuật cấp cứu ban đầu cho cộng đồng và các lực lượng tham gia cứu hộ rất quan trọng vì trên thực tế cho thấy trên 90% nạn nhân do cộng đồng và các lực lượng cứu hộ phát hiện, sơ cứu trước khi chuyển đến các cơ sở y tế. Vấn đề phát hiện sớm, sơ cứu đúng kỹ thuật đã góp phần tích cực làm giảm số tử vong, giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt, giảm được các di chứng sau điều trị. Khi môi trường bị ô nhiễm nặng do thiên tai, thảm họa, các loại dịch bệnh có nguy cơ phát sinh và phát triển, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng người dân. Đối với ngành y tế, việc can thiệp biện pháp còn căn cứ vào các loại thảm họa xảy ra. Khi bị bão, lốc tố, mưa đá, động đất, núi lửa phun... yêu cầu phải tìm kiếm nạn nhân trước, sau đó mới đến công tác thanh khiết môi trường, phòng chống dịch bệnh. Nếu lụt úng chủ yếu gây tác động đến môi trường, số nạn nhân nếu có cũng xuất hiện dần theo thời gian; vì vậy cần tổ chức chăm sóc sức khỏe nhân dân tại nơi xảy ra thảm họa và phải đặc biệt lưu ý đến công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Trường hợp gặp tai nạn giao thông, hỏa hoạn thì ưu tiên trước hết là tìm kiếm, cấp cứu nạn nhân, sau đó mới đến các công tác vệ sinh môi trường. Việc ổn định tinh thần, động viên gia đình nạn nhân, tìm cách tạo cho họ điều kiện ổn định được cuộc sống sau khi có những mất mát, thiệt hại lớn về người thân, nguồn sống... phải là trách nhiệm của cộng đồng, của lãnh đạo chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Trong khi thảm họa xảy ra, ngành y tế cũng chịu những thiệt hại nặng. Vì vậy sau thảm họa, phải tìm mọi cách nhanh chóng đưa các hoạt động y tế trở lại bình thường. Chính quyền các cấp cần ưu tiên các phương tiện vật tư cho các cơ sở y tế như vật liệu xây dựng, cung cấp điện, nước cho các cơ sở y tế. Trường hợp thảm họa xảy ra gây thiệt hại quá sức tự giải quyết của ngành y tế địa phương, phải báo cáp kịp thời với y tế tuyến trên để tiếp nhận chi viện. Mọi thông tin cung cấp phải bảo đảm sự chính xác, cụ thể như hiện có bao nhiêu nạn nhân cần cấp cứu, các loại vết thương, chấn thương, bệnh tật; nhu cầu cần chi viện về người, phương tiện vật chất, phương tiện vận chuyển nạn nhân... Cần lưu ý theo phương châm “4 tại chỗ”, ý nghĩa chủ yếu là tuyến trên chi viện cho tuyến dưới, chỉ vận chuyển nạn nhân trong điều kiện cho phép, tránh vận chuyển ồ ạt nạn nhân lên các cơ sở y tế tuyến trên gây ùn tắc, quá tải cho tuyến trên. Trường hợp có nhiều nạn nhân trong tai nạn, cháy nổ... người chỉ huy cần xem xét để ra quyết định phân loại và chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế phù hợp với khả năng chuyên môn để nhanh chóng giải phóng hiện trường. Một vấn đề cũng cần được quan tâm thực hiện là công tác thống kê, báo cáo, ghi chép tình trạng nạn nhân cụ thể trước khi chuyển về các cơ sở y tế; đây là điều rất quan trọng để tiếp tục theo dõi, giải đáp những thắc mắc của người nhà nạn nhân khi cần tìm kiếm sau thảm họa. Hướng xử trí Một địa phương, một khu vực, một đất nước thường xuyên có những nguy cơ về thiên tai, thảm họa như nước ta thì công tác chủ động phòng, chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa phải là nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp và cả cộng đồng nhân dân. Các địa phương, đơn vị phải căn cứ vào đặc điểm tình hình thiên tai, thảm họa có thể xảy ra tại địa phương, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch chủ động đối phó với thiên tai, thảm họa nhằm mục đích giảm tới mức thấp nhất các thiệt hại, thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả do thiên tai, thảm họa gây ra. Phục hồi: Phục hồi đề cập đến những hành động được thực hiện sau thảm hoạ nhằm đưa các dịch vụ cơ bản của xã hội hoạt động trở lại, nhằm trợ giúp những người bị ảnh hưởng tự lực khắc phục thiệt hại vất chất và cơ sở vật chất của cộng đồng, phục hồi các hoạt động kinh tế và hỗ trợ về mặt phúc lợi xã hội cho những người sống sót. Trong khi việc khôi phục tập trung vào việc tạo khả năng cho thành phần dân cư bị ảnh hưởng ít nhiều trờ lại nhịp sống bình thường (như trước khi thảm hoạ xảy ra), cũng phải luôn nỗ lực để giảm bớt các yếu tố dễ bị ảnh hưởng và cải thiện điều kiện sống. Nó có thể được coi là giai đoạn chuyển tiếp giữa cứu trợ khẩn cấp và tiếp tục phát triển không ngừng./ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 1.2 Khả năng (ứng phó và thích nghi) Khả năng là những nguồn lực, phương tiện và điểm mạnh tại các hộ gia đình và cộng đồng có thể giúp họ đối phó, chống chịu, phòng ngừa, ngăn ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng phục hồi sau thảm họa. ❖ Khả năng được nhận định ở trên nhiều góc độ: Khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong thời điểm bình thường, và trong thời điểm bất thường của thiên tai, khí hậu. Các nguồn lực này bao gồm: + Nguồn lực tài chính, tín dụng + Tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, không khí, rừng + Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, v.v. + Điều kiện kinh tế: các nguồn thu nhập, các nguồn chi sản xuất sinh hoạt, + Điều kiện phát triển con người: y tế, giáo dục, dân số + Điều kiện phát triển đời sống văn hóa xã hội: liên kết xã hội, văn hóa truyền thống, tôn giáo, … - Khả năng tham gia quyết định trong các quy trình, quá trình xây dựng và phát triển của cộng đồng, quá trình xây dụng cơ chế, tổ chức thể chế, luật, và các chính sách, đặc biệt liên quan đến các khâu quản lý rủi ro thiên tai, khí hậu - Thái độ và động cơ của cá nhân, đơn vị, tổ chức, v.v. liên quan đến công tác giảm rủi ro thiên tai, khí hậu… 1.3 Ứng phó với thảm hoạ Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. 1.3.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng là một khái niệm rất rộng, và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó được dùng trong rất nhiều trường hợp. Sự thích ứng với khí hậu là một quá trình qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ và đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH. Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát hay được chuẩn bị trước, và có thể được thực hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau. Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Sự thích ứng cũng còn có nghĩa là các hành động tận dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH. Trong việc đánh giá những tác động của BĐKH, nhất thiết phải kể đến sự thích ứng. Cây cối, động vật, và con người không thể tiếp tục tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình. Cây cối, động vật, và các hệ sinh thái có thể di cư sang một khu vực mới. Con người cũng có thể thay đổi hành vi để đối phó với những điều kiện khí hậu khác nhau, nếu như cần thiết thì cũng có thể di cư. Để giải thích đầy đủ về tính dễ bị tổn thương do BĐKH, sự đánh giá tác động cần phải tính đến quá trình tất yếu sẽ xảy ra: sự thích ứng của các đối tượng tác động. Không có đánh giá về những quá trình thích ứng, nghiên cứu tác động sẽ không thể đánh giá chính xác và đầy đủ những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH. Một lý do nữa cho đánh giá thích ứng là giúp cho những nhà lập chính sách biết có thể làm gì để giảm thiểu các rủi ro của BĐKH. Để thích ứng với BĐKH cần hiểu rõ khái niệm thích ứng, đánh giá các công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế chúng, bằng cách nhanh chóng tạo ra một sự thích ứng với BĐKH và phục hồi có hiệu quả sau những tác động, hay là bằng cách lợi dụng những tác động tích cực. ❖ Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu Có nhiều biện pháp thích ứng có thể được thực hiện trong việc ứng phó với BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã đề cập và miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm: Chấp nhận tổn thất. Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể). Chia sẻ tổn thất. Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm. Làm thay đổi nguy cơ. Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng. Ngăn ngừa các tác động. Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại. Thay đổi cách sử dụng. Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia. Thay đổi/chuyển địa điểm. Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai. Nghiên cứu. Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng. Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi. Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với BĐKH. ❖ Dựa vào đặc điểm “quy mô” của thích ứng, các giải pháp thích ứng được đề xuất theo hai nhóm chính: Nhóm giải pháp vĩ mô: các chính sách, thể chế hoặc những giải pháp mang tính quốc gia như đầu tư các cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu đồng thời hạn chế tác động xâm nhập mặn, tiêu thoát lũ; hệ thống đê, kè biển chống lại tác động của sóng biển (đặc biệt trong bão), dâng cao mực nước biển; xây dựng chính PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 sách kết hợp nghiên cứu BĐKH vào chính sách phát triển quốc gia, các kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;… Nhóm giải pháp vi mô: mang tính chất và ý nghĩa cục bộ hoặc có nghĩa cho một nhóm đối tượng tại địa phương như trồng các loại cây phù hợp; xây dựng các sinh kế bền vững trong hoàn cảnh BĐKH ở địa phương; xây dựng các kế hoạch thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng địa phương; xây dựng các hoạt động, chương trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng động địa phương về BĐKH,… 1.3.2 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu Sự thống nhất về khoa học về vấn đề nhiệt độ nóng lên toàn cầu cùng với các nguyên tắc giảm nhẹ BĐKH làm tăng cường các nỗ lực phát triển các công nghệ mới trong nỗ lực nhằm giảm nhẹ sự nóng lên toàn cầu (Schneider và Stephen, 2004). Nhìn chung, hầu hết các phương kế giảm nhẹ BĐKH dường như chỉ tính đến hiệu hiệu quả đối với việc phòng tránh sự nóng lên hơn nữa mà chưa quan tâm thích đáng đến tình trạng nóng hiện tại (Lowe và nnk, 2009). Các cách giảm nhẹ BĐKH bao gồm giảm đòi hỏi của các mặt hàng và dịch vụ xả thải quá mức, tăng lợi ích hiệu quả, tăng sử dụng và phát triển công nghệ ít carbon và giảm phát thải nguyên liệu hóa thạch (Stern, 2007). Có rất nhiều giải pháp giảm nhẹ BĐKH được thực hiện thông qua các cam kết giữa các bên liên quan với UNFCCC và hiệu lực thực thi Nghị định thư Kyoto tháng 2 năm 2005, tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ để đảo ngược lại xu thế phát thải khí nhà kính (IPCC, 2007). Kinh nghiệm thực thi ở Châu Âu cho thấy trong khi các chính sách về BĐKH có thể có hiệu quả thì việc thực thi toàn bộ chính sách và điều phối thường rất khó khăn, đòi hỏi phải bổ sung và cải tiến liên tục (IPCC, 2007). Nhiều chính sách, chiến lược giảm nhẹ BĐKH được đưa ra trong các lĩnh vực khác nhau (xây dựng công trình và dịch vụ, giao thong, công nghiệp, nông nghiệp và quản lý chất thải, năng lượng) (IPCC, 2007). Nhìn chung giải pháp giảm nhẹ BĐKH bao gồm các nội dung chính như sau: + Sử dụng tiết kiệm năng lượng: cùng với khả năng cung ứng năng lượng hạn chế và việc thất thoát, sử dụng lãng phí, giảm nhẹ BĐKH thong qua việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hiện có trở thành vấn đề quan trọng và cấp bách. Sử dụng tiết kiệm năng lượng còn bao hàm cả việc những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng hiệu suất năng lượng hóa thạch, hiệu suất sử dụng điện… + Phát triển năng lượng mới: phát triển hợp lý nguồn năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy điện và năng lượng tái tạo được là các phương án đóng góp tích cực nhất nhằm giảm nhẹ khí nhà kính. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 + Quản lý chất thải: tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chất thải cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. + Bảo vệ và phát triển rừng: làm tăng khả năng hấp thụ các khí nhà kính nhằm giảm nhẹ BĐKH. + Giáo dục và truyền thông: nâng cao năng lực quản lý nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm giảm nhẹ BĐKH, tăng cường hợp tác quốc tế cùng chung tay giải quyết các vấn đề BĐKH toàn cầu. 1.3.3 Quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ Các thuật ngữ về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng và là nền tảng cơ bản để giải quyết các vấn đề của BĐKH. Giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH có một số điểm chung như có thể bổ sung, thay thế, độc lập hoặc cạnh tranh nhau và có những đặc điểm, khung thời gian rất khác nhau. Cả thích ứng và giảm nhẹ đều đòi hỏi năng lực của xã hội có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự thích ứng với BĐKH phụ thuộc vào sự hứng chịu những rủi ro về thời tiết, tài sản tự nhiên hay nhân sinh của xã hội, nguồn lực con người, các thể chế và thu nhập. Tất cả các yếu tố này sẽ quyết định khả năng giảm nhẹ và thích ứng của xã hội. Những chính sách hỗ trợ sự phát triển và nâng cao khả năng thích ứng và giảm nhẹ có thể có một số điểm chung. Các chính có thể được lựa chọn có một số ảnh hưởng lên hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết phải có sự thỏa hiệp. Các nhân tố chính quyết định khả năng thực thi kế hoạch giảm nhẹ và thích ứng BĐKH bao gồm: tài nguyên, thị trường, tài chính, thông tin và nhiều các vấn đề điều khiển khác. Các khái niệm về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho thấy giảm nhẹ BĐKH sẽ giảm tất cả các tác động (tích cực và tiêu cực) của BĐKH và do đó giảm các cơ hội thích ứng; trong khi đó thích ứng BĐKH có thể phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của BĐKH. Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đều được thực hiện trên cùng một quy mô địa phương hay khu vực và có thể được thúc đẩy bởi những ưu tiên và mối quan tâm của địa phương, khu vực cũng như quan tâm toàn cầu. Giảm nhẹ BĐKH mang lại lợi ích toàn cầu, và do đó mang lại lợi ích cho địa phương cũng như khu vực. Trong khi đó thích ứng với BĐKH chủ yếu trên quy mô của hệ thống bị ảnh hưởng bởi BĐKH, tốt nhất là quy mô khu vực nhưng hầu hết là quy mô địa phương. Việc giảm phát thải khí nhà kính đạt được bởi các hành động giảm nhẹ khác nhau có thể được so sánh, đặc biệt nếu biết được giá thành giảm nhẹ BĐKH thì chi phí – hiệu quả của các hành động giảm nhẹ có thể được xác định và so sánh. Tuy nhiên, việc so sánh lợi ích của các hành động thích ứng với BĐKH trở lên khó khăn hơn. Hơn nữa, như đã trình bày ở trên, thích ứng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 với BĐKH ảnh hưởng chủ yếu trên quy mô khu vực và địa phương, do đó những lợi ích của hành động thích ứng với BĐKH được ước tính khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị của nơi tiến hành các hành động thích ứng. Ngoài ra, trên thực tế, phải mất vài thập kỷ để có thể minh chứng những lợi ích của các hành động giảm nhẹ BĐKH trong hiện tại do thời gian tồn tại dài của các khí nhà kính trong không khí; trong khi đó rất nhiều các giải pháp thích ứng BĐKH có thể có hiệu quả nhanh chóng và đạt được những lợi ích bằng cách giảm tính dễ bị tổn thương của các dao động khí hậu. Do đó có một sự gián đoạn giữa việc gánh chịu chi phí giảm nhẹ BĐKH và nhận thấy những lợi ích này, trong khi đó thời gian này đối với thích ứng lại ngắn hơn nhiều. Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH có liên quan với nhau ở các mức độ khác nhau. Những nỗ lực giảm nhẹ có thể thúc đẩy khả năng thích ứng nếu loại trừ những sai sót và sự thiếu chính xác của thị trường cũng như tiền trợ cấp vô lý …Ở mức độ tổng quan cao, những chi phí giảm nhẹ dường như là hướng tới tài nguyên xã hội hay cá nhân và giảm kinh phí cho thích ứng, tuy nhiên trên thực tế các nguồn kinh phí là khác nhau. Cả 2 sự lựa chọn thay đổi giá trị tương đối, điều này có thể dẫn tới những sự điều chỉnh nhỏ hình thức tiêu thụ và đầu tư, do đó thay đổi phương thức phát triển kinh tế khu vực bị ảnh hưởng. Những nỗ lực thích ứng BĐKH có thể gây cả tác động tích cực và tiêu cực đến giảm nhẹ BĐKH. Ví dụ như việc trồng cây gây rừng như là một phần của chiến lược thích ứng BĐKH khu vực có những đóng góp tích cực cho giảm nhẹ. Ngược lại, hành động thích ứng đòi hỏi việc sử dụng năng lượng từ nguồn phát thải carbon tăng lên. Các hành động nhằm giảm nhẹ BĐKH chủ yếu liên quan tới các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải (transportation), công nghiệp, dân cư (residential), rừng và nông nghiệp; trong khi đó thích ứng với BĐKH liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, du lịch và giải trí, sức khỏe con người, cung cấp nước, quản lý đới bờ, quy hoạch đô thị và bảo tồn thiên nhiên. Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có nội dung chính là chiến lược giảm khí nhà kính, bao gồm giảm nguồn phát thải khí nhà kính đồng thời với tăng bể hấp thụ khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, chiến lược thích ứng với BĐKH có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH, bao gồm cả tác động tự nhiên và nhân sinh đối với hệ thống tự nhiên - xã hội. Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có nội dung chủ yếu là chiến lược giảm khí nhà kính, nghĩa là giảm nguồn phát thải và tăng bể chứa khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, chiến lược thích ứng với BĐKH có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH, kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi do hoạt động của con người tới hệ thống tự nhiên và xã hội trên trái đất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 278 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 207 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 49 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 132 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn