intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất cam chanh ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất cam chanh ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” với mục tiêu đánh giá thực trạng sản xuất cây cam chanh và xác định tiềm năng phát triển sản xuất cây cam chanh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, từ đó đưa ra những giải pháp kỹ thuật nhằm tiếp tục phát triển sản xuất, tăng năng suất, phẩm chất cây cam chanh một cách hợp lý và bền vững trên địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất cam chanh ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN XUÂN NAM TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN SẢN XUẤT CAM CHANH Ở HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ: NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN XUÂN NAM TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN SẢN XUẤT CAM CHANH Ở HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ: NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN MINH HIẾU HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Tĩnh, tháng năm 2018 Tác giả luận văn Phan Xuân Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp của mình, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các cơ quan: Trường Đại học Nông lâm Huế, các sở, ngành cấp tỉnh, các phòng, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên, Ủy ban nhân dân các xã: Cẩm Yên, Cẩm Minh, Cẩm Thịnh, Cẩm Hưng, Cẩm Lạc, Cẩm Quan, những hộ dân và các đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi gửi tới PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong các khoa: Khoa sau đại học, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Huế đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp ở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Xuyên, những người thân, bạn bè đã động viên và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ Phan Xuân Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Cam chanh là một trong những cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao và đã được nhân dân tại địa phương trồng từ lâu. Trong những năm qua thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp cùng với hỗ trợ chính sách của tỉnh và huyện, địa phương, diện tích cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, việc phát triển cây cam trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng… và còn bộc lộ nhiều tồn tại đó là: quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch tổng thể, trình độ đầu tư thâm canh thấp, việc ứng dụng các kỹ thuật mới chưa đồng bộ, công tác quản lý cung ứng giống trên địa bàn còn nhiều bất cập, chất lượng giống thấp, năng suất, hiệu quả thấp; chưa tạo được liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất. Phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đang được triển khai mạnh mẽ, nhân dân đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ yêu cầu cần có cây giống, con giống chủ lực để đưa kinh tế vườn đi lên. Do vậy việc đánh giá lại thực trạng và giải pháp để phát triển cây cam chanh trên đất Cẩm Xuyên là một trong những vấn đề cấp thiết. Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất cam chanh ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” với mục tiêu đánh giá thực trạng sản xuất cây cam chanh và xác định tiềm năng phát triển sản xuất cây cam chanh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, từ đó đưa ra những giải pháp kỹ thuật nhằm tiếp tục phát triển sản xuất, tăng năng suất, phẩm chất cây cam chanh một cách hợp lý và bền vững trên địa bàn huyện. Đề tài tập trung vào các nội dung chính là: Điều tra nguồn gốc, điều kiện sinh thái và thực trạng các biện pháp kỹ thuật canh tác, đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây cam chanh, đánh giá các cơ chế chính sách liên quan đến sản xuất cây cam chanh tại huyện Cẩm Xuyên; Thử nghiệm biện pháp canh tác cắt tỉa sau thu hoạch trên cây cam chanh; Định hướng và giải pháp chính để phát triển sản xuất cây cam chanh trên địa bàn huyện. Kết quả điều tra 120 hộ nông dân sản xuất cam chanh tại 6 xã ở huyện Cẩm Xuyên và theo dõi trên đồng ruộng cho thấy: Trong các giống cây ăn quả có múi hiện trồng trên địa bàn, thích hợp nhất là cam chanh gốc giống Xã Đoài, giống này đã được nhân dân trên địa bàn trồng từ lâu, khá thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở Cẩm Xuyên, đặc biệt cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng khác. Được coi là giống tiềm năng thâm canh cao. Phát triển cây cam chanh tại huyện Cẩm Xuyên đang còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đó là về khảo sát tính chất đất, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, quy trình, kỹ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại, xây dựng thương hiệu, liên kết doanh nghiệp để có thị trường ổn định, tính bền vững cao. Qua thử nghiệm 3 phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch cho thấy phương pháp cắt tỉa từ quy trình chăm sóc cây ăn quả có múi của Bộ Nông nghiệp có sự khác biệt so với các phương pháp khác, làm tăng tỷ lệ đậu quả cho cây cam chanh là một trong những biện pháp canh tác cây cam chanh giúp tăng tỷ lệ đậu quả, năng suất cây trồng. Cần có các nghiên cứu cụ thể hơn để trình diễn, khuyến cáo và hướng dẫn người dân thực hiện. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................viii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 2 2.1. Mục đích:.............................................................................................................. 2 2.2. Yêu cầu:................................................................................................................ 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN ............................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ CỦA CÂY CAM........................................................ 4 1.1.1 Nguồn gốc .......................................................................................................... 4 1.1.2. Phân bố và lịch sử phát triển cây cam ................................................................. 4 1.1.3. Phân loại chi cam quýt (Citrus) .......................................................................... 5 1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAM ......................................................................................................... 5 1.2.1. Nhiệt độ ............................................................................................................. 5 1.2.2. Ánh sáng, gió ..................................................................................................... 6 1.2.3. Nước và độ ẩm ................................................................................................... 6 1.2.4. Đất và chất dinh dưỡng ...................................................................................... 7 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM QUÝT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ............................................................................................................... 10 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới ....................................... 10 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Việt Nam .............................................. 13 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CAM CHANH LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................... 15 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 35 2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 35 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................... 35 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................... 35 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 35 2.2.1. Điều tra hiện trạng sản xuất cam tại huyện Cẩm Xuyên ................................... 35 2.2.2. Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam chanh tại huyện Cẩm Xuyên: ............................................................................................... 35 2.2.3. Định hướng, giải pháp phát triển cây cam chanh tại huyện Cẩm Xuyên. .......... 35 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 35 2.3.1. Điều tra hiện trạng sản xuất cam tại huyện Cẩm Xuyên ................................... 35 2.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến khả năng sinh trưởng phát triển của cam chanh ......................................................................... 36 2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................... 36 2.3.4. Xử lý số liệu..................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38 3.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAM TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN........................ 38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Cẩm Xuyên ....................................................... 38 3.1.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả ở huyện Cẩm Xuyên ......................................... 45 3.1.3. Thực trạng trồng cam ở huyện Cẩm Xuyên ...................................................... 46 3.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẮT TỈA SAU THU HOẠCH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, RA HOA, ĐẬU QUẢ CỦA CÂY CAM CHANH ........................................................................................................... 61 3.2.1. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra lộc và chất lượng các đợt lộc của cây cam chanh. ................................................................. 62 3.2.2. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra hoa và tỷ lệ rụng quả của cây cam chanh................................................................................... 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii 3.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAM CHANH TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN ............................................................................................ 65 3.3.1. Định hướng phát triển cây cam chanh tại huyện Cẩm Xuyên ........................... 65 3.3.2. Đánh giá khả năng và các giải pháp phát triển cây cam chanh tại huyện Cẩm Xuyên ........................................................................................................................ 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 70 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 71 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FAO : Food and Agricultural Organization of the Unitet National CAQ : Cây ăn quả CC : Chiều cao CT : Công thức ĐK : Đường kính TB : Trung bình TG : Thời gian TT : Thứ tự GAP : Good Agricultural Practices IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp ĐC : Đối chứng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng cam quýt một số vùng và quốc gia ......................... 11 Bảng 1.2. Tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới ............................................... 12 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi của cả nước.................. 13 Bảng 1.4. Số lượng và giá trị xuất khẩu, nhập khẩu cam của Việt Nam giai đoạn 2012- 2016........................................................................................................................... 14 Bảng 1.5. Sự phân bố của bộ rễ cam theo phương pháp nhân giống ........................... 15 Bảng 1.6. Dinh dưỡng trong lá của cây cam đã cho thu hoạch ................................... 23 Bảng 1.7. Lượng phân bón cho cây cam quýt theo tuổi cây theo một số nghiên cứu .. 27 Bảng 1.8. Lượng phân bón dựa vào kg quả thu hoạch ................................................ 28 Bảng 1.9. Bảng khuyến cáo bón phân dựa vào năng suất thu hoạch của vụ quả trước (kg quả/cây) ............................................................................................................... 28 Bảng 3.1. Số liệu khí hậu của huyện Cẩm Xuyên (Từ năm 2013 đến 2017) ............... 39 Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất tại huyện Cẩm Xuyên ............................................. 42 Bảng 3.3. Các nhóm đất chính của huyện Cẩm Xuyên ............................................... 43 Bảng 3.4. Diện tích cây ăn quả các loại tại huyện Cẩm Xuyên (tính đến tháng 12/2016). 45 Bảng 3.5. Diện tích và sản lượng cam huyện Cẩm Xuyên giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017 ................................................................................................................... 47 Bảng 3.6. Diện tích và độ tuổi cây cam tại huyện Cẩm Xuyên ................................... 49 Bảng 3.7. Tỷ lệ hộ trồng cam theo quy mô diện tích ................................................. 50 Bảng 3.8. Phương pháp nhân giống và nguồn giống được sử dụng ............................ 51 Bảng 3.9. Khoảng cách trồng tại một số địa phương .................................................. 52 Bảng 3.10. Tình hình chăm sóc vườn cây ăn quả có múi ở huyện Cẩm Xuyên ........... 54 Bảng 3.11. Thành phần và mức độ gây hại của các sâu bệnh chủ yếu trên cây cam quýt ở huyện Cẩm Xuyên .................................................................................................. 57 Bảng 3.12. Thời gian ra lộc và khả năng sinh trưởng các đợt lộc của cây cam chanh tại Cẩm Xuyên ................................................................................................................ 59 Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cam chanh giai đoạn thu hoạch tại huyện Cẩm Xuyên ...................................................................................... 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra lộc của cây cam chanh ..................................................................................................... 62 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến chất lượng đợt lộc xuân của cây cam chanh ....................................................................................... 63 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra hoa của cây cam chanh ..................................................................................................... 64 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến tỷ lệ rụng quả của cây cam chanh ..................................................................................................... 64 Bảng 3.18. Kế hoạch trồng cam huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2018 – 2022................ 66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Đồ thị nhiệt độ trung bình qua các tháng trong năm ở Cẩm Xuyên ............. 40 Hình 3.2: Đồ thị lương mưa trung bình qua các tháng trong năm ở Cẩm Xuyên......... 40 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ về diện tích và sản lượng các loại cây ăn quả tại huyện Cẩm Xuyên năm 2016........................................................................................................ 46 Hình 3.4: Biểu đồ diễn biến diện tích sản lượng cam huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2011-2017 ................................................................................................................. 48 Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ rụng quả ở cây cam chanh ........................................................ 65 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây ăn quả có một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người cũng như trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của cả nước nói chung và của mỗi vùng miền nói riêng. Những năm qua thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, với tiềm năng và lợi thế hiện có, tỉnh Hà Tĩnh luôn xem nhiệm vụ phát triển diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong chương trình phát triển kinh tế xã hội hàng năm. Trong thời gian qua việc trồng cây ăn quả tăng khá nhanh (toàn tỉnh hiện có khoảng 8.200 ha), đặc biệt là cây cam chanh, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Một số huyện có diện tích trồng cây ăn quả lớn (như Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn…). Một số địa phương có sản phẩm cây ăn quả đặc sản truyền thống, bản địa có lợi thế như: Quýt Kỳ Thượng (Kỳ Anh), Cam bù (Hương Sơn), Bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây (Hương Khê), cam Thượng Lộc (Can Lộc), cam Cẩm Yên (Cẩm Xuyên)… Huyện Cẩm Xuyên nằm về phía nam của Thành phố Hà Tĩnh, có diện tích tự nhiên 63.500 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 17.565 ha, chiếm 27,6%. Trong những năm qua thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp cùng với hỗ trợ chính sách của tỉnh và huyện, diện tích cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng có sự gia tăng đáng kể, tổng diện tích toàn huyện ước đạt 151 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Cẩm Yên, Cẩm Hưng, Cẩm Thịnh, Cẩm Trung, Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Quan… Trong thời gian gần đây, cùng với phong trào phát triển sản xuất góp phần xây dựng nông thôn mới, một số hộ đã có xu hướng đầu tư thâm canh theo hướng hàng hóa, một số mô hình ở các vùng bán sơn địa đã cho thu nhập bước đầu tương đối khá. Tuy nhiên, việc phát triển cây cam trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về đất đai rộng lớn, nguồn nhân lực, nguồn nước tưới dồi dào… và còn bộc lộ nhiều tồn tại đó là: quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch tổng thể, trình độ đầu tư thâm canh thấp, việc ứng dụng các kỹ thuật mới chưa đồng bộ, công tác quản lý cung ứng giống trên địa bàn còn nhiều bất cập, chất lượng giống thấp, năng suất, hiệu quả thấp; chưa tạo được liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất. Phòng trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đang được triển khai mạnh mẽ, nhân dân đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ yêu cầu cần có cây giống, con giống chủ lực để đưa kinh tế vườn đi lên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 2 Hiện tại cũng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về hướng đi cho tương lai cũng như tiềm năng phát triển của cây cam nói chung và phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất cam chanh ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích: Đánh giá thực trạng sản xuất cây cam chanh và xác định tiềm năng phát triển sản xuất cây cam chanh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Đưa ra những giải pháp kỹ thuật nhằm tiếp tục phát triển sản xuất, tăng năng suất, phẩm chất cây cam chanh một cách hợp lý và bền vững trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 2.2. Yêu cầu: + Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam. + Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam chanh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. + Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất cam chanh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. + Hệ thống hóa biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây cam chanh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên. + Tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. + Theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam chanh trồng trên đất Cẩm Xuyên. + Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật như cắt tỉa sau thu hoạch nhằm tăng năng suất, phẩm chất của giống cam chanh trồng trên đất Cẩm Xuyên). 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN 3.1. Ý nghĩa khoa học Thông qua nghiên cứu, đề tài hệ thống hóa các các lý luận về sản xuất cam chanh; Đánh giá cụ thể tình hình, hiện trạng sản xuất cam chanh tại huyện Cẩm Xuyên góp phần xác định giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cam chanh trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong hệ thống hóa các kỹ thuật sản xuất vào thực tiễn, bước đầu ứng dụng những biện pháp kỹ thuật mới giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây cam chanh trên đất Cẩm Xuyên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ CỦA CÂY CAM 1.1.1 Nguồn gốc Cam quýt có phổ phân bố khá rộng, gần như có mặt hầu hết trên các lục địa. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đống (Cây ăn quả có múi, 2003, [8]) thì có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cam quýt, song nhìn chung nhiều tác giả cho rằng cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Theo Angler và Tanaka cho rằng vùng phát sinh ra cam quýt có nguồn gốc ở Ấn Độ và Myanma. Còn theo Giucôpxki thì nơi phát sinh ra các loài cam quýt chính là ở Trung Quốc. Năm 2200 trước Công nguyên (thời Chu Hạ) đã có nói đến cam quýt. Từ thời Hán đã khá phát triển, sang thời Tống đã có cuốn “Quýt lục” của Hàn Ngạn Trực, ghi chép tỉ mỷ về phân loại, cách trồng và chế biến. Hiện nay cam quýt được trồng hầu hết khắp thế giới, các nhà khoa học đều thống nhất về đại thể là vùng Đông Nam Á kể cả lục địa và quần đảo. Qua quá trình trồng trọt lâu đời, chúng đã xuất hiện các biến dị và được chọn lọc duy trì, chăm bón cho đến ngày nay. Do sống ở vùng Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm mà các loài cam quýt kém chịu rét và có bộ lá xanh quanh năm. 1.1.2. Phân bố và lịch sử phát triển cây cam Cam quýt gần như có mặt ở hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều kiện tự nhiên mà nó có những giống thích hợp và có những đặc tính riêng. Nó có sự phân bố rộng là do có khả năng dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Ở Châu Âu, cam quýt được nhận biết xuất hiện từ rất sớm qua các câu chuyện thần thoại, văn học, như trên đồng tiền cổ Hy Lạp đã có khắc cả hình quả chanh yên, sau xuất hiện cam đắng và chanh ở Địa Trung Hải do người A Rập mang sang, được lưu lại trong các bài thuốc của Avixen, còn cam ngọt có thể du nhập muộn hơn,… Hiện nay ở Châu Âu có nhiều vùng trồng cam nổi tiếng với diện tích đến hàng vạn hecta như Malaga, Gơnat, Valăngxơ (Tây Ban Nha), vùng Cote d’ Azu và đảo Goxơ (Pháp) trồng nhiều cam để lấy hoa, cất tinh dầu; cacs vùng Napoli, Xơrenlơ, Xixin (Italia) trồng cam và chanh núm trên diện tích hơn 5 vạn hecta… Ở Châu Phi, cam quýt được trồng nhiều ở Ai Cập, Angieri, Tuynidi (có những giống cam nổi tiếng như Bơlida, cam Metxki…); Ở Châu Mỹ, cam quýt được nhập sang chậm hơn Châu Âu, vào khoảng thế kỷ XVI, do các giáo sỹ từ Châu Âu mang sang, hiện nay cam quýt được trồng nhiều ở PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 5 vùng Caribe (nhất là ở Cuba), vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ, song nhiều nhất vẫn là ở Hoa Kỳ, có nhiều giống cam ngon, ngọt nổi tiếng như cam Naven. Ở Châu Đại Dương có giống cam ngon nổi tiếng thế giới là giống cam Tahiti; Châu Á, cam quýt được trồng nhiều ở Xiry, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malayxia, Việt Nam. 1.1.3. Phân loại chi cam quýt (Citrus) Chi cam quýt (Citrus) thuộc họ cam quýt (Rutaceae), là một chi lớn, gồm nhiều nhóm, nhiều giống, được loài người thuần dưỡng lâu đời. Qua quá trình chọn lọc đã tạo ra được nhiều loại quả ngon giàu chất dinh dưỡng, nhất là vitamin, chất khoáng. Gồm: Chanh yên và phật thủ (Citrus medica); Chanh (Citrus limon); Quýt (Citrus recticula); Cam đắng (Citrus aurantium); Cam ngọt (Citrus siensis); Bưởi (Citrus gradis), Bưởi chùm (Citrus paradisi); 1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAM 1.2.1. Nhiệt độ Cam quýt có nguồn gốc cận nhiệt đới nên không chịu được nhiệt độ quá cao hay quá thấp, có khả năng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. Theo Trần Thế Tục, (1980), [22], [23], và nhiều tác giả khác cho rằng cây cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39 0C, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-27 0C. Tại nhiệt độ thấp -5 0C có một số giống có thể chịu được trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 40 0C kéo dài trong thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngoài là lá rụng, cành khô héo. Tuy nhiên cũng có giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 57 0C. Vũ Công Hậu, (1960), [11], cho rằng rễ cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 23 0C. Khi nhiệt độ tới 26 0C cây hút đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ, vận chuyển đường bột và axit trong cây vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này kém đi. Những vùng có mùa hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nhiệt độ bình quân năm >15 0C, tổng tích ôn từ 2.500 - 3.500 cũng có thể trồng cam quýt. Ở các vùng lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700 - 1.800 m so với mực nước biển vì những vùng này mùa đông thường có tuyết rơi và nhiệt độ xuống tới - 4 0C. Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đống, (2003), [8], cây cam quýt có thể phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh vùng núi cao phía bắc của Việt Nam do ở Miền Bắc có mùa đông rét, cam chín tập trung vào PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 6 mùa thu nên quả có màu đẹp, còn ở Miền Nam cam chín rải rác quanh năm nên chất lượng quả không ngon bằng cam ở Miền Bắc, ảnh hưởng này càng cao khi gặp mưa, ẩm cao. 1.2.2. Ánh sáng, gió - Ánh sáng: Theo Vũ Công Hậu, (1980), [11] và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa ánh sáng tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8 - 9 h sáng và 4 - 5 h chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy chúng ta cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đống, (2003), [8], nếu cây cam bị quá nhiều ánh sáng, nhiệt độ quả cao quả củng phát dục kém, vỏ dễ bị nám, múi ít nước, khô xốp. Vì vậy nắng gắt thiếu nước đều không có lợi cho cam quýt và trong điều kiện này tán sẻ phát triển mạnh, sự bốc hơi của đất cao, làm rễ cây không hoạt động được tốt. - Gió: Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại cây sinh trưởng tốt. Tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây. Gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và giảm năng suất nghiêm trọng. 1.2.3. Nước và độ ẩm Nước là một trong những yếu tố của môi trường, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cam quýt. Cam quýt rất cần nước cho các thời kỳ sinh trưởng phát triển, thời kỳ nẩy mầm, phân hóa mầm hoa, thời kỳ ra quả và quả phát triển. Nhưng thừa nước rễ bị thối cây chết, nên cam quýt rất sợ úng nước. Yêu cầu độ ẩm đất 60 %, độ ẩm không khí thích hợp là 75 - 80 %, thời kỳ hoa nở cần ẩm độ không khí thấp 70 - 75 %, độ ẩm này không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nhiều tác giả cho rằng lượng mưa thích hợp hàng năm cho cam là từ 1.000- 1.400 mm và phân bố đều. Quýt, chanh có yêu cầu lớn hơn từ 1.500 đến 2.000 mm/năm. Cam quýt có hai giai đoạn quan trọng không được thiếu nước, trên phương diện ẩm độ đất đai cung cấp nước cho cây sinh trưởng. Giai đoạn thứ nhất là lúc ra lộc chồi còn non, hoa đang nở và trái đang đậu vào tháng 3. Giai đoạn thứ 2 là lúc trái đang lớn mau chóng. Thiếu nước khi đang đậu trái thì trái non sẽ rụng nhiều. Chồi non PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 7 sẽ héo hay sẽ giành nước với trái non đang lớn. nhất là thiếu nước vào tháng 5, tháng 6 thì trái sẽ nhỏ đi [6], [8], [13], [20]. Ẩm độ đất và không khí có ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa và tỷ lệ đậu hoa quả của cam quýt. Nếu đủ ẩm trong mùa hè, hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2, năm sau hoa quả sẽ nhiều. Tháng 3 - 4 khô hạn có khả năng giảm số lượng quả trên cây. 1.2.4. Đất và chất dinh dưỡng - Đất: Theo Trần Thế Tục, (1980) và một số tác giả [22], [23] cho rằng cây cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu... Vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao. Đất trồng cam tốt là những đất bằng phẳng có cấu tượng tốt, nhiều mùn, thoáng khí giữ ẩm tốt, khi cần dễ thoát nước và có tầng đất dày > 1 m, có mực nước ngầm sâu hơn 0,8 m. Đất phù sa ven sông là đất trồng cam quýt rất tốt, nhưng phải hết sức chú ý xây dựng các mương tiêu thoát nước. Cây cam quýt có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 - 8 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 6, điện thế oxy hóa khử Eh > 300 mV. Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là đất chua nhất thiết phải bón vôi để nâng cao độ pH cho đất. Đất trồng cam quýt cần có độ thoáng cao, nồng độ oxy phải lớn hơn 4 % cây mới sinh trưởng và phát triển bình thường, nếu hàm lượng oxy nhỏ hơn 2 % cây sẽ ngừng sinh trưởng. Nếu chúng ta đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với cam quýt thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau đó đến đất phù sa mới bồi hàng năm, đất Bazan, đất dốc tụ và đất đá phiến sét. Không nên trồng cam quýt trên đất thịt nặng, đất có tầng canh tác mỏng, đất đá ong và đá lộ đầu hoặc những nơi có mực nước ngầm cao khó thoát nước. Ở nước ta, phần lớn đất đai vùng đồi núi phía Bắc, phía tây Nghệ An- Hà Tỉnh, miền đông Nam Bộ đều thoả mãn nhu cầu của cây cam quýt. Đất phù sa sông Hồng, sông Thao, sông Lô, đồng bằng sông Cửu Long là đất trồng cam quýt rất tốt như ng cần phải xây dựng các mương tiêu thoát nước tốt. Theo Vũ Công Hậu, (1999), [10], ở Tây Ban Nha người ta xác định thành phần đất trồng cam quýt tốt như sau: Sét: 15 - 20 %; Limon (bùn): 15 - 20 %; Cát mịn: 20- 30 %; Cát thô: 30 - 50 %. Có đá vôi thì càng tốt, nhưng với tỷ lệ 5 - 10 %, vượt 30 - 40 % thì có hại. Theo Trần Thế Tục, (1998), [20], và một số tác giả cho rằng cây cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu... Tuy nhiên nếu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2