intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả mô hình dưa hấu VietGAP trên đất lúa thiếu nước cuối vụ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

53
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tiến trình xây dựng mô hình và đặc điểm của mô hình dưa hấu VietGAP tại hai xã Hiền Ninh và Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình dưa hấu VietGAP; Phân tích tính bền vững của mô hình dưa hấu VietGAP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả mô hình dưa hấu VietGAP trên đất lúa thiếu nước cuối vụ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN NGỌC KHÁNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MÔ HÌNH DƯA HẤU VIETGAP TRÊN ĐẤT LÚA THIẾU NƯỚC CUỐI VỤ TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUẾ – 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN NGỌC KHÁNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MÔ HÌNH DƯA HẤU VIETGAP TRÊN ĐẤT LÚA THIẾU NƯỚC CUỐI VỤ TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã số: 60620116 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ HOA SEN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN GS.TS. LÊ ĐỨC NGOAN HUẾ – 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi Trần Ngọc Khánh xin cam đoan: 1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Lê Thị Hoa Sen. 2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố. 3. Hệ thống số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Ngọc Khánh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và làm luận văn tốt nghiệp tôi đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu hiệu quả mô hình dưa hấu VietGAP trên đất lúa thiếu nước cuối vụ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình". Để hoàn thành đề tài này, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Ban chủ nhiệm Khoa Khuyến Nông - Phát triển nông thôn và các thầy, cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi. Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thị Hoa Sen, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và luôn tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành được luận văn này. Xin chân thành cảm ơn chính quyền các xã Hàm Ninh, Hiền Ninh; Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quảng Ninh đã luôn tạo điều kiện để cho tôi có thể học hỏi, nắm được các kiến thức thực tế cũng như việc thu thập số liệu để phục vụ cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Khuyến Nông – PTNT, các bạn trong lớp Cao Học PTNT K21A và gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện. Do kinh nghiệm làm nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên nội dung luận văn không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn thêm của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN - Giới thiệu đề tài Năm 2016 huyện Quảng Ninh đã triển khai mô hình sản xuất dưa hấu an toàn theo hướng VietGAP (Vietnamese Good Agriculture Production). Đây là một hướng đi mới đầy tiềm năng, góp phần thay đổi nhận thức người dân về phương thức canh tác an toàn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tiến hành đánh giá một cách toàn diện các khía cạnh hiệu quả của mô hình. Do đó, đề tài "Nghiên cứu hiệu quả mô hình dưa hấu VietGAP trên đất lúa thiếu nước cuối vụ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình" được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả, những khó khăn, cản trở và tính bền vững của mô hình, tạo nền tảng phát triển mô hình trên diện rộng trong tương lai, góp phần thúc đẩy ổn định kinh tế nông hộ và tăng trưởng kinh tế địa phương. - Mục tiêu Tìm hiểu tiến trình xây dựng mô hình và đặc điểm của mô hình dưa hấu VietGAP tại hai xã Hiền Ninh và Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình dưa hấu VietGAP; Phân tích tính bền vững của mô hình dưa hấu VietGAP. - Nội dung, phương pháp Nội dung: Tìm hiểu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu; Tình hình sản xuất nông nghiệp, đặc điểm cơ sở hạ tầng và tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa bàn nghiên cứu; Tìm hiểu tiến trình xây dựng và thực hiện mô hình dưa hấu VietGAP; Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, tính bền vững và khả năng nhân rộng mô hình. Phương pháp: Sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng dựa trên kết quả khảo sát 80 hộ trồng dưa hấu tại 2 xã nghiên cứu. Trong đó, tất cả 23 hộ sản xuất dưa hấu thuộc mô hình sản xuất dưa hấu VietGAP được phỏng vấn toàn bộ và 57 hộ dưa hấu thường ở 2 xã được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn. Phân tích định tính dữ liệu thứ cấp thông qua tài liệu thứ cấp, phỏng vấn người am hiểu. Phân tích định lượng số liệu phỏng vấn hộ thông qua mã hóa và quản lý bằng phần mềm Exel và SPSS version 20.0 để đưa ra các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất.. - Các kết quả nổi bật Tiến trình xây dựng mô hình dưa hấu VietGAP dựa trên 10 bước cơ bản, được chỉ đạo và giám sát bởi Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) huyện Quảng Ninh. Vai trò các bên tham gia được thể hiện rõ ở từng bước khác nhau. Sau 1 năm thực hiện mô hình thí điểm, mô hình dưa hấu VietGAP đã đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc trồng dưa hấu thường. Chi phí sản xuất dưa hấu VietGAP cao nhưng hiệu quả sản xuất mang lại cao hơn. Diện tích gieo trồng bình quân ít hơn nhưng năng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv suất và sản lượng cao hơn dưa hấu thường. Tỷ suất lợi nhuận P/TC của dưa hấu VietGAP đạt mức 1,43 lần/1 đồng chi phí, dưa hấu thường đạt 1,05 lần/1 đồng chi phí bỏ ra. Thị trường tiêu thụ được liên kết thu mua với siêu thị CoopMark, có mức giá cao hơn bình quân từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Hoạt động sản xuất dưa hấu là nguồn thu chính của người dân trên địa bàn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập. Khả năng duy trì và nhân rộng cao bởi hiệu quả của mô hình mang lại về kinh tế, xã hội, môi trường, và hiệu quả khuyến nông đều có những ý nghĩa tích cực. - Kết luận Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Quảng Ninh đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cho người nông dân, đặc biệt là chuyển đổi từ lúa sang dưa hấu, trong đó có mô hình dưa hấu VietGAP có hiệu quả rất cao. Dưa hấu là loại cây có tỷ lệ diện tích đất cao trong cơ cấu đất của nông hộ, xếp thứ 2 sau lúa, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại thì cao hơn lúa gấp nhiều lần. Việc xây dựng mô hình dưa hấu VietGAP không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường mà còn được đánh giá trên phương diện là hiệu quả khuyến nông. Vì vậy khả năng duy trì và nhân rộng mô hình trong tương lai là cực kỳ cao. Tuy nhiên cần có nhiều chính sách hơn nữa trong việc hỗ trợ người dân đã, đang và sẽ tham gia sản xuất dưa hấu VietGAP để tạo động lực xây dựng và triển khai mô hình trên diện rộng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................................... x DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................................... x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ............................................................................................. 4 1.1.1. Mô hình sản xuất nông nghiệp .............................................................................. 4 1.1.2. Quy trình VietGAP ................................................................................................ 5 1.1.3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ................................................................................. 8 1.2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................................... 12 1.3. TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 13 1.3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Việt Nam .......................................... 13 1.3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở tỉnh Quảng Bình ............................... 14 1.3.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Quảng Ninh ........................... 16 1.4. LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ ........................................................... 17 1.4.1. Các yếu tố về nguồn lực của nông hộ ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ............................................................................................. 18 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 1.4.2. Các yếu tố về đặc điểm người ra quyết định sản xuất ......................................... 19 1.4.3. Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ .................................................................................................................... 19 1.4.4. Các yếu tố điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý có ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ..................................................................... 20 1.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ...................................................................................... 21 1.6. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ .......................................... 22 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 23 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 23 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 23 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 23 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 24 2.3.1. Điểm nghiên cứu ................................................................................................. 24 2.3.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................... 24 2.3.3. Thu thập thông tin dữ liệu ................................................................................... 24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 26 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .. 26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 26 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu ..................................................... 28 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ............................................................... 35 3.2.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra .................................................................... 35 3.2.2. Quy mô, diện tích và tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra ......................... 36 3.2.3.Tình hình tiếp cận thông tin kinh tế - kỹ thuật canh tác của nông hộ .................. 38 3.3. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH DƯA HẤU VIETGAP TẠI HUYỆN QUẢNG NINH .............................................................................................................. 41 3.3.1. Tiến trình thực hiện ............................................................................................. 41 3.3.2. Vai trò của các bên tham gia ............................................................................... 43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii 3.3.3. Các hộ tham gia mô hình VietGAP ..................................................................... 44 3.3.4. Tình hình sản xuất dưa hấu VietGAP tại huyện Quảng Ninh ............................. 45 3.3.5. Thị trường tiêu thụ dưa hấu VietGAP ................................................................. 45 3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH DƯA HẤU VIETGAP TẠI HUYỆN QUẢNG NINH .............................................................................................................. 51 3.4.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................... 51 3.4.2. Hiệu quả xã hội .................................................................................................... 55 3.4.3. Hiệu quả môi trường ............................................................................................ 60 3.5. KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DƯA HẤU VIETGAP ...................................................................................................................... 60 3.5.1. Thuận lợi - Khó khăn - Thách thức ..................................................................... 60 3.5.2. Đánh giá tính bền vững của mô hình dưa hấu VietGAP ..................................... 66 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 70 4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 70 4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT AHP Tiến trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process) BVTV Bảo vệ thực vật GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Production) Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (Food and Agricuture FAO Organization of The United Nation) NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SRI Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (System of Rice Intensifi cation) SXNN Sản xuất nông nghiệp UBND Ủy ban nhân dân Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (Vietnamese VietGAP Good Agricultual Practices) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm nhân khẩu học xã hội của huyện Quảng Ninh năm 2015 ....................................................................................................................... 30 Bảng 3.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016 ...................................................................................................................... 33 Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012-2016 ................... 34 Bảng 3.4. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ............................................................. 35 Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất của hai loại hộ điều tra .................................................. 37 Bảng 3.6. Nguồn thông tin kỹ thuật sản xuất dưa hấu của nông hộ .............................. 39 Bảng 3.7. Thị trường tiêu thụ của dưa hấu VietGAP và dưa hấu thường tại địa bàn nghiên cứu năm 2016 .................................................................................................... 46 Bảng 3.8. Vai trò của các tác nhân trong chuỗi thị trường dưa hấutại địa bàn nghiên cứu năm 2016 - 2017 ..................................................................................................... 48 Bảng 3.9. Cơ cấu chi phí sản xuất dưa hấu VietGAP và dưa hấu thường năm 2016 tại huyện Quảng Ninh ......................................................................................................... 51 Bảng 3.10. Năng suất và sản lượng dưa hấu VietGAP và dưa hấu thường năm 2016 . 53 Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu kinh tế của dưa VietGAP và dưa thường năm 2016 tại địa bàn nghiên cứu............................................................................................................... 54 Bảng 3.12. Hiệu quả sử dụng lao động của sản xuất dưa hấu VietGAP năm 2016 ...... 55 Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu năm 2016 ................ 56 Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội của sản xuất dưa hấu VietGAP ............ 57 Bảng 3.15. Khó khăn trong sản xuất dưa hấu tại địa bàn nghiên cứu ........................... 62 Bảng 3.16. Quan điểm của nông hộ về định hướng sản xuất dưa hấu VietGAP .......... 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh ........................................................ 26 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Quảng Ninh năm 2016............................. 29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta, là ngành sản xuất vật chất chủ yếu và là nguồn cung ứng lương thực thực phẩm cho toàn xã hội (Đào Thế Tuấn, 1984). Tuy nhiên, ở nhiều nơi, hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa thực sự phát triển, đó là do cây trồng chưa thực sự thích hợp với chân đất, với các yếu tố tự nhiên và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan khác. Để giải quyết vấn đề này, chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xem là một hướng đi mới, góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên một diện tích đất canh tác. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch mùa vụ hợp lý là hướng đi đúng đắn và hiệu quả trong việc hạn chế diện tích ruộng bỏ hoang và nâng cao hiệu số sử dụng đất, góp phần làm tăng giá trị sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Văn Hậu, 2010). Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là một huyện thuần nông, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, có 14 xã và 01 thị trấn, hơn 94,91% dân số nông thôn, 64,39% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, có diện tích đất tự nhiên 119.169ha. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, chia huyện thành 4 vùng: vùng núi (02 xã), vùng gò đồi (06 xã), vùng đồng bằng (03 xã, 01 thị trấn) và vùng cát ven biển, bãi ngang (03 xã). Là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và đa dạng hóa sản phẩm (Đặng Văn Huế, 2015). Tuy nhiên, bên cạnh đa số nông sân tận dụng tiềm năng lợi thế để đẩy mạnh sản xuất, xóa đói giảm nghèo và làm giàu thì vài năm trở lại đây, một bộ phận nông dân bỏ hoang đất lúa bị thiếu nước cuối vụ do năng suất thấp và hiệu quả đem lại không cao. Là huyện thuần nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cây lúa nước là cây trồng chủ lực và đem lại thu nhập chủ yếu cho bà con nhân dân. Diện tích sản xuất lúa bình quân trên 8.500ha/năm, trong đó vụ Đông Xuân trên 5.200ha, vụ Hè Thu trên 3.200ha, và vụ Mùa (lúa nương của bà con Vân Kiều ở xã Trường Xuân, Trường Sơn) trên 100ha, ngoài ra còn có trên 300ha lúa tái sinh vụ Hè Thu, năng suất bình quân cả năm đạt 56,72 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa bình quân của toàn huyện trên 48.000 tấn/năm. Tuy nhiên trong những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, hạn hán xảy ra sớm và kéo dài thường xuyên nên một số vùng bị thiếu nước vào cuối vụ (diện tích khoảng trên 300ha) làm giảm năng suất, chất lượng lúa, thậm chí có một số diện tích mất trắng. Thêm vào đó chi phí đầu vào (giá vật tư, giống, thuốc trừ sâu...) tăng cao làm giảm thu nhập từ việc sản xuất lúa nước và ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông dân. Trong khi đó đất đai sản xuất có hạn, thiên tai, dịch bệnh luôn hiện hữu thường xuyên. Vì thế việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giảm chi phí đầu vào, giảm rủi ro do hạn hán, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị sản xuất trên một PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 đơn vị diện tích là một trong những vấn đề được người nông dân rất quan tâm. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đất lúa thiếu nước cuối vụ sang trồng dưa hấu nằm trong đề án thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình, góp phần giảm bớt sự căng thẳng về nước và nâng cao kinh tế hộ, đem lại nguồn thu nhập bình quân cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa cho người nông dân trên địa bàn. Dưa hấu là loại cây có năng suất cao hơn rất nhiều so với cây lúa, nếu cùng trên một chân đất, cùng điều kiện và cùng mức độ đầu tư (Trần Đức Thuận, 2017). Dưa hấu cũng là loại cây cần ít nước hơn, việc luân canh lúa - dưa sẽ tốt hơn thâm canh lúa - lúa trong một thời gian dài về mặt nông học và cả môi trường. Thực hiện chủ trương gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, trong năm 2016 được sự hỗ trợ của nguồn vốn khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh, huyện Quảng Ninh đã triển khai mô hình sản xuất dưa hấu an toàn theo hướng VietGAP (Vietnamese Good Agricultual Practices). Đây là một hướng đi mới đầy tiềm năng, góp phần thay đổi nhận thức người dân về phương thức canh tác an toàn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tiến hành đánh giá một cách toàn diện các khía cạnh hiệu quả của mô hình. Do đó, đề tài "Nghiên cứu hiệu quả mô hình dưa hấu VietGAP trên đất lúa thiếu nước cuối vụ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình" được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả, những khó khăn, cản trở và tính bền vững của mô hình, tạo nền tảng phát triển mô hình trên diện rộng trong tương lai, góp phần thúc đẩy ổn định kinh tế nông hộ và tăng trưởng kinh tế địa phương. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được tiến hành tập trung vào 03 mục tiêu sau: - Tìm hiểu tiến trình xây dựng mô hình và đặc điểm của mô hình dưa hấu VietGAP trên chân đất thiếu nước cuối vụ tại hai xã Hiền Ninh và Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; - Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình dưa hấu VietGAP; - Phân tích tính bền vững của mô hình dưa hấu VietGAP. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu của đề tài là một dẫn liệu khoa học có giá trị về chuyển đổi cây trồng, làm cơ sở cho việc hoàn thành chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 Những kết luận của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy, phổ cập kiến thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng bị thiếu nước cuối vụ và các vùng sản xuất lúa nước kém hiệu quả khác. - Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất giải pháp sản xuất thích hợp cho những vùng đất khác, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Bổ sung nguồn tư liệu khoa học làm cơ sở xây dựng định hướng quy hoạch vùng chuyển đổi cây trồng trong và ngoài huyện Quảng Ninh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Mô hình sản xuất nông nghiệp Khái niệm mô hình Theo Võ Thị Cẩm Diệu (2014), mô hình theo nghĩa thông thường được hiểu là một cái mẫu (mẫu để vẽ) hay là một hình của một vật để làm theo. Mô hình còn được hiểu là một sự trừu tượng hóa hay đơn giản hóa hệ thống. Mô hình giúp cho các nhà khoa học hiểu biết, đánh giá và tối ưu hóa hệ thống. Mô hình sản xuất: Là hình mẫu trong sản xuất, thể hiện sự kết hợp các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế. Mô hình sản xuất nông nghiệp: Là việc bố trí các yếu tố nguồn lực cùng với các loại cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý để giới thiệu một loại giống mới, phương pháp mới hay kỹ thuật mới, giúp người dân thấy được tận mắt hiệu quả của hoạt động sản xuất mới này, từ đó áp dụng các kiến thức kỹ thuật mới, phương pháp mới vào hoạt động sản xuất của mình. Nói cách khác, nó diễn tả mối quan hệ giữa các nhân tố, chủ yếu là thể hiện các yêu cầu của sản xuất (đầu vào) và các sản phẩm đầu ra. Vậy mô hình sản xuất nông nghiệp là hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp, thể hiện sự kết hợp của các yếu tố nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Vai trò của mô hình sản xuất Việc xây dựng mô hình sản xuất mang tính trình diễn và thử nghiệm thường được xây dựng trên quy mô nhỏ. Mục đích để thỏa mãn nhu cầu "sờ tận tay, thấy tận mắt" cho bà con nông dân, vì họ là những người thường hoài nghi với các mới và sợ rủi ro nên không ứng dụng vào sản xuất. Thông qua việc xây dựng mô hình, người dân sẽ nắm bắt được những kỹ thuật mới, giúp họ thấy được sự khác nhau giữa cái mới và cái cũ, giúp họ thấy được tận mắt thành quả của việc ứng dụng cái mới. Đó sẽ là tiền đề để họ áp dụng vào sản xuất, quyết định đầu tư và tiếp tục sản xuất trong những mùa vụ sau. Việc thực hiện mô hình cũng sẽ giúp cho nhà khoa học và người dân có thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đem lại quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 1.1.2. Quy trình VietGAP 1.1.2.1. Một số đặc điểm của SXNN tốt - VietGAP Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là viết tắt đầu của 3 từ tiếng Anh (Good Agriculture Production). Hiện nay, có nhiều mức độ và nhiều quy trình GAP khác nhau, ở mỗi nước, mỗi khu vực khác nhau sẽ phát triển từng tiêu chuẩn cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó. Một số tiêu chuẩn trên thế giới bao gồm: Bộ tiêu chuẩn chung Global GAP, bộ tiêu chuẩn của khu vực châu Âu (EuroGAP) và khu vực châu Á (ASEANGAP)… VietGAP được xây dựng dựa trên cơ sở ASEANGAP, EuroGAP/GlobalGAP và FRESHCARE nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản của Việt Nam tham gia thị trường ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các quy định về tiêu chuẩn VietGAP, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam. Ý nghĩa của VietGAP đối với sản xuất nông nghiệp như sau: Là công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông. Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm. Trong quá trình sản xuất có ghi chép để có cơ sở xin được cấp chứng chỉ. Đặc biệt, GAP còn quan tâm đến an toàn phúc lợi cho người lao động (người lao động phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo hộ lao động, được lao động trong điều kiện tối ưu, thoáng mát). VietGAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc dựa trên 4 tiêu chí: 1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; 2. An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch; 3. Môi trường làm việc nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân; 4. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn bao gồm các nội dung chính: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 1. Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất 2. Giống và gốc ghép 3. Quản lý đất và giá thể 4. Phân bón và chất phụ gia 5. Nước tưới 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV) 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 8. Quản lý và xử lý chất thải 9. An toàn lao động 10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 11. Kiểm tra nội bộ 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 1.1.2.2. Lợi ích của VietGAP Hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản sạch và an toàn là rất lớn, vì vậy cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất nông nghiệp để mang lại lợi ích lớn nhất cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm như: Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng sản phẩm cao hơn, sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP được đánh giá cao, dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam và một số nước nhập khẩu. Làm tăng sự tin tưởng của khác hàng đối với thực phẩm, an toàn hơn, bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm không tốt tới sức khỏe. Tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến và phân phối. Giúp tăng cường cho ngành trồng trọt, chăn nuôi bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý. Khách hàng đã góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của nông dân cũng như doanh nghiệp về sản xuất nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP. Như vậy, ngoài hiệu quả kinh tế lâu dài thì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng và hành động của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 người nông dân, giúp họ hiểu được trong sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì sự phát triển. Không những thế, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP còn thúc đẩy mối liên kết giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nước ta. 1.1.2.3. Các văn bản pháp luật liên quan còn hiệu lực Kể từ năm 2008, Bộ NN & PTNT chính thức ban hành quy trình VietGAP và đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và một số văn bản đã hết hiệu lực. Tính đến thời điểm hiện nay, những văn bản quy phạm pháp luật liên quan bao gồm: Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 06/09/2012 quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với GAP (thay thế Quyết định 84/2008/QĐ-BNN). Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 ban hành danh mục sản phẩm được hỗ trợ theo quyết định 01/2012 QĐ-TTg. Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 về chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thay thế Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT) Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 về quản lý sản xuất rau quả chè an toàn (thay thế Quyết định 99/2008/QĐ-BNN). 1.1.2.4. Ban hành quy trình VietGAP Hiện nay, tại Việt Nam đang triển khai 4 quy trình: 1. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). 2. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). 3. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa (Ban hành kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 4. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê (Ban hành kèm theo Quyết định số 2999/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng và ứng dụng VietGAP từ năm 2008, tuy nhiên sau nhiều năm triển khai, tính đến năm 2016, diện tích nông sản thực hiện theo các quy trình này chỉ chưa chiếm đến 1% diện tích cây trồng trên cả nước (Nguyễn Sơn Tùng, 2016). Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ việc người nông dân ngại thay đổi tập quán canh tác, trong khi bộ tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi rất cao. Đặc biệt là đầu ra cho nông sản đạt chuẩn VietGAP chưa tương xứng với công sức nông dân bỏ ra khiến họ không mấy mặn mà. Thực tế nông dân khi tham gia vào quy trình VietGAP sẽ được tập huấn nên kỹ thuật chăm sóc cây tốt hơn, năng suất cao hơn và chất lượng trái an toàn hơn. Nông hộ cũng được hỗ trợ một phần vốn để mua máy móc, phân bón, thuốc BVTV,.. hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi để xây dựng nhà kho, tập trung được sản lượng, quản lý dịch bệnh. Tuy nhiên, nông dân xây dựng mô hình VietGAP không đạt hiệu quả cao, do đó diện tích canh tác theo tiêu chuẩn này rất khó mở rộng. Đó cũng là lý do mà Bộ NN&PTNT đang sửa quy định về bộ tiêu chí VietGAP hiện tại, rút từ 65 tiêu chí xuống còn 19 tiêu chí trong cả khâu sản xuất và chế biến, nhằm thúc đẩy việc xây dựng phát triển mô hình (Nguyễn Sơn Tùng, 2016). Bên cạnh đó, việc xây dựng mối liên kết tiêu thụ cũng đang là vấn đề được đặt ra và cấp thiết cần giải quyết nếu như muốn nhân rộng và phát triển mô hình này trong tương lai. 1.1.3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.1.3.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nông nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ nhu cầu con người (Phạm Chí Thành, 1996). Theo Đào Thế Tuấn (1984), cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có. Bên cạnh đó, Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, Phan Hữu Huyền (1987) cũng cho rằng, cơ cấu cây trồng là thành phần các loại giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng là một trong những nội dung quan trọng của một hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Ngoài cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác bao gồm chế độ luân canh, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Cơ cấu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2