intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số giống ngô lai mới trong vụ Đông Xuân 2016-2017 tại Phú Yên

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được giống ngô lai mới có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày tại Phú Yên. Xác định được giống ít sâu bệnh, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận tại Phú Yên. Xác định được giống có năng suất cao tại Phú Yên. Xác định được giống có phẩm chất khá tốt phục vụ cho Phú Yên và những tỉnh lân cận

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số giống ngô lai mới trong vụ Đông Xuân 2016-2017 tại Phú Yên

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc./. Huế, ngày 7 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Trương Xuân Đoàn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Qua hai năm học tập và viết đề tài luận văn, bản thân đã nỗ lực hết sức cùng với sự quan tâm giúp đỡ của quí Thầy Cô giáo trường Đại học Nông lâm Huế để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn: GS. TS. NGND Trần Văn Minh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, trong quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế; Trưởng trại cùng các cán bộ Trại giống Nông nghiệp Hòa Đồng huyện Tây Hòa; Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân; cảm ơn anh Đàm Thanh Tồn, anh Nguyễn Thanh Hiếu, anh Nguyễn Thanh Thép, các bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em học viên của tập thể lớp CHKHCT21B đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo luận văn. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài, song với thời gian có hạn, cùng với kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý, chỉ bảo của quí thầy cô giáo và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2017 Học viên Trương Xuân Đoàn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................................vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3 3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 3 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 4 5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................... 4 5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4 5.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5 1.1.1. Vấn đề sử dụng ưu thế lai và tạo giống ngô lai ..................................................... 5 1.1.2. Những vấn đề về lý luận đối với cây ngô .............................................................. 8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 16 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .................................................................... 16 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam .................................................................... 21 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Phú Yên từ năm 2011 – 2015 ..................................... 23 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 29 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 29 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 30 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 30 2.3.2. Điều kiện thí nghiệm ........................................................................................... 31 2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................. 34 2.3.4. Tính toán và xử lý số liệu thí nghiệm .................................................................. 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 39 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG NGÔ LAI................................................................. 39 3.1.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai39 3.1.2. Động thái và tốc độ tăng chiều cao cây của các giống ngô lai ............................ 43 3.1.3. Động thái và tốc độ ra lá của các giống ngô lai .................................................. 46 3.1.4. Một số chỉ tiêu về hình thái của các giống ngô lai .............................................. 49 3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐIỀU KIỆN BẤT THUẬN CỦA CÁC GIỐNG NGÔ LAI ......................................... 53 3.2.1. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống ngô lai ................................ 53 3.2.2. Khả năng chống chịu một số điều kiện bất thuận của các giống ngô lai ............ 56 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ LAI .............................................................. 57 3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai ........................................ 58 3.3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống ngô lai .............................. 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 63 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63 ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 64 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải thích 1 BĐ Bán đá 2 BRN Bán răng ngựa 3 ĐC Đối chứng 4 ĐVT Đơn vị tính 5 Max Tối cao 6 Min Tối thấp 7 NSLT Năng suất lý thuyết 8 NSTT Năng suất thực thu 9 NXB Nhà xuất bản 10 PTNT Phát triển nông thôn 11 TS Tiến sĩ 12 TSMT Tổng số muối tan 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TCN Trước công nguyên 15 VC Vàng cam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất với năng suất ngô .................... 8 Bảng 1.2. Thành phần hoá học của hạt ngô (ĐVT: %) ................................................. 13 Bảng 1.3. Thành phần hoá học ở các phần chính của hạt ngô (ĐVT: %) ..................... 13 Bảng 1.4. Thành phần hoá học của cây ngô xanh ......................................................... 15 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô trên toàn cầu từ năm 2006 – 2014 ........................... 17 Bảng 1.6. Sản xuất ngô ở một số nước trên toàn cầu năm 2014 ................................... 18 Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Việt Nam từ năm 2000 - 2015 ......... 21 Bảng 1.8. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Phú Yên từ năm 2000 đến 2015 . 23 Bảng 1.9. Diện tích ngô phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Phú Yên từ năm 2011 – 2015 ................................................................................................................... 24 Bảng 1.10. Năng suất ngô phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Phú Yên từ năm 2011 – 2015 (tạ/ha) ................................................................................................ 24 Bảng 1.11. Sản lượng ngô phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Phú Yên từ năm 2011 – 2015 (tạ/ha) ................................................................................................ 25 Bảng 1.12. Thống kê diện tích các mức thích hợp của cây Ngô Đông Xuân (Ha )[4] . 26 Bảng 1.13. Thống kê diện tích các mức thích hợp của cây Ngô Hè Thu (Ha) [4] ........ 26 Bảng 2.1. Các giống ngô lai tham gia thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản ........................ 29 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu nông hóa của đất thực hiện thí nghiệm cơ bản .................... 31 Bảng 2.3. Tình hình thời tiết, khí hậu tháng 12/2016-4/2017 tại Phú Yên ................... 32 Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.......................... 40 Bảng 3.2. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống ngô thí nghiệm ... 44 Bảng 3.3. Động thái và tốc độ ra lá của các giống ngô thí nghiệm ............................... 47 Bảng 3.4. Các đặc điểm hình thái về thân và lá của các giống ngô .............................. 50 Bảng 3.5. Một số đặc điểm về hình thái, phẩm chất của bắp ........................................ 52 Bảng 3.6. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô ......................................... 54 Bảng 3.7. Khả năng chống chịu một số điều kiện bất thuận của các giống ngô ........... 56 Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm .................... 59 Bảng 3.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô ..................... 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai (cm/10 ngày) .... 45 Hình 3.2. Biểu đồ tốc độ ra lá của các giống ngô (lá/10 ngày) ............................................. 48 Hình 3.3. Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô .................. 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực có lịch sử lâu đời và phạm vi phân bố rộng rãi nhất trên thế giới. Cây ngô có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được người da đỏ thuần hoá cách đây 7000 năm, sau đó được Christopher Columbus đem theo hành trình khám phá của mình phổ biến ra châu Âu, châu Á, châu Phi...và toàn thế giới và từ đó ngô trở thành cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay ngô trở thành cây lương thực đứng thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và thứ nhất về năng suất. Sản phẩm của cây ngô được dùng làm lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và là hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao [10]. Ngô là một trong những đối tượng nghiên cứu chính trong nền khoa học nông nghiệp thế giới. Những kết quả nghiên cứu đạt được về di truyền chọn giống sinh học, hóa sinh, sinh lý, kỹ thuật trồng trọt, cơ khí hoá…đã làm thay đổi hẳn kỹ thuật trồng và vị trí của cây ngô. Ngô là cây lương thực cho năng suất cao vào loại bậc nhất trong các cây ngũ cốc. Gần 80% diện tích trồng ngô trên thế giới hiện nay được trồng với các giống ngô cải tiến, trong đó 2/3 diện tích được trồng các giống ngô lai F1, 13% diện tích trồng các giống thụ phấn tự do. Giống chuyển gen có khả năng phát triển rất mạnh trong khu vực các nước phát triển [10]. Ngô có nhiều công dụng và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tất cả các bộ phận của cây ngô đều có giá trị kinh tế. Hạt ngô được dùng để làm lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số toàn cầu. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. Một số nước ở Trung Mỹ, Nam Á, Châu Phi, sử dụng ngô làm lương thực chính. Các nước ở Ðông Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho con người, ở Tây Trung Phi sử dụng 80%, ở Bắc Phi sử dụng 42%, ở Tây Á sử dụng 27%, ở Nam Á sử dụng 75%, ở Ðông Nam Á và Thái Bình Dương sử dụng 39%. Hơn 70% sản lượng ngô trên thế giới được dùng thức ăn cho chăn nuôi [10]. Chiến lược phát triển nông nghiệp thế giới nói chung và nước ta nói riêng là không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, điều đó đã được chứng minh thông qua thực tiễn sản xuất những năm gần đây trong đó có sự phát triển vượt bậc của cây ngô. Nhu cầu ngô đang tăng nhanh ở quy mô toàn cầu do ngô không chỉ được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, làm lương thực cho người mà hiện nay lượng ngô để chế biến nhiên liệu sinh học đang ngày một tăng nhanh. Nhu cầu ngô của thế giới được dự báo sẽ là 1 tỷ tấn vào năm 2020 (IFPRI, 2003) [30]. Riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70 % so với năm 1997 (CIMMIT, 2008) [22]. Hơn 80 % nhu cầu ngô của thế giới tăng tập trung ở các nước đang phát triển và chi khoảng 10% từ các nước công nghiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 (FAOSTAT, 2010) [26]. Các nước đang phát triển và sẽ phải tự đáp ứng nhu cầu của mình trên diện tích ngô hầu như không tăng (James, 2010) [31]. Ở Việt Nam, cây ngô được du nhập, được trồng từ khá lâu đời và trong thực tế đã trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa. Hơn 10 năm trở lại đây sản xuất ngô nước ta không ngừng tăng lên về năng suất và diện tích. Tuy nhiên năng suất ngô ở nước ta vẫn chưa thật ổn định ở các vùng sinh thái, năng suất bình quân còn thấp so với khu vực, giá thành ngô ở nước ta cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Ngành sản xuất ngô đang đối mặt với nhiều thánh thức như: Biến đổi của khí hậu ngày càng phức tạp, đặc biệt là hạn hán, nguồn nước ngọt khan hiếm, lũ lụt, mưa bão xảy ra thất thường, nhiều loại sâu bệnh hại xuất hiện và giá thuê nhân công ngày càng cao và cạnh tranh gay gắt với các ngành khác. Bên cạnh đó các yếu tố khác như nội chiến, nhu cầu lương thực của các nước đang phát triển gia tăng, bùng nổ dân số thế giới, trình độ canh tác lạc hậu và việc đẩy mạnh đô thị hóa ở nhiều nước đang phát triển cũng đã hạn chế năng suất và thu hẹp diện tích sản xuất. Như vậy đòi hỏi sự tăng trưởng lương thực phải cao hơn mới đáp ứng kịp nhu cầu xã hội. Để góp phần làm giảm những hạn chế trên, cần chú tâm đẩy mạnh công tác giống và nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời không ngừng mở rộng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với đòi hỏi của giống mới cũng như điều kiện thực tế là hết sức cần thiết [6]. Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay cây ngô đã trở thành một trong những cây trồng được quan tâm phát triển. Theo định hướng phát triển sản xuất của tỉnh Phú Yên, cây ngô lai cần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng. Thực trạng sản xuất ngô tại Phú Yên, các giống ngô lai còn ít, việc đầu tư nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai cho các vùng sản xuất chính của tỉnh chưa được chú trọng. Hiện tại nhu cầu về giống ngô lai mới năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh là rất cấp thiết. Trong nhiều năm qua, ngô cùng với các cây lương thực khác đã góp phần to lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Giai đoạn từ năm 2010 - 2016, diện tích ngô khoảng 6.000 ha, chủ yếu là các giống cũ như LVN10, CP.333, năng suất đạt bình quân toàn Tỉnh khoảng 40,0 tạ/ha còn rất thấp so với tiềm năng năng suất của các giống ngô cao sản mới hiện nay. Trong thời gian tới, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đặc biệt là nắng hạn thiếu nước, diện tích đất trồng lúa bị giảm đáng kể, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa là một trong những vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm hàng đầu, trong đó ngô là cây trồng có nhiều ưu thế được ưu tiên lựa chọn để thay thế cho lúa trên các vùng đất thiếu nước. Vì vậy, ngô là một trong những cây trồng chủ lực trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo Nghị quyết số PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 169/2015/NQ-HĐND, ngày 25/12/2015 “về việc ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng hàng năm tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2016 – 2020” của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số giống ngô lai mới trong vụ Đông Xuân 2016-2017 tại Phú Yên” nhằm bổ sung giống mới có thời gian sinh trưởng trung ngày, năng suất cao, chống chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết bất thuận và khả năng thích ứng rộng bổ sung vào cơ cấu giống hiện có của địa phương. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Tuyển chọn được 1 - 2 giống ngô mới có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn đến trung ngày, năng suất cao, phẩm chất khá tốt. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được giống ngô lai mới có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày tại Phú Yên. - Xác định được giống ít sâu bệnh, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận tại Phú Yên. - Xác định được giống có năng suất cao tại Phú Yên. - Xác định được giống có phẩm chất khá tốt phục vụ cho Phú Yên và những tỉnh lân cận. 3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Bố trí các thí nghiệm, theo dõi, thu thập số liệu một cách khách quan, khoa học trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài. - Xử lý, tổng hợp, đánh giá, phân tích, nhận xét và thảo luận các kết quả thí nghiệm, rút ra được các kết luận đáp ứng mục tiêu của đề tài đã đặt ra. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Đây là công trình nghiên cứu khảo nghiệm nhằm tuyển chọn được một số giống ngô mới; có tính chống chịu; thời gian sinh trưởng phù hợp; có năng suất cao, chất lượng và phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Phú Yên nhằm góp phần làm đa dạng bộ giống ngô trong sản xuất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 Kết quả nghiên cứu là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng trong công tác tuyển chọn giống ngô và cung cấp một số thông tin cơ bản để tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô tại Tỉnh. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định và khuyến cáo cho sản xuất ngô tại tỉnh Phú Yên một số giống ngô mới có năng suất cao, chất lượng khá tốt, có các đặc điểm sinh học phù hợp với địa phương phục vụ sản xuất đại trà. Bổ sung vào cơ cấu giống ngô của tỉnh, thay thế một số giống ngô thuần năng suất, chất lượng kém để sản xuất tại các vùng ngô tập trung có đủ điều kiện sử dụng giống ngô. 5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đề tài này chúng tôi bố trí thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản 09 giống ngô lai mới được nhập nội có thời gian sinh trưởng trung ngày; 01 giống đối chứng CP333 là giống đang được trồng phổ biến tại vùng nghiên cứu có cùng nhóm thời gian sinh trưởng, thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2016-2017. Trên cơ sở kết quả đánh giá của thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản, chúng tôi lựa chọn 1-2 giống ngô lai có triển vọng, đáp ứng được mục tiêu chọn giống của đề tài để đưa vào khảo nghiệm sản xuất trong vụ tiếp theo. 5.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian: Thực hiện tại tỉnh Phú Yên. Thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản thực hiện tại Trại giống Nông nghiệp Hòa Đồng, thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. - Giới hạn về thời gian: Đề tài được tiến hành trong vụ Đông Xuân 2016-2017, thời gian bắt đầu từ cuối tháng 12/2016 đến đầu tháng 5 năm 2017. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Vấn đề sử dụng ưu thế lai và tạo giống ngô lai Ưu thế lai (heterossis) là thuật ngữ do nhà chọn giống ngô G.H.Shull (Mỹ) đưa ra năm 1941 để chỉ hiệu quả biểu hiện vượt trội về sức sinh trưởng, sinh sản và chống chịu của con lai ở thế hệ thứ nhất so với dạng bố mẹ của chúng. Hiện tượng này rất rõ khi con lai thu được từ các dòng tự phối [10], [13]. Lí thuyết và cơ sở di truyền của ưu thế lai được chú ý và nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Để giải thích cơ sở di truyền này trên thế giới tồn tại nhiều thuyết khác nhau như thuyết siêu trội (East, 1912; Hull, 1945), thuyết tính trội (Bruce, 1910; Collins, 1921; Jone, 1917), thuyết cân bằng di truyền (Mazer, Turbin, 1961), thuyết sinh lí hoá sinh (Robinson Emerson), thuyết tính dị hợp về cấu trúc, thuyết đồng tế bào chất ... song thuyết siêu trội và thuyết tính trội được nhiều người chấp nhận nhất [10]. Thuyết siêu trội cho rằng bản thân tính dị hợp là nguyên nhân gây nên ưu thế lai, các gen trội và lặn thuộc cùng một locus giữ những chức năng khác nhau trong quá trình sống của sinh vật, nó sản sinh ra các vật chất khác nhau, tất cả các vật chất này bổ sung lẫn nhau ảnh hưởng đến sức sống vượt xa bất cứ tác dụng nào của một alen đồng hợp thể [10], [13]. a1a1 < a1a2 > a2a2 Hoặc AA < Aa > aa Thuyết tính trội cho rằng ở trạng thái dị hợp tử tác hại của gen bị tác động của gen trội cùng locus lấn át tạo nên hiệu ứng trội: A > a; B > b (hiệu ứng trội); Hoặc do tác động liên kết của các gen trội khác nhau khi sự phát triển của một tính trạng nào đó chịu sự kiểm tra của hai hay nhiều gen trội khác nhau liên kết với nhau tạo nên hiệu ứng liên kết: A + B + C +... (hiệu ứng liên kết); Hay hai gen trội không cùng vị trí trên bộ nhiễm sắc thể có tác động tương trợ lẫn nhau cho sự phát triển của một tính trạng nào đó tốt hơn so với khi chỉ có một gen hoặc tạo nên tính trạng mới: A B (hiệu ứng cộng) [10], [13]. Ngô ưu thế lai bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1090 do tiến sỹ G.H. Shull nhà khoa học của viện Carnegie, Washington là người đầu tiên đưa ra nguyên lý tạo dòng thuần và tạo giống ưu thế lai ở ngô, mặc dù vậy những dòng thuần lúc đó tạo ra năng suất hạt lai đơn rất thấp và lai đơn không thể thương mại được. Năm 1922, D. F. Jones đề xuất lai kép đã hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hạt lai F1, hạt lai sinh ra từ lai đơn do vậy có năng suất cao và hạt giống ưu thế lai đi vào thương mại từ những năm 1930 [27]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 Từ những thành công về giống ngô ưu thế lai nên năng suất ngô của Mỹ không ngừng tăng hàng năm. Có hai loại giống ngô ưu thế lai là lai quy ước (trên cơ sở các dòng thuần) và lai không quy ước (ít nhất một bố mẹ không phải là dòng thuần) (Vasal, 1988). Giống ngô lai quy ước gồm các loại: lai đơn, lai ba và lai kép. Lai đơn là lai giữa hai bố mẹ là dòng thuần; lai ba là lai giữa một lai đơn và một dòng thuần, lai kép là lai giữa hai lai đơn. Lai đơn thường được phát triển nhiều trên thế giới vì nó cho năng suất cao và đồng đều nhưng nó rất khó nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai do đó giá thành hạt giống cao. Hiện nay các giống ngô lai ba đang được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển [23]. Ưu thế lai không phải là một kết quả bất biến khi lai giữa hai dòng tự phối bởi vì các dòng tự phối có thể giống nhau về di truyền, giá trị dòng tự phối được đánh giá trên cơ sở mức độ ưu thế lai nhận được khi kết hợp với một dòng khác. Năm 1927, Davis đã đề xuất thử khả năng phối hợp chung là dùng một tester chung để thử với các dòng tự phối. Tester có thể là một giống, một giống lai nhưng phải có nhiều tính trạng tốt và cơ sở di truyền rộng [21]. Hạt bố mẹ tự phối là nên tảng để sản xuất hạt giống ngô lai quy ước và một số dạng giống ngô lai không quy ước. Phát triển các dòng tự phối tốt là rất quan trọng nhưng là một quá trình khó và tốn kém. Theo Hallauer và Miranda 1997, có khoảng 10.000 dòng S2 hoặc S3 test cuối cùng chỉ có 1 dòng được sử dụng trong giống lai thương mại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và chi phí cao gồm trong việc sản xuất các dòng tự phối tốt như: - Hiện tượng giảm sức sống trong quá trình tự phối và những biểu hiện tính trạng có hại làm các dòng tự phối không thể sử dụng được. - Công việc đánh giá khả năng phối hợp chi phí cao, khối lượng công việc lớn khi thử khả năng kết hợp. - Khó khăn trong quá trình nhân dòng và sản xuất hạt lai. Thực chất các dòng tự phối ngoài khả năng tổ hợp có năng suất cao còn phải có nhiều tính trạng khác đặc biệt trong sản xuất hạt lai đơn [24]. Dodd (1998) đã thảo luận về “Điểm nổi bật của xu hướng lai cùng giống” trong sản xuất hạt giống ngô ưu thế lai qua 10 năm và đã liên kết vấn đề này với sự thiếu phấn của các dòng bố. Ông chỉ ra rằng sự thiếu phấn là một xu huớng không tránh khỏi khi chúng ta đẩy năng suất hạt lên cao, sẽ có cạnh tranh giữa hạt và phấn. Mặc dù vậy gợi ý của ông cho rằng ngoài chú ý đến sản xuất dòng mẹ cũng rất cần quan tâm đến sản xuất dòng bố, các dòng bố có phấn tốt cho phép tăng số hàng mẹ và thường ít PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 gặp khó khăn trong trỗ trùng khớp [28]. Hầu hết các giống ngô lai không quy ước trên cơ sở hai tổ hợp, giống lai không quy ước thực chất là lai giữa các giống trên cơ sở lai giữa hai giống, hai quần thể. Lai giữa các gia đình là lai giữa hai gia đình full - sib hay half- sib tạo ra từ các quần thể giống nhau hoặc khác nhau. Ưu thế lai đỉnh kép gồm một lai đơn với một giống, một quần thể hoặc một gia đình. Lai không quy ước mức độ đồng đều và năng suất thấp hơn lai quy ước [23], [24]. Năng suất ngô cao hay thấp được quyết định bởi nguồn (cơ quan hấp thu dinh dưỡng và tổng hợp các chất hữu cơ), sức chứa (cơ quan tích lũy các chất hữu cơ) và quá trình vận chuyển và tích tụ các chất vào hạt. Đối với năng suất kinh tế, sức chứa của quần thể có ý nghĩa quyết định so với sức chứa của từng hạt, từng cây. Để có năng suất cao, cần áp dụng nhiều biện pháp để nâng sức chứa của toàn bộ quần thể cây ngô trong ruộng. Công thức tính năng suất hạt của ngô khi dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất: NS hạt = 10.000 x số bắp/m2 x số hàng hạt/ bắp x số hạt/hàng x P1000 hạt. Số bắp/m2 do mật độ cây và số bắp/trên cây qui định. Nếu mỗi cây một bắp, khi đó năng suất từng cây và mật độ cây là hai yếu tố quyết định năng suất. Nếu số cây trên một đơn vị diện tích tăng vượt khỏi một giới hạn nhất định thì khối lượng bắp sẽ giảm. Vì thế cần xác định giới hạn này một cách hợp lý thì năng suất sẽ tăng. Số hạt trên bắp được quyết định ngay từ quá trình thụ phấn. Vì vậy cần tác động nhiều biện pháp để nâng cao mức độ thụ phấn, thụ tinh được thật nhiều, để có được thật nhiều hạt trên mỗi bắp. Sức mẩy của hạt chịu ảnh hưởng của quá trình vận chuyển và tích tụ các chất vào hạt. Quá trình này lại chịu ảnh hưởng của khối lượng của các chất được vận chuyển, tốc độ vận chuyển và thời gian kéo dài của quá trình vận chuyển. Các chất tích tụ vào hạt được tiến hành ở thời kỳ hình thành hạt 30 - 35%, và thời kỳ đẫy hạt 65 - 70% [10]. Công thức tính năng suất như trên cho thấy khối lượng bắp và số bắp là yếu tố quan trọng tạo thành năng suất hạt. Giữa các yếu tố cấu thành năng suất và giữa chúng với năng suất có sự tương quan, nếu cải tiến thành phần này dễ dẫn đến sự thay đổi thành phần khác. Nếu số lượng bắp tăng lên thì số hạt và khối lượng hạt sẽ giảm xuống. Nếu số hạt trên bắp tăng lên thì khối lượng 1000 hạt giảm xuống. Chiều dài bắp và số hạt trên hàng tương quan chặt chẽ với nhau và đều tương quan thuận với năng suất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 Bảng 1.1. Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất với năng suất ngô Các chỉ tiêu tương quan với năng suất Hệ số tương quan (r) Chiều dài bắp 0,88 Đường kính bắp 0,52 Số hàng trên bắp 0,12 Số hạt trên hàng 0,73 Khối lượng 1000 hạt 0,39 (Nguồn: Trần Văn Minh, 1993) Giữa các yếu tố số bắp, số hạt, khối lượng 1000 hạt có biểu hiện chiều hướng bù trừ lẫn nhau. Sự bù trừ đó có thể do mâu thuẫn giữa nguồn và sức chứa gây ra. Sức chứa và nguồn quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại trong quá trình tạo năng suất. Các giai đoạn đầu, sức chứa là yếu tố hạn chế, sau đó sức chứa tăng lên song song cho đến lúc nguồn trở thành yếu tố hạn chế. Do vậy, muốn tăng năng suất ngô trong công tác tạo giống cần chú ý các hướng sau đây: - Tác động để có số bắp đạt đến giới hạn cao thích hợp nhất (giống, mật độ gieo trồng), với giới hạn đó khối lượng bắp không bị giảm. - Tác động để bắp dài, to ngang cân đối, có khối lượng bắp cao (bón phân, tưới nước, chăm sóc ….). - Tác động để nâng cao độ đồng đều của các chỉ tiêu nói trên ở cả ruộng ngô (giống, kỹ thuật chăm sóc…) Kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, kể cả chuyển gen phổ biến như chịu thuốc trừ cỏ, kháng sâu đục thân, một số bệnh virus và chịu được các yếu tố phi sinh học như hạn, chua phèn, mặn…Thu thập nguồn nguyên liệu theo định hướng con lai cho năng suất cao ổn định, chống đổ, chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, ngắn ngày, thích ứng rộng. Mở rộng mạng lưới khảo nghiệm giống ở nhiều điều kiện sinh thái nhằm xác định đúng và phát triển nhanh các giống mới phù hợp. 1.1.2. Những vấn đề về lý luận đối với cây ngô 1.1.2.1. Nguồn gốc của cây ngô Cây ngô (Zea mays L.) là một loài thuộc thực vật học loại Zea thuộc chi Maydeae, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Ngô thuộc họ hoà thảo, nhưng có hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái ở các phần khác nhau của một cây [10]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 Ngô là cây lương thực quan trọng cho năng suất cao và có giá trị kinh tế lớn, thuộc nhóm cây trồng cổ nhất thế giới, lịch sử trồng ngô gắn liền với lịch sử của ngành trồng trọt đã trải qua trên 5.000 năm, cho nên nguồn gốc phát sinh cây ngô trồng đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và đang là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu trong hơn 50 năm qua. Dựa vào các tài liệu tế bào học, Anderson E. (1945) đã nêu giả thuyết cây ngô trồng xuất hiện ở Đông Nam Á, là một song nhị bội của hai loài có số nhị bội thể nhiễm sắc là 10, một loài thuộc loại Coix và loài khác thuộc loại Sorghum. Tuy nhiên, quan niệm này đã bị bác bỏ vì không có cơ sở chắc chắn [10]. Trái với giả thuyết của Anderson, nhiều nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của cây ngô là ở châu Mỹ. Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) đã cho rằng Mexico và Pêru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của ngô. Mexicô là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Pêru) là trung tâm thứ hai, nơi mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng. Nhận định này của Vavilov được nhiều nhà khoa học chia sẻ (Galinat, 1977; Wilkess, 1980; Kato, 1984, 1988). Đặc biệt Harshberger năm 1893 (theo Wilkes, 1988) đã có kết luận ngô bắt nguồn từ một cây hoang dại ở miền Trung Mexico trên độ cao 1.500 m của vùng bán khô hạn có mưa mùa hè khoảng 350 mm. Người ta đã tìm thấy hoá thạch phấn ngô Teosinte và Tripsacum trong khai quật ở Bellas, Artes, Mexico. Mẫu phấn hoa ngô cổ nhất tìm thấy ở độ sâu hơn 70 m và xác định vào niên đại sông băng, ít nhất cách đây khoảng 60.000 năm; hạt phấn của Tripsacum được tìm thấy ở độ sâu 74 m còn của Teosinte ở khoảng 3 - 6 m. Những khai quật ở hang động Bat của New Mexico đã cung cấp nhiều thông tin về nguồn gốc cây ngô. Ở đây người ta đã tìm thấy cùi ngô dài 2 - 3 cm và xác định tuổi vào khoảng 3.600 năm trước công nguyên. Sự phân bố các nòi ngô hiện nay là một bằng chứng khác khẳng định Mexico là trung tâm phát sinh cây ngô. Dựa trên 2.800 mẫu ngô thu thập được của Vavilov, các nhà khoa học đã phát hiện các nòi ngô phân bố chủ yếu ở Mexico. Trong số 50 nòi tìm thấy ở Mexico thì chỉ có 7 nòi tương tự ở Guatemela, 6 ở Columbia, 5 ở Peru và 2 ở Brazil. Ở Pêru được thấy 30 nòi. Tuy nhiên Teosinte chỉ được tìm thấy ở Mexico và không thấy ở Pêru. Những bằng chứng đó càng khẳng định Mexico là trung tâm phát sinh cây ngô [10], [17]. Về nguồn gốc di truyền của cây ngô, đến nay có rất nhiều giả thuyết nhưng có thể tóm tắt như sau: - Giả thuyết coi ngô là cây lai giữa Teosinte và một thành viên thuộc chi Andropogoneane của Harshberger (1896), Collins (1912) ít được ủng hộ vì không thể xác định thành viên không rõ chi Andropogoneae. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 - Giả thuyết coi cây ngô có nguồn gốc châu Á của Anderson (1954) bị một số nhà khoa học bác bỏ vì thiếu bằng chứng tồn tại của ngô tiền Columbus ở châu Á. - Thuyết ba phần (The tripartite theory) Mangelsdof và Reves (1939) cho rằng ngô là kết quả của quá trình lai tạo giữa ngô bọc nguyên thủy, Teosinte, Tripsacum. Giả thuyết này bị bác bỏ sau khi tiến hành thí nghiệm trên kính hiển vi so sánh cấu trúc hạt phấn của cây lai giữa ngô với Tripsacum với cấu trúc của hạt phấn Teosinte. - Giả thuyết của Weatherwax (1955) coi ngô, Teosinte, Tripsacum cùng có một tổ tiên chung là Maydeas sau quá trình thuần dưỡng, dạng ngô dại đã biến mất khỏi hệ thực vật hoang dại chỉ còn lại Teosinte và Tripsacum. - Thuyết Teosinte của Walton C. Galinat, trường Đại học Tổng hợp Massachusetts coi ngô có nguồn gốc từ Teosinte sau khi xuất hiện một hoặc nhiều đột biến đã làm thay đổi một vài cấu trúc mà tạo nên cây ngô nguyên thủy. Đây là giả thuyết đề xướng bởi W.C. Galinat và H.H. Iltis và thuyết này được nhiều nhà khoa học thừa nhận như Beadle (1939), Langham (1940), Langley (1946) [10], [17]. Thuyết này cho rằng Teosinte, một loài cỏ dại đang vẫn còn sinh trưởng ở Mexico và Guatemala là tổ tiên tiền khởi của của ngô hiện đại. Thực tế có rất nhiều điểm tương đồng giữa ngô và Teosinte về hình thái, tế bào và di truyền. Sau nhiều năm nghiên cứu, dựa vào kết quả khảo cổ học, thực vật học, di truyền học, các tài liệu lịch sử, từ nhiều giả thuyết khác nhau, các nhà khoa học đã đi tới kết luận: ngô là loài cây trồng đầu tiên được người da đỏ Mexico thuần dưỡng. Có thể hình thành 2 trung tâm trồng ngô nguyên thủy là vùng Mexico, Trung Mỹ có niên địa cách đây 5.000 năm và vùng Pêru, Bôlivia cách đây khoảng 3.000 năm trước công nguyên [10], [17]. 1.1.2.2. Sự thuần hoá và quá trình lan truyền cây ngô trên thế giới Cỏ ngô hoang dại gần giống nhất với ngô ngày nay vẫn còn mọc trong lưu vực sông Balsas. Các dấu tích khảo cổ của các bắp ngô có sớm nhất, được tìm thấy tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca, có niên đại vào khoảng năm 4.250 TCN các bắp ngô cổ nhất trong các hang động gần Tehuacan, Puebla, có niên đại vào khoảng 2.750 TCN. Có rất ít thay đổi diễn ra đối với hình dạng bắp ngô cho tới khoảng 1.100 TCN khi các thay đổi lớn diễn ra trên các bắp ngô trong các hang động tại Mêhicô, sự đa dạng của ngô tăng lên nhanh chóng. Quá trình thuần dưỡng ngô là đáng chú ý đối với các nhà nghiên cứu, bao gồm các nhà khảo cổ học, nhà di truyền học, nhà thực vật học, nhà địa lý học... Quá trình này được một số người cho là đã bắt đầu vào khoảng năm 5.500 tới 10.000 TCN. Chứng cứ di truyền học gần đây cho rằng quá trình thuần dưỡng ngô diễn ra vào PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 khoảng năm 7.000 TCN tại miền Trung Mexicô, có thể trong khu vực cao nguyên nằm giữa Oaxaca và Jalisco. Một điều vẫn chưa rõ là quá trình thuần dưỡng ngô ngưng tụ lại được gì, do phần ăn được của các thứ hoang dại là quá nhỏ và khó để có thể ăn trực tiếp, do mỗi hạt được bao bọc trong các vỏ hai mảnh rất cứng. Tuy nhiên, George Beadle đã chứng minh rằng các hạt của cỏ ngô là dễ dàng "trương nở" để con người sử dụng, tương tự như ngô để làm bỏng ngô ngày nay. Một số người lại tranh cãi rằng nó đã phải mất quá nhiều thế hệ nhân giống chọn lọc nhằm sản sinh các bắp ngô lớn để có thể gieo trồng có hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các giống lai ghép dễ dàng thực hiện nhờ lai ghép chéo của cỏ ngô và ngô hiện đại cho thấy lý do phản đối này là không đủ cơ sở vững chắc [10]. Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới hầu như đã công nhận và thống nhất Mexico là trung tâm phát sinh cây ngô. Với sự phát triển của vùng Trung và Tây của nước Mỹ thế kỷ XIX, ngô đã mở rộng trên những diện tích trồng trọt quan trọng ở các bang: Ohio, Indiana, Inllinois và Iowa. Ngô đã là “vua” trong tiềm thức người nông dân châu Mỹ giống như bông giữ vị trí hoàng đế ở vùng Cận Đông hoặc lúa gạo ở vùng châu Á. Việc trồng ngô đã có từ lâu đời ở Mexico và Pêru. Cây ngô đã gắn bó chặt chẽ với cuộc sống người bản xứ Trung Mỹ, ngô là biểu tượng của nền văn minh “Maya” [10]. Trước khi Cripxtop Côlumbô tìm ra châu Mỹ, từ Trung Mỹ ngô đã phát triển đến phía Bắc và Nam Mỹ. Từ trung tâm phát sinh ở miền Trung Nam Mexico cây ngô đã đi về phía Nam và định vị ở vùng núi Andes thuộc Pêru, hình thành trung tâm phát sinh thứ cấp. Sau đó từ hai trung tâm này cây ngô đã được lan truyền ra tất cả các nước của châu Mỹ. Từ trung tâm Mexico, cây ngô đã đi lên phía Bắc sang Hoa Kỳ bằng nhiều con đường, sang phía Tây và vượt biển ra các đảo thuộc Caribê. Sau khi thích nghi với từng vùng sinh thái khác nhau của Hoa Kỳ, dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và tác động của con người, nhiều thể loại ngô được hình thành. Rồi chúng lại tiếp tục di chuyển dưới tác động của con người và hình thành một trung tâm “lai tạo” hiện đại ở vùng vành đai ngô nước Mỹ [10], [17]. Theo Galinat (1979), năm 1494 Bồ Đào Nha mang ngô vào Ý, năm 1517 ngô xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, theo hai hướng ngô tràn sang Bancăng và lưu vực sông Đanýp: một mặt từ Ý, một mặt từ biển Đen. Năm 1517, ngô xuất hiện ở Pháp và Đức, năm 1572 tới Nam Tư ngày nay. Năm 1521, ngô đến bán đảo Đông Ấn Độ và quần đảo Inđônêsia. Cũng thời gian này ngô lan sang các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Phi, đến Ấn Độ, Đông Nam Á và đến Trung Quốc vào năm 1516. Theo Rumphius năm 1496, người Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào Inđônêsia. Từ Inđônêsia, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 ngô chuyển sang Đông Dương và Miến Điện. Ở Miến Điện đã phát sinh một đột biến làm xuất hiện một thành phần tinh bột mới trong hạt ngô và những dạng có loại tinh bột đó được gọi là ngô nếp. Ở phần lớn những tế bào nội nhũ của loại ngô này, các hạt tinh bột xếp chặt bên nhau và những hạt này có hình đa diện như nội nhũ sừng của các dạng ngô khác. Chỉ ở giữa nội nhũ, tế bào mới có hạt tinh bột tròn và sắp xếp lỏng lẻo. Thành phần tinh bột của hạt ngô nếp không chuyển xanh khi gặp iốt nhưng lại thành tím đỏ. Từ Miến Điện ngô nếp được phổ biến ra khắp vùng Đông Nam Á và sau đó được đem sang châu Mỹ và châu Âu. Theo Kulesohv (1928) ngoài một loại tinh bột mới, ở Miến Điện, ngô còn có thêm một loạt những đặc điểm sinh thái di truyền mới. Ở đây đã hình thành nguyên mẫu của những dạng ngô của Đông Nam Á chỉ có một thân, có lá bi trên bắp và sinh trưởng nhanh trong thời gian đầu tiên. Như vậy, Miến Điện đã là nơi phát sinh một trung tâm phát triển mới của ngô [10], [17]. Người châu Âu chỉ biết đến cây ngô sau khi tìm ra châu Mỹ nhưng đã đóng góp lớn cho sự phát triển tiếp theo của cây ngô. Năm 1493, Côlumbô đã mang ngô vào châu Âu (Tây Ban Nha) và đã góp phần mang lại nền văn minh cho châu Âu. Vào những năm đầu thế kỷ XVI bằng đường thuỷ các tàu biển của Bồ Đào Nha, Vơnidơ (Ý) đã đưa dần cây ngô lan ra hầu hết khắp các lục địa của thế giới cũ [10]. Hiện nay, diện tích phân bố của cây ngô bao gồm toàn bộ trái đất, ở Bắc bán cầu, giới hạn vùng trồng ngô lên đến 520 vĩ Bắc để lấy hạt, còn để lấy thân xanh có thể trồng đến vĩ tuyến 600. Ở Nam bán cầu, vùng trồng ngô dừng lại ở vĩ tuyến 46 0 vĩ Nam. Về độ cao so với mặt nước biển, ở châu Âu ngô được trồng trên dãy Cacpat tới độ cao 700 m, ở châu Á tới độ cao 2.000 m, ở vùng nhiệt đới châu Mỹ ngô được trồng ở độ cao 3.500 m. Tính đa dạng về khả năng thích nghi của cây ngô có lẽ không có cây nào sánh kịp [10]. Ngô vào Việt Nam có thể thông qua hai đường, từ Trung Quốc và từ Inđônêsia, Miến Điện đến. Theo nhà Bác học Lê Quý Đôn nêu trong “Vân Đài Loại Ngữ”, vào thời đầu Khang Hy (1662 - 1723), Lương Thế Vinh đi sứ nhà Thanh thấy loại cây mới này mang về trồng ở hạt Sơn Tây và gọi là “ngô - Ngọc mễ”. Một số tư liệu cho rằng người Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào Java vào năm 1496 có thể trực tiếp từ Nam Mỹ. Sau đó từ Inđônêsia ngô được chuyển sang Đông Dương và Myanma. Từ hai giả thuyết về cây ngô được lan truyền vào Đông Dương qua Indonesia, vào Việt Nam từ Trung Quốc và phương thức trồng ngô chọc lổ của đồng bào Tây Nguyên, phương thức trồng ngô theo hàng của đồng bào miền núi phía Bắc có thể cho rằng cây ngô được đem vào nước ta theo hai con đường khác nhau [10], [17]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 1.1.2.3. Giá trị của cây ngô a. Giá trị dinh dưỡng của cây ngô Bảng 1.2. Thành phần hoá học của hạt ngô (ĐVT: %) Thành phần hoá học Ngô nếp Ngô tẻ Nước 14,67 13,63 Chất có đạm 9,19 9,47 Chất béo 5,18 5,18 Tinh bột 65,31 68,02 Chất xơ 3,23 3,61 Chất khoáng 1,32 1,32 Sinh tố 0,08 0,08 Các chất khác 0,40 0,33 Cộng toàn hạt 100,00 100,00 (Nguồn : Cao Đắc Điểm, 1988 ) Bảng 1.3. Thành phần hoá học ở các phần chính của hạt ngô (ĐVT: %) Thành phần hoá học Vỏ hạt Nội nhũ Mầm Prôtêin 3,70 8,00 18,40 Chất béo 1,00 0,80 33,20 Chất xơ thô 86,70 2,70 8,80 Tro 0,80 0,30 10,50 Tinh bột 7,30 87,60 8,30 Đường 0,34 0,62 10,80 (Nguồn: Watson, 1987) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2