Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sinh kế của cộng đồng người dân khai thác và nuôi trồng thủy hải sản sau sự cố môi trường ven biển thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản tại điểm nghiên cứu. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến hoạt động của người lao động khai thác và đánh bắt thủy hải sản. Xác định các hình thức sinh kế thay thế phù hợp với lao động hộ khai thác và nuôi trồng trong thời điểm hiện tại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sinh kế của cộng đồng người dân khai thác và nuôi trồng thủy hải sản sau sự cố môi trường ven biển thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG NGỌC LINH NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN KHAI THÁC VÀ NUÔI THỦY HẢI SẢN SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 862.01.16 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VIẾT TUÂN HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do tôi tự tìm hiểu, số liệu được phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn địa phương. Các kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào. Học viên Trương Ngọc Linh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, không thể không có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, đồng nghiệp, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn nghiên cứu. Đó là động lực giúp bản thân tôi hoàn thành khóa luận ngày hôm nay. Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ Phát triển nông thôn này, trước tiên tôi xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Viết Tuân đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các cơ quan trực thuộc Phòng Kinh tế thành phố Đồng Hới, cán bộ, người dân địa phương thực hiện nghiên cứu là xã Bảo Ninh và xã Quang Phú đã tận tình cung cấp mọi thông tin có thể để tôi có đủ căn cứ thực hiện nghiên cứu này. Cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi vừa học tập vừa làm việc được tốt hơn. Chính nhờ sự giúp đỡ của những người quan tâm đến tôi mà bản thân vượt qua sự hạn chế về sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng làm nghiên cứu để có được sự tương đối hoàn chỉnh này. Bản thân còn nhiều thiếu sót nhưng đã là sự nỗ lực hết mức trong thời gian qua và tôi rất mong được lượng thứ nếu có gì sơ suất. Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2017 Học viên Trương Ngọc Linh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Vào tháng 4/2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về kinh tế – xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Để có số liệu thiệt hại một cách chính xác, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều cuộc họp xác định rõ hơn 26.670 lao động trực tiếp, gần 10.630 lao động gián tiếp ở bảy nhóm bị thiệt hại (khai thác hải sản, thủy sản, sản xuất muối, kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch thương mại ven biển và thu mua, tạm trữ thủy sản. Qua thống kê, thẩm định, thẩm tra việc kê khai và áp giá bồi thường cho ngư dân và các đối tượng, cơ quan chức năng đã đưa ra con số thiệt hại 2.138 tỉ đồng. Trong đó, thiệt hại lớn nhất là khai thác thủy sản 1.171 tỉ đồng, thủy sản 320 tỉ, sản xuất muối 18 tỉ… Xuất phát từ thực tế khó khăn của cư dân ven biển tại Tỉnh Quảng Bình nói chung, thành phố Đồng Hới nói riêng, Tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu sinh kế của cộng đồng người dân khai thác và nuôi trồng thủy hải sản sau sự cố môi trường ven biển thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” Sau khi hoàn thiện, đề tài sẽ giúp chúng ta có những nhìn nhận cụ thể nhất về hiện trạng các hoạt động sinh kế, ảnh hưởng của sự cố môi trường biển do Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra cho cộng đồng cư dân ven biển TP Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình. Từ đó, có cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện, phát triển sinh kế của người dân nơi đây. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu đó là: thu thập số liệu qua báo cáo, số liệu sơ cấp được lấy từ phỏng vấn hộ, phỏng vấn trước, sau... Kết quả nghiên cứu cho thấy: nguồn lực con người có đủ về số lượng có chất lượng cơ bản. Lao động làm ngư nghiệp chiếm 50% tại hai xã nghiên cứu và đa số là lao động nam. Người được đào tạo về đánh bắt chiếm trên 90%, không có ngư dân mù chữ nhưng tỷ lệ học xong trung học phổ thông rất thấp, khoảng trên duới 10%. Ngư dân có kinh nghiệm đi biển lâu năm chiếm đại đa số. Đất đai của nhóm hộ nuôi trồng nhiều hơn nhóm hộ đánh bắt. Các quan hệ xã hội của người dân trước và sau sự cố môi trường biển rất phong phú và kết nối tốt, hỗ trợ nhau trong các khâu của hoạt động đánh bắt thủy, hải sản. Sau sự cố môi trường biển thì quan hệ giữa thương lái và ngư dân không được chặt chẽ như trước, nguyên nhân do sự tương tác của người tiêu dùng – thị trường- thương lái – PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv người đánh bắt. Quan hệ của ngư dân với các tổ chức hội, nhóm, đoàn thể gắn bó mạnh mẽ hơn nhờ sự giúp đỡ, tương trợ nhau lúc khó khăn. Khả năng tài chính của nhóm nuôi trồng thủy hải sản tốt hơn nhóm đánh bắt do lợi nhuận thu được từ hoạt động nuôi tôm của nhóm này đạt hiệu quả cao hơn. Khả năng huy động vốn của nhóm hộ nuôi tôm tốt hơn nhờ có vốn vật chất làm tài sản thế cao hơn. Trước và sau sự cố môi trường biển, cả hai nhóm đều bị thiệt hại kinh tế mạnh mẽ. Cả 2 nhóm đều có thời gian tạm dừng hoạt động và khai thác trung bình từ 4-12 tháng, trung bình là 8 tháng. Trong khoảng thời gian đó, nhóm hộ đánh bắt dừng hẳn hoạt động đánh bắt, chuyển sang đầu tư một số nghề phụ như nông nghiệp, chế biến thủy hải sản hoặc làm thuê. Nhóm hộ nuôi tôm chuyển sang chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi. Trong khoảng thời gian tạm dừng hoạt động đánh bắt của mình, người chủ tàu thiệt hại trên 35 triệu đồng, nhóm hộ nuôi trồng thiệt hại trên 190 triệu đồng. Sau khoảng thời gian tạm dừng thì toàn bộ người dân ven biển đã trở lại nuôi trồng và đánh bắt. Tuy vậy, so với trước đây, thu nhập của chủ tàu giảm trung bình 130 triệu năm – đối với tàu khai thác xa bờ, 80 triệu năm – đối với khai thác gần bờ. Đối với nhóm hộ nuôi tôm, thu nhập giảm trung bình 540 triệu/năm. Giả thiết đối với các số liệu trên là tình hình biến động thị trường nhỏ, thời tiết thuận lợi. Đối phó với sự sụt giảm trong thu nhập thì người dân sống dựa vào biển có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp. Ngư dân có nhu cầu lớn trong chuyển đổi nội bộ nghề, khó khăn lớn nhất là không đủ tiền để mua sắm tàu lớn, trang thiết bị có giá trị lớn, họ chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu vốn cần thiết. Đối với sự chuyển đổi sang nghề khác: mỗi nghề có ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng hộ, mỗi hộ cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng chuyển đổi nghề ở Quang Phú cao hơn Bảo Ninh nhờ tập hợp các nguồn vốn sinh kế của họ tốt hơn. Từ những vấn đề liên quan đến sinh kế trước đây, hiện nay, nhu cầu và khả năng chuyển đổi ngành nghề của hộ thì qua thảo luận nhóm, phỏng vấn người am hiểu tôi đã rút ra những giải pháp về chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân ven biển thành phố Đồng Hới như sau: Cần tham vấn chặt chẽ với những người đã tham gia trực tiếp vào các hoạt động này để tìm hiểu đầy đủ về những hạn chế, khó khăn hiện tại đối với nghề. Phân tích tính khả thi của các đề xuất sinh kế và khả năng cải thiện điều kiện hiện tại, kể cả phân tích các tác động môi trường và xã hội nếu thay đổi hay việc mở rộng quy mô diễn ra. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v Tăng thêm giá trị cho sản phẩm hiện tại nhằm tăng doanh thu cho các nhà sản xuất địa phương. Điều này đòi hỏi tiếp thị cũng như khâu bảo quản sản phẩm tốt hơn Cải thiện và duy trì liên kết với thị trường là yếu tố quyết định đối với một số hoạt động. Cộng đồng đảo thường thiếu các kỹ năng cũng như không kiên nhẫn khi thương thuyết với các nhà cung ứng và khách hàng từ đất liền. Có thể hỗ trợ tăng năng lực quản lý tập thể cho các ngành nghề địa phương, đồng thời hỗ trợ việc thỏa thuận giữa cộng đồng với các nhà cung ứng đầu vào và khách hàng tiềm năng Cải thiện nghề cá bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhà cung ứng đầu vào và thương lái và tạo điều kiện cho ngư dân bán hàng trực tiếp cho người tiêu thụ. Giảm rủi ro nghề biển bằng cách dự báo thời tiết tốt hơn và lắp đặt radio trên thuyền.Tăng giá trị cho sản phẩm hải sản địa phương. Hỗ trợ các hoạt động khuyến ngư, khuyến nông của chính quyền nhằm đảm bảo các kỹ thuật tiên tiến được phổ biến đầy đủ và đúng đắn cho bà con dân đảo. Kết thúc đề tài tôi kiến nghị các biện pháp liên quan đến đào tạo nghề, củng cố hệ thống đánh bắt và nuôi trồng.... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................................3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm môi trường ...........................................................................................4 1.1.2. Sự cố môi trường ...................................................................................................7 1.1.3. Nội dung của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nước ..................................................8 1.1.4. Nghĩa vụ của Nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước .....................9 1.1.5. Khái niệm sinh kế, chuyển đổi và đa dạng hóa sinh kế.......................................10 1.1.6. Một số khái niệm liên quan .................................................................................14 1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nuôi tôm ................................................................18 1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật ................................................................................................18 1.2.2. Các hình thức nuôi tôm chuyên canh ..................................................................19 1.2.3. Khái quát tình hình nuôi tôm ở Việt Nam ...........................................................21 1.3. Đặc điểm của hoạt động đánh bắt thủy hải sản ......................................................27 1.4. Về sự cố ô nhiễm môi trường biển .........................................................................30 1.4.1. Tiến trình sự cố ....................................................................................................30 1.4.2. Tác động của sự cố môi trường biển ...................................................................33 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 1.4.3. Hỗ trợ của chính quyền, nhà nước khi sự cố môi trường biển xảy ra .................34 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................36 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................36 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................36 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................36 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................37 2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................................37 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................37 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................38 2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin..........................................................38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................41 3.1. Tình hình cơ bản của thành phố Đồng Hới ............................................................41 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...........................................................................41 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................41 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế .................................................................................44 3.1.3. Thực trạng đánh bắt thủy hải sản tại Bảo Ninh ...................................................46 3.1.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Quang Phú .............................................47 3.2. Thực trạng nguồn lực của hộ đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản tại Quảng Bình .......................................................................................................................................49 3.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của các hộ đánh bắt và khai thác ...............................49 3.2.2. Điều kiện vật chất của người dân khai thác và nuôi thủy hải sản .......................54 3.2.3. Đặc điểm tài chính của người dân đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản .............56 3.2.4. Đặc điểm các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản ............................................................................................................................59 3.2.5. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tác động đến người dân đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản ............................................................................................................................61 3.3. Thực trạng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trước và sau khi có sự cố môi trường biển ................................................................................................................................63 3.3.1. Thực trạng đánh bắt thủy hải sản tại trước và sau khi có sự cố môi trường biển63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii 3.3.2. Thực trạng nuôi tôm tại thành phố Đồng Hới trước và sau sự cố môi trường biển .......................................................................................................................................69 3.3.3. So sánh tác động của sự cố môi trường biển đến người dân nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản .............................................................................................................76 3.3.4. Hỗ trợ của chính quyền, nhà nước khi sự cố môi trường biển xảy ra .................76 3.4. Yếu tố tác động đến quyết định việc duy trì hay chuyển đổi hình thức sinh kế của người dân sau sự cố môi trường biển ............................................................................78 3.4.1. Yếu tố liên quan đến điều kiện sản xuất của hộ ..................................................78 3.4.2. Yếu tố liên quan đến các nguồn tài chính của hộ ................................................79 3.4.3. Yếu tố liên quan đến các mối quan hệ xã hội của hộ ..........................................79 3.4.4. Yếu tố tố liên quan vật chất của hộ .....................................................................80 3.5. Nhu cầu muốn chuyển đổi nghề của người dân .....................................................80 3.5.1. Khó khăn, thuận lợi liên quan đến việc chuyển đổi hình thức sinh kế ...............80 3.5.2. Khả năng chuyển đổi ngành nghề của người dân................................................84 3.5.3. Giải pháp giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp trong thời điểm hiện tại ......85 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................87 4.1. Kết luận...................................................................................................................87 4.2. Kiến nghị ................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................91 PHỤ LỤC ......................................................................................................................93 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TP Thành phố LBVMT Luật bảo vệ môi trường MT Môi trường NN Nông nghiệp NN – PTNT Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TX Thị xã TN – MT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân BVMT Bảo vệ môi trường CV Chevaux Vapeur: mã lực BQC Bình quân chung CSXH Chính sách xã hội QL Quốc lộ QLDA Quản lý dự án PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo huyện, thị xã, thành phố ...............25 Bảng 1.2: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành phân theo huyện, thị xã, thành phố .......................................................................................................................29 Bảng 1.3: Số lượng và công suất tàu, thuyền có động cơ khai thác ..............................30 Bảng 3.1: Diện tích, dân số của các xã, phường thuộc thành phố Đồng Hới................43 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phát triển tại thành phố Đồng Hới ............................................44 Bảng 3.3: Tình hình hoạt động sản xuất,khai thác thủy hải sản vùng nghiên cứu xã Bảo Ninh ...............................................................................................................................46 Bảng 3.4: Tình hình hoạt động nuôi trồng thủy sản của xã Quang Phú ........................48 Bảng 3.5: Đặc điểm nhân khẩu của các hộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu .................49 Bảng 3.6: Cơ cấu độ tuổi tham gia khai thác, đánh bắt thủy, hải sản ...........................51 Bảng 3.7: Thâm niên trong nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.........................52 Bảng 3.8: Tàu thuyền và diện tích ao nuôi của hộ điều tra ...........................................54 Bảng 3.9: Thói quen cất giữ tài sản của hộ ...................................................................58 Bảng 3.10: Tình hình sử dụng đất của hộ ......................................................................62 Bảng 3.11. Tần suất khai thác của các hộ điều tra .......................................................63 Bảng 3.12: Chi phí đầu tư cho hoạt động đánh bắt thủy hải sản ...................................64 Bảng 3.13: Hạch toán cho 1 chuyến đi biển gần bờ ......................................................65 Bảng 3.14: Thu nhập của người đánh bắt thủy sản .......................................................67 Bảng 3.15: Hoạt động đánh bắt của ngư dân sau thời điểm sự cố môi trường biển ....68 Bảng 3.16: Sự chuyển đổi lao động của xã Bảo Ninh ..................................................68 Bảng 3.17: Mật độ nuôi tôm của các nông hộ ở xã Quang Phú ....................................69 Bảng 3.18: Lịch thời vụ nuôi tôm tại xã Quang Phú .....................................................70 Bảng 3.19: Hạch toán chi phí trước và sau nuôi ...........................................................72 Bảng 3.20: Hiệu quả nuôi trước và sau khi có sự cố tại xã Quảng Phú ........................73 Bảng 3.21: Hoạt động nuôi tôm sau thời gian xảy ra sự cố môi trưởng biển ...............74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi Bảng 3.22: Sự chuyển đổi lao động sau sự cố môi trường biển ....................................75 Bảng 3.23: Ảnh hưởng của sự cố đến hoạt động sinh kế của người dân ......................76 Bảng 3.24: Mức đền bù và sự đầu tư sau đền bù của hộ điều tra ..................................77 Bảng 3.25: Thuận lợi khó khăn của nghề mà người dân có ý định chuyển đổi ............82 Bảng 3.26: Mức độ ưu tiên và khả năng chuyển đổi của người dân .............................84 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ thể hiện các tỉnh trọng điểm về nuôi tôm ..........................................21 Hình 1.2. Tình hình dịch bệnh đốm trắng trên địa bàn cả nước từ 2012-9/2014 ..........23 Hình 1.3. Diễn biến diện tích nuôi tôm ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 – 2014 .........24 Hình 1.4. Diễn biến năng suất nuôi tôm ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 - 2014. ......26 Hình 1.5. Diễn biến sản lượng tôm ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 - 2014. ...............27 Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Đồng Hới .......................................................41 Hình 3.2: Trình độ của ngư dân đánh bắt tại Bảo Ninh ................................................53 Hình 3.3: Trình độ đào tạo chuyên môn của người nuôi trồng thủy hải sản tại Quang Phú .................................................................................................................................53 Hình 3.4. Thuyền dùng trong đánh bắt của ngư dân Bảo Ninh .....................................56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc miền Trung có bờ biển dài trên 116 km, với 5 cửa sông đổ ra biển (bao gồm sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Gianh) và có 5 hòn đảo nhỏ: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Vũng Chùa. Tất cả tạo nên vùng ngư trường rộng lớn, nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, kinh tế thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Về khai thác thủy sản, tính đến tháng 10/2016, Quảng Bình có số lượng tàu, thuyền tham gia khai thác hải sản trên biển, cửa sông là 7.584 chiếc, trong đó tàu có công suất 90CV trở lên 1.245 chiếc tham gia khai thác xa bờ, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 60.000 tấn, số lao động trực tiếp trên các tàu cá trên 15.000 người. Đa số tàu cá xa bờ được trang bị đầy đủ ngư cụ, trang thiết bị khai thác phù hợp với ngư trường và 100% tàu cá xa bờ đã lắp máy thông tin liên lạc. Ngoài ngư trường truyền thống Vịnh Bắc Bộ, từ năm 2011 ngư dân Quảng Bình đã chuyển sang ngư trường vùng biển xa, khai thác chọn lọc, nâng cao giá trị sản phẩm, các nghề khai thác như vây rút chì, câu khơi, chụp mực 4 tăng gông tiếp tục phát triển phát huy hiệu quả. Về nuôi trồng, Quảng Bình có 5.100 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó đối tượng nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, ngoài ra có tôm sú, cua, cá mặn lợ; đối tượng nuôi nước ngọt chủ yếu là các đối tượng truyền thống như cá trắm cỏ, rô phi, chép; với tổng số lượng lao động trên 13.000 lao động. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt gần 12.000 tấn, trong đó nuôi mặn lợ trên 5.400 tấn, nuôi nước ngọt gần 6.600 tấn. Trong những năm gần đây, người dân chuyển sang đầu tư nuôi tôm thâm canh, phát triển các vùng nuôi tập trung; áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào quá trình nuôi nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đa dạng hóa các hình thức nuôi như nuôi lồng bè trên sông, hồ chứa, nuôi trong bể xi măng, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ bãi triều và các đối tượng nuôi như cá chim vây vàng, cá dìa, bống bớp, cá lăng chấm, rô đầu vuông nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Là địa phương nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, hàng năm Quảng Bình chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão và các đợt áp thấp nhiệt đới, gió mùa. Trong những năm qua, thời tiết biển và thiên tai bão lụt có nhiều diễn biến phức tạp, liên tục, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Đặc biệt, năm 2016, sự cố môi trường biển làm ảnh hưởng nặng nề đối với ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Vào tháng 4/2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về kinh tế – xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, thiệt hại do Formosa gây ra là rất lớn. Về kinh tế, riêng số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng 100 tấn. Hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Trên 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo. Do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng.Với hoạt động thủy sản, có 9 triệu tôm giống bị chết, hàng ngàn lồng nuôi cá cũng bị thiệt hại. Hoạt động du lịch thì không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp ở 4 tỉnh miền Trung vì theo Chính phủ, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Hà Nội và TP.HCM cũng bị thiệt hại khi khách dự định đến 4 tỉnh miền Trung hủy tour, khiến công suất sử dụng phòng tại bốn tỉnh trên mất 40-50%.Sự việc còn tiềm ẩn nguy cơ an ninh khi nhân dân lo lắng về sinh kế, thất nghiệp, thậm chí nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được hải sản. Để có số liệu thiệt hại một cách chính xác, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều cuộc họp xác định rõ hơn 26.670 lao động trực tiếp, gần 10.670 lao động gián tiếp ở bảy nhóm bị thiệt hại (khai thác hải sản, thủy sản, sản xuất muối, kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch thương mại ven biển và thu mua, tạm trữ thủy sản. Qua thống kê, thẩm định, thẩm tra việc kê khai và áp giá bồi thường cho ngư dân và các đối tượng, cơ quan chức năng đã đưa ra con số thiệt hại 2.138 tỉ đồng. Trong đó, thiệt hại lớn nhất là khai thác thủy sản 1.171 tỉ đồng, thủy sản 320 tỉ đồng, sản xuất muối 18 tỉ… Xuất phát từ thực tế khó khăn của cư dân ven biển tại Tỉnh Quảng Bình nói chung, thành phố Đồng Hới nói riêng, Tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu sinh kế của cộng đồng người dân khai thác và nuôi trồng thủy hải sản sau sự cố môi trường ven biển thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” Sau khi hoàn thiện, đề tài sẽ giúp chúng ta có những nhìn nhận cụ thể nhất về hiện trạng các hoạt động sinh kế, ảnh hưởng của sự cố môi trường biển do Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra cho cộng đồng cư dân ven biển TP Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình. Từ đó, có cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện, phát triển sinh kế của người dân tại đây. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản tại điểm nghiên cứu. - Mục tiêu 2: Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến hoạt động của người lao động khai thác và đánh bắt thủy hải sản. - Mục tiêu 3: Xác định các hình thức sinh kế thay thế phù hợp với lao động hộ khai thác và nuôi trồng trong thời điểm hiện tại. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học Củng cố về lý luận cho khung sinh kế đối với các biến cố đối và cú sốc bên ngoài tác động từ đó xây dựng chiến lược sinh kế và các hoạt động sinh kế chuyển đổi cho người dân tại vùng chịu ảnh hưởng. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần xác định các hoạt động sinh kế để thay thế, chuyển đổi. Từ đó từng bước ổn định đời sống, tạo thu nhập cho người dân tại vùng bị ảnh hưởng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm môi trường Theo luật bảo vệ môi trường, môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và toàn bộ sinh vật [9] a. Tính phổ biến toàn cầu của vấn đề môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau: - Ảnh hưởng của những tác hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận. - Việc tàn phá môi trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị kinh tế ở đó như thế nào. Không có bất cứ quốc gia nào được loại trừ khỏi sự trả thù của thiên nhiên, dẫu đó là quốc gia giàu hay nghèo. - Sự xuất hiện của các định chế pháp lý quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 được đánh dấu bởi bằng sự ra đời hàng loạt của các tổ chức quốc tế và các điều uớc quốc tế về môi trường. - Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các yếu tố của chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Điều kiên về bảo vệ môi trường là một trong những điều khoản của các hợp đồng liên doanh, đầu tư nước ngoài ký kết thuộc nhiều quốc gia khác nhau. b. Môi trường và phát triển bền vững - Thứ nhất, phát triển bền vững là phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bảo vệ môi trường. Thực chất của việc phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triền với việc duy trì môi trường hay nói cách khác là yếu tố cơ bản của việc phát triển bền vững là quyền 108 phát triển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Có thể khẳng định đó là mối liên kết không thể tách rời giữa phát triển và bảo vệ môi trường. - Thứ hai, phát triển bền vững có thể hiểu dưới góc độ môi trường. Trên thế giới, phát triển bền vững có thế được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, hoạch định chính sách và cũng có cách hiểu chỉ thuần túy dưới góc độ môi trường. Ở Việt Nam, có quan điểm thống nhất về phát triển bền vững là: “phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” [9] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Tóm lại: Tuy có sự khác nhau về cách tiếp cận song về cơ bản các tiêu chí của phát triển bền vững được đưa ra tương đối thống nhất. Đó là: sự phát trường kinh tế, sự bảo vệ môi trường và sự thỏa mãn các yêu cầu cuộc sống của con người. c. Những đòi hỏi của phát triển bền vững trên các mặt tài chính, định chế, pháp luật. Thứ nhất, quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách. Quyết định chính sách là bước quan trọng trong phát triển bền vững. Khả năng kết hợp giữa phát triển và bảo vệ môi trường phụ thuộc rất lớn vào việc ban hành các chính sách đúng đắn. Gắn liền với việc ra chính sách là vị trí và thẩm quyền của cơ quan ban hành chính sách và quyết định. Việc xác định đúng vị trí, tạo ra được sự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau giữa các hệ cơ quan quyền lực nhà nước cũng là yếu tố định chế quan trọng của việc phát triển bền vững. Thứ hai, ban hành pháp luật và thực thi pháp luật. Pháp luật là công cụ quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thứ ba, giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển ổn định và các lợi ích hợp pháp được bảo vệ thỏa đáng. Phát triển bền vững sẽ gặp khó khăn nếu như các quan hệ kinh tế xã hội không được điều tiết thích hợp thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc giải quyết tranh chấp với tư cách là yếu tố định chế của phát triển bền vững. Thứ tư, hợp tác quốc tế Tính toàn cầu và ảnh hưởng toàn cầu của môi trường đòi hỏi phải có nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững. Thực tế cho thấy các công ước quốc tế đa phương, các định ước tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền vững toàn cầu. d. Ô nhiễm môi trường Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. [9] - Là sự thay đổi các thành phần môi trường: theo chiều hướng tăng lên hoặc giảm đi, sự thay đổi này mang tính chất định tính; - Là sự thay đổi không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, vi phạm quy chuẩn môi trường (là các quy định xác định ranh giới tối đa cho phép), là yếu tố mang tính chất định lượng; - Gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Khái niệm này dùng để xác định, đánh giá một hành vi có phải là hành vi gây ô nhiễm môi trường không. Song hành vi gây ô nhiễm và thực trạng môi trường ô nhiễm không có mối quan hệ nhân quả và mối quan hệ hữu cơ với nhau do trong môi trường còn có hiện tượng tích tụ, cộng dồn, phát tán nên có thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường mà không có môi trường bị ô nhiễm, hay có môi trường bị ô nhiễm song không có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân: chủ yếu là do chất gây ô nhiễm (là chất, hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong MT thì làm cho môi trường bị ô nhiễm). Chất gây ô nhiễm là chất thải, nhưng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu phế phẩm…phân thành các loại: - Chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm không tích lũy (tiếng ồn); - Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu (chất cfc); - Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn; - Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiêm do phát thải không liên tục. Các mức độ ô nhiễm: mức độ ô nhiễm môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thương được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất liệu môi trường của các chất gây ô nhiễm có trong thành phần môi trường đó [9]. e. Suy thoái môi trường Khái niệm: Suy thoái môi là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật[9]. Các dấu hiệu: - Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trương đó, hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi vè chất lượng của các thành phần môi trường và ngược lại - Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đới sống của con người và sinh vật. Nguyên nhân: chủ yếu là do hành vi khai thác qua mức các yếu tố môi trường làm hủy hoại môi trường, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật… Các mức độ suy thoái gồm: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 1.1.2. Sự cố môi trường Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng [9]. Nguyên nhân: - Do yếu tố thiên nhiên: cháy rừng do sét đánh, đất NN bị ngập mặn do sóng thần gây ra… - Do con người gây ra Các loại sự cố môi trường: - Bão, lũ lụt hạn hán…. - Hỏa hoạn, cháy rừng.. - Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản… - Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân… Phân biệt trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái. - Về nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường: Ô nhiễm môi trường thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô nhiễm, chất độc hại, làm nhiễm bẩn, làm ô uế các thành phần môi trường. Còn suy thoái môi trường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thành phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Ô nhiễm môi trường thường bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi trường, còn suy thoái môi trường thường bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên. - Về cấp độ thể hiện: ô nhiễm môi trường thường thể hiện mức độ "cấp tính" cao hơn so với suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong một khoảng thời gian ngắn, gây nên những hậu quả nguy cấp đối với con người và thiên nhiên. Ngược lại, suy thoái môi trường lại thể hiện mức độ "mãn tính" cao hơn so với ô nhiễm môi trường. Suy thoái môi trường là kết quả của một quá trình thoái hoá, cạn kiệt dần các giá trị sinh thái của các thành tố môi trường, làm mất đi các chức năng cơ bản của chúng, do đó thường gây nên những ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên. - Về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Biện pháp chủ yếu để phòng ngừa ô nhiễm môi trường là ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn