Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của một số giống Ngô rau vụ Xuân 2018 tại thành phố Đà Nẵng
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các giống ngô rau tham gia thí nghiệm, xác định giống ngô rau thích hợp nhất cho năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với yêu cầu sử dụng và hướng đến xuất khẩu. Đề tài đươc tiến hành từ tháng 01 năm 2018 trên địa bàn xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của một số giống Ngô rau vụ Xuân 2018 tại thành phố Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CAO THỊ THƯƠNG DUYẾN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LAN MOKARA TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của một số giống Ngô rau vụ Xuân 2018 tại thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác đều được theo dõi, thu thập và xử lý một cách trung thực và các thông tin trích trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả Cao Thị Thương Duyến PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế, quý thầy cô giáo trong Khoa Nông học và Bộ môn Di truyền – Giống cây trồng đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dạy, trang bị cho tôi những nền tảng kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS. TS. Trần Văn Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình về chuyên môn, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do giới hạn về thời gian, mà khối lượng kiến thức là vô hạn, trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô giáo cùng bạn đọc đóng góp ý kiến luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô giáo cùng các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên thực hiện Cao Thị Thương Duyến PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của một số giống Ngô rau vụ Xuân 2018 tại thành phố Đà Nẵng” được thực hiện nhằm mục tiêu: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các giống ngô rau tham gia thí nghiệm, xác định giống ngô rau thích hợp nhất cho năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với yêu cầu sử dụng và hướng đến xuất khẩu. Đề tài đươc tiến hành từ tháng 01 năm 2018 trên địa bàn xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Thí nghiệm gồm 9 công thức tương ứng với 9 giống ngô (kí hiệu là NRS1, NRS2, NRS3, NRS4, NRS5, NRS6, NR7, NRS8, NRS9-ĐC) được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Nội dung nghiên cứu gồm: Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển; Một số chỉ tiêu sinh lý; Đặc tính chống chịu; Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất; Chỉ tiêu về hình thái và chất lượng lõi; Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt là NRS4, NRS5, NRS6, NRS7, các giống ngô rau đều thu được hiệu quả kinh tế khá lớn, từ 25.246 – 96.122 nghìn đồng/ha. Các giống có đặc điểm hình thái tốt là NRS2, NRS7; các giống thí nghiệm có các chỉ tiêu về sinh lý đều tốt đặc biệt là các giống NRS4, NRS7, NRS8 có các yếu tố cấu trúc sản lượng tốt, có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao như sau: NRS4 > NRS8 > NRS7 > NRS6 > NRS9 (ĐC) > NRS5 > NRS3 > NRS2 > NRS1. Trong các giống tham gia thí nghiệm có 5 giống có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng là NRS2, NRS4, NRS5, NRS6, NRS7 trong đó giống NRS4 có lãi ròng thu được cao nhất 96.122 nghìn đồng/ha, cao hơn đối chứng 49.288 nghìn đồng/ha. Chúng tôi chọn ra được 2 giống có triển vọng, cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương đó là NRS4 và NRS7. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ HÌNH VẼ ................................................................viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................................. 2 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................ 2 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ........................................................................................ 2 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 3 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây ngô .......................................................... 3 1.1.2. Giá trị của ngô rau.............................................................................................. 5 1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây ngô rau .............................................................. 8 1.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ngô rau ................................................... 9 1.1.5. Yêu cầu kỹ thuật về sản xuất ngô rau ............................................................... 11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 13 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô rau trên thế giới và ở Việt Nam ................... 13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô rau trên thế giới và trong nước ................................ 16 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 22 2.1. VẬT LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 22 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 22 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 23 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 23 2.3.2. Điều kiện thí nghiệm ........................................................................................ 23 2.3.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng........................................................................ 24 2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ............................................ 25 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 32 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG NGÔ RAU ................................................................................................... 32 3.1.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển ................................ 32 3.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống .......................................... 35 3.1.3. Động thái ra lá của các giống ........................................................................... 38 3.1.4. Một số đặc trưng hình thái của các giống ......................................................... 40 3.1.5. Đánh giá độ đồng đều của một sô tính trạng về hình thái của các giông (CV%)43 3.1.5. Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh lý của các giống ........................... 45 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG NGÔ RAU ................................................................................................... 47 3.2.1. Khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại ............................................................ 47 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ RAU .......................................................... 49 3.3.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống .............................. 49 3.3.2. Tương quan giữa các tính trạng cơ bản với năng suất của các giống ................. 52 3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC GIỐNG NGÔ RAU .... 54 3.4.1. Một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng lõi của các giống............................. 54 3.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC GIỐNG NGÔ RAU ................... 56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 60 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 60 2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 62 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật ĐC Đối chứng ĐTTM Đầu tư thương mại PTNN Phát triển nông nghiệp GCT Giống cây trồng NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NSSVH Năng suất sinh vật học PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng của một số loại rau ......................................................... 5 Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm .................................................................................................................. 33 Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống qua một số thời kỳ theo dõi............................................................................................................. 36 Bảng 3.3. Động thái ra lá của các giống qua một số thời kỳ theo dõi.......................... 38 Bảng 3.4. Một số đặc trưng hình thái của các giống ................................................... 41 Bảng 3.5. Hệ số biến động của một số tính trạng hình thái cơ bản của các giống ngô thí nghiệm (CV %)......................................................................................................... 43 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh lý của các giống ngô thí nghiệm ................................. 45 Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ...................... 48 Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống........................ 50 Bảng 3.9. Phương trình và hệ số tương quan giữa các tính trạng cơ bản với năng suất của các giống ngô thí nghiệm..................................................................................... 52 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng lõi của các giống .................... 55 Bảng 3.11. Chi phí sản xuất ngô rau trong thí nghiệm (Tính trên 1 ha) ...................... 57 Bảng 3.12. Thu nhập từ các giống ngô rau (Tính cho 1 ha) ........................................ 58 Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống ................................................. 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ HÌNH VẼ Hình 3.1. Tương quan giữa số bắp hữu hiệu/cây với năng suất cá thể ........................ 53 Hình 3.2. Tương quan giữa trọng lượng lõi/bắp với năng suất cá thể ......................... 53 Hình 3.3. Tương quan giữa diện tích lá đóng bắp với năng suất cá thể ....................... 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây ngô là một loại lương thực chủ đạo ở Việt Nam, được trồng khá nhiều trên khắp lãnh thổ, thích hợp với mọi địa hình và điều kiện khí hậu. Giá trị dinh dưỡng của cây ngô đã được khẳng định qua việc làm giảm đói nghèo, đồng thời là nguồn lương thực quan trọng chỉ sau cây lúa. Tuy vậy, giá trị kinh tế của ngô vẫn chưa cao, do sản phẩm từ ngô mới đáp ứng những nhu cầu cơ bản về lương thực. Để làm phong phú thêm sản phẩm từ cây ngô, cũng như đáp ứng được sự ưa chuộng của người tiêu dùng trên thị trường. Năm1992 nước ta đã nghiên cứu và trồng ngô rau. Ngô rau là cây có giá trị cao, cả trong tiêu dùng và xuất khẩu, có chất lượng dinh dưỡng cao, có nhiều vitamin E, các chất khoáng và protein. Là loại rau an toàn, do thu hoạch vào giai đoạn bắp non (bao tử) - giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, ít bị sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra thân lá và lá bi khi thu hoạch còn rất xanh non là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc, sản phẩm ngô rau ra đời nâng cao giá trị kinh tế của cây ngô, đồng thời mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn. Đà Nẵng là thành phố nằm trong khu vực miền Trung, có diện tích đất nông nghiệp không lớn, diện tích cây ngô chỉ khoảng hơn 200ha, chủ yếu là sản xuất ngô hạt. Những năm gần đây, chủ trương của thành phố là tập trung đầu tư, phát triển sản xuất rau an toàn, tuy nhiên chủng loại rau sản xuất chưa phong phú, lặp lại hàng năm nên dễ bị sâu bệnh gây hại, năng suất, chất lượng giảm. Chính vì thế, ngô rau là loại cây trồng mới, nên được mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngô rau là loại dễ trồng, có tính thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm trên các loại đất với đất trống, đất bãi, loại đất tận dụng, 2 vụ, đất mạ... đặc biệt trồng vụ đông muộn (vụ mà ngô hạt không thể trồng được), với quy trình trồng và chăm sóc khá đơn giản nên giải quyết công ăn việc làm trong mùa nông nhàn, lại có thức ăn xanh cho chăn nuôi trong mùa đông giá rét. Thời gian sinh trưởng của ngô rau ngắn hơn ngô lấy hạt nên rút ngắn được thời gian canh tác. Nhờ vậy mà ta tiết kiệm được lao động, tăng hệ số sử dụng đất và hệ số quay vòng vốn nhanh. Đặc biệt tại Đà Nẵng, diện tích đất lúa vụ Đông Xuân khoảng 2700ha, nhưng vụ Hè Thu chỉ sản xuất được khoảng 2500ha, với khoảng gần 200ha đất trống là một điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất ngô rau. Bên cạnh đó, các dự án chăn nuôi Bò Sữa đang được các công ty tiến hành đầu tư trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Đà Nẵng. Phát triển mạnh cây ngô rau trong giai đoạn hiện nay là hướng đi đúng đắn, nhằm giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, tại Đà Nẵng, ngô rau là cây trồng mới, các giống ngô rau thì nhiều, việc lựa chọn giống ngô rau phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại Thành phố này là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của một số giống ngô rau vụ Xuân 2018 tại thành phố Đà Nẵng”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các giống ngô rau tham gia thí nghiệm được trồng trên đất cát pha, được canh tác nhiều nằm tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Xác định giống ngô rau thích hợp nhất cho năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với yêu cầu sử dụng và hướng đến xuất khẩu. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC - Xác định một số giống ngô bào tử có triển vọng, thích nghi với điều kiện thành phố Đà Nẵng. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Góp phần tuyển chọn những giống tốt phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất giống. - Xác định một số giống có triển vọng, thích nghi với điều kiện miền Trung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết, giống là một quần thể do con người sáng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Nhóm cây trồng đó có sự đồng nhất về di truyền, có những đặc trưng, đặc tính sinh học, hình thái, kinh tế nhất định và ổn định, có thể cho năng suất cao và phẩm chất tốt trong những khu vực nhất định và dưới những điều kiện trồng trọt nhất định. Vì vậy, một số giống được coi là tốt khi nó thích hợp với những biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhất định trong những điều kiện sinh thái nhất định, chỉ có thể nâng cao năng suất của một cây trồng bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác đến một giới hạn nhất định nào đó. Giới hạn đó là tiềm năng năng suất của các giống. Khi các yếu tố ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác đã thoả mãn yêu cầu tối đa của giống, muốn nâng cao năng suất, phẩm chất hơn nữa chỉ bằng cách đưa các giống mới tốt hơn vào sản xuất. [6] 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây ngô Ngô thuộc loại nhóm cây trồng cổ nhất trên thế giới. Lịch sử trồng ngô gắn liền với lịch sử của ngành trồng trọt và đã trải qua trên 5000 năm. Tuy nhiên, vùng phát sinh của cây ngô lại có nhiều quan điểm. Dựa vào các tài liệu tế bào học, Anderson E. (1945) đã nêu ra giả thiết cây ngô xuất hiện ở Đông Nam Á, là một song nhị bội của 2 loài có số nhị bội thể nhiễm sắc là 10, một loài thuộc loại Coix và loài khác thuộc loại Sorghum. Luận điểm này bị một số nhà nghiên cứu bác bỏ. Trái với thuyết của Anderson E. nhiều nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của ngô bắt nguồn từ châu Mỹ. Vavilov(1926) cho rằng Mêxicô là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh) Pêru là trung tâm thứ 2 nơi mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hóa nhanh chóng. Nhận định của Vavilov được nhiều nhà khoa học chia sẻ (Galinat,1997; Willkes,1980; Kato,1984). Theo Willkess, 1988 kết luận ngô bắt nguồn từ cây hoang dại ở Miền Trung Mêxicô trên độ cao 1500m ở vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350mm. Bằng chứng khảo cổ người ta đã tìm thấy hóa thạch của phấn ngô Teosinte và Tripsacum trong khai quật ở Bellas Antes thành phố Mêxicô. Mẫu phấn cổ nhất được tìm thấy ở độ sâu 70m và được xác định vào niên đại sông băng, ít nhất cách đây khoảng 60.000 năm. Hạt phấn ngô của Tripsacum được tìm thấy ở độ sâu 74m còn của Teosinte khoảng 3 - 6 m. Người PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 ta đã tìm thấy cùi ngô dài 2-3cm và xác định tuổi khoảng 3.600 năm trước công nguyên, khai quật ở hang động Bat Caves. Khai quật ở Đông Laperra Đông bắc Mêxicô đã chỉ rõ chuỗi tiến hóa qua các lớp từ thấp đến cao của hóa thạch tích tụ... Những bằng chứng đó càng khẳng định Mêxicô là trung tâm phát sinh cây ngô. Trước khi Cripxtôp Côlumpô tìm ra Châu Mỹ, từ Trung Mỹ ngô đã phát triển đến phía Bắc Mỹ và phía Nam Mỹ. Từ trung tâm phát sinh ở miền Trung Nam Mêhicô cây ngô đã đi về phía Nam và định vị ở vùng núi Andes thuộc Pêru, hình thành trung tâm đa dạng di truyền - trung tâm phát sinh thứ cấp. Sau đó, từ hai trung tâm này cây ngô đã được lan truyền ra tất cả các nước của Châu Mỹ. Người châu Âu biết đến ngô sau khi tìm ra châu Mỹ. Năm 1449 Cripxtôp Côlômbô mang ngô vào châu Âu. Đầu tiên trồng ở Tây Ban Nha. Vào những năm đầu thế kỉ XVI bằng đường thủy các tàu biển của các nước châu Âu đã đưa dần cây ngô lan ra hầu như khắp lục địa của thế giới. Ở châu Á, châu Phi cũng có những tài liệu nói đến cây ngô trước lúc Côlumbô tìm ra châu Mỹ. Tại Đông Bắc Ấn Độ tìm thấy những giống ngô rất cổ nhiều bắp nhỏ khác hẳn so với ngô ở châu Mỹ. Vì thế cũng có ý kiến cho rằng ngô có thể có quê hương thứ hai ở châu Á. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng ngô vào nước ta theo hai hướng là Trung Quốc xuống, Inđônêxia và Miến Điện qua. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” thì khoảng cuối thế kỷ 17, Trần Thế Vinh người ở Sơn Tây đi sứ sang Trung Quốc thấy loại cây mới này đã mang về trồng và gọi là ''Ngô - ngọc mễ". Một số tư liệu cho rằng người Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào Java năm 1946 có thể trực tiếp từ Nam Mĩ. Sau đó từ Inđônêxia ngô được chuyển sang Đông Dương và Mianma.[7] Ngô là cây thảo hàng năm, là một trong những cây ngũ cốc quan trọng nhất thế giới. Ngô ăn hạt được chia ra nhiều loại: ngô đá, ngô nổ, ngô đường, ngô bột, ngô nếp. Thực chất ngô rau cũng xuất phát từ ngô lấy hạt, nhưng thu hoạch sản phẩm sớm ở giai đoạn ngô non (bao tử) Tất cả các loại ngô từ ngô lấy hạt, ngô đường và ngô rau đều thuộc cùng một loài Zea mays, chi Zea. Ngô bao tử trong điều kiện trồng trọt bình thường, bảo đảm chu trình sinh trưởng cũng biểu hiện hoàn toàn như cây ngô lấy hạt. Tuy nhiên không phải tất cả các cây ngô lấy hạt khi thu hoạch non đều có thể làm ngô rau. Thông thường các loại ngô bao tử thường được thu hoạch bắp ở giai đoạn bắp ngô còn rất non, trước lúc phun râu thụ phấn. Các giống ngô rau đang được trồng hiện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 nay trong sản xuất được viện nghiên cứu ngô tạo ra thuộc hai nhóm ngô chính là ngô thụ phấn tự do và ngô lai.[1] 1.1.2. Giá trị của ngô rau 1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡngcủa ngô rau Ngô rau (Zea mays L.) có giá trị dinh dưỡng cao, khi ăncó hương vị ngọt và giòn, đặc biệt là đảm bảo sạch, an toàn do bắp non được bao kín bởi lá bi và không có thuốc sâu. Giá trị dinh dưỡng ngô rau được so sánh với các loại rau phổ biến như súp lơ, cải bắp, cà chua, cà tím và dưa chuột ... Do đó, nhu cầu ngô rau là rất cao cho chế biến thức ăn hàng ngày,phục vụ sản xuất công nghiệp đồ hộp, phát triển sản phẩm hàng hóa cho bán lẻ và xuất khẩu. Ngoài ra, các bộ phận như thân lá xanh, lá bi có thể làmthức thức ăn xanh hoặc ủ chua cung cấp cho gia súc. Ngô rau được trồng và sử dụng phổ biến ở Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á. Nhu cầu ngô rau đang gia tăng nhanh chóng ở các khu vực đô thị tại Ấn Độ. Ngô rau không phải là một loại ngô biệt dạng như ngô ngọt, ngô nếp, ... mà ngô rau có thể sử dụng ở bất kỳ loại ngô nào. Tuy nhiên, ngô rau được chọn tạo từ những giống có thể sản sinh ra nhiều bắp trên cây, 2-3 bắp/cây. Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng của một số loại rau Thành phần Ngô Súp Cải Cà Đậu Đậu Củ cải Cà Cải dinh dưỡng rau lơ bắp chua co ve bắp đường tím xoong Ẩm độ (%) 89,10 90,80 91,90 93,10 91,40 89,60 94,40 92,70 92,10 Carbo Hydrates (g) 8,20 4,00 4,60 3,60 4,50 6,40 3,40 4,00 2,90 Protein (g) 1,90 2,60 1,80 1,90 1,70 1,90 0,70 1,40 2,00 Calcium (mg) 28,00 33,00 18,00 20,00 50,00 66,00 50,00 18,00 73,00 Phosphor(mg) 86,00 57,00 47,00 36,00 28,00 56,00 22,00 47,00 21,00 Iron (mg) 0,10 1,50 0,90 1,80 1,70 1,50 0,40 0,90 10,90 Thiamine 0,50 0,04 0,04 0,07 0,08 0,07 0,06 0,04 0,03 Riboflavin 0,08 0,10 0,11 0,01 0,06 0,01 0,02 0,11 0,07 Ascorbic Acid 11,00 56,00 12,00 31,00 11,00 13,00 15,00 12,00 28,00 Nguồn: http://cornindia.com/babycorn/ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Ngô rau là một sản phẩm bổ dưỡng, có thể so sánh với bất kỳ loại rau thông thường. Vì chỉ có lõi ngô non được thu hoạch như các sản phẩm kinh tế, cây trồng có nghĩa như là bắp non có thể được thu hoạch trong vòng 50-55 ngày. Để lưu trữ lâu dài và vận chuyển xa xôi, bắp non được đóng hộp trong dung dịch nước muối (3%), đường (2%) và axit citric (0,3%), giải pháp và được lưu trữ trong điều kiện lạnh. Vì vậy, trong các khu vực giáp ranh thành phố hoặc các khu vực đô thị khác (ven đô thị nông nghiệp). Trồng ngô rau sẽ làm tăng thu nhập cao cho nông dân. Ngô có thể được sử dụng có hiệu quả như là cả một loại rau bổ dưỡng và là một loại cây xuất khẩu để thu ngoại tệ có giá trị.[13] 1.1.2.2. Giá trị kinh tế của ngô rau Là một loại rau cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ sử dụng nên ngô rau đang rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Hiện nay nhiều khách hàng quốc tế đã quan tâm và đặt mua sản phẩm đồ hộp ngô bao tử. Ngoài ra, sau khi thu hoạch ngô non, phần thân lá là khối lượng thức ăn xanh cao cấp cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa một hướng chăn nuôi đang phát triển ở nuớc ta. Có thể ủ chua làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong vụ đông nghèo nàn cỏ xanh và còn làm thức ăn cho cá lồng. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ngô rau đã dần dần xen vào hệ thống độc canh cây lúa và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa cây trồng, cải thiện hệ sinh thái, tỏ ra là một phương thức sản xuất có lãi. Ngoài ra ở những vùng cây công nghiệp, ngô cũng là cây xen, gối rất tốt vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần chống xói mòn. Việt Nam, việc sản xuất ngô rau đang ở mức thấp và lẻ tẻ mang nhiều tính chất tự phát. Tuy nhiên, những năm qua trong cơ chế thị trường mới ngô làm rau tươi và đóng hộp đã và đang ngày càng được các cơ sở nghiên cứu, sản xuất và chế biến thực phẩm trong nước quan tâm, diện tích sản xuất ngày càng được mở rộng. Đó chính là một bước chuyển biến mới trong sự phát triển nông nghiệp ở nước ta, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tận dụng tài nguyên đất đai và tạo ra một mặt hàng mới cao cấp phục vụ nhu cầu dân sinh và tăng nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ. [1] * Mô hình trồng ngô bao tử ở TP Hạ Long: Ông Viên Đình Tâm ở tổ 54, khu 6B, phường Hà Phong, TP Hạ Long đã tận dụng 1,4 mẫu ruộng trồng nhiều loại cây rau màu khác nhau. Trong đó, ngô bao tử là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế nhất. Ông Tâm chia sẻ: “Năm 1998, tôi vào miền Nam chơi, thấy trong đó có nhiều món ăn được chế biến từ ngô, nên tìm hiểu thì được biết đây là giống ngô bao tử có xuất xứ từ Thái Lan, hiện đang trồng ở trong An PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Giang. Tôi nhờ người quen ở đó mua hộ khoảng 1kg giống, đem về trồng gần 1 sào ruộng của nhà. Sau một vụ trồng, ngô bao tử phát triển tốt, cho hiệu quả cao rõ rệt so với nhiều loại cây trồng khác”. Theo ông Tâm, giống ngô bao tử này rất dễ trồng, cơ bản giống như cây ngô ta. Trước khi trồng tiến hành làm đất, đánh rạch luống sâu hơn và trồng dày hơn so với ngô ta. Về chăm sóc cây ngô bao tử chủ yếu là bón lót phân kali, urê, phân vi sinh. Từ lúc trồng tới lúc thu hoạch phải tiến hành 3 lần bón, mỗi lần bón có thời gian cách nhau 20 ngày. Sau 2 tháng trồng ngô sẽ cho thu hoạch, một cây ngô có thể cho 4-5 lứa bắp. Sau mỗi lần thu hoạch lại tiến hành chăm bón để cho ngô phát triển và ra các lứa tiếp theo. Một cây ngô có thể ra 5 nhánh bắp, mỗi bắp ngô cho chiều dài khoảng 12- 15cm, có đường kính khoảng 2,2cm, sau thời gian trồng 3 tháng thì phá bỏ cải tạo đất để trồng đợt khác. Để có thể thu hoạch quanh năm, ông Tâm đã chọn cách trồng gối đầu, mỗi đợt trồng khoảng 1,5 sào. Khi đợt ngô này thu hoạch, thì ông lại ươm giống để trồng đợt tiếp theo. Trồng như vậy sẽ tiện lợi cho chăm sóc, thời gian thu hoạch nhiều hơn, cung cấp cho thị trường được ổn định. Trung bình một sào ngô cho sản lượng khoảng 3 tạ/vụ. Ngô bao tử của ông Tâm được cung cấp cho các chợ, đại lý rau an toàn và các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP Hạ Long. Theo ông Tâm thì trung bình mỗi sào ngô bao tử trừ chi phí cũng thu được từ 25 đến 30 triệu đồng/năm, hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với nhiều cây trồng khác. [16] * Ngô rau - hướng chuyển đổi cây trồng hiệu quả ở Song Phượng, Hà Tây: Ngô rau là loại cây trồng mới được đưa về thâm canh trên đồng đất Song Phượng (huyện Đan Phượng), sản phẩm ngô rau (ngô bao tử) đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân nơi đây. Anh Nguyễn Huy Hoàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Song Phượng hồ hởi: "Cây ngô rau này hay lắm, dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc và có thể thâm canh 4 vụ trong năm. Lứa nọ tiếp lứa kia, chỉ sau 40-70 ngày (tuỳ theo giống) khi bắp ngô phun râu được 0,5-1,5cm là có thể cho thu hoạch. Mỗi sào đạt năng suất khoảng 1-1,5 tạ ngô thành phẩm, trừ chi phí, lãi khoảng 400.000-500.000 đồng mỗi vụ, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và ngô hạt". Chúng tôi nhẩm tính, vậy là giá trị trên một hec-ta canh tác ngô rau ở đây đạt khoảng gần 80 triệu đồng/năm. Cây ngô rau đã là một trong những giống cây trồng được chọn lựa trong chuyển đổi cây trồng ở Song Phượng và một số xã ở huyện Đan Phượng như: Đan Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình, Thọ Xuân, Thọ An... Cây ngô rau khá dễ tính, có khả năng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm trên các loại đất tận dụng, hai vụ, đất mạ... đặc biệt trồng được ở vụ đông muộn là vụ vốn không thích hợp với ngô hạt. Với khoảng cách giữa các cây từ 12-15cm, bên dưới gốc ngô, có thể xen canh các loại rau màu khác như: đỗ, lạc, khoai lang... vừa không bỏ phí khoảng đất trống, vừa có thêm nguồn thu.[17] Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp, sản xuất ngô bao tử còn trực tiếp thúc đẩy một số ngành khác phát triển như công nghiệp chế biến thực phẩm, làm phong phú thêm các mặt hàng nông sản xuất khẩu trong nước cũng như trên thị trường thế giới, từ đó tăng thêm thu nhập ngoại tệ cho nền kinh tế đất nước. 1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây ngô rau Ngô rau có tất cả các đặc điểm của một giống ngô tẻ lấy hạt cho tinh bột, ngô nếp hoặc ngô đường. 1.1.3.1. Thân Ngô là cây có thân thảo sinh trưởng rất mạnh, cây cao từ 2 - 4m, có nhiều lóng, số lóng biến động từ 6 - 7 đến 21 - 22 tuỳ thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng, bình thường ngô có 14 - 15 lóng. Ở các đốt xuất hiện các chồi nách. Phía trong thân là tầng nhu mô ruột, xốp. Ngô rau sau khi thu sản phẩm thân vẫn xanh và non có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. 1.1.3.2. Lá Ngô có lá to, dài, có màu xanh với các đường gân song song. Lá có các bộ phận chính sau : bẹ lá, phiến lá, thìa lá. Sau khi bao lá mầm mọc lên khỏi mặt đất thì xuất hiện các lá chính. Số lượng lá/cây phụ thuộc vào giống. 1.1.3.3. Rễ Hệ rễ cây ngô hoàn chỉnh chia làm 3 nhóm : rễ mầm, rễ đốt (rễ phụ cố định) và rễ chân kiềng. Ở giai đoạn cây con ngô có rễ mầm là rễ mọc từ hạt. Rễ này chỉ tồn tại đến lúc cây có 4-5 lá thật. Rễ này gồm 2 loại : rễ mầm sơ sinh và rễ thứ sinh. Hệ rễ đốt (rễ phụ cố định) là rễ mọc quanh các đốt gần gốc của cây ngô nằm dưới mặt đất, phát triển rất mạnh, có số lượng từ 8-16 rễ/đốt, thường xuất hiện khi cây ngô con ở vào giai đoạn 3-4 lá thật. Hệ rễ này có thể mọc sâu xuống tới 2,5-5m và rộng 1,2m. Nhờ có hệ thống rễ phát triển mạnh, ngô có thể hút nước và chất dinh dưỡng.. Đồng thời nhờ hệ thống rễ này khoẻ nên ngô là cây trồng chịu hạn rất tốt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Rễ chân kiềng to và nhẵn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần trên mặt đất, mọc quanh các đốt ở phần thân sát gốc, gần mặt đất. Rễ chân kiềng giúp cho cây chống đỡ và bám chặt vào đất, đồng thời tham gia quá trình hút nước và dinh dưỡng. 1.1.3.4. Hoa Ngô là cây có hoa đơn tính cùng gốc. Hoa cái được sinh ra từ chồi nách các lá, nhưng chỉ có 1-4 chồi giữa thân mới có khả năng tạo thành bắp. Hoa cái có cuống gồm nhiều đốt rất ngắn, mỗi đốt có một lá bi bao bọc nhằm bảo vệ bắp. Ngô rau được thu hoạch khi hoa cái chưa phun râu thụ phấn nên gọi là ngô bao tử. Ngô rau có thể cho 2- 5 bắp nhưng thông thường có 3-4 bắp. Trong trường hợp để giống thì thường hoa phun râu trong khoảng 5-12 ngày, bắp trên phun râu trước, bắp dưới phun râu sau khoảng 2- 3 ngày. Đây là một đặc điểm cần chú ý để xác định thời gian thu hoạch các bắp trên cây. Trên cùng một bắp thì các hoa cái gần cuống bắp phun râu trước, rồi sau đó mới đến hoa cái ở đỉnh bắp. Hoa đực mọc trên đỉnh cây tạo thành một cái chổi, ta quen gọi là bông cờ. Bông cờ có nhiều gié, các gié mọc đối nhau trên trục chính hoặc trên các nhánh. Mỗi gié có nhiều hoa đực, hạt phấn ngô rất mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ. Việc ra hoa của ngô phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và giống, thông thường ngô ra hoa sau khi nảy mầm 50-60 ngày. Mỗi bông cờ có từ 700 - 1400 hoa, mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn chứa khoảng 1000-2500 hạt phấn. Bông cờ thường tung phấn trong khoảng 5-8 ngày vào mùa ấm và 10-12 ngày vào mùa rét. Hoa thường nở theo thứ tự 1/3 đỉnh trục chính, sau đó theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Hoa tung phấn rộ vào khoảng 8-10 giờ sáng và 2-4 giờ chiều. 1.1.3.5. Hạt Ngô có hạt rất to, khoảng 10gram hạt chứa số lượng 25-230 hạt tuỳ vào giống, hạt ngô được cấu tạo bởi tinh bột, chất xơ, chất béo, sinh tố và các chất khoáng. Hạt ngô có thể nảy mầm ở nhiệt độ 8-10 OC. Hạt ngô thuộc nhóm quả dĩnh gồm 5 bộ phận chính : vỏ hạt, lớp màng, phôi, nội nhũ và mũ hạt. Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng, gồm 2 phần : nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Phôi chiếm gần 1/3 thể tích hạt, gồm các phần : lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm, chồi mầm và phần ngăn cách giữa phôi và nội nhũ. 1.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ngô rau Ngô rau là cây thích ứng rất rộng và đa dạng, nó có thể sinh trưởng từ vĩ độ 58 O Bắc đến 40O Nam, từ độ cao so với mực nước biển là 0 - 3.000m, từ vùng khô hạn đến vùng ẩm ướt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 1.1.4.1. Yêu cầu về nhiệt độ Nói chung ngô là cây ưa ấm, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 23-25OC. Nhiệt độ có thể nảy mầm là từ 8-12OC, tối thích là 30OC, nhiệt độ tối đa mà hạt có thể nảy mầm là 40-45OC. Ở nhiệt độ 20-21OC thời gian từ gieo đến mầm mũi chông là 4-5 ngày, nhiệt độ 16-18OC thời gian này kéo dài 8-10 ngày. Tổng tích ôn từ 1700-3700OC (Velican, 1956). Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu cây ngô ở Việt Nam thì tổng tích ôn phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của các giống ngô. 1.1.4.2. Yêu cầu về ẩm độ Ngô là cây ưa nước nhưng lại chịu hạn rất tốt do có bộ rễ phát triển. Để đảm bảo năng suất cao, cây ngô rau yêu cầu đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng, nhưng quan trọng nhất là giai đoạn trước lúc ra hoa. Trong các vụ ngô rau, phải chú ý chống hạn cho ngô Đông và ngô Xuân ở đầu vụ. 1.1.4.3. Yêu cầu về ánh sáng Ngô là cây ưa ánh sáng, nhất là giai đoạn cây con, nó thuộc nhóm cây ngày ngắn, là cây có chu trình quang hợp C4, cường độ quang hợp cao. Nói chung điều kiện ánh sáng ở Việt Nam thoả mãn yêu cầu sinh trưởng của ngô rau. Tuy nhiên, khả năng sử dụng ánh sáng là tương tác giữa việc hấp thu ánh sáng rơi xuống trên bề mặt lá với năng lực quang hoá của lá. Do vậy, việc bố trí mật độ để đảm bảo cấu trúc quần thể ruộng ngô thích hợp thì mới phát huy hết khả năng cho năng suất của giống. Ngô rau có vòng đời ngắn (thu thương phẩm) không đòi hỏi sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào bắp ở giai đoạn làm hạt do đó mật độ có thể tăng gấp đôi ngô trồng lấy hạt, vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp và cho năng suất cao. Hiện nay xu thế chọn giống ngô rau có góc độ lá hẹp để tăng mật độ trồng lên cao, do đó tăng năng suất thương phẩm. 1.1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng Ngô rau có thể trồng trên bất cứ một loại đất nào, tuy nhiên nó thường được gieo trồng trên các loại đất được tận dụng và tăng vụ như đất mạ, đất bãi ngập lụt ven sông, đất sau hai vụ lúa ... do chu kỳ sinh trưởng của ngô rau ngắn. Nhưng ngô rau cho thu hoạch cao nhất ở chân đất nhiều mùn, đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất thịt nhẹ, pH trung tính, dễ thoát nước.[1] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 1.1.5. Yêu cầu kỹ thuật về sản xuất ngô rau 1.1.5.1. Giống Có thể dùng giống lai hoặc giống TPTD có khả năng cho nhiều bắp trên một cây,đủ chất lượng làm ngô rau. 1.1.5.2. Đất trồng Đất phải đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động tưới tiêu. Sau khi cày bừa kỹ, mặt ruộngphải phẳng, sạch cỏ và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo từ 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. 1.1.5.3. Thời vụ trồng Gieo trồng ngô rau theo khung thời vụ tốt nhất của địa phương, có thể trồng được 3 - 4 vụ trong năm. 1.1.5.4. Mật độ và khoảng cách a) Mật độ Mật độ trung bình: 130.000- 140.000 cây/ha. Có thể tăng hoặc giảm mật độ gieo tuỳ theo từng giống, cụ thể: Đối với giống lai thấp cây, lá gọn, thân cứng có thể gieo trồng từ 140.000- 150.000 cây/ha; giống cao cây, tán rộng, thân yếu gieo trồng 110.000-120.000cây/ha. b) Khoảng cách - Trồng hàng đơn: 50- 55cm; cây –cây 14- 15cm; 1 cây/hốc - Trồng hàng kép: + Khoảng cách hàng rộng: 60-65cm + Khoảng cách hàng hẹp: 30-35cm + Khoảng cách cây-cây: 14-15 cm; 1 cây/hốc 1.1.5.5. Phân bón a) Lượng phân bón cho 1ha 10 tấn phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác, 180- 200 kg N, 80- 90 kg P2O5, 60- 80 kg K2O. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 289 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 178 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 148 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 61 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 52 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 134 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn