Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thành phần và tính độc của nấm ký sinh một số loài côn trùng hại cà phê tại Lâm Đồng
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được thành phần nấm ký sinh một số loài côn trùng gây hại cà phê. Xác định được nhiệt độ thích hợp của một số chủng nấm ký sinh một số loài côn trùng gây hại cà phê. Xác định được môi trường nuôi cấy thích hợp của một số chủng nấm ký sinh một số loài côn trùng gây hại cà phê. Đánh giá được tính độc của một số chủng nấm ký sinh một số loài côn trùng gây hại cà phê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thành phần và tính độc của nấm ký sinh một số loài côn trùng hại cà phê tại Lâm Đồng
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu trích dẫn được ghi rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn. Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 07 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Chi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu thành phần và tính độc của nấm ký sinh một số loài côn trùng hại cà phê tại Lâm Đồng”, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, đồng thời cũng nhận được sự giúp đỡ và động viên của các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đăng Hòa, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông học và Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Mậu Tuấn giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm Nghiệp Lâm Đồng, cùng Ban Lãnh đạo Trung tâm đã quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Bộ môn Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài trong thời gian qua. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 07 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Chi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Thành phần nấm ký sinh côn trùng rất phong phú và đa dạng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, qua điều tra thu mẫu nấm ký sinh trên rệp sáp, ve sầu hại cà phê thuộc 3 vùng Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh của tỉnh Lâm Đồng đã thu được 138 mẫu, trong 120 mẫu nấm được phân loại định danh thì có 11 chủng nấm thuộc các loài Metarhizium anisopliae, Paecilomyses sp. và Beauveria bassiana. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của hệ sợi nấm cho thấy các chủng nấm phát triển tốt ở nhiệt độ 20-300C. Nấm B. bassiana (BVB1) và M. anisopliae (MVB1) có tốc độ phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 25-300C. Đối với nấm Paecilomyces sp. (PVB1), khuẩn lạc nấm phát triển tốt ở nhiệt độ 20-250C. Ở mức nhiệt độ 150C và 350C, các chủng nấm phát triển chậm. Các chủng nấm phát triển tốt nhất khi nuôi cấy trên môi trường PDA, tiếp theo là môi trường MEA đối với 2 chủng nấm B. bassiana và Paecilomyces sp., đối với chủng nấm M. anisopliae có tốc độ phát triển mạnh ở môi trường SDAY. Ở hai môi trường nuôi cấy MCA, CZA các chủng nấm phát triển chậm. Đánh giá tính độc của các chủng nấm B. bassiana (BVB1), M. anisopliae (MVB1), Paecilomyces sp. (PVB1) trên tằm dâu và rệp sáp cho thấy hiệu lực gây chết trên tằm dâu và rệp sáp cao khi gây nhiễm ở 2 nồng độ 4,5x107 bào tử/ml và 4,5x108 bào tử/ml. Chủng B. bassiana (BVB1) khi gây nhiễm ở nồng độ 4,5x107 bào tử/ml sau14 ngày, hiệu lực gây chết tằm đạt 69,33% và 67,33% khi gây nhiễm trên rệp. Khi gây nhiễm ở nồng độ 4,5x108 bào tử/ml, hiệu lực gây chết tằm đạt 81,33% và 77,33 % khi gây nhiễm trên rệp sáp sau 14 ngày. Giá trị LC50 và LT50 của dung dịch nấm đối với tằm là 2,51x107 bào tử/ml và 5,50 ngày, đối với rệp sáp là 3,24x107 bào tử/ml và 7,76 ngày. Chủng nấm M. anisopliae (MVB1) khi gây nhiễm ở nồng độ 4,5x107 bào tử/ml sau 14 ngày, hiệu lực gây chết tằm đạt 70,67% và 69,33% khi gây nhiễm trên rệp. Khi gây nhiễm ở nồng độ 4,5x108 bào tử/ml hiệu lực gây chết tằm đạt 85,33% và 81,33 % khi gây nhiễm trên rệp sáp sau 14 ngày. Giá trị LC50 và LT50 của dung dịch nấm đối với tằm là 2,04x107 bào tử/ml và 5,37 ngày, đối với rệp sáp là 2,45x107 bào tử/ml và 7,24 ngày. Chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) khi gây nhiễm ở nồng độ 4,5x107 bào tử/ml sau 14 ngày gây nhiễm, hiệu lực gây chết tằm đạt 77,33% và 75,33% khi gây nhiễm trên rệp. Khi gây nhiễm ở nồng độ 4,5x108 bào tử/ml, hiệu lực gây chết tằm đạt 98,67% và 87,33% khi gây nhiễm trên rệp sáp sau 14 ngày. Giá trị LC50 và LT50 của dung dịch nấm đối với tằm là 7,08x106 bào tử/ml và 3,02 ngày, đối với rệp sáp là 1,23x107 bào tử/ml và 5,89 ngày. So sánh tính độc của các chủng nấm trên tằm dâu và rệp sáp ở nồng độ 4,5x108 bào tử/ml cho thấy: chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) có hiệu lực gây chết tằm và rệp cao nhất, tiếp theo là chủng nấm M. anisopliae (MVB1) và cuối cùng là chủng nấm B. bassiana (BVB1). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................4 1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và Việt Nam ...............................................4 1.1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới .................................................................4 1.1.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam ................................................................10 1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nấm ký sinh côn trùng ...................................18 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nấm ký sinh côn trùng trên thế giới ............18 1.2.2. Nghiên cứu và ứng dụng nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam .............................27 1.3. Tình hình nghiên cứu rệp sáp và ve sầu hại cà phê ...............................................30 1.3.1. Nghiên cứu về rệp sáp và ve sầu hại cà phê trên thế giới ...................................30 1.3.2. Nghiên cứu về rệp sáp và ve sầu hại cà phê ở Việt Nam ....................................36 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................43 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................43 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................43 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................43 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................43 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................43 2.3.1. Điều tra, thu thập nguồn nấm ký sinh rệp sáp, ve sầu hại cà phê tại Lâm Đồng ........43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 2.3.2. Phân lập và định danh các nguồn nấm ký sinh rệp sáp, ve sầu hại cà phê ..........44 2.3.3. Nghiên cứu khả năng phát triển của các chủng nấm ở các nhiệt độ khác nhau .........45 2.3.4. Nghiên cứu khả năng phát triển của các chủng nấm ở các môi trường nuôi cấy khác nhau .......................................................................................................................45 2.3.5. Nghiên cứu đánh giá tính độc của một số chủng nấm ký sinh côn trùng hại cà phê thu thập tại Lâm Đồng. ...........................................................................................47 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................48 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................49 3.1. Thành phần các loài nấm ký sinh rệp sáp, ve sầu hại cà phê tại Lâm Đồng. .........49 3.2. Đặc điểm hình thái các loài nấm ký sinh rệp sáp, ve sầu hại cà phê. .....................52 3.2.1. Chủng nấm Beauveria bassiana (BVB1) ............................................................53 3.2.2. Chủng nấm Metarhizium anisopliae (MVB1).....................................................53 3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển khuẩn lạc chủng nấm Beauveria bassiana (BVB1) ...........................................................................................................55 3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển khuẩn lạc chủng nấm Metarhizium anisopliae (MVB1) ........................................................................................................57 3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) ...........................................................................................................................59 3.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mật số bào tử của các chủng nấm sau cấy 14 ngày trên môi trường PDA. ....................................................................................................61 3.4. Khả năng phát triển của các chủng nấm trên các loại môi trường nuôi cấy khác nhau. ..............................................................................................................................63 3.4.1. Xác định môi trường thích hợp cho sinh trưởng phát triển của chủng nấm B. bassiana (BVB1) ...........................................................................................................63 3.4.2. Xác định môi trường thích hợp cho sinh trưởng phát triển của chủng nấm Metarhizium anisopliae (MVB1) ..................................................................................65 3.4.3. Xác định môi trường thích hợp cho sinh trưởng phát triển của chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) ..............................................................................................67 3.4.4. Mật số bào tử của các chủng nấm sau cấy 14 ngày trên các loại môi trường khác nhau ở 250C. ..................................................................................................................70 3.5. Tính độc của một số chủng nấm ký sinh rệp sáp và ve sầu hại cà phê thu thập tại Lâm Đồng. .....................................................................................................................72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.5.1. Tính độc của chủng nấm B. bassiana (BVB1) ....................................................72 3.5.2. Tính độc của chủng nấm M. anisopliae (MVB1) ................................................75 3.5.3. Tính độc của chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) ...........................................78 3.5.4. So sánh tính độc của một số chủng nấm ký sinh rệp sáp, ve sầu hại cà phê trên tằm dâu và rệp sáp .........................................................................................................81 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................84 4.1. Kết luận...................................................................................................................84 4.2. Đề nghị ...................................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................85 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ Bộ NN&PTNT = Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BVTV Bảo vệ thực vật CS Cộng sự EC (Emulsifiable concentrates) Thuốc dạng nhũ dầu FAO (Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Organization of the United Nations) Hiệp Quốc KT-XH Kinh tế, xã hội LD50 Nồng độ gây chết 50% cá thể LD100 Nồng độ gây chết 100% cá thể LT50 Thời gian gây chết 50% cá thể LT100 Thời gian gây chết 100% cá thể LSD (Least significant difference) Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa PTNN Phát triển nông thôn QĐ - BNN Quyết định của Bộ nông nghiệp QĐ - UBND Quyết định của Ủy ban nhân dân SE (Standard error) Sai số chuẩn TB Trung bình TCN Tiêu chuẩn ngành UBND Ủy ban nhân dân VICOFA (Vietnam Coffee – Cocoa Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam Association) VIETRADE Cục xúc tiến thương mại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê thế giới (2010 – 2013) ………...5 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê trên thế giới phân theo khu vực năm 2013 .........................................................................................................................6 Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của 5 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê năm 2013 .............................................................................................7 Bảng 1.4. Sản lượng cà phê vối của 10 quốc gia đứng đầu thế giới (2011 – 2015)........8 Bảng 1.5. Sản lượng cà phê chè của 15 quốc gia đứng đầu thế giới (2011 – 2015) .......9 Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam (2002 – 2013) ............12 Bảng 1.7. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tại các vùng ở Việt Nam năm 2012 .......................................................................................................................................13 Bảng 1.8. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo các tỉnh (2012 – 2014)...............14 Bảng 1.9. Diện tích cà phê các tỉnh Tây Nguyên (2012 – 2014) ..................................15 Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của tỉnh Lâm Đồng (2009-2015) .......................................................................................................................................16 Bảng 1.11. Quy hoạch sản xuất cà phê của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 ..................17 Bảng 3.1. Đặc điểm các mẫu nấm ký sinh trên rệp sáp, ve sầu hại cà phê thu thập tại Lâm Đồng năm 2015-2016 ............................................................................................49 Bảng 3.2. Thành phần nấm ký sinh trên rệp sáp, ve sầu hại cà phê tại Lâm Đồng .......51 Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái các chủng nấm sau cấy 14 ngày ở 250C trên PDA ........52 Bảng 3.4. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm B. bassiana (BVB1) trên môi trường PDA ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau .................................................................................56 Bảng 3.5. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) trên môi trường PDA ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau ........................................................................58 Bảng 3.6. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) trên môi trường PDA ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau ........................................................................60 Bảng 3.7. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm B. bassiana (BVB1) trên các loại môi trường khác nhau ở 250C ...............................................................................................63 Bảng 3.8. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C ................................................................................66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix Bảng 3.9. Đường kính khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp.(PVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C ................................................................................68 Bảng 3.10. Tỷ lệ tằm và rệp chết sau gây nhiễm chủng nấm B. bassiana (BVB1) ở các nồng độ khác nhau .........................................................................................................73 Bảng 3.11. Nồng độ và thời gian gây chết 50% cá thể tằm và rệp khi gây nhiễm dung dịch nấm B. bassiana (BVB1) .......................................................................................75 Bảng 3.12. Tỷ lệ tằm và rệp chết sau gây nhiễm chủng nấm M. anisopliae (MVB1) ở các nồng độ khác nhau ..................................................................................................76 Bảng 3.13. Nồng độ và thời gian gây chết 50% cá thể tằm và rệp sau gây nhiễm dung dịch nấm M. anisopliae (MVB1)...................................................................................78 Bảng 3.14. Tỷ lệ tằm và rệp chết sau gây nhiễm chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) ở các nồng độ khác nhau ...............................................................................................79 Bảng 3.15. Nồng độ và thời gian gây chết 50% cá thể tằm dâu và rệpsáp sau gây nhiễm dung dịch nấm Paecilomyces sp. (PVB1) ..........................................................81 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Đặc điểm hình thái chủng nấm B. bassiana (BVB1) trên môi trường PDA sau cấy 14 ngày ở 250C. ................................................................................................53 Hình 3.2. Đặc điểm hình thái nấm M. anisopliae (MVB1) trên môi trường PDA sau cấy 14 ngày ở 250C. .......................................................................................................54 Hình 3.3. Đặc điểm hình thái nấm Paecilomyces sp. (PVB1) trên môi trường PDA sau cấy 14 ngày ở 250C. .......................................................................................................55 Hình 3.4. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm B. bassiana (BVB1) trên môi trường PDA ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau. .......................................................................56 Hình 3.5. Khuẩn lạc nấm B. bassiana (BVB1) trên môi trường PDA sau cấy 14 ngày ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau. ...................................................................................57 Hình 3.6. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) trên môi trường PDA ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau. ...........................................................58 Hình 3.7. Khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) trên môi trường PDA sau cấy 14 ngày ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau. ..................................................................59 Hình 3.8. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) trên môi trường PDA ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau. ...........................................................60 Hình 3.9. Khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) trên môi trường PDA sau cấy 14 ngày ở các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau. ...........................................................61 Hình 3.10. Đường kính khuẩn lạc và mật số bào tử các chủng nấm trên PDA sau cấy 14 ngày ở các nhiệt độ khác nhau..................................................................................62 Hình 3.11. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm B. bassiana (BVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C. ...............................................................................64 Hình 3.12. Khuẩn lạc nấm B. bassiana (BVB1) sau cấy 14 ngày trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C. ...........................................................................................65 Hình 3.13. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C. ...............................................................................66 Hình 3.14. Khuẩn lạc chủng nấm M. anisopliae (MVB1) sau cấy 14 ngày trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C. ...............................................................................67 Hình 3.15. Tốc độ phát triển khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C. ........................................................................68 Hình 3.16. Khuẩn lạc chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) sau cấy 14 ngày trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C. ........................................................................69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi Hình 3.17. Đường kính khuẩn lạc và mật số bào tử các chủng nấm trên các môi trường nuôi cấy khác nhau ở 250C. ...........................................................................................70 Hình 3.18. Tỷ lệ tằm và rệp chết sau gây nhiễm dung dịch nấm B. bassiana (BVB1) ở các nồng độ khác nhau. .................................................................................................74 Hình 3.19. Tỷ lệ tằm và rệp chết sau gây nhiễm dung dịch nấm M. anisopliae (MVB1) ở các nồng độ khác nhau ...............................................................................................77 Hình 3.20. Tỷ lệ tằm dâu và rệp sáp chết sau gây nhiễm dung dịch chủng nấm Paecilomyces sp. (PVB1) ở các nồng độ khác nhau. ....................................................80 Hình 3.21. Tỷ lệ tằm chết sau gây nhiễm các dung dịch nấm ở nồng độ 4,5x108 bào tử/ml...............................................................................................................................82 Hình 3.22. Tỷ lệ rệp chết sau gây nhiễm các dung dịch nấm ở nồng độ 4,5x108 bào tử/ml.. .............................................................................................................................83 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cà phê (Coffea spp.) là cây công nghiệp dài ngày, được trồng ở các quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở Việt Nam, cà phê là một trong những cây công nghiệp chủ lực có giá trị lớn và đem lại kim ngạch xuất khẩu cao. Trong đó, Tây Nguyên là vùng có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam chiếm 90% tổng diện tích, đóng góp trên 93% sản lượng và giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam (Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT, 2013). Lâm Đồng là một trong những tỉnh nằm ở phía Nam của khu vực Tây Nguyên, là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích cũng như sản lượng cà phê. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 151.500 ha (diện tích thu hoạch là 141.700 ha, sản lượng 382.900 tấn nhân), chiếm khoảng 23% tổng diện tích và 28% sản lượng cà phê cả nước. Cây cà phê đang góp phần vào nguồn thu ngân sách và sự phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các hộ nông dân và nhiều cơ sở sản xuất có nguồn thu nhập chính từ sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê (Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, 2012). Trong những năm gần đây, rệp sáp (Pseudococcus spp., Planococcus spp., Icerya spp., Rastrococcus spp….) và ve sầu (Dundubia spp., Pomponia spp., Purana spp.…) phát triển mạnh, gây hại nghiêm trọng nhiều vùng sản xuất cà phê ở Tây Nguyên trong đó có tỉnh Lâm Đồng, làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng cà phê (Nguyễn Thị Chắt, 2008; Phạm Thị Vượng, 2007, 2008). Các công trình nghiên cứu về cà phê, nhất là về sâu bệnh hại cà phê đều cho biết trong các năm gần đây, rệp sáp là những đối tượng gây hại rất quan trọng trên cà phê cả trên cà phê chè và cà phê vối. Để phòng trừ dịch hại cho cà phê nói chung cũng như rệp sáp và ve sầu nói riêng, người dân sử dụng biện pháp hóa học là phổ biến. Tuy nhiên, các loại thuốc hóa học có hiệu lực phòng trừ rệp sáp và ve sầu không cao. Đồng thời, việc lạm dụng thuốc hóa học trong một thời gian dài cộng với liều lượng ngày càng tăng đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, làm xuất hiện nhiều loài sâu hại kháng thuốc, gây mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp. Các biện pháp khác như tưới nước với áp lực cao cũng có hiệu quả làm giảm mật độ rệp sáp, tuy nhiên biện pháp này cũng không hoàn toàn chủ động đối với các vùng bị khô hạn (Phạm Văn Nhạ, 2013). Đã có nhiều công trình nghiên cứu phòng trừ rệp sáp, ve sầu tuy nhiên việc nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng sinh học thì chưa nhiều, hiện nay biện pháp đấu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 tranh sinh học để phòng trừ sâu hại đang được coi là biện pháp chiến lược. Trong những năm cuối thế kỷ XX, rất nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định trong điều kiện tự nhiên vi nấm là một nhân tố gây chết quan trọng đối với nhiều loài côn trùng. Có hơn 100 chi với hơn 700 loài nấm ký sinh côn trùng khác nhau và nhiều loài trong số đó có tiềm năng lớn trong quản lý dịch hại côn trùng (Roberts, 1989). Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ gây chết, điều kiện nuôi cấy, điều kiện sản xuất và phổ tác dụng, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhóm và nhiều loài trong chúng đã được thương mại hóa như: Metarhizium, Beauveria, Verticillium, Paecilomyces... Ứng dụng các chế phẩm sinh học từ các loại nấm này trong phòng trừ rệp sáp, ve sầu nói riêng và sâu hại nói chung đang được coi là hướng đi đúng đắn và bền vững. Tuy nhiên, việc sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại đang tồn tại những vấn đề hạn chế cơ bản như: (1) các chủng vi sinh vật sử dụng làm vật liệu sản xuất chế phẩm được cấy chuyền nhiều lần, không được phục tráng giống và lưu giữ trong điều kiện nhân tạo lâu ngày đã làm giảm độc tính của chúng, ảnh hưởng đến kết quả phòng trừ dịch hại; (2) các chủng vi sinh vật có độc lực cao thường được sản xuất chế phẩm ứng dụng cho nhiều vùng trong cả nước, trên nhiều đối tượng sâu hại khác nhau. Chính vì thế mà độc lực của chúng cũng khác nhau đối với các loài sâu hại ở các vùng sinh thái khác nhau và đôi khi không mang lại kết quả như mong đợi (Phạm Văn Nhạ, 2013). Đặc biệt chưa có một chế phẩm sinh học đặc hiệu nào cho rệp sáp, ve sầu hại cà phê có trên thị trường ở Lâm Đồng cũng như các tỉnh thành khác. Để khắc phục những nhược điểm này, chúng ta cần có những giải pháp kỹ thuật về thu thập các nguồn vi sinh vật ký sinh trên rệp sáp, ve sầu tại các vùng sinh thái khác nhau, từ đó tuyển chọn và xác định độc tính của các chủng vi sinh vật phù hợp làm vật liệu sản xuất chế phẩm áp dụng trong phòng trừ rệp sáp, ve sầu hại cà phê cho các vùng sinh thái khác nhau. Qua những vấn đề nêu trên, để tiến tới một nền sản xuất cà phê sinh thái bền vững, cùng với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước yêu cầu về sản phẩm cà phê an toàn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần và tính độc của nấm ký sinh một số loài côn trùng hại cà phê tại Lâm Đồng”. 2. Mục đích của đề tài - Xác định được thành phần nấm ký sinh một số loài côn trùng gây hại cà phê. - Xác định được nhiệt độ thích hợp của một số chủng nấm ký sinh một số loài côn trùng gây hại cà phê. - Xác định được môi trường nuôi cấy thích hợp của một số chủng nấm ký sinh một số loài côn trùng gây hại cà phê. - Đánh giá được tính độc của một số chủng nấm ký sinh một số loài côn trùng gây hại cà phê. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học - Bổ sung thành phần nấm ký sinh một số loài côn trùng và tính độc của chúng đối với sâu hại cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Bổ sung vào danh mục nguồn nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Là dữ liệu cơ bản góp phần nghiên cứu sử dụng nấm ký sinh trong biện pháp phòng trừ sinh học. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới Cà phê là cây lâu năm, thân gỗ nhỏ, vỏ mỏng có nhiều vết rạn nứt dọc, cao từ 3m đến 20m tùy theo từng loài và điều kiện sinh sống. Cây cà phê có đặc tính sinh trưởng theo hai chiều, chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang. Sinh trưởng theo chiều thẳng đứng gồm chồi đỉnh phát triển thành thân chính và các chồi mọc từ thân chính theo hướng thẳng đứng được gọi là chồi vượt. Cành cấp 1 nhỏ, yếu và có nhiều cành cấp 2 tạo với cành cấp 1 một mặt phẳng cắt ngang thân cây. Chi cà phê (Coffea) có hơn 100 loài khác nhau nhưng chỉ có một số loài như: Coffea arabica, Coffea canephora, Coffea liberica là thực sự có tầm quan trọng kinh tế và được trồng với mục đích thương mại (Đoàn Triệu Nhạn và cs 1999; Đoàn Triệu Nhạn, 2008). Cà phê là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường thế giới, là một trong những cây trồng có vị trí vững chắc trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao cho các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê cùng với nhiều sản phẩm nông nghiệp. Nếu so sánh với những mặt hàng được buôn bán nhiều nhất thì mặt hàng cà phê chỉ đứng sau sản phẩm dầu hỏa. Trên thế giới, hiện nay có trên 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha và giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng năm là trên 100 tỷ đô la. Chỉ có 50 quốc gia có sản phẩm cà phê xuất khẩu, số còn lại do sản phẩm ít chỉ để tiêu dùng ở trong nước. Nhiều nước ở Trung và Nam Mỹ cũng như ở Châu Phi đã thu nguồn ngoại tệ chủ yếu từ xuất khẩu cà phê như: Colombia, Ethiopia, Uganda, … (Vietnam Coffee – Cocoa Association (VICOFA), 2014). Mỹ, Brazil và Đức là ba quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Cả ba nước này tiêu thụ tổng cộng khoảng 37% sản lượng cà phê của thế giới. Tính riêng trong năm 2010 là tổng sản lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới là khoảng 8 ngàn tấn, trong đó 1,26 ngàn tấn được tiêu thụ tại Mỹ, 1,14 ngàn tấn tại Brazil và 0,54 ngàn tấn tại Đức. Bình quân trong giai đoạn 2000 – 2010, nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng khoảng 2%/năm. Trong hai năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng nhẹ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi chỉ tăng 0,9% trong năm 2009, nhu cầu tiêu thụ cà phê đã tăng trở lại 1,5% trong năm 2010. Đáng chú ý là có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ giữa những thị trường đã phát triển và đang phát triển. Bên cạnh xu hướng tăng trưởng chậm và ổn định của các thị trường truyền thống thì các thị trường mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines lại có được tốc độ tăng trưởng nhanh đáng chú ý (Cục Xúc tiến thương mại, 2016). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Theo thống kê của FAO, sản lượng và năng suất cà phê trên toàn thế giới trong các năm gần đây qua Bảng 1.1. cho thấy: từ năm 2005 đến năm 2013 diện tích trồng cà phê trên thế giới đạt khoảng gần 11 triệu ha, diện tích cà phê toàn thế giới tăng giảm theo từng năm do quá trình tái canh cà phê. Năm 2013, diện tích cà của toàn thế giới đạt gần 10,144 triệu ha nhiều hơn so với năm 2011 (10,143 triệu ha), 2012 (10,102 triệu ha) nhưng ít hơn so với diện tích các năm 2005-2010. Năng suất và sản lượng cà phê có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2005 năng suất cà phê đạt 0,70 tấn/ha, tăng lên 0,80 tấn/ha trong năm 2010, đạt 0,91 tấn/ha trong năm 2012 và 0,88 tấn/ha trong năm 2013. Về sản lượng, năm 2005 sản lượng cà phê của toàn thế giới là 7,451 triệu tấn, đến năm 2010 sản lượng tăng lên đạt 8,467 triệu tấn, năm 2012 sản lượng tăng cao đạt 9,209 triệu tấn và năm 2013 sản lượng cà phê thế giới đạt 8,920 triệu tấn. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê thế giới (2010 – 2013) Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (1.000 ha) (tấn/ha) (1.000 tấn) 2005 10.680,07 0,70 7.451,70 2006 10.765,66 0,76 8.153,55 2007 10.773,09 0,76 8.142,13 2008 10.623,90 0,80 8.499,04 2009 10.537,39 0,74 7.788,62 2010 10.561,15 0,80 8.467,77 2011 10.143,06 0,83 8.394,80 2012 10.102,32 0,91 9.209,76 2013 10.143,84 0,88 8.920,84 Nguồn: www.faostat3.fao.org,10/05/2016. Bảng 1.2. cho thấy: các châu lục có diện tích trồng cà phê không đều nhau, khu vực Châu Mỹ có diện tích lớn nhất đạt gần 5,4 triệu ha (chủ yếu là cà phê chè) gấp 2 lần Châu Á (cà phê chè và cà phê vối) và Châu Phi (cà phê vối). Khu vực Châu Đại Dương có điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình không phù hợp đối với cây cà phê nên có diện tích đất trồng cà phê ít, ở Châu Âu không có diện tích đất trồng cà phê. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Tuy Châu Mỹ có diện tích trồng cà phê lớn nhất nhưng năng suất chỉ đạt 0,93 tấn/ha thấp hơn so với Châu Á là khu vực có diện tích trồng cà phê ít hơn châu Mỹ nhưng năng suất đạt cao hơn 1,11 tấn/ha. Qua đó cho thấy rằng Châu Á là khu vực có điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây cà phê, đặc biệt là cà phê vối. Năng suất cà phê nhân của các Châu lục có chênh lệch nhau khá lớn, ở châu Phi năng suất chỉ đạt 0,47 tấn/ha và Châu Đại Dương năng suất chỉ đạt 0,86 tấn nhân/ha trong năm 2013. Trong năm 2013, sản lượng cà phê của Châu Mỹ đạt cao nhất (5,009 triệu tấn chiếm 56,16% tổng sản lượng cà phê thế giới) gấp 5 lần so với Châu Phi (khoảng 0,977 triệu tấn chiếm 10,96% tổng sản lượng cà phê thế giới) và gần gấp đôi so với Châu Á (2,873 triệu tấn chiếm 32,21% tổng sản lượng cà phê thế giới). Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê trên thế giới phân theo khu vực năm 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Khu vực (1.000 ha) (tấn/ha) (1.000 tấn) 1 Châu Mỹ 5.381,78 0,93 5.009,85 2 Châu Phi 2.094,18 0,47 977,41 3 Châu Á 2.596,60 1,11 2.873,47 4 Châu Đại Dương 70,28 0,86 60,12 5 Châu Âu 0,00 0,00 0,00 Tổng cộng 10.142,84 8920,85 0,88 Nguồn: www.faostat3.fao.org,10/05/2016. Như vậy, hàng năm tổng sản lượng cà phê trên toàn thế giới và giá thành sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định về năng suất, sản lượng cà phê của các nước thuộc khu vực Châu Mỹ. Đây là khu vực chủ yếu trồng các giống cà phê chè, tuy nhiên các giống cà phê này có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng nhưng rất mẫn cảm với một số loại bệnh nên khi dịch bệnh xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và giá cà phê trên thị trường thế giới. Chính điều này cũng là cơ hội lớn mở ra cho các nước trồng cà phê vối ở các khu vực khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Phân tích số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất của 5 nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới năm 2013 bao gồm Brazil, Việt Nam, Indonesia, Colombia và Ấn Độ (Bảng 1.3.) cho thấy: Về diện tích, Brazil là nước đứng đầu thế giới với diện tích đạt gần 2,1 triệu ha chiếm 20% diện tích cà phê của thế giới, kế đến là Indonesia với gần 1,3 triệu ha chiếm 12% và hơn 70 nước khác chiếm 67% diện tích cà phê của thế giới. Như vậy, xét về diện tích đối với 5 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê trên thế giới nếu giảm hoặc tăng diện tích cà phê ở các quốc gia này ở những mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung sản phẩm cà phê trên thế giới. Về năng suất, Việt Nam là nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới đạt 2,5 tấn /ha, cao gấp 3 lần so với Colombia và Ấn Độ, cao gấp 5 lần so với Indonesia, đây chính là lý do Việt Nam có diện tích trồng cà phê nhỏ hơn so với Indonesia, Colombia nhưng đã trở thành nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới sau Brazil, đem lại nguồn ngoại tệ lớn có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Nguyên nhân là do Việt Nam có điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình thuận lợi và đầu tư thâm canh cao cho phát triển cây cà phê dẫn đến năng suất cao, tuy nhiên ngành cà phê ở Việt Nam phát triển chưa bền vững. Sản lượng cà phê của 5 nước đúng đầu thế giới không đều nhau và chia làm 2 nhóm, nhóm có sản lượng cà phê nhân cao gồm Brazil và Việt Nam, sản lượng cà phê của 2 quốc gia này đạt trên 1 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng cà phê của Brazil cao gấp 2 lần so với sản lượng cà phê của Việt Nam. Nhóm có sản lượng cà phê thấp hơn 1 triệu tấn bao gồm Indonesia, Ấn Độ và Colombia. Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của 5 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê năm 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Quốc gia (1.000 ha) (tấn/ha) (1.000 tấn) 1 Brazil 2.085,52 1,42 2.964,54 2 Việt Nam 584,60 2,50 1.461,00 3 Indonesia 1.240,90 0,56 698,90 4 Colombia 771,73 0,85 653,16 5 Ấn Độ 376,31 0,85 318,20 Nguồn: www.faostat3.fao.org,10/05/2016. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Theo Báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mĩ sản lượng của 10 nước sản xuất cà phê vối đứng đầu thế giới đạt khoảng hơn 3,8 triệu tấn và chiếm khoảng 96,18% so với tổng sản lượng cà phê vối thế giới và chiếm 41,81% tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2014 – 2015, trong đó Việt Nam và Brazil là hai quốc gia có sản lượng cà phê vối đạt trên 1 triệu tấn niên vụ. Việt Nam là quốc gia có sản lượng cà phê vối lớn nhất thế giới và liên tục tăng trong những năm gần đây chiếm 37,98% sản lượng cà phê vối toàn thế giới niên vụ 2014 – 2015 (Bảng 1.4.). Vì vậy, Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cà phê vối trên thế giới. Brazil không những là quốc gia có sản lượng cà phê chè xuất khẩu lớn nhất thế giới mà sản lượng cà phê vối của quốc gia này cũng đứng thứ 2 thế giới sau Việt Nam, sản lượng cà phê vối xuất khẩu nhiều nhất trong niên vụ 2014 – 2015 của Brazil đạt trên 1 triệu tấn chiếm 25,51% tổng sản lượng cà phê vối thế giới và chiếm 11,09% tổng sản lượng cà phê trên thế giới. Bảng 1.4. Sản lượng cà phê vối của 10 quốc gia đứng đầu thế giới (2011 – 2015) (Đơn vị: 1.000 tấn) STT Quốc gia 2011/2012 2012/2013 2013/2014 2014/2015 1 Việt Nam 1.512 1.536 1.719 1.518 2 Brazil 870 930 924 1.020 3 Indonesia 420 528 471 552 4 Ấn Độ 212 220 202 229 5 Uganda 132 168 180 168 6 Cote d’Ivoire 96 105 101 84 7 Malaysia 87 84 90 90 8 Thái Lan 60 60 60 60 9 Cameroon 39 29 23 32 10 Lào 27 28 28 29 11 Các nước khác 182 155 127 153 Tổng cộng 3.637 3.843 3.997 3.998 Nguồn: World markets and Trade, Foreign Agricultural Service/USDA, Office of Global Analysis, 06/2016. Phân tích số liệu về sản lượng cà phê chè của 15 quốc gia đứng đầu thế giới (Bảng 1.5) cho thấy: tổng sản lượng cà phê chè xuất khẩu của 15 quốc gia đứng đầu thế giới đạt gần 4,93 triệu tấn chiếm 94,81% tổng sản lượng cà phê chè xuất khẩu của thế giới và chiếm 53,59% tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2014 – 2015. Brazil là quốc gia có sản lượng cà phê chè xuất khẩu lớn nhất thế giới trong nhiều năm gần đây, sản lượng cà phê chè xuất khẩu nhiều nhất trong niên vụ 2012 – 2013 đạt gần PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 2,53 triệu tấn chiếm 45,46% tổng sản lượng cà phê chè thế giới và chiếm 27,47% tổng sản lượng cà phê trên thế giới. Niên vụ 2014 – 2015 sản lượng đạt gần 2,24 triệu tấn nhân, chiếm 43,07% tổng sản lượng cà phê chè của thế giới và chiếm 24,33% tổng sản lượng cà phê trên thế giới. Do giá bán cà phê chè cao hơn so với cà phê vối nên giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê chè đem lại cho Brazil cao hơn so với các quốc gia khác và chi phối giá cà phê trên thị trường thế giới. Bảng 1.5. Sản lượng cà phê chè của 15 quốc gia đứng đầu thế giới (2011 – 2015) (Đơn vị: 1.000 tấn) STT Quốc gia 2011/2012 2012/2013 2013/2014 2014/2015 1 Brazil 2.082 2.526 2.508 2.238 2 Colombia 459 595 725 798 3 Ethiopia 379 390 381 389 4 Honduras 336 284 264 306 5 Guatemala 264 240 210 188 6 Mexico 246 267 225 179 7 Peru 312 258 255 174 8 Nicaraqua 126 116 120 126 9 Trung Quốc 65 92 117 120 10 Ấn Độ 101 99 102 98 11 Costa Rica 107 101 87 84 12 Indonesia 78 102 99 76 13 Việt Nam 48 56 71 63 14 Kenya 45 40 51 45 15 Papua New Guinea 81 46 50 45 16 Các nước khác 340 345 278 270 Tổng cộng 5.069 5.557 5.543 5.199 Nguồn: World markets and Trade, Foreign Agricultural Service/USDA, Office of Global Analysis, 06/2016. Việt Nam có sản lượng cà phê chè xuất khẩu đứng thứ 13 trong 15 quốc gia có sản lượng cà phê chè đứng đầu thế giới. Trong những năm gần đây, sản lượng cà phê chè xuất khẩu nhiều nhất trong niên vụ 2013 – 2014 đạt 71 ngàn tấn chiếm 1,37% tổng sản lượng cà phê chè thế giới, niên vụ 2014 – 2015 đạt 63 ngàn tấn chiếm1,21% tổng sản lượng cà phê chè thế giới. Việt nam có sản lượng cà phê chè thấp hơn so với các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn