intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

30
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của đề tài là đánh giá một số chỉ tiêu nông học (chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây; số lá và tốc độ ra lá; đặc điểm của lá… ). Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại trên hành tím. - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất liên quan đến đường kính, số củ/bụi, trọng lượng của bụi…. Hiệu quả kinh tế của việc thay thế trồng hành tím trên giá thể hữu cơ so với trồng trên đất cát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HỮU TUYỂN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ TỶ LỆ GIÁ THỂ HỮU CƠ THAY THẾ CÁT BIỂN PHỦ ĐẤT TRÊN CÂY HÀNH TÍM TẠI XÃ BÌNH HẢI, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HỮU TUYỂN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ TỶ LỆ GIÁ THỂ HỮU CƠ THAY THẾ CÁT BIỂN PHỦ ĐẤT TRÊN CÂY HÀNH TÍM TẠI XÃ BÌNH HẢI, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được người khác công bố. Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn chúng tôi đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn này. Huế, ngày 15 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Tuyển PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến Thầy TS. Nguyễn Văn Đức người đã hết lòng giúp đỡ, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Đào tạo cùng quý thầy giáo, cô giáo khoa Nông học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cùng với chính quyền địa phương và nhân dân xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi triển khai các thí nghiệm thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, cơ quan, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 8 năm 2017 Nguyễn Hữu Tuyển PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với mục đích hoàn thiện quy trình sản xuất giá thể hữu cơ thay thế cát biển để trồng hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Giúp người nông dân dần nhận thức và làm quen với phương pháp trồng hành mới trên nền giá thể hữu cơ vừa mang lại lợi nhuận sản xuất cao nhất vừa giúp hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên cát biển bừa bãi gây cạn kiệt nguồn tài nguyên và hệ sinh thái vùng ven biển của địa phương. Đề tài được tiến hành trong hai vụ: Vụ Xuân và vụ Hè năm 2018. Địa điểm thực hiện tại thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 5 công thức, 3 lần nhắc lại. Công thức và cách bố trí thí nghiệm trong hai vụ như nhau. Công thức thí nghiệm: CT1: 30% Phân chuồng hoai, 30% than sinh học, 30% cát biển, 10% bánh dầu đậu phộng; CT2: 20% phân chuồng hoai, 30% than sinh học, 40% cát biển, 10% bánh dầu đậu phộng; CT3: 30% phân chuồng hoai, 20% than sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu phộng; CT4: 40% phân chuồng hoai, 40% than sinh học và 20% bánh dầu đậu phộng; CT5: Sử dụng cát biển phủ đất như nông dân (Đối chứng). Kết quả trong quá trình nghiên cứu thí nghiệm về thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển đến sự sinh trưởng, phát triển, đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây hành tím đã rút ra được một số kết luận như sau: Đối với vụ Xuân: Công thức 30% phân chuồng hoai, 20% than sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu phộng đạt năng suất cao nhất với NSLT (40 tấn/ha), NSTT (32,67 tấn/ha). Hiệu quả kinh tế thì công thức 30% phân chuồng hoai, 20% than sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu phộng có lợi nhuận (518.268.000 đồng) và tỷ suất lợi nhuận (3,8) là cao nhất. Đối với vụ Hè: Công thức 30% phân chuồng hoai, 20% than sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu phộng, lợi nhuận cao nhất (300.168.000 đồng) và tỷ suất lợi nhuận (2,7). Cao hơn công thức 5 đối chứng có lợi nhuận (159.968.000 đồng/ha) và tỷ suất lợi nhuận (1,4). Kết luận chung: Qua thí nghiện ở hai vụ, ta có thể kết luận công thức 30% phân chuồng hoai, 20% than sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu phộng cho năng suất cao nhất, sản lượng tốt nhất và lợi nhuận cao hơn so với các công thức còn lại. Công thức này có thể bước đầu triển khai sản xuất tại địa phương để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện các chỉ tiêu theo dõi trước khi đưa ra ứng dụng một cách rộng rãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1 2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài: ................................................................................. 2 3. Yêu cầu của đề tài: ................................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học: .................................................................................................... 2 5. Ý nghĩa thực tiễn: .................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: ..................................................................... 4 1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố: .................................................................................. 4 1.1.2. Thành phần hóa học của hành tím: ..................................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm thực vật học của hành tím:.................................................................. 7 1.1.4. Công dụng của hành tím: ................................................................................... 7 1.1.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:.......................................................................... 10 1.1.6. Một số sâu bệnh hại chính trên cây hành tím .................................................... 12 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................... 14 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím trên thị trường thế giới........................ 14 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím ở Việt Nam ......................................... 15 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím ở tỉnh Quảng Ngãi: ............................. 18 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: ............................................................................................................ 19 1.3.1 Bón phân:.......................................................................................................... 19 1.3.2. Nhu cầu phân bón của cây hành tím: ................................................................ 23 1.3.3. Các biện pháp canh tác..................................................................................... 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:............................................................................ 28 2.2. ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM: ................................................................................. 28 2.3. THỜI GIAN THÍ NGHIỆM: ............................................................................... 28 2.4 .ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU:............................................................ 28 2.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ............................................................................... 30 2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 30 2.7. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HÀNH TÍM TRONG THÍ NGHIỆM: .................................................................................................................. 31 2.7.1 Chọn giống: ...................................................................................................... 31 2.7.2. Kỹ thuật trồng: ................................................................................................. 31 2.7.3. Bón và che phủ luống bằng thân xác thực vật:................................................. 33 2.8. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI: .............................. 34 2.9. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:................................................................... 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 36 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ XUÂN NĂM 2018: ........................................... 36 3.1.1 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến chiều cao và số lá của cây hành tím ........................................................................... 36 3.1.2 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến đường kính củ hành tím ............................................................................................. 39 3.1.3 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến số củ/ bụi và trọng lượng bụi của hành tím................................................................. 41 3.1.4 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của hành tím: ........................................................ 42 3.1.5 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến năng suất hành tím ..................................................................................................... 43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ HÈ NĂM 2018: .................................................. 45 3.2.1 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến chiều cao và số lá của cây hành tím ........................................................................... 45 3.2.2 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến đường kính củ hành tím ............................................................................................. 48 3.2.3 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến số củ/ bụi và trọng lượng bụi của hành tím................................................................. 49 3.2.4 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của hành tím ......................................................... 50 3.2.5 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến năng suất hành tím ..................................................................................................... 51 3.3. SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯƠNG CỦA CỦ HÀNH TÍM: .............................................................................................................. 53 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 57 4.1. KẾT LUẬN: ....................................................................................................... 57 4.2. ĐỀ NGHỊ:........................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 59 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 60 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn CV% Hệ số biến động D/R Dài trên rộng Đ/c Đối chứng FAO Tổ chức Nông Lương thế giới LSD (0,05) Least Significant Difference (Sự sai khác nhỏ nhất ở mức ý nghĩa α = 0,05) NSLT Năng suất lý thuyết NST Ngày sau trồng NSTT Năng suất thực thu BVTV Bảo vệ thực vật QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TGST Thời gian sinh trưởng TLB Tỷ lệ bệnh a acre - Mẫu Anh (1 ha) CT Công thức CTV Cộng tác viên GlobalGAP Global Good Agricultural practices (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii KPH Không phát hiện DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số thành phần dinh dưỡng chính của hành tím ...................................... 5 Bảng 1.2. Sản lượng hành của một số nước dẫn đầu trên thế giới (năm 2012) ............ 15 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất hành tím ở Việt Nam qua các năm 2010 – 2016 ........... 17 Bảng 1.4. Diện tích và năng suất trung bình cây hành tím ở Quảng Ngãi. .................. 19 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến chiều cao cây hành tím. ....................................................................................... 37 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến số lá cây hành tím................................................................................................ 38 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến đường kính củ hành tím ....................................................................................... 40 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến số củ/ bụi và trọng lượng bụi hành tím ............................................................... 41 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến mật độ dịch hại trên lá hành tím .......................................................................... 42 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của hành tím (tấn/ ha)......................... 44 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến chiều cao cây hành tím. ....................................................................................... 45 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến số lá cây hành tím................................................................................................ 47 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến đường kính củ hành tím:...................................................................................... 48 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến số củ/ bụi và trọng lượng bụi hành tím ............................................................... 49 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến mật độ dịch hại trên lá hành tím..................................................................... 50 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của hành tím (tấn/ ha)......................... 52 Bảng 3.13. So sánh một số chỉ tiêu về các yếu tố đặc trương của củ hành tím ............ 53 Bảng 3.14. Tổng chi phí cho 1 ha thí nghiệm: Vụ Xuân ............................................. 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix Bảng 3.15. Tổng chi phí cho 1 ha thí nghiệm: Vụ Hè................................................. 55 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của các công thức cho 1ha thí nghiệm ........................... 56 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tình hình sản xuất hành tím ở Việt Nam qua các năm 2010 – 2016............ 17 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện năng suất lý thuyết và năng suất thực thu giữa các công thức (tấn/ha) .............................................................................................................. 44 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện năng suất lý thuyết và năng suất thực thu giữa các công thức (tấn/ha) ...................................................................................................................... 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Cây hành tím (Allium fistulosum L) thuộc chi Hành (Allium) họ Liliaceae. Chi này có 1.250 loài là hành, hành, hẹ, kiệu,… Chúng là những cây rau gia vị có giá trị kinh tế cao được trồng từ thời cổ Hy Lạp và La Mã. Con người biết đến cây hành tím từ 3000 năm trước Công nguyên. Hành tím có nguồn gốc vùng Tây Bắc Á và Trung Á (Grubben và Denton, 2004). Giống hành tím lá dài, cứng, màu xanh nhạt, củ chắc màu tím và có vị cay, đường kính củ từ 1,5 – 2,5cm. Hành tím có thể trồng được quanh năm, thời gian sinh trưởng của hành tím kéo dài từ 45 đến 75 ngày tùy thuộc vào từng thời vụ. Vụ Đông Xuân (trồng vào tháng 12) thời gian sinh trưởng dài nhất tính từ khi trồng đến khi thu hoạch từ 65 đến 75 ngày. Về công dụng của hành, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hành không chỉ được sử dụng như gia vị mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học. Người Ấn Độ đã sử dụng cây hành để chữa bệnh từ cách đây hàng ngàn năm, còn người Ai Cập Cổ đại đã ghi nhận là hành có thể làm giảm hơn 8.000 bệnh tật. Hành tím giúp loại bỏ cholesterol xấu - vốn thường dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ, ra khỏi cơ thể, hành tím còn giúp duy trì hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể, từ đó có tác dụng ngừa bệnh tim mạch. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, sản xuất nông nghiệp thường không thuận lợi bằng các vùng Bắc Bộ và Nam Bộ. Quảng Ngãi có đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp do bị chia cắt bởi nhiều gò, đồi và các nhánh núi đâm ngang ra biển. Do địa hình có độ dốc tương đối lớn, các con sông ở Quảng Ngãi có lưu lượng dòng chảy lớn về mùa mưa, thường gây nên lũ lụt; về mùa nắng, các dòng sông thường bị khô kiệt, gây nên hạn hán. Sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa của khu vực duyên hải miền Trung. Hằng năm, có từ hai đến ba cơn bão đổ bộ trực tiếp và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo, người nông dân luôn biết khắc phục những bất lợi của thiên nhiên để nông nghiệp Quảng Ngãi từ thời sơ khai đến hiện đại vẫn luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh. Hành tím được xem là một trong những đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi, có giá trị kinh tế cao và có một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Huyện Bình sơn có truyền thống canh tác hành tím từ lâu và có diện tích trồng hành tím nhiều nhất trong tỉnh. Toàn huyện có diện tích trồng màu là 1.562,3 ha; trong đó điện tích hành tím là 180 ha, chiếm 11,5% diện tích trồng màu của huyện và chủ yếu tập trung ở xã Bình Hải (Báo cáo Hội đồng nhân dân huyện Bình Sơn, 2016). Xã Bình Hải là xã nằm ven biển của huyện Bình Sơn nơi được biết đến với những làng nghề chài lưới có từ lâu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 đời. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp càng ngày càng thu hẹp do hàng năm một diện tích không nhỏ đất bị xâm nhập mặn và sa mạc hóa. Cây hành tím được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có vị thế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã, với điều kiện sinh trưởng, phát triển phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu… cộng với giá trị kinh tế của cây hành tím ở thời điểm hiện tại nên người nông dân ở đây luôn xem cây hành tím là cây xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, hiện nay người nông dân ở đây chủ yếu là trồng hành tím trên giá thể cát biển phủ đất. Thông thường sau 3 đến 4 năm mùa vụ sản xuất người nông dân thường đi khai thác và chở cát biển về phủ lên lớp đất để làm giá thể trồng cho vụ tiếp theo, đây là cách làm rất tốn kém về công sức, hiệu quả kinh tế cũng như làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cát biển gây tác động xấu đến môi trường. Bên cạnh đó, diện tích trồng hành tím của xã Bình Hải chủ yếu tập trung ở thôn Thanh Thủy. Tuy nhiên, điều kiện bãi biển ở thôn này chủ yếu là gành đá, ít cát biển nên nông dân ở thôn này thường hay đến thôn khác trong xã để khai thác cát để chở về trồng hành nên đã gây ra mâu thuẩn và mất an ninh trật tự tại địa phương. Vì vậy, xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trên cây hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”. 2 Mục tiêu của đề tài: Xây dựng quy trình sản xuất giá thể hữu cơ thay thế cát biển trên cây hành tím tại xã Bình Hải, Huyện Bình Sơn. 3. Yêu cầu của đề tài: - Nghiên cứu các khả năng sinh trưởng, phát triển của giống hành tím trên nền giá thể hữu cơ thay thế cát biển tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Xác định hiệu quả kinh tế của từng công thức theo các tỷ lệ nghiên cứu. 4. Ý nghĩa khoa học: - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây hành tím trên giá thể hữu cơ. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giá thể hữu cơ thay thế cát biển trên cây hành tím. - Luận văn thạc sĩ có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tương tự và sử dụng trong các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng hành tím trên giá thể hữu cơ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 5. Ý nghĩa thực tiễn: Lựa chọn được quy trình sản xuất giá thể hữu cơ thay thế giá thể cát biển trên cây hành tím phù hợp với điều kiện của địa phương từ đó khuyến cáo người nông dân đưa vào sản xuất. Làm phong phú thêm nhiều quy trình sản xuất giá thể trồng hành tím ở địa phương, tăng khả năng lựa chọn việc sử dụng các quy trình trồng hành tím trên giá thể hữu cơ cho người sản xuất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: 1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố: Hành tím còn có tên là đại thông, thông bạch, là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae, tên khoa học là Allium ascalonicum, bắt nguồn từ chữ Ascalon - tên của một thị trấn ở miền nam Palestin, nơi mà các nhà khoa học cho là nguồn gốc xuất xứ của giống hành này. Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, có nguồn gốc ở vùng Trung Á, là loại hành củ nhỏ, màu tím, có mùi thơm, và ngày nay được trồng như một loại cây trồng thương mại chính ở tất cả các châu lục, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. 1.1.2. Thành phần hóa học của hành tím: Hiện nay, có rất nhiều loại giống hành khác nhau, mỗi giống hành khác nhau sẽ có thành phần hóa học khác nhau. Hành tím có calo cao hơn so với hành tây trong 100 gram hành tây có chưa 40 calo trong khi 100 gram hành tím có chứa 72 calo (http://www.diffen.com/difference/Onion_vs_shallots). Hành tím có thành phần dinh dưỡng cao hơn so với hành tây. Do trong hành tím có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng và vitamin cao hơn (http://www.nutrition-and-you.com/shallots.html) Trong thành phần của củ hành có một thành phần rất quan trọng và có lợi cho sức khỏe là Alliin vì dưới tác dụng của enzyme alliiase, alliin sẽ biến thành allicin, axit pyruvic và NH4. Ở bất cứ đâu hành cũng rất nổi tiếng bởi giá trị dinh dưỡng và những ích lợi giống thảo dược của nó. Hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ và một lượng đáng kể canxi, photpho, kali. Thành phần chủ yếu trong hành là nước (nước chiếm khoảng 86% trong 100 gram). Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 Bảng 1.1. Một số thành phần dinh dưỡng chính của hành tím STT Thành phần dinh dưỡng Số gram trong 100g 1 Protein 1 2 Carbohydrat 6,3 3 Canxi 0,012 4 Lipid 0,3 5 Photpho 0,046 6 Sắt 0,0006 7 Caroten 0,0012 8 Thiamin (vitamin B1) 0,00008 9 Riboflavin (vitamin B2) 0,00005 10 Niaxin 0,0005 11 Axit ascorbic (vitamin C) 0,014 ( Nguồn: Caroty.com) Màu trong củ hành tím là sắc tố anthocyan: anthocyan là sắc tố tan trong nước có màu từ đỏ đến tím, màu của anthocyan được xác định bởi cấu trúc hóa học và môi trường bên ngoài. Anthocyan chứa các loại đường: glucose, các mono saccharide (galactose…), các disaccharide (rutinose…). Các nhân tố làm biến đổi màu anthocyan: các enzyme thủy phân hay oxi hóa làm mất màu anthocyan, hợp chất mà anthocyan bền với nhiệt và ánh sáng. Tuy nhiên khi đun nóng lâu, các athocyan có thể bị phá hủy và mất màu, SO2 làm nhạt màu athocyan. Các sắc tố athocyan rất nhạy cảm với môi trường . Ví dụ: rubrobraxin clorit có trong bắp cải tím, pH = 2,4 - 4 có màu đỏ thẳm, pH = 4 - 6 màu tím, pH = 6 màu xanh lam, môi trường kiềm màu xanh lá cây. Sự biến đổi này là một quá trình thuận nghịch. Vì vậy trong quá trình chế biến nếu ta thấy chuyển sang màu xanh, có thể bổ sung thêm axit (axit acetic, axit citric) để thay đổi pH môi trường từ đó sẽ thay đổi màu sản PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 phẩm (Đỗ Văn Chương và ctv, 2010) . PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 Màu anthocyan có độ bền màu phụ thuộc nhiều vào pH của môi trường. Thực tế, anthocyan thường sử dụng trong trường hợp pH < 4 tại vì pH này màu sắc ít bị thay đổi, pH càng cao thì màu càng nhạt. Màu anthocyan có độ bền cao ở pH = 3,5 và nhạt màu đi khi pH = 4,5 (Nguyễn Duy Thịnh, 2008). 1.1.3. Đặc điểm thực vật học của hành tím: Cây thảo, sống hằng năm, có mùi đặc biệt: Cao khoảng 30 - 50 cm. Thân hình nhỏ, chỉ hơi phồng, rộng 0,7 - 1 cm, đẻ tránh nhánh. Lá hình trụ rỗng, nhẵn, mọc thành túm từ thân hành, đầu thuôn nhọn, đường kính 4 - 8 mm, bẹ lá to, váy mỏng, màu trắng, đôi khi pha hồng có nhiều sọc. Cụm hoa hình đầu tròn hoặc tán giả mọc trên một cán rỗng (trục của cụm hoa), cao bằng lá, hoa nhiều có cuốn ngắn, bao hoa gồm 6 mảnh bằng nhau hình trái xoan nhọn, màu trắng có sọc xanh xếp thành hai vòng, nhị 6 dài hơn bao hoa, mọc thò ra ngoài, chi nhị phình ở gốc. Quả nang hình tròn. Nét riêng của hành tím là một sự kết hợp hương vị riêng biệt của cả hành tây và tỏi, đặc trưng là ít cay hơn so với hành tây và tỏi. Ở một số nước, hành lá thường bị nhầm lẫn với hành tím. Thông thường, hành tím là đắt hơn so với hành tây. Hành tím là cây lâu năm thích hợp trồng vào những vùng mát mẽ được trồng hàng năm. Cây hành tím đạt chiều cao tối đa 50 cm. Tương tự như tỏi, hành tím mọc thành từng cụm. Hành tím rất giàu chất Flavonoid và hợp chất Polyphenol. 1.1.4. Công dụng của hành tím: Hành tím là những nguồn giàu chất flavonoid. Hai phân nhóm flavonoid được tìm thấy trong hành là anthocyanin và flavols như quercetin, kemrferfol… Hơn nữa, chúng có chứa hợp chất lưu huỳnh chống oxi hóa như diallyl disulfide, diallyl trisulfide và allyl propyl disulfide. Các hợp chất này chuyển thành allicin thông qua hành động enzym allicinase lên bề mặt tế bào hành tím trong khi nghiền và cắt. Allicin là một chất dầu không màu tan trong cồn, benzene, ete, khi hòa tan trong nước dễ bị thủy phân, chất kháng sinh allicin C6H10OS2 có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh (http://www.nutrition-and-you.com/shallots.html). Flavonoid là hợp chất polyphenolic thường được tìm thấy trong hành tím. Các chiết xuất từ hành tím có hoạt tính chống ung thư trong dòng tế bào. Chiết xuất này cũng cho thấy hoạt động chống viêm đáng kể trong cơ thể. Đặc biệt quan tâm là các flavonoid kempferol, có khả năng phân biệt tế bào giữa lành và ác tính khó phát hiện do không thể bị phóng đại (Allen Y ctv, 2013). Theo tập quán Việt Nam thì hành là rau gia vị trong bữa ăn hàng ngày; hành tím cũng được xem như loại rau bổ sung. Ngoài ra, hành có khả năng ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn, phòng và chống các chứng viêm, sưng, đau, thường gặp ở các bệnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 như: viêm khớp, thấp khớp, viêm dị ứng hen suyễn và xung huyết đường hô hấp, lợi tiểu (Cholakova, 2000). Trong hành tím còn chứa hàm lượng các chất protein, chất béo, chất xơ và một lượng đáng kể canxi, photpho, kali. Một số tác dụng của cây hành tím: 1.1.4.1. Lá hành tươi - Bảo vệ sức khỏe cho tim Thường xuyên ăn hành cũng giống như tỏi sẽ giúp hạ thấp nồng độ cholesterol và huyết áp cao, từ đó ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Tác dụng hữu ích này có được là nhờ hợp chất sulphua, crom và vitamin B6 trong cây hành. Các chất giúp ngăn chặn đau tim bằng cách hạ thấp nồng độ homocysteine yếu tố gây nguy cơ đáng kể cho đau tim và đột quỵ. Trong một nghiên cứu ở hơn 100.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn nhiều hành giúp giảm được 20% nguy cơ đau tim. - Tăng cường sức khỏe cho dạ dày Chỉ cần ăn hành hai đến ba lần trong một tuần cũng giúp giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Hành rất giàu chất flavonooid (trong đó có thành phần quercitin) nên giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u ở động vật và bảo vệ các tế bào ruột kết khỏi bị tổn thương từ một số chất gây ung thư. Khi chế biến thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp làm giảm lượng carcinogens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc này. - Chống lại nhiều bệnh ung thư Cũng giống như tỏi, hành có khả năng chống lại được rất nhiều bệnh ung thư phổ biến. Trong các nghiên cứu tại khu vực Nam Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ăn hành giảm được 84% nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng và họng, giảm được 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% ung thư thanh quản và 25% ung thư vú, 73% ung thư buồng trứng, 37% ung thư tuyến tiền liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với những người không ăn hoặc người ít ăn hành. Và khi so sánh với tỏi thì các chuyên gia thấy hành có khả năng chống ung thư tốt hơn. 1.1.4.2. Hành khô - Tăng cường sức khỏe cho xương Sữa không phải là thực phẩm duy nhất tăng cường sức khỏe cho xương. Hành cũng có thể giúp duy trì xương không kém. Trên đây là kết luận của một số nghiên cứu đăng lên tạp chí Hóa học thực phẩm nông nghiệp (Mỹ). Các nhà khoa học đã phát hiện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 một chất mới có trong hành là gamma - L - glutamyl - trans - S - 1- propenyl - L - cysleine - sulioxide (GPCS) có thể ngăn chặn chứng loãng xương. Ăn hành đặt biệt có ích cho phụ nữ, những người mà thường có nguy cơ loãng xương cao khi ở độ tuổi mãn tính. Các chuyên gia cho biết, uống thuốc Fosamax và ăn hành có thể chống lại loãng xương hiệu nghiệm nhưng ăn hành không gây ra phản ứng phụ như loại thuốc này. - Chống viêm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn Nhiều chất chống viêm trong hành có thể làm tính nghiêm trọng của các triệu chứng liên quan đến chứng viêm như: xưng tay, đau đớn của bệnh viêm khớp, thấp khớp, viêm dị ứng của bệnh hênh xuyển và xưng huyết đường hô hấp. Cây hành có chứa hợp chất ngăn chặn lipoxygenase và cyclooxygenase (các enzyme này gây ra chứng viêm) nhờ vậy mà làm giảm đáng kể chứng viêm. Hiệu ứng chống viêm của hành không chỉ do chất vitamin C và quercitin mà còn bao gồm cả các chất có tên gọi là isothiocyanates. Các chất này làm dịu chứng viêm. Hơn nữa, quercitin và các chất flavonoids phát hiện trong tỏi hoạt động cùng với vitamin C để giết chết các vi khuẩn độc hại. - Chống bệnh tiểu đường Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng đã cho thấy, chất allyl propyl disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng insulin tự do sẵn có trong cơ thể. Allyl propyl disunfide thực hiện điều này bằng cách đấu tranh với insulin để chiếm các phần ở bên trong gan, nơi và insulin không hoạt động. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường. - Chống ung thư ruột kết Trong hành có chứa rất nhiều fructo - oligosaccharides, chất này kích thích sự phát triển của fibidobacteria khỏe mạnh và gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại tiềm ẩn trong ruột kết. Ngoài ra, fructo - oligosaccharides còn có thể là giảm sự phát triển khối u của các tế bào ung thư ruột kết. 1.1.4.3. Một số khả năng chống bệnh khác của hành - Uống nước hành trộn với nước mướp đắng có thể trị được chứng khó tiêu. - Dùng nước hành ép đun sôi có thể hết đờm ở họng và miệng. - Ăn hành giúp răng trắng sáng hơn. - Giúp tăng cường trí nhớ và sức khỏe hệ thần kinh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0