Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá được thực trạng sản xuất, tiêu thụ, bảo quản rau trên địa ban tỉnh; năng lực sản xuất rau, mức độ ô nhiễm về hóa học, sinh học, vệ sinh trên các loại rau đang được sản xuất và tiêu thị tại Quảng Ngãi. Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá được mức độ thích nghi của các loại rau trên các loại đất hiện có trên địa bàn tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh Quảng Ngãi
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là LÊ TRUNG VIỆT – LỚP CAO HỌC 20B, CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT: XIN CAM ĐOAN Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành Luận văn bản thân tôi xin chân thành cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này được ghi rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2016 Lê Trung Việt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN! Kính thưa quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế! Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Trần Đăng Hòa, người trực tiếp hướng dẫn, định hướng cho tôi nghiên cứu đề tài này, tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn cao học. Và để hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô trong khoa Nông học trường Đại học Nông lâm Huế; sự giúp đỡ của Lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong thời gian qua. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Huế đã mở lớp cao học để chúng tôi tiếp cận được với những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện cho chúng tôi nghiên cứu, nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, công tác hiện nay. Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi, UBND xã, Hội Nông dân xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng thành phố Quảng Ngãi… đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, do đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong được sự chia sẽ, thông cảm của Quý thầy, cô giáo, Quý Hội đồng, tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày tháng 7 năm 2016 Lê Trung Việt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Ngộ độc thực phẩm do rau xanh bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc là một trong những vấn đề nhức nhối cho người tiêu dùng hiện nay, cũng là vấn đề khó khăn cho các nhà quản lý và thiệt thòi cho người sản xuất nông sản chân chính, nông sản sạch. Trước tình hình thực tế việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng trong quá trình sản xuất và chăn nuôi hiện nay đã làm gia tăng các bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa và thậm chí gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh ung thư đến mức đáng báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người sản xuất, kiến thức của người tiêu dùng để nhận biết nông sản sạch chưa được trang bị, công tác quản lý xuất xứ, nguồn gốc các chất bảo vệ thực vật còn hạn chế, công tác thông tin, giới thiệu các sản phẩm sạch chưa được chú trọng, việc đánh giá mức độ hiểu biết của người tiêu dùng, của người sản xuất chưa cụ thể, đánh giá về thực trạng sản xuất chưa mang tính khoa học…do đó việc đưa ra các chính sách phát triển rau an toàn có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài đi sâu điều tra đánh giá thực trạng, kiến thức của người trồng rau, tiểu thương, người tiêu dùng và thực trạng sản xuất rau ở Quảng Ngãi để đưa ra các giải pháp phát triển rau toàn trên địa bàn tỉnh. Với phương pháp điều tra ngẫu nhiên, phân tích và dựa trên những kết quả nghiên cứu sẵn có, đề tài sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề trong quá trình phát triển vùng rau sạch trên địa bàn tỉnh, qua đó đẩy mạnh việc quy hoạch sản xuất, tăng thêm thu nhập nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Những kết quả chủ yếu của đề tài sẽ làm sáng tỏ thực trạng sản xuất, quy hoạch, nhân lực, điều kiện tự nhiên… của địa phương và cơ sở cho việc định hướng phát triển rau sạch trên địa bàn tỉnh. Mong muốn của đề tài sẽ là tài liệu cho việc nghiên cứu, đào tạo và làm cơ sở cho các huyện, thành phố trong tỉnh có định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư trồng rau sạch nói riêng. Qua đó thay đổi thói quen sản xuất rau của nông dân, phương pháp bảo quản, tiêu thụ và chuyển vùng sản xuất rau từ vùng hay bị ngập nước hiện nay lên các vùng cao hơn để đầu tư xây dựng các mô hình rau sạch công nghệ cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để sản xuất rau an toàn trong tương lai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1.1. Cây rau ................................................................................................................... 4 1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 6 1.1.3. Các nghiên cứu về rau an toàn ............................................................................ 14 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 18 1.3. MỘT SỐ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SẢN XUẤT RAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................................. 20 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 23 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 23 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 23 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 23 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23 2.4.1. Điều tra thực trạng sản xuất rau .......................................................................... 23 2.4.2. Đánh giá nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau ........................................ 23 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 2.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................... 25 2.5.1. Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Quảng Ngãi ................................................................ 25 2.5.2. Địa hình ............................................................................................................... 25 2.5.3. Khí hậu thời tiết ................................................................................................... 26 2.5.4. Đất đai.................................................................................................................. 26 2.5.5. Nguồn nước ......................................................................................................... 30 2.5.6. Thực trạng cơ sử hạ tầng và nguồn nhân lực....................................................... 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 34 3.1. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TẠI QUẢNG NGÃI .............. 34 3.1.1. Phong tục tập quán và truyền thống sản xuất rau ................................................ 34 3.1.2. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ và khả năng cạnh tranh.......................................... 35 3.1.3. Các giải pháp kỹ thuật đã áp dụng tại địa phương .............................................. 38 3.1.4. Hàm lượng các chất gây độc hại trong rau hiện nay tại Quảng Ngãi .................. 42 3.1.5. Tổ chức sản xuất, tiêu thụ và bảo quản rau ......................................................... 44 3.1.6. Các hình thức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm ..................................................... 46 3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU NÔNG HỘ THÔNG QUA ĐIỀU TRA ............. 47 3.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ NHU CẦU TIÊU THỤ RAU TẠI QUẢNG NGÃI THÔNG QUA ĐIỀU TRA ............................................................................................ 58 3.3.1. Kết quả phỏng vấn tiểu thương ........................................................................... 58 3.3.2. Kết quả phỏng vấn người tiêu dùng .................................................................... 65 3.4. NGUY CƠ GÂY MẤT AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI QUẢNG NGÃI ............................................................................................................................. 70 3.5. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC (SWOT) TRONG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở QUẢNG NGÃI ......................................... 71 3.5.1. Điểm mạnh .......................................................................................................... 71 3.5.2. Điểm yếu.............................................................................................................. 72 3.5.3. Cơ hội .................................................................................................................. 73 3.5.4. Thách thức ........................................................................................................... 73 3.6. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI .............. 74 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới năm 2010 .................... 7 Bảng 1.2. Các quốc gia có số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận Global GAP lớn nhất trên thế giới .............................................................................................................. 9 Bảng 1.3. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu rau quả lớn trên thế giới năm 2009 ........ 10 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 ... 11 Bảng 1.5: Diện tích RAT tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng 2006 ....................... 12 Bảng 1.6: Một số loại rau xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ......................................... 14 Bảng 1.7: Số lượng vụ ngộ độc thực phẩm và rau trong giai đoạn 2006 - 2010........... 19 Bảng 2.1: Tổng hợp các loại đất .................................................................................... 27 Bảng 2.2: Diện tích lưu vực và lưu lượng dòng chảy của các dòng sông chính ........... 30 Bảng 2.3: Trữ lượng nước ngầm các lưu vực sông tỉnh Quảng Ngãi ........................... 31 Bảng 3.1: Diện tích, năng suất sản lượng rau của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2005 - 2009 .................................................................................................................... 35 Bảng 3.2: Cơ cấu các loại rau chính ở Quảng Ngãi ...................................................... 37 Bảng 3.3. Thời vụ trồng một số loại rau ở Quảng Ngãi ............................................... 38 Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên một số loại rau, đậu đỗ và cà chua tại thành phố Quảng Ngãi Năm 2015 ................................................................................. 40 Bảng 3.5. Tồn dư Nitơrat trong rau ở một số địa phương tại Quảng Ngãi ................... 42 Bảng 3.6. Dư lượng các chất kim loại nặng có trong rau cải xanh ở một số địa phương tại Quảng Ngãi ............................................................................................................... 43 Bảng 3.7: Kết quả phân tích vi sinh vật trong các mẫu rau ở thành phố Quảng Ngãi .. 43 Bảng 3.8: Thực trạng sản xuất – tiêu thụ rau tại thành phố Quảng Ngãi và khu Kinh tế Dung Quất...................................................................................................................... 45 Bảng 3.9: Đất được cấp quyền sử dụng tại một số địa phương thuộc ........................... 48 các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi ........................... 48 Bảng 3.10: Công tác tập huấn, vốn vay và sử dụng phân bón tại một số địa phương thuộc các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi. ................ 50 Bảng 3.11: Đất trồng, giống và nước tưới tại nông hộ ở một số địa phương thuộc các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi.................................. 51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii Bảng 3.12: Tình hình sử dụng phân bón và quản lý dịch hại rau ở các nông hộ tại một số địa phương thuộc các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi. .............................................................................................................................. 53 Bảng 3.13. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản rau ở nông hộ tại một số địa phương thuộc các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi ........................... 57 Bảng 3.14: Chất lượng sản phẩm rau và các biện pháp khi tiểu thương tiêu thụ rau ... 58 Bảng 3.15: Ý kiến của người tiêu dùng về một số vấn đề liên quan đến tiêu thụ rau ở một số chợ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi ............................................................ 61 Bảng 3.17: Khả năng chấp nhận tiêu thụ rau an roàn và những ý kiến trên bao bì rau an toàn của người tiêu thụ .................................................................................................. 66 Bảng 3.18: Nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng ...................................... 68 Bảng 3.19: Thống kê tiêu dùng hàng ngày của hộ gia đình (TB±SE) .......................... 69 Bảng 3.20: Các nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau tại Quảng Ngãi ............... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam ....................................................... 13 Hình 1.2: Mô hình sản xuất rau sạch ở Nghĩa Dũng – thành phố Quảng Ngãi............. 21 Hình 1.3: Cửa hàng giới thiệu rau sạch của Công ty QNASAFE ................................. 21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu được trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm ngày càng được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ (TS. Lê Thị Khánh Huế, 2009) Trong những năm gần đây việc sản xuất rau, quả tươi an toàn đã được nhiều địa phương quan tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên việc sản xuất rau an toàn (RAT) chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Trong khi sản xuất rau hiện nay chủ yếu theo phương thức truyền thống và do nông dân tự quyết định về quy trình kỹ thuật canh tác như: lựa chọn đất sản xuất, nước tưới, bón phân, phòng trừ sâu bệnh; sản phẩm chưa được kiểm tra, giám sát chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ dẫn đến nhiều trường hợp bị ngộ độc do sử dụng rau, mất lòng tin của người tiêu dùng. Sản xuất rau, quả tươi an toàn dựa trên nguyên tắc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch là việc làm thực sự cần thiết. Hiện nay, vấn đề quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên toàn quốc nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng còn nhiều bất cập, diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho người tiêu dùng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các loại dịch bệnh về đường tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm… ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cộng đồng. Tình trạng ngộ độc do sử dụng các sản phẩm nông sản không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, trong đó có nguyên nhân là do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản và rau xanh vượt quá mức cho phép. Chính vì vậy nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở nên cấp thiết và là mong muốn của mọi người dân toàn xã hội. Tuy nhiên muốn có sản phẩm rau an toàn cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, mà trước tiên là phải có vùng quy hoạch sản xuất rau đảm bảo đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn. Quảng Ngãi nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn là thành phố Đà Nẵng và thành phố Quy Nhơn trong trục kinh tế trọng điểm của miền Trung. Dân số toàn tỉnh hiện nay khoảng 1,3 triệu người. Với việc mở rộng thành phố (đã được công nhận đô thị loại II – năm 2015) và phát triển khu Kinh tế Dung Quất với thành phố Vạn Tường, Khu kinh tế VISIP thì nhu cầu thực phẩm, nhất là các loại rau sạch, rau cao cấp phục vụ cho Khu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 kinh tế và các Khu công nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh du lịch (tăng trưởng du lịch hàng năm trên 15%) là một trong những động lực thúc đẩy nông dân đầu tư trồng rau sạch. Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng 7 vùng sản xuất rau an toàn tập trung với diện tích canh tác trên 293 ha; trong đó tập trung nhiều ở các huyện Bình Sơn 81 ha, Sơn Tịnh 37 ha, Nghĩa Hành 32 ha, Tư Nghĩa 47 ha, Mộ Đức 35 ha, Đức Phổ 7 ha, và thành phố Quảng Ngãi 54 ha. Tuy nhiên, việc sản xuất rau an toàn ở Quảng Ngãi hiện mang tính tự phát, phân tán trong vườn hộ nông dân, thương hiệu rau an toàn chưa được xác định rõ ràng, rau an toàn chưa cạnh tranh được về giá cả so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất không theo tập quán truyền thống. Các nguyên nhân có thể là do: quy trình sản xuất có những yêu cầu cao về đầu tư công lao động, giống v.v…; kiến thức và kỹ năng của người sản xuất; đánh giá khả năng thích nghi của vùng và quy vùng sản xuất; yêu cầu thủ tục hoàn thiện hồ sơ công nhận, xây dựng và quảng bá thương hiệu... Để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản nhằm tăng giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác, tạo sản phẩm mang tính hàng hóa. Trong đó có mục tiêu “Đảm bảo cung cấp đủ RAT, có chất lượng cho nhu cầu tiêu thụ của nhân dân và khách du lịch”. Định hướng phát triển sản xuất rau của tỉnh đến năm 2020 là: chuyển đổi 400ha sản xuất theo hướng an toàn, thị trường hóa sản phẩm RAT với phương châm “lấy chất lượng làm hàng đầu”; quy hoạch và đầu tư trọng điểm các vùng trồng rau truyền thống, tập trung, có điều kiện; chuyển giao công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất RAT trên toàn tỉnh; nâng cao thu nhập cho người trồng rau, đảm bảo ATVSTP; tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh RAT bằng các chính sách khuyến khích đầu tư hỗ trợ ban đầu. Trước tình hình trên và nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội, để đầu tư lâu dài cho vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng cho rau an toàn một thương hiệu, tạo động lực thúc đẩy vùng sản xuất rau an toàn phát triển theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng động, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh Quảng Ngãi”. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được thực trạng sản xuất, tiêu thụ, bảo quản rau trên địa ban tỉnh; năng lực sản xuất rau, mức độ ô nhiễm về hóa học, sinh học, vệ sinh trên các loại rau đang được sản xuất và tiêu thị tại Quảng Ngãi. - Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá được mức độ thích nghi của các loại rau trên các loại đất hiện có trên địa bàn tỉnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 - Dự báo được nhu cầu sử dụng và thị trường rau an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất được các giải pháp phát triển bền vững sản xuất rau, tạo ra sản phẩm rau an toàn, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm rau trong tỉnh và các tỉnh khác. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học - Làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình trồng rau an toàn và cơ sở cho việc phát triển quy hoạch các vùng rau an toàn của tỉnh Quảng Ngãi. - Làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nắm được thực trạng sản xuất rau nói chung và rau an toàn nói riêng tại tỉnh Quảng Ngãi, qua đó đề ra các giải pháp quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn. - Là cơ sở để đề xuất các biện pháp phát triển rau an toàn phù hợp với điều kiện sinh thái tại Quảng Ngãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm rau an toàn của tỉnh với các thị trường bên ngoài; nâng cao ý thức người sản xuất và tiêu dùng sản phẩm rau an toàn trên địa bàn tỉnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cây rau 1.1.1.1. Khái niệm Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống . Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệm về “rau” chỉ có thể dựa trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ “cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị của rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống (TS. Lê Thị Khánh Huế, 2009). 1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng - Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể: Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90- 110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit (TS. Lê Thị Khánh Huế, 2009). - Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền: Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv... Trong khẩu phần ăn, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C. Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vitamin nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần 100mg C trong đó 90% lấy từ rau quả. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 - Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể: Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100- 357mg%). - Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác: Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 -110 kg/năm tức 250-300 g/người/ngày. Liên hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên: 141,1 kg; Newzealands: 136,7 kg. Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. Ở Việt Nam, nhu cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng bình quân trên đầu người vẫn còn thấp. Tiêu thụ rau nhiều chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng năm 2000 trở lại đây mức tiêu thụ tăng lên xấp xỉ nhu cầu bình quân của thế giới: Năm 2005 cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu tiêu thụ 96,3 kg/người/năm, tức khoảng 263,8 g/người/ngày. 1.1.1.3. Giá trị kinh tế - Rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược: Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 329.972 ngàn USD. Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm... trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ..và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất khẩu rất nhiều cả 3 dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau gia vị, rau muối...trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm. - Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm: Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu dưới dạng tươi, muối, làm tương, sấy khô, xay bột... công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấm...), công PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây, cà chua...), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm hương liệu (hạt ngò (hạt mùi), ớt, tiêu....). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa. - Rau là nguồn thức ăn cho gia súc: Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu lợn tiêu thụ 1 ngày 2- 3kg rau, trong đó có 50 - 60% loại rau dùng cho người: rau muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, lang. Trung bình 9kg rau xanh thì cho 1đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được. Rau thường chiếm 1/3 - 1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất rau và các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. - Trồng rau sẽ phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với một số loại cây trồng khác: Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cũng trồng trên chân đất ấy. Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2 - 3lần một ha lúa. 1.1.1.4. Giá trị làm thuốc Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, được truyền miệng từ đời này qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam... Dùng nhánh tỏi để chữa bệnh huyết 5 áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có tính trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị cho giá trị thẩm mỹ như ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng... 1.1.1.5. Ý nghĩa về mặt xã hội Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển. Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến... 1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới Hiện nay trên thế giới, rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với người tiêu dung, trung bình mỗi người tiêu thụ 154 - 172g/ngày (FAO, 2006). Tình hình sản PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 xuất rau trên thế giới trong những năm qua có những biến động đáng kể, đặc biệt là sản xuất rau an toàn đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới năm 2010 Diện tích Năng suất Sản lượng Quốc gia (ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Châu Âu 4.228.192 221,8 93.805 Châu Phi 6.766.147 100,9 68.295 Châu Mỹ 3.832.937 208,6 79.962 Châu Đại Dương 157.864 222,9 3.519 Châu Á 39.608.251 199,6 790.733 Trung Quốc 23.072.973 233,8 539.586 Ấn Độ 7.248.060 138,4 100.347 Việt Nam 729.300 114,1 8.326 Philippin 717.288 87,8 6.301 Hàn Quốc 266.803 364,3 9.721 Nhật Bản 401.430 274,8 11.034 Brazin 468.079 233,8 10.948 Thái Lan 508.709 76,2 3.878 Liên Bang Nga 759.100 174,9 13.283 Hoa Kỳ 1.119.700 317,9 35.601 Tổng cộng 54.593.391 189,8 1036.631 Nguồn: Faostat 2012 (số liệu bao gồm rau dưa các loại) Diện tích đất trồng rau trên thế giới năm 2010 đạt 54.593.391 ha, châu Á dẫn đầu về diện tích đạt 39.608.251 chiếm 72,55% diện tích trồng rau thế giới. Trung Quốc chiếm 42,26% diện tích trồng rau thế giới và chiếm 58,25% diện tích trồng rau châu Á. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Năng suất rau các loại của thế giới bình quân đạt 189,8 tạ/ha. Châu Đại Dương và Châu Âu có năng suất rau cao nhất đạt bình quân trên 220 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới bình quân đạt 100,9 tạ/ha. Sản lượng rau của thế giới trong năm 2010 đạt khoảng 1.036.631 tấn. Châu Á có sản lượng rau lớn nhất thế giới đạt 790.733 tấn chiếm 76,3% sản lượng rau thế giới. Sản lượng rau của Trung Quốc chiếm 52,05 % tổng sản lượng rau toàn Thế giới và chiếm 68,2% sản lượng rau châu Á. Ấn Độ là quốc gia có sản lượng rau lớn thứ 2 chiếm 9,68 % sản lượng rau toàn thế giới và chiếm 12,7% sản lượng rau châu Á. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay vấn đề tăng cường, nâng cao chất lượng rau quả ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Nhiều bộ tiêu chuẩn sản xuất đã được các nước, tổ chức quốc tế đặt ra và áp dụng cho mặt hàng rau quả như HACCP, ISO 2200, SQF100/2000, IFS, BRC, OGANIC, EUREPGAP, GLOBALGAP…nhằm đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Một số khu vực và quốc gia đã dựa trên các nội dung tiêu chuẩn và phương thức tiến hành của EUREPGAP để xây dựng các tiêu chuẩn GAP cho khu vực và nước mình. Các nước trong tổ chức Đông Nam Á (ASEAN) có AsianGAP; Thái Lan có ThaiGAP với chứng chỉ “Q” về chất lượng và an toàn thực phẩm (nên còn gọi là Q-GAP); Singapore có GAP-F; Indonesia có IndoGAP; Malaysia có MalaysiaGAP dựa trên hệ thống chứng nhận SALM cho các trang trại và sản phẩm đã thực hiện GAP, Trung Quốc có ChinaGAP, Nhật Bản có JapanGAP, Ấn Độ có IndiaGAP v.v. Năm 2005, tổ chức EUREPGAP đã chứng nhận cho 35.000 nhà sản xuất và hơn 60 quốc gia. Tại Châu Á và Châu Úc năm 2009 có 6.475 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận Global GAP. Niuzilân là nước có số lượng cơ sở được cấp phép lớn nhất với 1.691 cơ sở, tiếp đến là Ấn Độ (1.555 cơ sở); Thái Lan (923 cơ sở); Trung Quốc (272 cơ sở); Việt Nam có 66 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP; Tại Trung và Bắc Mỹ có 1.972 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận Global GAP. Italia , Tây Ban Nha và Hy Lạp là ba nước có số lượng cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận Global GAP lớn nhất thế giới. Năm 2009 Italia có 16.922 cơ sở sản xuất; Tây Ban Nha có 16.498 cơ sở sản xuất; Hy Lạp có 12.110 cơ sở sản xuất. Năm 2010 Tây Ban Nha dẫn đầu với 20.833 cơ sở sản xuất; Italia có 18.353 cơ sở sản xuất; Hy Lạp 11.193 cơ sở sản xuất. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới diện tích sản xuất đang tiếp tục được mở rộng, nhiều chủng loại giống rau mới được đưa vào sản xuất, các biện pháp thâm canh tăng năng suất được áp dụng để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngày một tăng. Tuy nhiên mức tăng sản lượng cũng chưa đáp ứng nhu cầu nhập khẩu rau của các nước, Theo số liệu thống kê, thời kỳ 2000 - 2010 nhu cầu nhập khẩu rau các nước tăng 3,6% trong khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%/năm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Bảng 1.2. Các quốc gia có số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận Global GAP lớn nhất trên thế giới Quốc gia Năm 2009 Quốc gia Năm 2010 Italia 16.922 Tây Ban Nha 20.833 Tây Ban Nha 16.498 Italia 18.353 Hy lạp 12.110 Hy lạp 11.193 Đức 8.271 Đức 8.571 Hà Lan 5.581 Hà Lan 5.510 Bỉ 3.111 Bỉ 3.306 Thổ Nhĩ Kỳ 2.959 Thổ Nhĩ Kỳ 3.034 Pháp 2.673 Pháp 3.009 Áo 2.302 Chi Lê 2.352 Chi Lê 2.051 Áo 2.228 Nguồn: Statista.com 2012 Năm 2009 toàn thế giới kim ngạch nhập khẩu rau quả đạt 168.261 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 159.679 triệu USD. Nước có kim ngạch nhập khẩu rau nhiều nhất thế giới là Mỹ đạt 20.481 triệu USD; sau Mỹ là các nước như: Đức (17.396 triệu USD); Anh (11.183 triệu USD); Pháp (10.973 triệu USD). Trong khi đó, 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên thế giới là: Mỹ (15.528 triệu USD); Hà Lan (14.538 triệu USD); Tây Ban Nha (14.334 triệu USD); Trung Quốc (12.525 triệu USD), Bỉ (8.698 triệu USD). Nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới được dự báo sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2010 - 2015. Các quốc gia phát triển vẫn là các nước nhập khẩu nhiều rau quả, trong đó EU là thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22 - 23%, trong khi tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác chỉ tăng khoảng 7 - 8%. Giá rau tươi sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ trong khi giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2005 - 2010. Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm trong đó các nước EU như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan …là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Bảng 1.3. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu rau quả lớn trên thế giới năm 2009 Giá trị Giá trị Nước nhập khẩu Nước xuất khẩu (Triệu USD) (Triệu USD) Thế Giới 168,261 Thế giới 159,679 Mỹ 20,481 Mỹ 15,528 Đức 17,396 Hà Lan 14,538 Anh 11,183 Tây Ban Nha 14,334 Pháp 10,973 Trung Quốc 12,525 Hà Lan 9,433 Bỉ 8,698 Nhật Bản 7,329 Ý 8,006 Nguồn: Faostat, 2012 1.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam Nước ta có lịch sử trồng rau rất lâu, từ thời Vua Hùng người ta đã phát hiện thấy bầu, bí trong vườn rau quả gia đình. Theo các tài liệu ghi chép lại cho thấy, rau được nhập vào nước ta từ đời nhà Lý (khoảng thế kỷ X), năm 1721-1783 Lê Quý Đôn đã tiến hành thống kê các vùng phân bố rau. Năm 1829 nước ta có trồng cải trắng và khoai tây. Với vị trí địa lý trải dài của đất nước, đặc điểm khí hậu đa dạng thích hợp trồng nhiều loại chủng loại rau khác nhau. Hiện cả nước đang trồng hơn 80 loài rau thuộc 25 họ thực vật, trong đó có 25 - 30 loài rau chủ lực với diện tích trên 10.000 ha (chiếm 73 - 75% diện tích và xấp xỉ 80% sản lượng (Lê Thị Khánh, 2008). Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 50% diện tích và chiếm 57% sản lượng cả nước. Bình quân lượng rau xanh sản xuất tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 141 kg/năm. Diện tích trồng rau Việt Nam tăng dần qua các năm, năm 2010 là 780.000ha, tăng 81% so với năm 1999 (430.360 ha). Bình quân mỗi năm tăng 30.500 ha (mức tăng 4%/năm). Năng suất rau năm 2010 đạt mức cao nhất: 16,58 tấn/ha, bằng 87% so với trung bình toàn thế giới (18,98 tấn/ha). Nếu so với năm 1999 (14,5 tấn) năng suất bình quân trong cả nước trong 10 năm chỉ tăng 16,3 tạ/ha. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 Diện tích Năng suất Sản lượng Bình quân đầu Năm người (kg/năm) (1000ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2005 635 151,8 9,6 117 2006 692 154,8 10,7 129 2007 706 156,9 11,1 132 2008 722 159,2 11,5 135 2009 735 161,6 11,8 137 2010 780 165,8 12,9 146 Nguồn: Tổng cục thống kê (Trần Khắc Thi, 2010; Lê Quang Sáng và cs 2013). Sản lượng rau sản xuất năm 2010 đạt 12,9 triệu tấn, so với năm 1999 (5,75 triệu tấn) tăng 224%. Mức tăng sản lượng trung bình hàng năm của 10 năm qua là xấp xỉ 615 ngàn tấn, chủ yếu do tăng diện tích gieo trồng. Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp chiếm 46% diện tích và xấp xỉ 45% sản lượng. Sản lượng rau chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Chủng loại rau rất phong phú, 60 - 80 loại trong vụ Đông Xuân, 20 - 30 loại trong vụ Hè Thu. Tuy nhiên, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm rau xanh ở đây lại thấp hơn so với các vùng sản xuất khác. Những năm gần đây, ở Việt Nam đã hình thành được một số vùng rau tập trung: Vùng trồng cải bắp (Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên); Vùng trồng cà chua: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên); Vùng trồng ớt (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang); Vùng trồng dưa chuột (Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang). Các loại rau sản xuất ở nước ta chủ yếu thuộc 04 họ thực vật chính, bao gồm họ Cải (Brassicacea) hay còn gọi họ Thập Tự, họ Bầu Bí (Cucurbitaceae), Đậu Đỗ (Fabaceae) và họ phụ Hành Tỏi (Alleaceae), trong đó họ Cải là họ lớn nhất xét về tỷ trọng nguồn rau cung cấp. Để nâng cao chất lượng rau, tạo các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, hướng tới xuất khẩu, nhiều địa phương trong cả nước đã chú trọng phát triển sản xuất RAT theo hướng VietGAP. Cho đến thời điểm này có 40 tỉnh, thành khắp cả nước sản xuất RAT với tổng diện tích 60.000 ha chiếm 8,5% tổng diện tích trồng rau (705. 300 ha) (Báo cáo phân tích chuỗi rau an toàn Phú Thọ, Veco Viet Nam). Tuy nhiên tỷ trọng RAT so với các loại rau sản xuất thông thường vẫn còn rất thấp. Diện tích trồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 rau áp dụng VietGAP của cả nước mới chỉ đạt khoảng 0,2% (Hội thảo phổ biến ASEAN-GAP tháng 4-2008. Bộ NN & PTNT). Đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 199 mô hình với diện tích trên 2.600 ha rau đã được chứng nhận VietGap, trong đó có 74 mô hình rau VietGAP, diện tích 260 ha; 67 mô hình rau đã và đang định hướng sản xuất theo VietGAP, tổng diện tích trên 900 ha. Bảng 1.5: Diện tích RAT tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng 2006 Diện tích Diện tích gieo Diện tích Tỉnh, Số quận, Tỷ lệ TT canh tác rau trồng hằng năm rau an toàn thành phố huyện (%) (ha) (ha) (ha) 1 Hà Nội 7 2.734,6 8.203,8 5.686,8 69,30 2 Vĩnh Phúc 8 2.179,3 6.538,0 1.045,0 16,00 3 Hà Tây 14 7.333,3 22.000,0 510,0 2,30 4 Hưng Yên 10 3.013,3 9.040,0 12,0 0,13 5 Hải Phòng 7 4.300,7 12.902,0 120,0 0,93 6 Bắc Ninh 8 2.060,7 6.182,2 107,2 1,73 7 Hải Dương 7 9.753,7 29.261,0 800,0 2,73 Tổng cộng 54 31.375,6 94.127,0 8.281,0 8,80 (Số liệu Chi cục BVTV Hà Nội) Mặc dù Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích sản xuất rau lớn nhất cả nước nhưng diện tích RAT mới chỉ đạt 8.281,0 ha chiếm 8,8%. Hà Nội là đơn vị có diện tích RAT lớn nhất vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Năm 2005 diện tích trồng RAT của thành phố đã đạt 3.450ha gieo trồng với sản lượng 55.230 tấn. Năm 2006 diện tích RAT đạt 5.686,8 trên tổng số 8.203,8 ha gieo trồng rau hằng năm. Sản lượng RAT ở Hà Nội mới đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu người tiêu dùng, lượng rau sạch còn lại do các tỉnh lân cận: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh cung cấp. Ngành trồng rau đã đóng góp một khối lượng sản phẩm đáng kể cho xuất khẩu. Từ 1957, rau quả Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc. Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Từ năm 1992 - 1994, giai đoạn khủng hoảng về xuất khẩu rau quả do thị trường truyền thống bị mất. Giai đoạn 1995 đến nay, cùng với chính sách mở cửa, hòa nhập vào thương mại quốc tế, xuất khẩu rau của Việt Nam đã có những chuyển biến khởi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn