Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: So sánh các giống khoai lang làm rau ăn lá có triển vọng tại Thừa Thiên Huế
lượt xem 6
download
Mục đích của đề tài nghiên cứu là đánh giá, so sánh sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của các giống khoai lang làm rau ăn lá có triển vọng tại Thừa Thiên Huế. Tuyển chọn được 1 - 2 giống khoai lang làm rau ăn lá trái vụ (vụ Hè Thu và vụ Đông) có khả năng thích ứng tốt, cho năng suất cao (15 - 20 tấn/ha), chất lượng tốt (ngọt, giòn, không chát) đáp ứng cho nhu cầu sử dụng rau khoai lang tại Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: So sánh các giống khoai lang làm rau ăn lá có triển vọng tại Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐẠI THẮNG SO SÁNH CÁC GIỐNG KHOAI LANG LÀM RAU ĂN LÁ CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐẠI THẮNG SO SÁNH CÁC GIỐNG KHOAI LANG LÀM RAU ĂN LÁ CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH THỊ SEN HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lê Đại Thắng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến côgiáo TS. Trịnh Thị Sen đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong quátrì nh nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô giáo Khoa Nông học trường - Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dạy, trang bị cho tôi những nền tảng kiến thức vô cùng quý báu. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới bố mẹ, người thân, anh chị em và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quátrì nh thực hiện luận văn. Luận văn này khó tránh khỏi còn những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lê Đại Thắng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT 1. Tên đề tài So sánh các giống khoai lang làm rau ăn lá có triển vọng tại Thừa Thiên Huế. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá, so sánh sinh trưởng, phát triển, năng suất vàphẩm chất của các giống khoai lang làm rau ăn lá cótriển vọng tại Thừa Thiên Huế. - Tuyển chọn được 1 - 2 giống khoai lang làm rau ăn lá trái vụ (vụ Hè Thu và vụ Đông) có khả năng thích ứng tốt, cho năng suất cao (15 - 20 tấn/ha), chất lượng tốt (ngọt, giòn, không chát) đáp ứng cho nhu cầu sử dụng rau khoai lang tại Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu - Thínghiệm được tiến hành trong vụ HèThu vàvụ Đông năm 2019 tại Viện nghiên cứu phát triển, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Thínghiệm được tiến hành trên đất xám bạc màu tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thínghiệm gồm 7 công thức, được bố trítheo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 ch mỗi ôthínghiệm 10 m2. Diện tí lần nhắc lại. Diện tí ch toàn bộ thínghiệm gồm cả bảo vệ là250 m2. Phương pháp bố tríthínghiệm, các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giátrị canh tác và giátrị sử dụng của giống khoai lang QCVN 01-60: 2011/BNNPTNT vàDescriptors for Sweet Potato (1990). - Thời vụ: Hè Thu năm 2019 trồng ngày 27/05/2019; vụ Đông năm 2019 trồng ngày 12/10/2019. - Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha gồm 05 tấn phân chuồng + 100 kg N + 50 kg P2O5 + 60 kg K2O. - Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, bằng phẳng vànhặt sạch cỏ dại. - Phương pháp trồng: Sau khi làm đất, tiến hành rạch hàng, bón lót phân hữu cơ, phân lân vàlấp một lớp đất mỏng. Sau đó đặt dây vào rãnh đã rạch theo luống trồng rồi lấp một lớp đất nhẹ. Mật độ trồng 20 cây/m2 với khoảng cách hàng x hàng tương ứng là 25 cm vàkhoảng cách cây x cây 15 cm. - Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra ruộng thínghiệm, phát hiện và phòng trừ kịp thời. 4. Kết quả nghiên cứu chủ yếu Các giống khoai lang làm rau ăn lá có thời gian sinh trưởng trên 90 ngày vàcòn khả năng sinh trưởng tốt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv Các giống cótốc độ phát triển thân, lá và đẻ nhánh mạnh nhất ở giai đoạn 45 - 75 ngày sau trồng. Đặc biệt làgiống khoai VĐ1, KLR3 và Khoai rau muống. Các giống cóhì nh dạng, màu sắc thân khác nhau. Hì nh dạng, màu sắc lávàmàu sắc cuống lárất đa dạng. Dạng thân điển hì nh lànửa đứng, thân màu xanh làphổ biến. Các giống cósự biến động lớn về các chỉ tiêu hình thái như chiều dài lóng thân (2,9 - 6,67 cm), đường kí nh lóng thân (0,4 - 0,75 cm), chiều dài cuống lá(12,27 - 20,58 cm), chiều dài lá(9,91 - 15,73 cm) vàchiều rộng lá(9,47 - 13,99 cm). Các giống khoai lang ăn lá tham gia thí nghiệm đều cókhả năng chống chịu sâu, bệnh tương đối tốt. Khả năng chịu nóng, chịu hạn trong vụ HèThu vàkhả năng chịu lạnh, chịu mưa, chịu ngập trong vụ Đông của các giống khoai lang làrất tốt. Điển hình làcác giống VĐ1, KLR3 và Khoai rau muống. Các giống khoai lang có năng suất thực thu cao, đạt từ 8,1 - 12,0 tấn/ha trong vụ HèThu và17,7 - 25,9 tấn/ha trong vụ Đông. Nổi trội làgiống VĐ1 và KLR3. Phẩm chất của các giống đều đạt ở mức khá đến tốt và thích hợp để làm rau xanh. Một số giống có phẩm chất tốt như VĐ1, KLR3 vàKhoai Đà Nẵng. 5. Kết luận Tuyển chọn được 02 giống khoai lang làm rau ăn lá là VĐ1 và KLR3 có năng suất cao, phẩm chất tốt, phùhợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài..................................................................................... 4 1.1.1. Nguồn gốc vàsự phân bố của cây khoai lang .................................................... 4 1.1.2. Phân loại và đặc điểm thực vật học của cây khoai lang ..................................... 5 1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây khoai lang ................................................................ 7 1.1.4. Giátrị dinh dưỡng của cây khoai lang ............................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 11 1.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên Thế giới vàở Việt Nam ............................ 11 1.2.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở Thừa Thiên Huế ........................................... 14 1.3. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai lang ............................................... 166 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về giống khoai lang trên Thế giới............................ 166 1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về giống khoai lang ở Việt Nam................................ 16 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 20 2.1. Vật liệu, địa điểm vàthời gian nghiên cứu ......................................................... 20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 20 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 20 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21 2.3.1. Phương pháp bố tríthínghiệm ........................................................................ 21 2.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng .............................................................................. 22 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá .................................................. 23 2.4.1. Chỉ tiêu về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng vàphát triển ........ 23 2.4.2. Chỉ tiêu về sinh trưởng và đặc trưng hình thái ................................................ 23 2.4.3. Chỉ tiêu về sâu bệnh hại vàkhả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận ..... 24 2.4.4. Chỉ tiêu về năng suất ....................................................................................... 26 2.4.5. Chỉ tiêu về chất lượng ..................................................................................... 26 2.5. Phương pháp xử lýsố liệu .................................................................................. 27 2.6. Điều kiện thời tiết, khíhậu trong thời gian thínghiệm....................................... 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 30 3.1. Nghiên cứu sinh trưởng vàphát triển của các giống khoai lang làm rau ăn lá ... 30 3.1.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống khoai lang làm rau ăn lá ...................................................................................................... 30 3.1.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng thân, lávàphân nhánh của các giống khoai lang làm rau ăn lá..................................................................................................................... 33 3.2. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái của các giống khoai lang làm rau ăn lá ....... 48 3.2.1. Chỉ tiêu định tính hình thái của các giống khoai lang làm rau ăn lá ................ 48 3.2.2. Chỉ tiêu định lượng hình thái của các giống khoai lang làm rau ăn lá ............. 50 3.3. Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại vàkhả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các giống khoai lang làm rau ăn lá ............................................................. 53 3.3.1. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống khoai lang làm rau ăn lá...................... 53 3.3.2. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các giống khoai lang làm rau ăn lá ........................................................................................................................... 55 3.4. Nghiên cứu năng suất của các giống khoai lang làm rau ăn lá ........................... 57 3.4.1. Năng suất lýthuyết của các giống khoai lang làm rau ăn lá ............................ 57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.4.2. Năng suất thực thu của các giống khoai lang làm rau ăn lá ............................. 61 3.4.3. Tỷ lệ thương phẩm của các giống khoai lang làm rau ăn lá............................. 64 3.5. Nghiên cứu chất lượng của các giống khoai lang làm rau ăn lá ......................... 67 3.5.1. Chất lượng ăn nếm và thương phẩm của các giống khoai lang làm rau ăn lá .. 67 3.5.2. Chỉ tiêu chất lượng của các giống khoai lang làm rau ăn lá ............................ 70 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 73 1. Kết luận ................................................................................................................. 73 2. Đề nghị .................................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75 PHỤ LỤC.................................................................................................................. 78 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Đ/C: Đối chứng ĐVT: Đơn vị tính NST: Ngày sau trồng TGST: Thời gian sinh trưởng NSLT: Năng suất lýthuyết NSTT: Năng suất thực thu STPT Sinh trưởng phát triển KL: Khối lượng LKTP: Khối lượng thương phẩm KLAĐ: Khối lượng ăn được KLKAĐ: Khối lượng không ăn được BRHX Bén rễ hồi xanh TB Trung bì nh PCC1 Phân cành cấp 1 Cs: Cộng sự FAO: Tổ chức Lương thực vàNông nghiệp Liên Hợp Quốc QCVN: Quy chuẩn Việt Nam BNNPTNT: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn STPT: Sinh trưởng pháp triển CLT - CTP Cây lương thực - cây thực phẩm LSD0,05 Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của thân lákhoai lang ......................................... 10 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai lang trên Thế giới giai đoạn 2008 - 2018 .......... 12 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất khoai lang tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 .......... 13 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai lang tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2018 ................................................................................................................................ 155 Bảng 2.1. Danh sách các giống khoai lang tham gia thínghiệm ............................... 20 Bảng 2.2. Một số yếu tố thời tiết trong quátrình bố tríthínghiệm tại Thừa Thiên Huế .................................................................................................................................. 28 Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống khoai lang làm rau ăn lá ............................................................................................ 30 Bảng 3.2. Chiều dài thân chính của các giống khoai lang làm rau ăn lá .................... 34 Bảng 3.3. Số látrên thân chính của các giống khoai lang làm rau ăn lá .................... 39 Bảng 3.4. Số nhánh trên cây của các giống khoai lang làm rau ăn lá ........................ 44 Bảng 3.5. Đặc điểm định tính hình thái của các giống khoai lang làm rau ăn lá ....... 49 Bảng 3.6. Đặc điểm định lượng hình thái của các giống khoai lang làm rau ăn lá .... 51 Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống khoai lang làm rau ăn lá................ 54 Bảng 3.8. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các giống khoai lang làm rau ăn lá..................................................................................................................... 56 Bảng 3.9. Năng suất lýthuyết của các giống khoai lang làm rau ăn lá ...................... 58 Bảng 3.10. Năng suất thực thu của các giống khoai lang làm rau ăn lá ..................... 61 Bảng 3.11. Tỷ lệ thương phẩm của các giống khoai lang làm rau ăn lá .................... 65 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá chất lượng thương phẩm của các giống khoai lang ăn lá bằng phương pháp cảm quan ..................................................................................... 68 Bảng 3.13. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng của các giống rau khoai làm rau ăn lá trong vụ Đông 2019 .................................................................................... 71 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Chiều dài thân chính của các giống khoai lang làm rau ăn lá ở vụ Hè Thu ....................................................................................................................... 37 Biểu đồ 3.2. Chiều dài thân chí nh của các giống khoai lang làm rau ăn lá ở vụ Đông .38 Biểu đồ 3.3. Động thái ra látrên thân chí nh của các giống khoai lang làm rau ăn láở vụ HèThu ...........................................................................................................................42 Biểu đồ 3.4. Động thái ra látrên thân chí nh của các giống khoai lang làm rau ăn lá ....... ở vụ Đông ......................................................................................................................43 Biểu đồ 3.5. Động thái đẻ nhánh của các giống khoai lang làm rau ăn lá ở vụ HèThu .......................................................................................................................................47 Biểu đồ 3.6. Động thái đẻ nhánh của các giống khoai lang làm rau ăn lá ở vụ Đông...48 Biểu đồ 3.7. Tổng năng suất thực thu của các giống khoai lang làm rau ăn lá ở vụ Hè Thu vàvụ Đông .............................................................................................................64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Khoai lang (Ipomoea Batatas (L). Lam), làcây trồng quan trọng được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới như Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Trong số các cây lương thực, khoai lang giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất ở những nước nông nghiệp nghèo, chậm và đang phát triển. Đặc biệt trong những năm mất mùa, hạn hán hay ở những vùng sản xuất khó khăn, khoai lang là cây chủ lực giải quyết vấn đề lương thực, thức ăn cho gia súc vàlàcây phối hợp quan trọng trong hệ thống canh tác để làm nguồn rau xanh. Theo số liệu thống kêcủa Tổ chức Lương Thực vàNông Nghiệp của Liên Hợp Quốc, trên thế giới 77% khoai lang sử dụng làm lương thực, 13% làm thức ăn gia súc, 3% làm nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như: làm mứt, làm bánh kẹo, nước giải khát, rượu, làm thuốc,... Phần thân, lávà ngọn vừa được sử dụng làm rau xanh cho con người đồng thời lànguồn thức ăn tốt cho chăn nuôi gia súc. Ở Việt Nam khoai lang làmột cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau lúa, ngôvà đứng thứ hai về giátrị kinh tế sau khoai tây. Khoai lang cóthời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng, được trồng ở khắp mọi nơi trên cả nước từ đồng bằng đến miền núi vàduyên hải miền Trung… Khoai lang còn có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái và chân đất khác nhau. Khoai lang trồng bằng dây, rất ítsâu bệnh nên chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tí ch rất thấp, mặt khác khoai lang cótiềm năng cho năng suất cao, thân lákhoai lang phát triển nhanh, mạnh nên cókhả năng lấn át cỏ dại rất tốt. Cây khoai lang cóvị ngọt, tính hàn làmột nguồn cung cấp rau xanh quan trọng. Trước đây ngọn vàlánon của khoai lang được sử dụng như một loại rau thông thường và ít được quan tâm. Nhưng ngày nay, nó lại trở thành một loại rau phổ biến, an toàn và xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình nhờ có hương vị thơm ngon, nhiều dưỡng chất vàcólợi cho sức khỏe. Rau khoai lang cótác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Các giống cóngọn màu đỏ chứa một chất gần giống insulin cóđặc tí nh giảm đường huyết; chất xơ có trong rau khoai hỗ trợ tiêu hóa tốt. Các nghiên cứu còn cho thấy protein trong thân, lákhoai lang có khả năng chống lại sự oxy hóa. Chất beta cryptoxanthin cótác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễm mãn tính như thấp khớp, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra hàm lượng vitamin C trong rau làchất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Những năm qua, công tác chọn tạo, nhân giống khoai lang ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều giống được công nhận làgiống quốc gia và đưa vào sản xuất đại trà như: VX-37, VX93, HL3, HL4, KL-5, KB1,... Nhưng việc áp dụng giống mới chuyên để làm rau ăn lá vào các vùng trồng khoai lang chưa cao, đầu tư thâm canh còn hạn chế vànguồn giống chưa đủ để cung cấp cho các địa phương, vì vậy chưa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Diện tí ch trồng khoai lang cóchiều hướng giảm xuống một cách rõ rệt. Trong đó, nguyên nhân chính là do chưa có nhiều giống mới có năng suất cao vàphẩm chất tốt áp dụng vào sản xuất, nên người nông dân vẫn sử dụng các giống địa phương. Hơn nữa, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người nông dân đã chọn lựa những cây trồng cóhiệu quả kinh tế cao hơn để đầu tư thâm canh, nên việc phát triển vàmở rộng diện tích trồng khoai lang chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với tiềm năng vốn cócủa nó. Tại Thừa Thiên Huế hiện nay việc trồng khoai lang làm rau ăn lá ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận giống mới của người dân còn hạn chế, các giống khoai lang làm rau ăn lá được trồng chủ yếu làgiống địa phương, qua thời gian đã tự thoái hóa nên năng suất thấp vàchất lượng kém. Vìvậy, để góp phần chọn tạo các giống khoai lang chuyên làm rau có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện địa phương, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh các giống Khoai lang làm rau ăn lá có triển vọng tại Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá, so sánh sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất của các giống khoai lang làm rau ăn lá tại Thừa Thiên Huế. - Tuyển chọn được 1 - 2 giống khoai lang làm rau ăn lá trái vụ (vụ Hè Thu và vụ Đông) có khả năng thích ứng tốt, cho năng suất cao (15 - 20 tấn/ha) vàchất lượng tốt (ngọt, giòn, không chát) đáp ứng nhu cầu sử dụng rau khoai lang tại Thừa Thiên Huế. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở lýluận cho việc phát triển khoai lang ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Các kết quả đó là dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho các nhàchọn giống nghiên cứu và tham khảo, qua đó góp phần bổ sung nguồn giống khoai lang cho nghiên cứu vàchọn tạo các giống khoai lang làm rau ăn lá. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn lànguồn tài liệu tham khảo giátrị cho sinh viên ngành Khoa học cây trồng, Nông học, Bảo vệ thực vật nói riêng cũng như sinh viên các ngành khác nói chung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ kết quả đạt được, đề tài chọn ra một số giống khoai lang làm rau ăn lá cótriển vọng, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm làm phong phú thêm cơ cấu giống khoai lang của địa phương. Cung cấp một số vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống khoai lang làm rau ăn lá. Khuyến cáo cho nông dân đưa vào sản xuất những giống khoai lang làm rau ăn lácótriển vọng, năng suất vàchất lượng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây khoai lang Sự tồn tại lâu nhất khám phátừ củ khôở Caves của Chilca Canyon thuộc Peru (Engel, 1970). Người ta tìm thấy sự hiện diện của khoai lang đầu tiên tại vùng Mayan của Trung Mỹ. Astin (1977) đã đề nghị rằng: Nguồn gốc khoai lang được bao quanh vùng Yucatan Penisula tới miền Bắc vàsông Orinoco tới miền Nam, với 2 trung tâm có đa dạng loài, giống cao. Đó là ở Guatamala vànam Peru. Một số công trì nh khác cũng chỉ ra sự đa dạng loài khoai lang cao nhất ở Colombia, Equador vànam Peru. Như vậy, khoai Lang cónguồn gốc ở Nam Mỹ, khoai lang được khám phábởi Christophe Columbus - cuộc thám hiểm tìm ra châu Mỹ năm 1492. Ông đã đưa nó vào Tây Ban Nha và được gọi làkhoai tây Tây Ban Nha hay khoai tây ngọt, mãi sau này mới gọi làkhoai lang. Khoai lang phổ biến rộng bằng 2 con đường: - Con đường 1: Đường Batatas: Đường này mang từ Tây Ban Nha giới thiệu vào châu Âu. Tiếp sau được truyền tới Africa (châu Phi), rồi vào Ấn Độ, phí a Tây Ấn (châu Á). (Yen, D.E, 1982). - Con đường 2: Đường Kamote: Đầu tiên được mang từ gốc ở vùng Trung Mỹ tới Philippin do người Tây Ban Nha (Yen, 1982), được mang tên ở vùng này làBatata Tata Mbatata. Sau đó tiếp tục đưa đến châu Phi (Cin Klin, 1963). Ông kết luận rằng khoai lang đưa vào châu Phi đầu tiên ở vùng bờ biển Atlantic của Trung Mỹ. Khoai lang vào Angola thế kỷ XV (tên Khoai lang = Bombl, Bambai) liên quan tới thành phố buôn bán Bombay. Người Tây Ban Nha đưa khoai lang tới châu Á, đầu tiên đưa tới Philippin vào năm 1521. Tại đây khoai lang có tên là Camote và Batata. Khoai lang được đưa về Trung Quốc từ Philippin vàxuất hiện ở Fukien năm 1594. Con đường khác vào Trung Quốc là do người Tây Ban Nha, năm 1674 vào vùng Combatfami. Một người Anh đưa vào Nhật năm 1615. Khoai lang được tiếp tục đưa vào Malaysia và các nước Nam Á, Đông Nam Á. Khoai lang vào Việt Nam từ Philippin. Khoai lang đưa về Châu Âu: Chỉ ở những vùng cónhiệt độ cao trong mùa hè. Ở các nước Anh, Bỉ, Pháp, HàLan khoai lang khóphát triển vìnhiệt độ thấp. Nóphổ biến ở các vùng nhiệt đới vàNam Ấn Độ, những vùng cómùa hè. Columbus đã đưa khoai lang tới New Zealand, Hawaii vàEaster Island. Tại nước New Guinea khoai lang lànguồn lương thực vôcùng quan trọng, cómặt trong bữa ăn hàng ngày của người dân sinh sống nơi đây. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Cây khoai lang cónguồn gốc ở Nam Mỹ, nhưng nó được phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới vànhiệt đới ẩm với điều kiện nhiệt độ ấm áp. Ở Việt Nam, theo các tài liệu cổ như sách “Thực vật bản thảo”, “Lĩnh nam tạp kỷ” và “Quảng Đông tân ngữ” của Lê Quý Đôn, (Bùi Huy Đáp, 1984), cây khoai lang có nhiều khả năng là cây trồng nhập nội vàcó thể được đưa vào nước ta từ nước Lã Tông (đảo Luzon ngày nay) vào cuối đời Minh cai trị nước ta. Trong “Thảo mộc trang” có đoạn viết: “Cam thự (khoai lang) làcủ thuộc loài Thử Dự, rễ vàlá như rễ khoai, củ to bằng nắm tay, to nửa bằng cái bì nh, da tí a, thịt trắng, người ta luộc ăn” (Bùi Huy Đáp, 1984). Sách “Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam” (Nhà xuất bản khoa học xãHội 1987 đã ghi: “Năm 1559, khoai lang từ Philippin được đưa vào Việt Nam, trồng đầu tiên ở An Trường - thủ đô tạm thời của đời nhà Lê Trung Hưng (Hậu Lê), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. Như vậy, khoai lang đã có mặt ở Việt Nam cách đây khoảng gần 460 năm. Cây khoai lang được giới thiệu vào Việt Nam cóthể từ tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc hoặc đảo Luzon - Philippin vào cuối thế kỷ 16. 1.1.2. Phân loại và đặc điểm thực vật học của cây khoai lang 1.1.2.1. Phân loại Khoai lang làloại cây thân thảo, sống hàng năm, thân bò hoặc bò leo, hoa lưỡng tính, quả sóc, lá đơn mọc cách, lá đều đặn vàchia thùy (khí a). Khoai lang có khoảng hơn 1.000 loài là loại thực phẩm quan trọng. Chi Ipomoea cókhoảng 500 loài, với số nhiễm sắc thể là 15 và được phân thành 13 chi. Cây khoai lang được phân loại trong chi Balatas. Hiện nay, trong nội tộc phân chi Batatas có13 loài hoang dại cómối quan hệ với khoai lang. Cây khoai lang làdạng lục bội thể (6x) tự nhiên quen thuộc nhất trong chi Batatas nólàloại lục bội duy nhất cókhả năng tạo củ để làm lương thực, Iting vàKehr (1953) đã nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ đưa ra giả thuyết làkhoai lang cónguồn gốc đa bội khác nguồn. Nóhì nh thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xảy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Ngược lại, một số nhànghiên cứu cho rằng khoai lang trồng làmột tứ bội cùng nguồn. Nishiyama (1971 - 1982) vàShiotani (1988) lại cho rằng khoai lang hì nh thành do sự đa bội hóa của loài lưỡng bội. Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas với khóa phân loại như sau: Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Thực vật cóhoa (Magnolyophyta) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Lớp: Thực vật hai lámầm (Magnolyophyta) Bộ: Cà(Solanales) Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae) Chi: Khoai lang (Ipomoea) Loài: Ipomoea Batatas 1.1.2.1. Đặc điểm thực vật học Rễ Sau khi trồng trung bình khoảng 4 - 6 ngày, đầu mùa mưa chỉ sau 3 - 5 ngày khoai lang bắt đầu mọc rễ mới. Rễ xuất hiện đầu tiên ở các đốt thân dưới sát mặt đất. Mỗi đốt cókhả năng ra 15 - 20 rễ nhưng thường chỉ có5 - 10 rễ được phân hóa thành rễ dày mới có cơ hội hì nh thành củ. Dây khoai lang khỏe, tươi và mập nhanh bén rễ hơn dây gầy, yếu. Khoai ra rễ sớm hay muộn phụ thuộc vào phẩm chất dây giống vàthời vụ trồng. Sau một thời gian rễ phân hóa thành rễ non dày vàrễ non mảnh. Rễ non dày được tập trung nhiều dinh dưỡng và có cơ hội hình thành củ. Còn rễ non mảnh làm chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây rồi hóa giàdần trở thành rễ bất định. Sự hình thành rễ củ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống (số bómạch gỗ nhiều hay í t, chất dinh dưỡng trong dây lá) vào sự tác động của môi trường. Thân Thân khoai lang có thể làdạng bò hay đứng thẳng, nửa đứng, nửa bò. Sau khi trồng mầm trên thân cách mặt đất không sâu mọc thành dây. Trên thân khoai lang một số giống có lông tơ, sự phân bố lông tơ nhiều hay ít tùy theo giống. Thân cónhiều loại màu sắc khác nhau: tím, xanh, đỏ,... Vídụ, khoai đỏ có đọt thân xanh, ngọn màu nâu trên thân chia làm nhiều đốt vàlóng. Trên thân các mắt đốt mọc ra rễ phụ, nên dùng thân để nhân vôtí nh. Thân chính cónhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3,... Nhánh cấp 1 dài bằng hay hơn thân chính, số nhánh vàchiều dài nhánh phụ thuộc yếu tố giống, vị trí đốt trên thân, kỹ thuật, thời gian bấm ngọn sau trồng và lượng phân bón. Khoai lang trồng vụ Đông Xuân thường cósố nhánh nhiều hơn trồng vụ HèThu. Lá Lákhoai lang gồm cuống lávàphiến lá(gân vàthịt lá). Lá khoai lang là lá đơn, mọc cách, mỗi mắt mọc một lá. Lácócuống dài từ 6 - 20 cm, cólợi cho việc sử dụng ánh sáng. Sự sinh trưởng của láảnh hưởng lớn đến năng suất, cây cằn cỗi thân nhỏ, lábé, sẽ cho năng suất thấp. Lákhoai lang sống trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài (mùa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 đông) lá nhỏ hơn ngày dài, đêm ngắn (mùa hè). Nếu cây sinh trưởng quátốt (thân lábị lốp mạnh) sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phân phối chất khôvề củ dẫn đến năng suất, phẩm chất củ thấp. Vìdây tốt, lá dưới bị che khuất ánh sáng nên hiệu suất quang hợp thấp. Đối với khoai lang, hệ số diện tích lá4 - 4,5 làtốt nhất, tạo hiệu suất quang hợp cao. Năng suất củ, kể cả năng suất lácủa khoai lang cao hay thấp còn phụ thuộc vào hiện tượng thay lá. Sự thay lásớm hay muộn phụ thuộc vào giống, cường độ ánh sáng vàchế độ dinh dưỡng. Hoa, quả, hạt Hoa khoai lang mọc ở nách láhoặc ngọn thân, hoa hì nh chuông có cuống dài. Hoa mọc thành chùm hay riêng rẽ. Tràng hoa hì nh phễu, màu hồng tím hay phớt hồng. Một hoa gồm nhị đực vànhụy cái, nhị đực thấp hơn nhụy cái, hiện tượng tự thụ phấn rất hiếm. Quả thuộc loại quả sóc hình tròn màu nâu đen. Một quả cótừ 1 đến 4 hạt, hạt dễ bị rụng khi quả chín, không được để lâu. Hạt cóvỏ cứng, khi gieo cần xử lý. 1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây khoai lang Nhiệt độ Khoai lang cónguồn gốc nhiệt đới, nên sinh trưởng tốt cần cónhiệt độ tương đối cao. Hartner vàWhitney đã trồng giống khoai lang Yellow jersey trên đất cát vàđược giữ ở các nhiệt độ khác nhau từ 10 - 45,5°C. Tại các thang nhiệt độ khác nhau, cây khoai lang cónhững biểu hiện khác nhau. Ở nhiệt độ 10°C láchuyển màu vàng rồi cây chết. Nhiệt độ 15°C lá có màu xanh nhưng cây không lớn. Nhiệt độ từ 20 - 30°C cây sinh trưởng nhanh vàtỷ lệ thuận với nhiệt độ tăng. Ở nhiệt độ 45°C cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ đất khác nhau thìsự ra rễ của các dây hom cũng khác nhau. Ngoài ra chất lượng dây giống cũng làyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của dây khoai lang (Nguyễn Viết Hưng và cs, 2010). Ở Việt Nam: Nhiệt độ không khítrung bình 15°C trồng khoai lang được, nhiệt độ < 10°C trồng khoai lang bị chết úa. Đối với khoai lang trồng làm rau ăn lá nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng 20 - 30°C. Thời kỳ đầu nhiệt độ cao, cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cây sẽ sinh trưởng tốt, tăng trưởng nhanh về thân lá. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng nếu nhiệt độ quácao (> 35°C) sẽ khiến cây khoai lang bị mất nước, nhiều xơ, thân lá có thể vàng úa ảnh hưởng đến năng suất vàphẩm chất của rau khoai lang. Nước Khoai lang có thời gian sinh trưởng ngắn, nhưng khối lượng chất hữu cơ hình thành lớn, nên cần nhiều nước. Khoai lang làcây trồng sinh trưởng chủ yếu dựa vào nước tự nhiên, ngoại trừ một số vùng cóhệ thống tưới tiêu cho đất màu. Miller cho biết trong thời kỳ phát triển dây lámàthiếu nước thìxuất hiện nhiều rễ phụ (để hút nước), PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 làm cây khoai lang giảm năng suất. Cây khoai lang cần nhiều nước nhất trong thời gian 40 ngày đầu của quá trình sinh trưởng. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu nước của cây sẽ khác nhau: Thời kỳ mọc mầm yêu cầu độ ẩm đất từ 65 - 80%. Thời kỳ phân nhánh cần lượng nước không cao, ẩm độ thích hợp là70 - 75%. Thời kỳ phát triển mạnh về thân lá, nhu cầu nước tăng lên, nên độ ẩm thích hợp cho cây khoai lang sinh trưởng vàphát triển tốt là80 - 90%. Ở nước ta, khả năng cung cấp nước cho khoai lang làkhác nhau tùy thuộc vào mùa vụ. Vụ Xuân miền Bắc có điều kiện ngày nắng đêm mưa, hay mưa phùn, cây khoai lang sinh trưởng thân látốt hơn củ. Các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng có mùa vụ sản xuất khoai lang phần lớn tương tự như vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vụ Đông Xuân tại Đông và Nam Trung Bộ có lượng mưa lớn, rất thí ch hợp trồng khoai lang lấy thân lá. Vụ HèThu, thời tiết rất khắc nghiệt do ảnh hưởng của gióTây Nam khônóng, những vùng đất cồn cát ven biển nếu trồng khoai lang cần cóhệ thống tưới tiêu chủ động. Ngoại trừ vùng đất thịt, đất cát pha nội đồng có nước sau gặt lúa vụ Đông Xuân và vùng đồi có mưa dông như ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ánh sáng Vốn cónguồn gốc nhiệt đới, nên khoai lang cóphản ứng ánh sáng ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng thích hợp trong một ngày là8 - 10 giờ. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày dài hơn khoai lang vẫn cóthể sinh trưởng được, nhưng có ảnh hưởng đến quátrì nh phát dục của hoa. Khoai lang sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện có cường độ chiếu sáng cao, đó làyếu tố quan trọng chi phối đến quátrì nh quang hợp của lá. Các giống khoai lang códạng bòhay bòleo, số lánhiều thường xảy ra hiện tượng lábị che khuất lẫn nhau vàhì nh thành tầng rời ở gốc cuống lágắn với thân, nên khoai lang dễ bị rụng lá khi các lá dưới bị che khuất ánh sáng. Dẫn đến hệ số sử dụng ánh sáng thấp, thường chỉ đạt từ 0,76 - 1,28%. Tuy nhiên ở các giống khoai lang códạng thân nửa đứng như VĐ1, Khoai rau muống,... Hệ số sử dụng ánh sáng cao hơn bởi thân cây mọc đứng, lácóxẻ thùy sâu nên không cóhiện tượng che khuất lẫn nhau. Ở Việt Nam khoai lang trồng vào mùa khô, các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện ánh sáng tốt và đủ ẩm, khoai lang sẽ đạt năng suất cao. Đất đai Khoai lang làloại cây trồng không kén đất, tất cả các loại đất khác nhau về thành phần cơ giới đất, tí nh chất nông hóa của đất đều trồng được khoai lang. Điều đó có nghĩa làkhoai lang có tí nh thích ứng rất rộng với tất cả các loại đất không ngập nước. Tuy nhiên, khoai lang sinh trưởng vàphát triển tốt nhất trên đất tơi xốp vànhẹ, tầng đất canh tác dày, dễ thoát nước, thích hợp nhất là đất cát pha cólớp đất mặt sâu > 20 cm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 278 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 207 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 49 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 132 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn