intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Tri Hành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

61
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng, xác định những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa của các nông hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ THƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CHĂN NUÔI BÒ SỮA HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ THƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CHĂN NUÔI BÒ SỮA HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8620116 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Thanh Vân THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: "Giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La" đều được được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một nghiên cứu nào khác và để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Học viên Lê Thị Thương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn này tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, phòng thống kê, phòng nông nghiệp huyện Mộc Châu đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Học viên Lê Thị Thương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................ x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ............................... 3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỂ TÀI............................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển ....................................................... 4 1.1.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế................................................................ 5 1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế ....................................................................... 6 1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế........................................................................ 7 1.1.5. Khái niệm về hộ gia đình ........................................................................ 8 1.1.6. Khái niệm kinh tế hộ ............................................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10 1.2.1. Các giống bò sữa Việt Nam hiện nay ................................................... 10 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa ......................................... 14 1.2.3. Vai trò của chăn nuôi bò sữa ................................................................. 18
  6. iv 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ................................. 19 1.3.1. Ngoài nước ............................................................................................ 19 1.3.2. Trong nước ............................................................................................ 21 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 24 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 24 2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và đơn vị hành chính ......................................... 24 2.1.2. Tài nguyên đất đai ................................................................................. 25 2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 26 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 2.3.1. Xác định cỡ mẫu ................................................................................... 27 2.3.2. Dữ liệu và phương pháp thu thập số liệu .............................................. 27 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu ........................................ 28 2.3.4. Phương pháp thống kê so sánh.............................................................. 28 2.3.5. Phương pháp phân tích Swot ................................................................ 28 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................ 29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 31 3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu ....................... 31 3.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2017 ... 31 3.1.2. Tình hình tiêu thụ sữa bò tại huyện Mộc Châu ..................................... 31 3.1.3. Một số chính sách khuyến khích chăn nuôi bò sữa .............................. 32 3.1.4. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu của các hộ điều tra ............................................................................................................. 32 3.2. Hiệu quả của chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu ................ 41 3.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .................................................... 41 3.2.2. Chi phí trong chăn nuôi bò sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa Mộc Châu xét theo quy mô ..................................................................................... 48 3.2.3. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 52
  7. v 3.3. Đánh giá chung về thực trạng chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu ........................................................................................................ 64 3.3.1. Thuận lợi - cơ hội .................................................................................. 64 3.3.2. Khó khăn - thách thức ........................................................................... 65 3.3.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 66 3.4. Phương hướng, mục tiêu phát triển và giải pháp chăn nuôi bò sữa tại huyện Mộc Châu ............................................................................................. 70 3.4.1. Phương hướng chung về phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện Mộc Châu ........................................................................................................ 70 3.4.2. Mục tiêu................................................................................................. 70 3.4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa tại huyện Mộc Châu ............................................................ 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Có nghĩa là BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CHDCNN Cộng hòa dân chủ nhân dân KHKT Khoa học kỹ thuật LMLM Lở mồm long móng PTKT Phát triển kinh tế QML Quy mô lớn QMN Quy mô nhỏ QMV Quy mô vừa SLS Sản lượng sữa THT Tụ huyết trùng TMR Thức ăn hỗn hợp TMR TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Năng suất sữa của một số nhóm giống HF lai (kg/chu kỳ) ........ 16 Bảng 1.2. Thống kê tình hình chăn nuôi bò của cả nước tính đến 01/10/2018 .................................................................................. 21 Bảng 1.3. Bình quân sản phẩm thịt, trứng, sữa/ người/ năm ...................... 22 Bảng 2.1: Số mẫu điều tra đại diện cho địa bàn nghiên cứu ....................... 28 Bảng 2.2. Chỉ tiêu quy mô đàn .................................................................... 28 Bảng 3.1. Tình hình nhân lực của các hộ chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu, năm 2017 .......................................................................... 33 Bảng 3.2. Đất sử dụng của các nông hộ trong chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu, năm 2017.................................................................. 35 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng vốn của các hộ chăn nuôi bò sữa ở huyện Mộc Châu, năm 2017.................................................................. 38 Bảng 3.4. Cơ cấu thành phần đàn bò tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................. 41 Bảng 3.5. Tình hình phát triển đàn bò của các hộ điều tra tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2017 ........................... 42 Bảng 3.6. Sản lượng sữa bình quân của đàn bò tại huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................. 43 Bảng 3.7. Giá bán sữa bò tại huyện Mộc Châu, giai đoạn năm 2015-2017 .... 44 Bảng 3.8. Những khó khăn và ảnh hưởng của những khó khăn đó trong chăn nuôi bò sữa của các nông hộ huyện Mộc Châu, năm 2017..................................................................................... 45 Bảng 3.9. Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châuxét theo quy mô chăn nuôi, năm 2017 ............ 49 Bảng 3.10. Tổng thu nhập bình quân của các hộ chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu xét theo quy mô chăn nuôi, năm 2017 ...................... 52
  10. viii Bảng 3.11. Hiệu quả từ chăn nuôi bò sữa của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi huyện Mộc Châu, năm 2017 ................................ 54 Bảng 3.12. Những thuận lợi trong chăn nuôi bò sữa của các nông hộ huyện Mộc Châu, năm 2017 ....................................................... 61 Bảng 3.13. Tình hình công tác thú y và điều kiện chăm sóc của các hộ chăn nuôi bò sữa Mộc Châu, năm 2017 ..................................... 62 Bảng 3.14. Bảng thống kê mô tả các biến (n=150) ....................................... 67 Bảng 3.15. Tóm tắt mô hình các biến ảnh hưởng đến thu nhập ................... 68 Bảng 3.16. Phân tích phương sai................................................................... 69 Bảng 3.17. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thu nhập... 69
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Hiệu quả của một đồng vốn trung gian ..................................... 57 Biểu đồ 3.2. Hiệu quả kinh tế một năm của một bò sữa ............................... 59
  12. x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa của các nông hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đánh giá thực trạng, xác định những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa của các nông hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Xác định cỡ mẫu Một cách đơn giản và dễ nhất là dựa vào các nghiên cứu có cùng nội dung đã được thực hiện trước đó để lấy mẫu. * Công thức tính cỡ mẫu z2( p.q ) n= e2 Trong đó: n = là cỡ mẫu z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…) p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể q = 1- p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể). e = sai số cho phép ( ±3%, ±4%, ±5%...). 2.2. Dữ liệu và phương pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp Số liệu, tài liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan có liên quan để có đủ cơ sở chắc chắn khi ra quyết định, đồng thời là căn cứ xác đáng cụ thể để người nghiên cứu hình thành kế hoạch thu thập dữ liệu thích hợp. + Số liệu sơ cấp Số liệu được thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp của 150 hộ chăn nuôi bò sữa của 05 đơn vị (mỗi đơn vị 30 hộ) về tình hình chăn nuôi bò sữathông qua bảng các câu hỏi điều tra đã lập sẵn.
  13. xi - Chọn điểm nghiên cứu: Vườn đào 1; Vườn đào 2; đơn vị 70, đơn vị 84-85, đơn vị 19/5 được chọn là điểm điều tra. - Chọn hộ điều tra: Căn cứ vào số lượng, quy mô, cơ cấu của các hộ chăn nuôi bò sữa theo các mô hình khác nhau. Việc điều tra mẫu được tiến hành theo phương pháp điển hình theo tỷ lệ. Mẫu điều tra vừa đại diện cho tổng thể, vừa đáp ứng được yêu cầu của đề tài. Bảng 1. Chỉ tiêu quy mô đàn TT Chỉ tiêu Số lượng con/hộ 1 Quy mô lớn (QML) > 50 2 Quy mô vừa (QMV) 20 - 50 3 Quy mô nhỏ (QMN ) < 20 2.3. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu Sử dụng các bảng biểu, số liệu thu thập được để phân tích, so sánh sự khác biệt giữa 03 vùng về số hộ nuôi cũng như năng lực sản xuất Thông qua đó để phân tích chi phí giữa các quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, giống bò sữa trong chăn nuôi nhằm thấy được ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa của nông hộ. 2.4. Phương pháp thống kê so sánh So sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo các tiêu chí như hiệu quả kinh tế theo quy mô khác nhau. 2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Trên cơ sở tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu như: Cán bộ lãnh đạo địa phương có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa sữa, các cán bộ thú y, kỹ thuật viên quản lý khu vực, các hộ chăn nuôi bò sữa tiên tiến, điển hình... Để đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa sữa. 2.6. Phương pháp phân tích Swot SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats).
  14. xii 3. Kết quả nghiên cứu chính - Mô hình hộ chăn nuôi có quy mô lớn trên 50 con bò sữa/hộ theo kết quả điều tra 50 hộ, Giá trị sản xuất bình quân của hộ có quy mô lớn đạt mức 4077.98 triệu đồng/năm; giá trị tăng thêm của hộ này đạt 2323,62 triệu đồng/năm, thu nhập hỗn hợp đạt 1883,02 triệu đồng/năm, lợi nhuận thu được đạt 1647,23 triệu đồng/năm. Mô hình này được các hộ đầu tư khá đồng bộ về chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi, hệ thống thu gom xử lý nước thải, chất thải đồng bộ. Đối với mô hình này được thực hiện đối với các hộ có tiềm lực về kinh tế mạnh, do chi phí đầu tư xây dựng lớn với tổng chi phí bình quân 2430,75 triệu đồng/năm. Những hộ này có hiệu quả kinh tế cao với lợi nhuận bình quân 24,61 triệu đồng/con/năm. - Mô hình hộ chăn nuôi có quy mô vừa từ 20 - 50 con bò sữa/hộ, qua kết quả điều tra 50 hộ, tổng doanh thu bình quân của nhóm hộ này là 2307,34 triệu đồng/năm, thu nhập hỗn hợp đạt 1010,97 triệu đồng/năm kém thu nhập bình quân của hộ chăn nuôi quy mô lớn 872,05 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân của nhóm hộ quy mô vừa 857,59 triệu đồng/năm, với tổng chi phí 1449,75 triệu đồng/năm thu được lợi nhuận bình quân 22,02 triệu đồng/con/năm. Mô hình này được các hộ đầu tư chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, hệ thống thu gom xử lý nước thải, chất thải. Đối với mô hình này được thực hiện đối với các hộ có tiềm lực về kinh tế khá, do chi phí đầu tư xây dựng lớn. - Mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ dưới 20 con bò sữa/hộ, theo kết quả điều tra 50 hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ có mức hiệu quả kinh tế kém hơn các hộ có quy mô chăn nuôi lớn và vừa. Giá trị kinh tế tăng thêm bình quân đạt 614,64 triệu đồng/năm, thu nhập hỗn hợp bình quân của nhóm hộ 395,91 triệu đồng/năm. Mô hình này được các hộ đầu tư chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, hệ thống thu gom xử lý nước thải, chất thải. Đối với mô hình này chỉ thực hiện đối với các hộ có tiềm lực về kinh tế trung bình khá, do chi phí đầu tư xây dựng lớn. Hiệu quả kinh tế kém hơn hộ có quy mô vừa và lớn, lợi nhuận bình quân của nhóm hộ này đạt 17,68 triệu đồng/con/năm.
  15. xiii - Tổng thu nhập của hộ chăn nuôi chủ yếu từ việc bán: sữa, phân chuồng, bò loại thải, bê đực, bê cái, trong đó từ sữa là nguồn thu nhập chính, chiếm tỷ lệ 90%. 4. Kết luận chủ yếu - Đất đai sử dụng phục vụ chăn nuôi bò sữa còn bị hạn chế về diện tích gieo trồng thức ăn chăn nuôi, diện tích xây dựng chuồng trại tại một số mô hình khó mở rộng diện tích, việc phát triển đàn bò trên nền tảng diện tích không thay đổi là khó khăn rất lớn cho hộ chăn nuôi bò sữa. Khó khăn chính của hộ chăn nuôi bò sữa thuộc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu là thiếu đất sản xuất, thiếu lao động và thiếu vốn sản xuất. - Trang thiết bị máy móc phục vụ chăn nuôi bò sữa được các chủ hộ đầu tư đầy đủ, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình sản xuất của hộ. Cơ cấu thành phần đàn bò của các hộ chăn nuôi bò sữa gồm: bê con, bê tơ, bò vắt sữa, bò cạn sữa, trong đó tỷ lệ bò trong độ tuổi sinh sản chiếm hơn 60% . Sản lượng sữa bình quân của các hộ tăng theo các năm, sản lượng sữa tăng chủ yếu do quy mô đàn tăng, một phần nhỏ tăng do chế độ ăn đầy đủ, hợp lý. - Hiệu quả trong việc đầu tư thức ăn, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi của hộ có quy mô lớn hiệu quả hơn của hộ có quy mô vừa và nhỏ, cụ thể giá trị tăng thêm của thu nhập/ 1 đồng chi phí (VA/TC) của hộ có quy mô nhỏ, quy mô vừa, quy mô lớn lần lượt là: 0,75; 0,89; 0,95. Hộ chăn nuôi quy mô càng lớn sử dung nguồn vốn càng hiệu quả thể hiện qua giá trị tăng của thu nhập hỗn hợp (MI/IC), giá trị tăng thêm của thu nhập hỗn hợp hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có mức tăng 0,76 đồng, hộ chăn nuôi quy mô vừa có mức tăng 0,99 đồng, hộ chăn nuôi quy mô lớn có mức tăng 1,06 đồng. - Phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Mộc châu góp phần vào sự phát triển,tăng trưởng của nền kinh tế trong huyện và của tỉnh Sơn La nói chung; tạo việc làm cho 8000 - 10.000 lao động, chủ yếu là người dân tộc ít người trong địa bàn Huyện và các huyện lân cận (Phù yên, Vân hồ, Yên Châu, Thuận Châu).
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới, giành nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Chất lượng cuộc sống mọi mặt của người dân nói chung, nông dân nói riêng không ngừng được cải thiện. Đó là kết quả đánh dấu cho những bước đi năng động, khẳng định những quyết sách đúng đắn, sáng tạo mang tầm chiến lược của đảng và nhà nước nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Hiệp định TPP. Hộ gia đình nông dân được xác định và trở thành đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh tự chủ. Kinh tế hộ nông dân đã phát huy tính năng động sáng tạo, tích cực trong sản xuất kinh doanh làm cho nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến nay vấn đề đặt ra là tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dân như thế nào? Thực trạng, xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân. Các mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là những vấn đề lớn cần phải được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn. Từ lâu chăn nuôi được coi là một trong hai nghề chính của nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, chăn nuôi nông hộ ở nước ta hiện nay luôn luôn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nó cung cấp thực phẩm cho gia đình và toàn xã hội. Mộc Châu là huyện có điều kiện khí hậu và tự nhiên thuận lợi thích hợp phát triển chăn nuôi đàn bò sữa. Cùng với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đã bảo vệ và phát triển thương hiệu Việt bằng uy tín chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy chủ trương những năm tới của Huyện phải tăng quy mô chăn nuôi nhất là chăn nuôi bò sữa theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng trang trại. Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng ngoài yếu tố về chất lượng sản phẩm thì hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu. Để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi thì các yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, công chăm sóc, thức ăn là các chỉ tiêu quan trọng.
  17. 2 Với mục tiêu khảo sát thực trạng chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, đề xuất các phải giáp nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa giúp chất lượng sữa đạt giá trị dinh dưỡng cao, chi phí cho chăn nuôi giảm. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa của các nông hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng, xác định những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa của các nông hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh tế trong chăn nuôi bò sữa của các nông hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nội dung Đề tài tập trung vào đánh giá, so sánh hiệu quả quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa giữa các hộ, nhóm hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau. 4.2. Phạm vi không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại các hộ có chăn nuôi bò sữa của các nông hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 4.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu Các số liệu được phân tích, đánh giá trên cơ sở điều tra kết quả chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân từ những năm 2015-2017
  18. 3 5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 5.1. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học Cung cấp thêm các thông tin khoa học cho sản xuất bò sữa tại tỉnh Sơn La cũng như các địa phương khác có mô hình chăn nuôi bò sữa có điều kiệntương tự. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc đánh giá sát thực hơn về chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu. Đề tài còn cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có căn cứ để xây dựng những chính sách phát triển mô hình này tại địa phương nói riêng và nông sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện nói chung. Đề tài còn giúp cho cán bộ khuyến nông có căn cứ để khuyến cáo cho hộ nông dân thấy được hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa tại địa phương.
  19. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỂ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển -Tăng trưởng kinh tế: thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước: Yo: Tổng sản lượng thời kì trước Y1: Tổng sản lượng thời kì sau Mức tăng trưởng tuyệt đổi : delta = Y1 - Yo. Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/ Yo. - Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn. - Phát triển kinh tế (PTKT): Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế. Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn hẳn. Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm : + Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
  20. 5 + Tăng thêm quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất. + Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những yếu tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước. + Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng. 1.1.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” (Ngô Đình Giao, 1997) Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả.”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội” (Các Mác, 1962) Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế (M.J.Farrell, 1957)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1