Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản; đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; đề xuất một số định hướng và giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đến năm 2025. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI QUANG NGỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8 62 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2018 Tác giả Vi Quang Ngọc
- ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Dương Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Tập thể Ban Giám đốc, cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang. Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện Vị Xuyên, Phòng Tài chính - Kế hoạch. Ủy ban nhân dân và bà con nhân dân 3 xã Trung Thành, Việt Lâm và Quảng ngần đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn. Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2018 Tác giả Vi Quang Ngọc
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .........................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................4 1.1.2. Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản .........................................................8 1.1.3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản .........................................................................10 1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản.......................................13 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ..............................17 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................21 1.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản của thế giới .....................................................21 1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ..................................................23 1.2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hà Giang ..............................................27 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...........................................29 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................31 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................31
- iv 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................31 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................32 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ....................................................33 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................34 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản .......................................34 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu cơ sở hạ tầng ............................................................................34 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về vốn ......................................................................................35 2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về khuyến nông, khuyến ngư .................................................35 2.4.5. Nhóm chỉ tiêu về thị trường ............................................................................35 2.4.6. Nhóm chỉ tiêu về liên kết sản xuất ..................................................................35 2.4.7. Nhóm chỉ tiêu về môi trường ..........................................................................36 2.4.8. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ...................36 2.4.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ...........36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................38 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................38 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................39 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động .......................................................................41 3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................................41 3.1.2.4. Kết quả phát triển kinh tế của huyện............................................................42 3.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên .........................42 3.2.1. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên ........................................................................................................42 3.2.2. Kết quả phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Vị Xuyên ................................60 3.3. Khó khăn, thách thức và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên .....................................................................................70 3.3.1. Khó khăn, thách thức ......................................................................................70 3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở địa phương ...................73 3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đến năm 2025 ............................................................................................................82
- v 3.4.1. Quan điểm, định hướng ...................................................................................82 3.4.2. Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang ...................................................................................................................83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................91 1. Kết luận .................................................................................................................91 2. Kiến nghị ...............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 ATTP An toàn thực phẩm 2 FAO Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc 3 KHKT Khoa học kĩ thuật 4 MTQG XDNTM Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 5 NLN Nông lâm nghiệp 6 NQ-HĐND Nghị quyết hội đồng nhân dân 7 NTTS Nuôi trồng thủy sản 8 PTNT Phát triển nông thôn 9 QĐ-UBND Quyết định Ủy ban nhân dân 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 VAC Mô hình Vườn-Ao-Chuồng
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên (2015 - 2017) ................40 Bảng 3.2. Quy hoạch phát triển NTTS cho từng loại nước mặt ở Vị Xuyên ...........43 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ...47 Bảng 3.4. Đánh giá của các hộ về cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản ........48 Bảng 3.5. Nhu cầu cá giống theo đối tượng nuôi......................................................50 Bảng 3.6. Tình hình sử dụng con giống thủy sản của các hộ điều tra ......................51 Bảng 3.7. Lượng thức ăn cho nuôi bán thâm canh và thâm canh thủy sản...............52 Bảng 3.8. Vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản tính trên 1 ha ...................................53 Bảng 3.9. Thực trạng vay vốn của các hộ nuôi trồng thủy sản .................................54 Bảng 3.10. Đánh giá mức độ tiếp cận KHKT của hộ nuôi trồng thủy sản ...............56 Bảng 3.11. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về tác động môi trường................59 Bảng 3.12. Diện tích, năng suất, sản lượng NTTS trên địa bàn huyện Vị Xuyên ....61 Bảng 3.13. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi giai đoạn 2015 -2017 ......................................................................................63 Bảng 3.14. Giá trị NTTS trên địa bàn huyện Vị Xuyên............................................64 Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả NTTS giai đoạn 2015–2017 .............64 Bảng 3.16. Hiệu quả NTTS theo mô hình nuôi kết hợp ..........................................66 Bảng 3.17. Hiệu quả NTTS theo hình thức nuôi ......................................................68 Bảng 3.18. Ảnh hưởng trình độ văn hóa của chủ hộ tới thu nhập NTTS .................73 Bảng 3.19. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về tiêu thụ sản phẩm ....................77
- 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm trở lại đây, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp (NLN). Nuôi trồng thủy sản không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với việc gia tăng sản lượng mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái. Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, toàn tỉnh hiện có 6/11 huyện, thành phố nằm trong 64 huyện nghèo của cả nước. Tuy nhiên diện tích mặt nước của tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy sản. Năm 2016 diện tích nuôi thủy sản của tỉnh là 1.355,71 ha; sản lượng nuôi trồng và khai thác tự nhiên đạt hơn 1.284 tấn giá trị 22 tỷ đồng. Sản phẩm thủy sản đã góp phần giải quyết thực phẩm tiêu dùng cho nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào vùng sâu, vùng xa. Vị Xuyên là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh nằm bao quanh thành phố Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên 1.478,40 km², phía Bắc giáp huyện Quản Bạ, phía Tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía Nam giáp huyện Bắc Quang, phía Đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Độ cao trung bình từ 300-400m so với mặt nước biển, phía Tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km2. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng từ 18 - 250C. Lượng mưa trung bình khá lớn, vào khoảng 3.000-4.000 mm/năm. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
- 2 mới, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Giang, các xã, thị trấn trong huyện mạnh dạn cải tạo, đầu tư thâm canh nuôi trồng thủy sản kết hợp những mô hình VAC, mô hình thâm canh cá đặc sản địa phương đã mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm chính của nuôi trồng thủy sản là các loại cá như: Bỗng, Trắm, Trôi, Chép, Chiên,... góp phần ổn định nhu cầu của thị trường trong tỉnh và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn một số tồn tại như: Chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm, việc xây dựng quy hoạch, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư, trình độ dân trí còn hạn chế, giao thông đi lại khó khăn nên việc áp dụng tiến bộ vào sản xuất chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn nên việc đầu tư thâm canh vào sản xuất còn hạn chế,... Do đó, quy mô các trang trại, mô hình còn nhỏ, phân tán, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; đầu ra của các sản phẩm chưa được bao tiêu; trình độ kỹ thuật của người nuôi trồng còn hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài "Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản - Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đến năm 2025. 3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 3.1. Đóng góp của luận văn - Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý của tỉnh trong việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- 3 3.2. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn 3.2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu góp phần cập nhật hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản, các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 3.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực hiện các giải pháp hiện tại, đồng thời bổ sung các giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Đây là những thông tin đầu vào quan trọng giúp cho các nhà quản lý và lãnh đạo địa phương trong việc ra quyết định thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cũng như phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Vị Xuyên trong những năm tới mang lại hiệu quả cao. Tác giả hy vọng rằng, những giải pháp mà đề tài luận văn đề xuất sẽ được chính quyền địa phương huyện Vị Xuyên và các địa phương khác có điều kiện tương tự có thể tham khảo, vận dụng, áp dụng vào thực tiễn để phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Các khái niệm cơ bản - Khái niệm phát triển: Theo giáo trình triết học (2006): Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật, hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện. Theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê nin cho rằng: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006)[8]. Theo quan điểm kinh tế học: Phát triển kinh tế là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định bao gồm sự tăng lên về sản lượng hoặc thu nhập của nền kinh tế, sự hoàn thiện của cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Tuy rằng có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi của con người, quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, quyền lợi về kinh tế chính trị văn hóa xã hội và quyền tự do công dân. - Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó sản xuát vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã
- 5 hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo. Bất cứ quá trình sản xuất nào cũng gồm ba yếu tố cơ bản: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động: Sức lao động: Là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có khả năng được vận dụng, sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất. Sức lao động và lao động là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Lao động là quá trình con người sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất vật chất. Sức lao động là tiền đề để có quá trình lao động nhưng nếu không có quá trình lao động thì sức lao động chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng. Đối tượng lao động: Là những tồn tại của giới tự nhiên mà con người tác động vào chúng trong quá trình lao động. Tư liệu lao động: Là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng trong quá trình lao động để tác động vào đối tượng lao động. Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường. Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán. - Khái niệm về thị trường: Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
- 6 Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó. Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, khái niệm thị trường ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Có một số khái niệm phổ biến về thị trường như sau: Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán. Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các tổ chức, đơn vị kinh tế về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và quyết định của người lao động về việc làm là bao lâu, cho ai đều được quyết định bằng giá cả. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán bàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá. Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua 3 nhân tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhu cầu hàng hoá dịch vụ, cung ứng hàng hoá dịch vụ và giá cả hàng hoá dịch vụ. Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội. Các Mác đã nhận định “hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường. Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận”.
- 7 Tóm lại, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loại hàng hoá, dịch vụ hàng hoá hay cho một đối tác có giá trị. Ví dụ như thị trường sức lao động bao gồm những người muốn đem sức lao động của mình để đổi lấy tiền công hoặc hàng hoá. Để công việc trao đổi trên được thuận lợi, dần đã xuất hiện những tổ chức kiểu văn phòng, trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho người lao động. Cũng tương tự như thế, thị trường tiền tệ đem lại khả năng vay mượn, cho vay tích luỹ tiền và bảo đảm an toàn cho các nhu cầu tài chính của các tổ chức, giúp họ có thể hoạt động liên tục được. Như vậy điểm lợi ích của người mua và người bán hay chính là gía cả được hình thành trên cơ sở thoả thuận và nhân nhượng lẫn nhau giữa cung và cầu. - Khái niệm nuôi trồng thủy sản: Theo Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua "Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản" (Quốc hội, Điều 2 - Luật Thủy sản, 2003). Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất cả các hệ thống, phương thức, hình thức nuôi động vật và trồng thực vật ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn mà không bao gồm việc canh tác các loại cây trồng chính trên cạn cũng như nuôi các động vật chủ yếu trên cạn. Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được dùng để chỉ một kiểu hình kỹ thuật hay một hệ thống nuôi trồng nào đó; một đối tượng nào đó; môi trường mà nghề nuôi đang được thực hiện; đặc điểm riêng của môi trường nuôi. Nuôi trồng thủy sản là sự tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn trong chu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỉ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để đạt được hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn Vạn, 2009).[23] Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thật ngữ aqua (nước) và culture (nuôi) (Nguyễn Thanh Phương và cs, 2009).[11]
- 8 - Khái niệm về phát triển nuôi trồng thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. + Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp. + Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu là tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy phát triển nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý nuôi trồng thuỷ sản, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nuôi trồng thuỷ sản. Do đó khi đánh giá sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy mô diện tích nuôi trồng, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.2. Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản - Cung cấp thực phẩm cho nhân dân: Sản phẩm của ngành thuỷ sản rất phong phú và đa dạng, là nguồn thực phẩm có chất lượng có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho dân cư. Hầu hết các loại thuỷ sản là thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý của mọi lứa tuổi (Nguyễn Quang Linh và cs, 2006)[7]. - Cung cấp thức ăn chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp: Cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm để
- 9 chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài chức năng dinh dưỡng thông thường, ngày nay một số thực phẩm thuỷ sản đang được nghiên cứu và sử dụng vào chữa trị một số bệnh cho con người. - Tạo việc làm cho người lao động: Góp phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Cơ cấu lao động nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu lao động nông nghiệp ngày càng tăng bởi diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên. Chủ trương mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, thâm canh cao hơn, sâu hơn trong nông nghiệp sẽ tạo thêm việc làm cho nông dân, nhất là lao động tuổi trung niên. - Tạo nguồn xuất khẩu quan trọng: Xuất khẩu thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng và năng lực cạnh tranh cao trong ngành thủy sản. Với lợi thế chiều dài bờ biển 3.260 km và 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam hiện đứng thứ top 10 thế giới về thủy sản, với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,9 tỷ USD năm 2014. Trong 10 năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với giá trị gia tăng cao, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chiếm 6-7% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn quốc (đứng thứ 5 sau điện tử, may mặc, dầu thô và da-giày). Thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang 165 thị trường, với 612 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp đạt quy chuẩn ATTP, trong đó 461 nhà máy đạt điều kiện xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) (chiếm hơn 75%). Hai loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra. - Tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác như công nghiệp, y dược, công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan. Sản phẩm thủy sản làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến đông lạnh, nguyên liệu cho xí nghiệp dược phẩm, là dược liệu quý, làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ; phát triển thủy sản tạo thị trường cho công nghiệp đóng tàu, dệt lưới, động cơ nổ,…
- 10 1.1.3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản Ngành thuỷ sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp nên vừa có những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp lại vừa mang những đặc điểm riêng biệt. Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật gắn với môi trường nước, nếu tách chúng ra khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tại được. Từ đặc điểm này cho ta thấy được nuôi trồng thuỷ sản là một ngành tương đối phức tạp so với các ngành khác. Ở đâu có nước là ở đó có nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, nuôi nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp ở mọi vùng địa lý, thuỷ sản nuôi rất đa dạng, có quy luật riêng của từng khu hệ sinh thái điển hình. Do vậy, công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần phải phù hợp và đồng bộ với từng khu vực lãnh thổ hay từng vùng. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại thuỷ vực mà có đối tượng nuôi trồng phù hợp như nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ. Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thuỷ sản gồm có biển các mặt nước trong nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước, với tính cách là đối tượng lao động của ngành thuỷ sản, có một số đặc điểm đáng lưu ý sau: - Về trữ lượng, khó xác định một cách chính xác trữ lượng thuỷ sản có trong một ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển tự do hoặc di cư từ vùng này sang vùng khác không phụ thuộc vào danh giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác động của nhiều nhân tố như thời tiết khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên. Để bảo vệ, tái tạo và khai thác có hiệu các nguồn lợi thuỷ sản, một mặt cần phân chia ranh giới mặt nước, mặt biển, vùng biển giữa các địa phương hay các quốc gia nhưng mặt khác cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương. - Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình thuỷ văn…Trong nuôi trồng thuỷ sản, cần tạo những điều kiện thuận lợi cho các loại thuỷ sản sinh trưởng và phát triển của như: Tạo ôxy bằng quạt sục nước, tạo dòng chảy bằng máy bơm. - Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất dễ ươn thối, hư hỏng vì chúng đều là những sản phẩm sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường
- 11 sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm; từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ một cách đồng bộ. Với tính cách là một ngành sản xuất vật chất, ngành thuỷ sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng vào nhau. Trong điều kiện như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít với chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng như cầu thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất thuỷ sản được chuyên môn hoá ngày càng cao (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005) [14]. Các hoạt động chuyên môn hoá khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản có trình độ và quy mô phát triển tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường và mỗi hoạt động lại dựa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo nên những ngành chuyên môn hoá hẹp có tính chất độc lập tương đối. Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất có tính chất của một ngành sản xuất công nghiệp, vừa có tính chất của sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất ngành thuỷ sản (hay còn gọi là cơ cấu ngành) và tập hợp các bộ phận những hoạt động sản xuất thuỷ sản tương tự nhau và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó hợp thành hệ thống sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản đều đỏi hỏi đầu tư ban đầu vốn lớn. Trong hoạt động nuôi trồng, nếu không kể những hoạt động nuôi cá trong ao hồ có sẵn, nuôi cá ruộng, nuôi lồng ở sông, suối thì hầu hết các hoạt động đầu tư nuôi thuỷ sản đều cần vốn lớn như: đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quả thấp, trên ruộng trũng lầy thụt được chuyển đổi mục đích sử dụng; . Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn cho phát triển các hoạt động kinh tế như trên là vượt quá khà năng tự tích luỹ và đầu tư của từng chủ thể kinh tế trong ngành thuỷ
- 12 sản, đặc biệt là khả năng của các hộ. Do vậy, để phát triển thuỷ sản, Nhà nước phải xây dựng và thực hiện chính sách cho vay vốn theo các chương trình phát triển riêng của từng ngành này như: cho vay trong chương trình khai thác xa bờ, tín dụng đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá theo quy hoạch (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005) [14]. - Cần đầu tư các phương tiện thực hiện dự báo khí tượng thuỷ văn phát hiện và cảnh báo sớm các thiên tai. - Ban hành và thực thi những chính sách ưu đãi cho hoạt động kinh doanh nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, khắc phục rủi ro hay thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định đời sống phát triển sản xuất. - Từng bước nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản. - Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện khí hâu, địa lý, sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường. Tính thời vụ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, HTX, hộ nuôi trồng thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. - Thâm canh trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao. Phân loại diện tích nuôi trồng thủy sản gồm nhiều loại, cụ thể: + Theo phương thức nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản bao gồm: - Nuôi thâm canh: là hình thức nuôi trồng thuỷ sản tuân thủ theo qui tắc kỹ thuật chặt chẽ (từ khâu chuẩn bị ao nuôi, phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, chọn con giống thuần, đủ kích cỡ, thả giống với mật độ cao, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ như cho ăn thức ăn công nghiệp và quản lý ao nuôi thường xuyên, phòng chọn giống, chăm sóc, bảo vệ đến khi thu hoạch). Các thông số kỹ thuật của ao nuôi có khả năng phòng trừ dịch bệnh tốt; cơ sở hạ tầng hoàn thiện gồm hệ thống ao đầm, thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước, máy sục khí. - Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ đầu tư sản xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh: cho ăn thức ăn tự nhiên hoặc công nghiệp. Hệ thống ao đầm nuôi được đầu tư một phần để có thể chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý môi trường như bơm nước, sục khí và phòng trừ dịch bệnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
13 p | 1019 | 292
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin 2
13 p | 358 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 322 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
110 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
54 p | 221 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 268 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum
26 p | 142 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai
127 p | 26 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Đại học FPT
8 p | 89 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 30 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Uông Bí
10 p | 44 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển lợn đen bản địa tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
101 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
182 p | 30 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
7 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
10 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Hà Nội
7 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
87 p | 38 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
143 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn