intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tri Hành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từ năm 2016-2018; xác định yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU QUỐC CHƯỞNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU QUỐC CHƯỞNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8620116 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ HÒA THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 03 năm 2019 Tác giả luận văn Triệu Quốc Chưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản đề tài này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Hà Thị Hòa, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Nông lâm và các các Thầy, Cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND huyện Văn Bàn, Phòng Nông nghiệp& PTNT huyện, Phòng Lao động & TBXH huyện, ban lãnh đạo các cấp, các phòng ban của huyện, xã và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài trên địa bàn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Triệu Quốc Chưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 6 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 6 1.1.2. Vai trò của giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam................................................................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 20 1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở một số địa phương ........................................................................................... 20 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ........................................... 24 1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ............................................................ 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 27 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ i ....................................................................... 31 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ................ 33 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 35 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 36 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................... 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38 3.1. Thực trạng về việc làm của các lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ...................................................................................... 38 3.1.1. Thực trạng các thành phần dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ............................................................................................................ 38 3.1.2. Thực trạng tỷ lệ nghèo chia theo thành phần dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ........................................................................... 42 3.1.3. Thực trạng lao động của các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................................................... 43 3.1.4. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn ................................................................................................ 44 3.1.5. Thực trạng các chính sách tín dụng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn............................................................. 46 3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số các hộ được điều tra tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai............................................... 47 3.2.1. Giới tính của các lao động dân tộc thiểu số được điều tra .................... 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.2.2. Trình độ văn hoá và chuyên môn của lao động dân tộc thiểu số được điều tra .................................................................................................... 49 3.2.3. Khả năng tiếp cận thông tin từ các nguồn lao động dân tộc thiếu số được điều tra ............................................................................................... 51 3.2.4. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo dân tộc ......................... 53 3.2.5. Thu nhập của các dân tộc thiểu số ở các hộ điều tra ............................. 54 3.3. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ............................................................. 56 3.3.1. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo mức thu nhập..................... 56 3.3.2. Thời gian lao động phân theo hướng sản xuất của hộ .......................... 57 3.3.3. Thời gian lao động bình quân phân theo diện tích đất nông nghiệp........... 57 3.3.4. Yếu tố chất lượng nguồn lao động của DTTS huyện Văn Bàn ............ 58 3.4. Đánh giá chung về tình hình giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiếu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ................................................................ 59 3.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................... 59 3.4.2. Một số tồn tại, hạn chế............................................................................. 61 3.5. Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ............................................. 63 3.5.1. Định hướng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ........................................................................... 63 3.5.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 .......... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74 PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN - XD Công nghiệp - xây dựng CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DS Dân số DTTS Dân tộc thiểu số GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tốc độ tăng trường sản phẩm GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức lao động quốc tế KD Kinh doanh KHĐ Không hoạt động KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KT – XH Kinh tế - xã hội LĐNT Lao động nông thôn LĐTBXH Lao động thương binh xã hội LLLĐ Lực lượng lao động NK Nhân khẩu NTH Nông thôn SLĐ Sức lao động THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TLĐ Tuổi lao động TN Thất nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thành thị TTCN Tiểu thủ công nghiệp VL Việc làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thống kê số lượng người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai................................................................................. 40 Bảng 3.2. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ......................................................................... 42 Bảng 3.3. Thực trạng lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ................................................................. 44 Bảng 3.4. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động DTTS huyện Văn Bàn trong giai đoạn 2016 -2018.......................................... 45 Bảng 3.5. Tín dụng giải quyết việc làm cho lao động DTTS tại huyện Văn Bàn trong giai đoạn 2016 - 2018......................................... 46 Bảng 3.6. Giới tính các lao động DTTS của các hộ điều tra....................... 48 Bảng 3.7. Trình độ văn hoá của người lao động DTTS được điều ra ............. 49 Bảng 3.8. Trình độ chuyên môn của lao động DTTS được điều tra ............... 50 Bảng 3.9. Mức độ tiếp cận các nguồn thông tin của lao động DTTS hộ điều tra ................................................................................... 52 Bảng 3.10. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo dân tộc (tính cho 1 lao động) ........................................................................... 53 Bảng 3.11. Biến động thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn ................................................................................ 55 Bảng 3.12. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo mức thu nhập ........... 56 Bảng 3.13. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo mức thu nhập ........... 57 Bảng 3.14. Thời gian lao động phân theo diện tích đất nông nghiệp ........... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Họ và tên học viên : Triệu Quốc Chưởng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Người hướng dẫn khoa học : TS. Hà Thị Hòa Tên đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Văn Bàn là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai có lực lượng lao động dồi dào, chiếm hơn 54,62% dân số toàn huyện. Tuy nhiên, trình độ của người lao động thấp, lao động chưa qua đào tạo năm 2018 chiếm hơn 57%, lao động thất nghiệp gần 13,03%. Trong những năm qua huyện Văn Bàn đã có những giải pháp ưu tiên để giải quyết việc làm cho người lao động DTTS và có những thành tựu nhất định, số lao động được hỗ trợ vay vốn sản xuất, được đào tạo, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, do tính ổn định của các công việc của lao động DTTS chưa cao, cùng với lực lượng lao động ngày càng tăng lên đã tạo áp lực lớn đối với việc làm cho lao động DTTS. Chính vì vậy “Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai” là một yếu cầu cần thiết. Bằng các phương pháp điều tra thu thập số liệu như số liệu thứ cấp được thu thập bằng những thông tin, số liệu thống kê được thu thập từ sách báo tạp chí, internet, Chi cục thống kê, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện, niên giám thống kê của tỉnh và huyện từ năm 2016 - 2018, báo cáo của UBND các xã điều tra... trên các trang thông tin điện tử của huyện, tỉnh và cả nước. Số liệu sơ cấp được thu thập được từ việc điều tra phỏng vấn trực tiếp 120 hộ ở 4 xã có điều kiện đặc trưng cho các khu vực của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu như thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp và các phương pháp khác để rút ra các kết luận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số. (2) Đánh giá thực trạng việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cài từ năm 2016-2018. (3) Xác định yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. (4) Đánh giá chung về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai (5) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030. Với mục tiêu như vậy luận văn đã đưa ra 5 giải pháp trọng tâm nhằm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng, nó cung cấp cho xã hội những sản phẩm tối cần thiết và không thể thay thế được, làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển xã hội. Theo thống kê năm 2019 nông thôn nước ta là nơi cư trú của hơn 63% dân số và hơn 55% lực lượng lao động đang trong độ tuổi. (Tổng cục thống kê, 2019). Vì vậy các vấn đề về xã hội, việc làm và thu nhập của lao động nông thôn hiện nay là hết sức bức xúc. Hiện nay ở nông thôn chủ yếu là các lao dộng dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Hiện tượng thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội ở nông thôn miền núi phía Bắc. Do vậy, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động DTTS là đòi hỏi rất cấp bách. Lao động DTTS là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất của những người lao động DTTS tạo ra bao gồm lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động DTTS chính là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền núi phía Bắc, cũng là vấn đề cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng gia đình có lao động là DTTS. Giải quyết việc làm cho lao động DTTS là một bài toán khó có lời giải trọn vẹn. Để giải quyết cơ bản vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của lao động DTTS hiện nay, trên cơ sở đó để có các giải pháp cơ bản, phù hợp với từng vùng cụ thể. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới với diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước), là tỉnh có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc của Tổ quốc. Đến năm 2018, dân số toàn tỉnh là 674.530 người. Mật độ dân số bình quân 106 người/km2, số người trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 độ tuổi lao động là 422.460 người. Trong đó, lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm trên 80%, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 4,2%, còn lại là lao động dịch vụ và các hoạt động khác. Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,... Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh.(Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai) Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm tỉnh Lào Cai 75 km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 142.345,45ha. toàn huyện có 23 xã, thị trấn, 212 thôn, bản, tổ dân phố; trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn (vùng III), 10 xã vùng II; 01 xã vùng I; có 120 thôn đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 11 dân tộc anh em, với tổng số 19.879 hộ, 87.802 khẩu, trong đó hộ DTTS là 15.888 hộ, 75.917 khẩu, chiếm 86,46% tổng dân số toàn huyện (Niên giám thống kê huyện Văn Bàn). Trong những năm qua công tác xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện tích cực và đã đạt được những kết quả tích cực . Năm 2018 số hộ nghèo giảm: 865 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm: 4,64%, đạt 110,47% kế hoạch tỉnh giao, và 107,87% kế hoạch huyện giao. Số hộ nghèo còn lại: 3.507 hộ, tỷ lệ 17,64%; Số hộ cận nghèo còn lại: 2.616 hộ, tỷ lệ 13,16% (tăng 0,08% so với năm 2017), trong đó: Số hộ nghèo DTTS 3.425 hộ; hộ cận nghèo DTTS 2.431 hộ (Báo cáo kinh tế xã hội huyện Văn Bàn năm 2018). Tuy nhiên so với mặt bằng chung toàn tỉnh, Văn Bàn vẫn là huyện có nhiều khó khăn, còn 12/23 xã, 120 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, trên 90% dân số thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình, còn lại đem ra thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 trường trao đổi với số lượng nhỏ lẻ chưa trở thành hàng hoá tập trung. Kinh tế của huyện chưa phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém nhất là đường giao thông, đi lại còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu. Ý thức tự lực phát triển sản xuất vươn lên trong cuộc sống của một số cán bộ, người dân vẫn còn chưa cao, vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ nghèo không muốn thoát nghèo, còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Vai trò của chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở một số địa phương, cơ sở chưa được phát huy.... Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn toàn huyện. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển KTXH ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo ổn định về kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng Đảng và nhà nước có nhiều chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa xã hội, nhưng kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc việt khó khăn, vùng gần biên giới vẫn gặp nhiều khó khăn. Để có cái nhìn về thực trạng thiếu việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai em đã lựa chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai” làm luận văn thạc sĩ, hy vọng góp phần tìm ra những tồn tại và hạn chế trong chính sách giải quyết thiếu việc làm cho lao động dân tộc thiểu số vùng nông thôn hiện nay ở huyện Văn Bàn và từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết các tồn tại đó. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 - Đánh giá thực trạng việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từ năm 2016-2018. - Xác định yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về thực trạng việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. 4. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về không gian Luận văn được thực hiện tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. * Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài: Năm 2016-2018 (các báo cáo về thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu được lấy từ năm 2016 - 2018 và 9 tháng đầu năm 2019; Các thông tin phản ánh về thực trạng việc làm của lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai được thu thập trong giai đoạn từ 2016 - 2018 và 9 tháng đầu 2018 - Số liệu sơ cấp: Điều tra việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai năm 2019. * Phạm vi về nội dung Nội dung nghiên cứu về việc làm cho lao động dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và đặc biệt là có tính thực tiễn; Luận văn là cơ sở giúp cho UBND huyện Văn Bàn đánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 giá toàn diện hơn về vấn đề việc làm và các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm của các hộ dân tộc thiểu số khu vực nông thôn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai hiện nay, những thuận lợi và khó khăn của người lao động dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng nông thôn. Đồng thời, đề tài sẽ là tài liệu giúp cho cấp ủy, chính quyền và các tổ chức ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, giải quyết vấn đề việc làm phù hợp và có hiệu quả, trên cơ sở giải pháp mà đề tài đưa ra. Góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của huyện Văn Bàn giai đoạn 2020 - 2025. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về lao động và việc làm a. Lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng. Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người ” (Trần Xuân Cầu, 2002) Lao động luôn được diễn ra theo một quy trình. Quy trình lao động là tổng thể những hành động (hoạt động lao động) của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ tuổi từ 16-55). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 7 Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. b. Việc làm Trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm. Và ở các quốc gia khác nhau, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp… người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế, không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm. Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm, chúng ta phải liên hệ đến phạm trù lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định. Mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm. Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân. Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: Đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận. Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức: - Làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 8 việc đó. - Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó. - Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Hình thức này bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.(Chu Tiến Quang (2010) Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ Luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Khái niệm trên nói chung khá bao quát, nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ bản. Thứ nhất, hoạt động nội trợ không được coi là việc làm, trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề nhỏ. Thứ hai, khó có thể so sánh tỷ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán. Có những nghề ở quốc gia này thì được cho phép và được coi là việc làm, nhưng ở quốc gia khác thì không được cho phép và được coi là việc làm, ví dụ mại dâm ở Việt Nam bị cấm, nhưng ở Thái Lan, Hà Lan và Mỹ lại được coi là một nghề (trên thế giới có khoảng 20 nước hợp pháp hóa mại dâm, 41 nước không có luật cấm mại dâm nhưng có các luật khác cấm hoạt động tổ chức mại dâm, môi giới, quảng cáo mại dâm...) (Bộ luật lao động, 2006) c. Phân loại việc làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 Tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta phân chia việc làm ra thành nhiều loại. Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc, có việc làm chính và việc làm phụ. Việc làm chính là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác. Việc làm phụ là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm toàn thời gian, bán thời gian, việc làm thêm. Việc làm toàn thời gian: Chỉ một công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần. Việc làm bán thời gian: Mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục. Việc làm thêm: Mô tả một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định. Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) còn khuyến cáo và đề cập tới việc làm nhân văn hay việc làm bền vững. Khi nghiên cứu về việc làm cần hiểu một số khái niệm có liên quan sau: Việc làm bền vững: Việc làm bền vững là sự sẵn có việc làm trong điều kiện tự do, công bằng, an ninh và nhân phẩm của con người. Theo tổ chức Lao động quốc tế, việc làm bền vững liên quan đến cơ hội cho công việc sản xuất và cung cấp một thu nhập công bằng, an ninh trong việc bảo vệ nơi làm việc và xã hội cho các gia đình, triển vọng tốt hơn cho phát triển cá nhân và hội nhập xã hội, tự do cho mọi người thể hiện mối quan tâm của họ, tổ chức và tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và bình đẳng về cơ hội và điều trị cho tất cả phụ nữ và nam giới. Việc làm đầy đủ: Khái niệm việc làm đầy đủ không chỉ giải thích theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1