intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Tri Hành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu để tiếp tục bổ sung, phát triển các kiến thức bản địa để ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai, giúp bà con nông dân vùng nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp mạng lại hiệu quả kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------- TRƯƠNG THỊ XUÂN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPTẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- TRƯƠNG THỊ XUÂN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8.62.01.18 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. KIỀU THỊ THU HƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Thị Thu Hương. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Trương Thị Xuân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình và đã có được những kiến thức nhất định. Để có kết quả này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức và quý thầy cô, tôi chân thành cảm ơn: Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Thị Thu Hương cùng các thầy, cô trong Khoa Kinh tế - Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Để hoàn thành đề tài này tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND Huyện Ba Bể, Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện, Chi Cục thống kê huyện Ba Bể, UBND xã Khang Linh, UBND xã Nam Mẫu, UBND xã Quảng Khê cùng bà con nông dân nơi tôi thực hiện đề tài, đã tạo điều kiện cho tôi thu thập các thông tin thứ cấp và sơ cấp cần thiết phục vụ cho đề tài này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài này. Tuy bản thân tôi đã nỗ lực cố gắng trong suốt quá trình học nhưng do thời gian, kiến thức, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh được những sai sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ dẫn thêm của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 3 năm 2019 Học viên Trương Thị Xuân
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa, khoa học và thực tiễn của đề tài ......... 4 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu ................................................ 6 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu ................................ 6 1.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu ...................................................... 7 1.1.3. Khái niệm về kiến thức bản địa và sử dụng kiến thức bản địa, hay tri thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu .................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn về các vấn đề nghiên cứu........................................ 12 1.2.1. Kết quả nghiên cứu BĐKH trên thế giới ...................................... 12 1.2.2. Kết quả nghiên cứu biến đổi khí hậu ở Việt Nam ....................... 14 1.2.3.Tác động của biến đổi khí hậu tại Huyện Ba Bể............................ 15 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa trong ứng phó với BĐKH vùng đồng bào dân tộc thiểu số ........................... 17 1.4. Bài học kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu ..................................... 18 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 20 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 20 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 20
  6. iv 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 23 2.1.3. Đặc điểm của ba xã nghiên cứu .................................................... 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 34 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 34 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................... 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 38 3.1. Đặc điểm của nhóm hộ nghiên cứu .................................................. 38 3.1.1 Một số đặc điểm cơ bản của hộ điều tra ....................................... 38 3.1.2. Cơ cấu thu nhhập của nhóm hộ điều tra........................................ 42 3.1.3. Đánh giá các chủ trương chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các KTBĐ của đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với BĐKH ......................................................... 43 3.2. Thực trạng biểu hiện, tác dộng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp tại 3 xã nghiên cứu trong năm 2017 ........................................... 45 3.2.1. Sự thay đổi về lượng mưa ............................................................. 45 3.2.2. Sự thay đổi về nhiệt độ.................................................................. 46 3.2.3. Tác động của BĐKH ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp 48 3.2.4. Tác động của BĐKH đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.... 50 3.2.5. Tình hình sâu, bệnh trên cây trồng nông nghiệp tại 3 xã nghiên cứu năm 2017 ..................................................................................... 51 3.2.6. Tác động của BĐKH đến quá trình canh tác sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu ............................................................... 53 3.2.7. Đánh giá của hộ nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến năng xuất cây trồng ...................................................................................... 54 3.2.8. Tác động của BĐKH đến hiệu quả sản xuất Nông nghiệp ........... 54 3.3.2. Kết quả, hiệu quả một số hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................................................................... 58
  7. v 3.3.4. Tổng hợp các kiến thức bản địa trong dự báo thời tiết của bà con nhân dân tại 3 xã nghiên cứu thể hiện trong bản 3.16 ................ 70 3.4. Yếu tố tác động đến lựa chọn hoạt động thích ứng với hiện tượng BĐKH của hộ trong sản xuất nông nghiệp tại ba xã nghiên cứu 72 3.4.1. Các yếu tố bên ngoài ..................................................................... 72 3.4.2. Về xã hội ....................................................................................... 74 3.5. Những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc vận dụng các kiến thức bản địa trong thích ứng với BĐKH............................. 78 3.5.1. Thuận lợi ....................................................................................... 78 3.5.2. Khó khăn ....................................................................................... 79 3.6. Các đề xuất giải pháp phát triển kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số trong thích ứng với BĐKH ............................................ 83 3.6.1. Xây dựng hệ thống thủy lợi điều tiết nước hợp lý ....................... 83 3.6.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất thích ứng với vùng ...................................................................................... 83 3.6.3. Một số ý kiến đề xuất để phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới ........................................................................................ 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 90 PHỤ LỤC ................................................................................................ 93
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu á ADC : Trung tâm nghiên cứu phát triển Nông – Lâm nghiệp miền núi BĐKH : Biến đổi khí hậu BVTV : Bảo vệ thực vật ĐVT : Đơn vị tính EU : Liên minh Châu Âu HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp IIRR : Viện Nghiên cứu Quốc tế IPCC : Tổ chức nghiên cứu liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc ISDC : Tổ chức chiến lược cắt giảm thảm họa của Liên hiệp Quốc KHKTTV : Khoa học kỹ thuật thủy văn KTBĐ : Kiến thức bản địa LHQ : Liên hiệp quốc TTCN : Tiểu thủ công nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân UNFCC : Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu Chú thích: Tên giống, tên đường không phải là từ viết tắt.
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại đất theo mục đích sử dụng tại huyện Ba Bể năm 2017 ................................................................................... 23 Bảng 2.2. Diện tích, dân số huyện Ba Bể theo từng xã năm 2017 ... 24 Bảng 2.3. Lao động trong các hoạt động xã hội huyện Ba Bể năm 2017. 25 Bảng 2.4. Diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Bể (2013 – 2017) .................................................................................. 26 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu xã hội chính của ba xã nghiên cứu, năm 2017 . 28 Bảng 2.6. Lao động, việc làm tại 3 xã nghiên cứu năm 2017 ........... 30 Bảng 2.7: Diện tích đất đai của 3 xã năm 2017 ................................ 31 Bảng 2.8. Tỷ trọng nguồn thu của ba xã nghiên cứu, năm 2017 ...... 32 Bảng 2.9. Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp tại 3 xã năm 2017 ................................................................................... 33 Bảng 3.1. Một số đặc điểm cơ bản của hộ điều tra tại ba xã nghiên cứu năm 2017........................................................................... 38 Bảng 3.2: Một số nguồn thu nhập cơ bản của hộ điều tra tại ba xã nghiên cứu năm 2017 ....................................................... 42 Bảng 3.3. Sự thay đổi lượng mưa trung bình tại ba xã nghiên cứu, giai đoạn 2013- 2017 ............................................................... 45 Bảng 3.4. Đánh giá của nông dân về lượng mưa năm 2017 ............. 46 Bảng 3.5. Tình hình nhiệt độ của ba xã nghiên cứu, giai đoạn 2013-201747 Bảng 3.6. Đánh giá của hộ điều tra về sự thay đổi nhiệt độ năm 2017................................................................................... 48 Bảng 3.7. Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra năm 2017 ........................................... 49 Bảng 3.8. Tác động BĐKH đến sự sinh trưởng phát triển của cây nông nghiệp của hộ điều tra năm 2017 ...................................... 50
  10. viii Bảng 3.9. Số lần sâu bệnh xuất hiện trên cây trồng nông nghiệp / vụ của hộ điều tra năm 2017 .................................................. 51 Bảng 3.10. Đánh giá của hộ điều tra về ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất nông nghiệp năm 2017 ............................................. 54 Bảng 3.11. So sánh hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên khu đất bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi BĐKH năm 2017 ...... 55 Bảng 3.12. Mức độ sử dụng số lượng hoạt động thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp tại ba xã nghiên cứu, năm 2017................................................................................... 57 Bảng 3.13. Tổng hợp các giống cây trồng, vật nuôi bản địa được sử dụng để thích ứng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 3 xã nghiên cứu......................................................................... 58 Bảng 3.14. Kết quả, hiệu quả một số hoạt động thích ứng với hiện tượng BĐKH trong sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu năm 2017 ........ 66 Bảng 3.15: Tổng hợp một số biện pháp dân gian trong kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng chống sâu bệnh bằng kiến thức bản địa tại vùng nghiên cứu........................................................... 68 Bảng 3.16: Bảng tổng hợp kinh nghiệm trong dự báo thời tiết của bà con dân tộc thiểu số vùng nghiên cứu .............................. 70 Bảng 3.17. Các yếu tố tác động đến lựa chọn, áp dụng các hoạt động thích ứng với hiện tượng BĐKH của hộ sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu ............................................. 76
  11. ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam, BĐKH trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Khang Ninh, Nam Mẫu, Quảng Khê là ba xã thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là những xã với diện tích nông nghiệp tương đối lớn khoảng 2.068,7 ha nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn nhỏ lẻ, mạnh mún và nhận thức của người dân về BĐKH còn hạn chế dẫn đến các hoạt động thích ứng còn bị động. Luận văn thạc sỹ phát triển nông thôn với đề tài "Nghiên cứu sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu" được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình BĐKH ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của bà con nhân dân trong huyện Ba Bể nói chung và tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ba xã nghiên cứu nói riêng. Mục đích của đề tài là nghiên cứu các kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Ba Bể, trong sử dụng KTBĐ, thích ứng với BĐKH, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp nhằm tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội, những ảnh hưởng của BĐKH đến xản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu và có các số liệu khí tượng thủy văn, các số liệu điều tra để phân tích các xu hướng diễn biến ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp nhằm tìm hiểu nhận thức, các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân và những tác động của BĐKH đến các giai đoạn sản xuất nông nghiệp trong năm 2017, từ phương pháp xử lý số liệu để tìm ra sự khác biệt về sự thống kê về thời tiết và tìm ra các xu hướng thay đổi các yếu tố thời tiết.
  12. x Kết quả nghiên cứu có được như sau: Đánh giá được thực trạng, biểu hiện biến đổi khí hậu, tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp, đánh giá được thực trạng người dân sản xuất nông nghiệp sử dụng kiến thức bản địa trong dự đoán, ứng phó, thích ứng với BĐKH, tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng kiến thức bản địa trong hoạt động thích ứng, đánh giá được những thuận lợi khó khăn của người dân trong sử dụng KTBĐ ứng phó với BĐKH; Từ đó đã đề xuất một số giải pháp phát triển kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số trong thích ứng với BĐKH. Kết luận chủ yếu của luận văn: BĐKH đã và đang tác động nhiều mặt đến ngành nông nghiệp tại vùng nghiên cứu, làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, nhiệt độ tăng làm thay đổi quy luật sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng dẫn đến đảo lộn cơ cấu cây trồng; nhiệt độ tăng cũng làm cho cây trồng giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp giảm sút; BĐKH làm tăng hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường, tạo điều kiện phát sinh sâu bệnh mới gây hại cây trồng ảnh hưởng xấu đến sản xuất. KTBĐ của người dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong thích ứng với BĐKH. Để hạn chế tác động của BĐKH bà con nhân dân đã sử dụng KTBĐ của mình và đã chứng minh được vai trò trong thích ứng biến đổi khí hậu một cách rõ ràng, mang lại hiêu quả trong sản xuất. Việc kết hợp kiến thức bản địa và kiến thức khoa học kỹ thuật mới một cách phù hợp sẽ càng hiệu quả hơn trong các hoạt động thích ứng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các biện pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp của người dân, từ đó có các kiến nghị đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện cho người dân có thể áp dụng các thích ứng có hiệu quả và nhiều nhất.
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm, BĐKH đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế- xã hội và môi trường của nhân loại. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như sóng thần, bão tố, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng lên, lũ lụt, hạn hán...gây thiệt hại về tính mạng con người và trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính những điều này đã ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân, (theo Minh Quân báo nông nghiêp, 2017, "biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam", ngày 20/5/2017). Nước ta với 2/3 dân số phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp thì sự thay đổi và biến đổi này là điều khó khăn cho ngành nông nghiệp của chúng ta; đây là ngành chịu tác động trực tiếp của khí hậu và bị tổn thương nhất do BĐKH. Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Quyết định số 270/QĐ-BNN-KHCN, ngày 05/9/2008 về chương trình hành động thích ứng với BĐKH cho ngành nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2008 - 2020, nhằm nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, đảm bảo phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững lâu dài. Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng có đặc điểm khí hậu nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, ở
  14. 2 đây khí hậu theo mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 70-80% lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20-25% lượng mưa trong năm, khí hậu lạnh về mùa đông, nóng ẩm về mùa hạ. Trong đó, Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 678 km2. Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu của huyện. Ba Bể có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, núi cao, nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Trong những năm qua trên địa bàn xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo dài như sương muối, rét đậm, nắng nóng kéo dài, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, lũ lụt, sạt lở đất, mưa nắng thất thường... làm ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp của huyện. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng ngày một gia tăng, nông dân bị mất mùa thường xuyên phải thay đổi giống cây trồng mới, năng suất, chất lượng nông sản giảm mạnh, ảnh hưởng tới sinh kế nông dân và nhất là nông dân các xã vùng cao, (theo báo cáo của phòng NNPTNT huyện Ba Bể, 2017), với những gì đang xảy ra và còn tiếp tục sẽ đến trong những năm tiếp theo; ngành nông nghiệp của tỉnh đã chỉ đạo và xây dựng nhiều dự án, đề tài nghiên cứu về BĐKH nhưng chủ yếu thử nghiệm chọn tạo giống cây trồng thích ứng, đưa một số giống mới có khả năng chống chịu với BĐKH. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít đề tài nghiên cứu, đánh giá các hoạt động thích ứng với BĐKH của hộ nông dân, đặc biệt là các hộ người dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp. Để tìm hiểu các biện pháp thích ứng của bà con nông dân vùng dân tộc thiểu số áp dụng các kiến thức bản địa để ứng phó BĐKH và tìm hiểu các cơ quan có liên quan hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp, hoạt động để thích ứng với các hiện tượng thời tiết biến động phức tạp, tôi lựa chọn đề tài "Nghiên cứu sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu". Từ những thực tế của BĐKH trên thế giới, Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng đã và đang và sẽ còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống,
  15. 3 kinh tế -xã hội nhất là trong sản xuất nông nghiệp chính vì thế mà cần phải có nhiều nghiên cứu để ứng phó với biến đổi khí hậu, để giảm thiểu tối đa sự biến đổi khí hậu hiện nay trên trái đất. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu để tiếp tục bổ sung, phát triển các kiến thức bản địa để ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai, giúp bà con nông dân vùng nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp mạng lại hiệu quả kinh tế. 2.2. Mục tiêu cụ thể 2.2.1. Đánh giá thực trạng các biểu hiện biến đổi khí hậu; tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại vùng nghiên cứu. 2.2.2. Đánh giá thực trạng người dân sản xuất nông nghiệp sử dụng kiến thức bản địa trong dự đoán, ứng phó, thích ứng với BĐKH tại vùng nghiên cứu. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các KTBĐ trong hoạt động thích ứng với BĐKH tại địa bàn nghiên cứu. 2.2.4. Đề xuất giải pháp phát triển kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số trong thích ứng BĐKH. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn 3 xã nghiên cứu, những hộ nông dân có sử dụng hoạt động thích ứng với BĐKH và các kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn 3 xã vùng đệm và vùng lõi (xã Khang Ninh, xã Quảng Khê, xã Nam Mẫu) của Hồ Ba Bể thuộc Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, ngoài ra còn có cán bộ phụ trách nông nghiệp của 3 xã nghiên cứu, những người am hiểu tại điểm nghiên cứu, người có kinh nghiệm trong sử dụng kiến thức bản địa trong ứng phó với BĐKH trên địa bàn huyện, lãnh đạo hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) và Ủy Ban nhân
  16. 4 dân (UBND) 3 xã nghiên cứu; cán bộ tại các cơ quan nông nghiệp cấp huyện như Phòng Nông nghiệp& PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) và Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Địa bàn 3 xã (Khang Ninh, Nam Mẫu, Quảng Khê) thuộc vùng đệm, vùng lõi của hồ Ba Bể thuộc huyện Ba Bể bị ảnh hưởng của BĐKH. Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: Từ ngày 01/ 01- ngày 30/ 12/ 2017. 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa, khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài bổ sung thông tin về tác động của BĐKH và tìm hiểu các KTBĐ của nông dân sản xuất nông nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu. - Xác định, bổ sung một số hoạt động thích ứng với BĐKH và các kiến thức bản địa của nông dân vùng dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp và áp dụng trong ứng phó với BĐKH. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Qua đề tài xác định được các hoạt động thích ứng với BĐKH nói chung và các kiến thức bản địa của nông dân sản xuất nông nghiệp trong ứng phó với BĐKH nói riêng, từ đó làm cơ sở để đánh giá, chọn lựa các phương pháp, biện pháp thích hợp nhất để giảm thiểu tác động của BĐKH tới đời sống và sản xuất nông nghiệp của người nông dân. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp người nông dân sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Bể nói riêng và nông dân miền núi thuộc dân tộc thiểu số trên cả nước nói chung nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động thích ứng với BĐKH, đề tài là cơ sở để nhân rộng, ứng dụng các kiến thức bản địa vào các hoạt động thích ứng với BĐKH, để nâng cao đời sống và sản xuất của nông dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước.
  17. 5 4.3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài bổ sung thông tin về tác động của BĐKH và tìm hiểu các kiến thức bản địa của nông dân sản xuất nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số trong ứng phó với biến đổi khí hậu. - Xác định, bổ sung một số hoạt động thích ứng với BĐKH và các kiến thức bản địa của nông dân vùng dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp và áp dụng trong ứng phó với BĐKH. Qua đề tài xác định được các kiến thức bản địa của dân tộc thiểu số trong thích ứng với BĐKH, từ đó làm cơ sở để đánh giá, chọn lựa các phương pháp, biện pháp thích hợp nhất để giảm thiểu tác động của BĐKH tới đời sống và sản xuất nông nghiệp của người nông dân.
  18. 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu Khái niệm về BĐKH. Được hiểu là "sự thay đổi của khí hậu theo thời gian do thay đổi về tự nhiên hoặc kết quả hoạt động của con người". Với định nghĩa này, nguyên nhân của BĐKH là do chính bản thân của điều kiện tự nhiên, nội tại của nó hoặc là do bên ngoài tác động vào (theo báo cáo của IPCC, 2007); "BĐKH là những ảnh hưởng có hại của khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người", (Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, 2015). Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là "sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu, khi xét đến những chu kỳ dài hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân theo đó, những thay đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Nino, không thể hiện sự thay đổi khí hậu". Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người".(Trong công ước khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu, 2015). Định nghĩa biến đổi khí hậu là "sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài." Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu,(Theo Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, 2003).
  19. 7 1.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu 1.1.2.1. Khái niệm thích ứng với biến đổi khí hậu. Khí hậu đã và đang biến đổi và có những tác động tiềm tàng, bất lợi đến phát triển, vì thế sự thích ứng trở nên ngày càng quan trọng. Thích ứng là một khái niệm rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó dùng trong rất nhiều trường hợp, với nghiên cứu của (Burton, 1998), cho rằng sự thích ứng với khí hậu là một quá trình qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. “Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hoặc con người để phản ứng lại với các kích thích khí hậu thực tế, dự kiến hoặc tác động của chúng, mà tránh được các thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi. Nhiều loại hình thích ứng có thể được phân biệt, bao gồm thích ứng mang tính dự báo, tự động và có kế hoạch” (IPCC, 2007). (Theo OECD-DAC, 2011), thích ứng đề cập tới những phản ứng của các cá nhân, các nhóm và các Chính phủ đối với BĐKH và những ảnh hưởng của BĐKH. Thích ứng được định nghĩa là những hành động “làm giảm sự tổn thương của con người cũng như các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái do con người tạo ra trước các tác động của BĐKH, đồng thời giảm những nguy cơ rủi ro có liên quan đến BĐKH, thông qua việc duy trì hoặc tăng cường khả năng thích nghi và phục hồi của các hệ thống”. Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Viện Khoa học KTTV và Môi trường, 2011). Trong nghiên cứu này, thích ứng là các điều chỉnh trong cộng đồng và cá nhân hoặc những điều chỉnh dựa trên cộng đồng để thích ứng những thay đổi của khí hậu theo thời gian. Đó là kinh nghiệm thực tiễn đã và đang được người dân áp dụng trong điều kiện hiện tại chính cộng đồng đó.
  20. 8 1.1.2.2. Những thích ứng trong sản xuất Nông nghiệp + Thích nghi trong chọn giống. Việc có được giống tốt thích nghi với điều kiện của vùng là yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng cũng như khả năng chống chịu với những thay đổi của các tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy trong bối cảnh diễn biến của BĐKH, thích nghi trên phương diện chọn giống tốt là điều kiện đảm bảo năng suất và chất lượng của nông sản (theo trung tâm nghiên cứu Nông lâm nghiệp miền núi, 2014), như vậy, để thích nghi với BĐKH trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chúng ta cần lựa chọn những giống có khả năng thích nghi trước tác động của BĐKH. Đặc biệt là những giống có nguồn gốc bản địa, đã trải qua một thời gian dài chuyển đổi để thích nghi trong những điều kiện sản xuất khó khăn. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực giống cây trồng và vật nuôi cần phải nghiên cứu từng loại giống thích nghi trong mỗi vùng và điều kiện cụ thể. + Thích nghi phương thức sản xuất. Bao gồm thay đổi cơ cấu cây trồng trên một đơn vị diện tích hay liên kết các loại cây trồng và vật nuôi trong một hệ thống sản xuất.Việc thay thế phương thức sản xuất độc canh bằng các phương thức kết hợp nhiều cây, con, thay đổi phương thức sản xuất,từ việc chú trọng vào đầu tư phân bón và kỹ thuật công nghệ cao bằng các kiến thức bản địa thích hợp trong điều kiện BĐKH, đặc biệt là đối với nông dân có điều kiện kinh tế thấp. Để thích nghi với các BĐKH các vùng khác nhau, phải có cách bảo tồn trong nông nghiệp, chất hữu cơ trong đất và đối phó với các rủi ro trong sản xuất. Vì vậy việc luân canh cây trồng; mô hình nông, lâm kết hợp; hệ thống cây trồng bậc thang và các hệ thống canh tác kết hợp khai thác đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng được xem là thích nghi trong phương thức sản xuất, theo trung tâm nghiên cứu Nông, lâm nghiệp miền núi (ADC, 2014).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2