Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THÚY HIỀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THÚY HIỀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN Ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã ngành: 8.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Ma Thúy Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Phòng đào tạo - Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa học&công nghệ, Tài nguyên & Môi trường, Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kạn, tập thể Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Chi cục thống kê, cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân các xã, phường trong thành phố Bắc Kạn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong qua trình thực hiện đề tài này. Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên luận văn này của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Học viên Ma Thúy Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ .............................................................. ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............. 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và phát triển cây ăn quả .................. 5 1.1.1. Khái niệm về phát triển ........................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững ........................................................... 6 1.1.3. Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững ............................................... 7 1.1.4. Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ................. 9 1.1.5. Đặc điểm phát triển cây ăn quả ............................................................. 11 1.2. Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả ................................................. 14 1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả trên Thế giới .............................. 14 1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam .......................... 17 1.2.3. Tình hình phát triển cây ăn quả ở tỉnh Bắc Kạn ................................... 20 1.3. Tổng quan nghiên cứu về cây ăn quả ....................................................... 22 1.3.1. Kết quả nghiên cứu về cây ăn quả trên Thế giới .................................. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 1.3.2. Tổng quan nghiên cứu cây ăn quả ở Việt Nam..................................... 23 1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu cây ăn quả tỉnh Bắc Kạn............................ 24 1.4. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu.............................................. 26 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 28 2.1. Đặc điểm địa bàn ...................................................................................... 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28 2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 30 2.1.3. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 32 2.1.4. Thực trạng môi trường .......................................................................... 37 2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 38 2.1.6. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 41 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 42 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42 2.3.1. Thu thập số liệu ..................................................................................... 42 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp số liệu ..................................... 45 2.3.3. Phương pháp so sánh, phân tích, dự báo ............................................... 45 2.3.4. Phương pháp SWOT ............................................................................. 45 2.3.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.................................................. 45 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 45 2.4.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất ....................................................................... 45 2.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ........................ 47 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 52 3.1. Thực trạng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn .......... 52 3.1.1. Tình hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn ......... 52 3.1.2. Cơ cấu, quy mô, vị trí cây ăn quả trong ngành sản xuất nông nghiệp........ 56 3.1.3. Tình hình phát triển cây ăn quả tại 3 xã, phường nghiên cứu............... 56 3.1.4. Đặc điểm các hộ nghiên cứu tại các xã, phường điều tra ..................... 58 3.1.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm .................................................................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.1.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ăn quả tại các hộ điều tra ............... 64 3.1.7. Đánh giá hiệu quả xã hội....................................................................... 70 3.1.8. Đánh giá hiệu quả môi trường............................................................... 71 3.1.9. Một số ý kiến của các hộ dân về phát triển cây ăn quả......................... 72 3.1.10. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất CAQ tại thành phố Bắc Kạn............................................................................ 77 3.2. Định hướng và một số giải pháp phát triển cây CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn .......................................................................................... 80 3.2.1. Một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất đến 2020 .......... 80 3.2.2. Một số giải pháp phát triển CAQ .......................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm BVTV : Bảo vệ thực vật CAQ : Cây ăn quả CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa DT : Diện tích FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Thế giới HĐND : Hội đồng nhân dân HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã KTCB : Kiến thiết cơ bản NS : Năng suất PTNT : Phát triển nông thôn SP : Sản phẩm SWOT : Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức UBND : Ủy ban nhân dân VAC : Vườn ao chuồng VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm XHCN : Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Yêu cầu nhiệt độ, lượng mưa của một số loại CAQ ................... 12 Bảng 1.2: Yêu cầu về đất đai để trồng một số loại cây ăn quả .................... 13 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả trên Thế giới ....................................................................................... 16 Bảng 1.4: Tình hình sản xuất một số loại cây ăn quả tại Việt Nam ............ 18 Bảng 1.5: Diện tích, sản lượng CAQ phân theo huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018 ................................. 21 Bảng 2.1: Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2018 của Thành phố Bắc Kạn ....................................................................................... 30 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018 .................................................................................... 34 Bảng 2.3: Giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2018 .......................................... 38 Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018 ............................................................ 53 Bảng 3.2: Cơ cấu giống một số loại CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn........ 54 Bảng 3.3: Định mức kỹ thuật cần cho 1ha của một số loại CAQ trên địa bàn ......................................................................................... 55 Bảng 3.4: Diện tích trồng CAQ trên địa bàn các xã, phường điều tra giai đoạn 2015-2018 .................................................................... 57 Bảng 3.5: Một số đặc điểm của các hộ nghiên cứu ..................................... 58 Bảng 3.6: Sản xuất một số loại cây CAQ của các hộ điều tra giai đoạn 2015 - 2018 .................................................................................. 59 Bảng 3.7: Tổng hợp các chỉ tiêu hạch toán đối với một số loại CAQ chính tính trên 1ha của các hộ điều tra ........................................ 66 Bảng 3.8: Chi phí sản xuất ngô của các hộ điều tra tính trên 1 ha .............. 67 Bảng 3.9: So sánh hiệu quả kinh tế giữa một số loại CAQ chính và cây ngô (tính trên 1ha) của các hộ điều tra ........................................ 69 Bảng 3.10: Tình hình tiếp cận khoa học kỹ thuật của các hộ điều tra ........... 73 Bảng 3.11: Tình hình sử dụng vốn vay trong phát triển CAQ ...................... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii Bảng 3.12: Những khó khăn trong quá trình phát triển CAQ ....................... 76 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thành phố Bắc Kạn ..................................... 29 Hình 3.1. Cơ cấu, quy mô, vị trí CAQ trong ngành sản xuất nông nghiệp ..... 56 Hình 3.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ CAQ thành phố Bắc Kạn ........................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá được thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. Nội dung nghiên cứu - Tình hình phát triển CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. - Cơ cấu, quy mô vị trí CAQ trong ngành sản xuất nông nghiệp. - Tình hình tiêu thụ sản phẩm CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. - Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường của việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. - Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. 3. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu - Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp số liệu - Phương pháp so sánh, phân tích, dự báo - Phương pháp SWOT - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 4. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn”, từ các số liệu thu thập được qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- x các phiếu điều tra, các Sở, ban, ngành tỉnh, và phòng ban chuyên môn của UBND thành phố Bắc Kạn tôi rút ra một số kết luận: - Thành phố Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào thích hợp cho việc phát triển sản xuất CAQ, đặc biệt phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Diện tích, sản lượng CAQ trên địa bàn thành phố tăng dần qua các năm cụ thể: Diện tích năm 2015 là 623 ha đến năm 2018 là 686,42 ha, dự kiến diện tích có thể mở rộng trồng đến năm 2020 tới lên tới gần 800ha;sản lượng năm 2015 đạt 3990 tấn năm 2018 là 4463 tấn dự kiến năm 2020 lên hơn 5000 tấn. - Phát triển CAQ là một vấn đề bức thiết và quan trọng không những đáp ứng nhu cầu của người dân, của thị trường trong và ngoài nước mà còn là cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, mà còn góp phần mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường như: Hiệu quả kinh tế: Sản xuất cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trung bình mỗi ha cam, quýt cho lợi nhuận trên 70 triệu đồng/năm, cây hồng và cây mơ lợi nhuận trên 40 triệu đồng/năm, chuối trên 15 triệu đồng/năm. Như vậy, sau khi trồng khoảng 6-7 năm người dân sẽ thu lại được gốc và có lãi trong những năm kinh doanh tiếp theo vì CAQ càng trồng lâu quả càng sai. Hiệu quả về xã hội: Phát triển sản xuất CAQ tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân nông thôn. Qua đó hạn chế được các tệ nạn xã hội, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn. Hiệu quả môi trường: Trồng CAQ góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo môi trường sinh thái trong lành, hạn chế lũ quét, xói mòn, sạt lở đất,... Bên cạnh những mặt đạt được, việc phát triển sản xuất CAQ còn gặp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- xi phải một số khó khăn: thiếu vốn, trình độ nhận thức còn hạn chế, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, tiêu thụ còn nhiều khó khăn do chưa liên kết được đầu ra, giá cả bấp bênh,... - Từ kết quả phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) và những mục tiêu, định hướng phát triển CAQ trong giai đoạn tới cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm: Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ; Giải pháp về vốn; Giải pháp về quản lý chính sách; Giải pháp về thị trường; Giải pháp về tổ chức sản xuất CAQ. Tuy nhiên, cần quan tâm chú trọng giải pháp về thị trường và tổ chức sản xuất CAQ vì đây là giải pháp quan trọng nhất để duy trì và phát triển CAQ được ổn định, chất lượng, hiệu quả. => Phát triển CAQ tạo điều kiện cho Thành phố Bắc Kạn phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh miền núi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta hiện nay nông nghiệp đóng góp trên 40% tổng thu nhập quốc dân, hàng năm nông nghiệp đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất khẩu các hàng hoá nông sản. Trong đó mặt hàng quả tươi là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng. Phát triển CAQ không những đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước mà còn tạo ra nguồn hoa quả hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Theo các kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế trồng CAQ thì trồng CAQ mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân; góp phần tăng giàu, giảm nghèo; thu hút được lao động, góp phần giải quyết việc làm, góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển nông nghiệp nông thôn. Phát triển CAQ là một trong những phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn nói chung và thành phố Bắc Kạn nói riêng trong những năm gần đây và những năm tiếp theo để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, nông nghiệp dịch vụ, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phục vụ dịch vụ du lịch. Theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đến năm 2020 là cải tạo, trồng bổ sung, thâm canh năng suất 2.300 ha cây ăn quả (cam, quýt, hồng không hạt, mơ), trong đó diện tích trồng đạt theo quy trình Vietgap là 300ha. Thành phố Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 13.699,98ha, với tổng nhân khẩu là 42.401 người. Từ khi được công nhận lên thành phố (2015) đến nay, Thành phố Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là các cây trồng có giá trị kinh tế cao gồm có cây ăn quả. Hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 600 ha diện tích trồng cây ăn quả các loại. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 58% cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó CAQ chiếm 45% ngành trồng trọt. Có thể thấy CAQ đã giúp cho người dân thành phố lựa chọn được một giải pháp phát triển kinh tế rất quan trọng trong thời kỳ đổi mới.Tuy nhiên, việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn còn nhiều vấn đề được đặt ra: Về kinh tế: tăng trưởng không ổn định, năng suất chưa cao, chưa điều tiết được sản lượng hợp lý theo mức cầu của thị trường, trong vụ thu hoạch vẫn xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu. Công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm quả bằng thương hiệu thực hiện còn nhiều bất cập. Chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho chế biến sau thu hoạch, sản phẩm sau chế biến chất lượng còn thấp và nghèo về chủng loại. Về xã hội: Việc làm và thu nhập của người dân chưa ổn định, nguyên nhân: một phần do nội lực của người dân còn nhiều hạn chế, mặt khác do sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với nhân dân như công tác tập huấn, ứng dụng chuyển giao khoa học kĩ thuật, hỗ trợ về sản xuất, xúc tiến thương mại,... còn nhiều hạn chế. Về môi trường: Phát triển sản xuất cây ăn quả chưa gắn với bảo vệ môi trường do khả năng tiếp cận KHCN phục vụ sản xuất và vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng còn hạn chế, tình trạng sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, thiếu khoa học, gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh ATTP, sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Đây là những vấn đề cấp thiết cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn. Cần phải xem xét cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, cái gì mạnh, cái gì yếu từ đó có những giải pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt yếu, nhằm làm cho phát triển CAQ thành phố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 Bắc Kạn phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn nhằm triển khai chiến lược phát triển CAQ, phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. - Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường của việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. - Đề ra định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là các yếu tố liên quan tới phát triển CAQ: các hộ nông dân sản xuất, chế biến cây ăn quả, các số liệu, chỉ tiêu về tình hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung Luận văn tập trung đánh giá thực trạng phát triển cây ăn quả trong đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 tập trung vào đánh giá một số cây ăn quả chủ lực: Cam, quýt; Mơ; Hồng không hạt; Chuối trên địa bàn nghiên cứu, từ đó phân tích SWOT phát triển cây ăn quả trên địa bàn để có thể đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả tại địa phương. 3.2.2. Phạm vi về không gian Đề tài luận văn thực hiện tại thành phố Bắc Kạn, trong đó tập trung chủ yếu tại 03 xã, phường (Xuất Hóa, Nông Thượng, Dương Quang). 3.2.3. Phạm vi về thời gian Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu thu thập từ năm 2015-2018. Thời gian lấy số liệu sơ cấp trong năm 2018 và một số số liệu cập nhật đến đầu năm 2019. 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4.1. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn giúp hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn trong phát triển cây ăn quả, chỉ ra thực trạng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn; các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển cây ăn quả, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố theo hướng bền vững (liên kết chuỗi giá trị) 4.2. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển cây ăn quả và các chủ trương phát triển cây ăn quả của Đảng, nhà nước và tỉnh Bắc Kạn hiện nay.Trên cơ sở đó xác định các nội dung nghiên cứu phát triển cây ăn quả; lựa chọn cách tiếp cận, xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp. Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu đóng góp vào cơ sở dữ liệu về sinh trưởng, phát triển cây ăn quả của Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn nói riêng và cả nước nói chung, giúp các nhà khoa học, các nhà quản lý có thêm thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định các chính sách. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 4.3. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là một trong những tài liệu khoa học giúp Thành phố Bắc Kạn xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển sản xuất CAQ theo hướng tập trung, liên kết chuỗi giá trị, tận dụng tối đa hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên sẵn có của địa phương góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ được chính quyền và ngành nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Bắc Kạn, các địa phương khác có điều kiện tương tự có thể tham khảo, vận dụng và áp dụng vào thực tiễn chỉ đạo, điều hành phát triển cây ăn quả, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và phát triển cây ăn quả 1.1.1. Khái niệm về phát triển Trong thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội, “Phát triển” được biểu hiện dưới nhiều quan niệm và trạng thái khác nhau; song nhìn chung lại “Phát triển” được hiểu là một thuật ngữ chứa đựng các chỉ tiêu phản ánh kết quả gia tăng, tiến bộ, sau quá trình vận động biến đổi của một hay nhiều hoạt động kinh tế - xã hội trong một giai đoạn, một thời kỳ nhất định. Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, cụ thể: Theo Ngân hàng thế giới (World Bank,1992): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 Theo MalcomGills - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế của nền kinh tế, sự tăng lên của các sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên. Theo RaamanWeitz (1995): Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. 1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển kinh tế là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạt tới cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của tất cả các dân tộc trên khắp thế giới. Nhưng trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình thì con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn giữa các nhu cầu của chính mình như: Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; sự gia tăng dân số quá nhanh và hàng loạt những vấn đề xã hội khác nảy sinh; nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trái đất làm suy giảm, thủng tầng ô zôn dẫn tới hiện tượng hiện tượng Elninô, Lanina xảy ra thường xuyên và ngày càng dữ dội hơn. Những thách thức đó gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế và đe dọa sự tồn tại không phải chỉ của từng quốc gia riêng lẻ mà của cả cộng đồng quốc tế. Năm 1980, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra “Chiến lược bảo toàn thế giới” với mục tiêu tổng thể là “đạt được sự phát triển bền vững, cách bảo vệ các tài nguyên sống”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững được hình thành và ngày càng được hoàn thiện hơn, cụ thể: Năm 1987, Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, đã đưa ra khái niệm “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển được tổ chức ở Cộng hoà Nam Phi đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 03 mặt của sự phát triển, đó là: Phát triển kinh tế; Phát triển xã hội; Bảo vệ môi trường (Trần Đăng Khoa, 2010) 1.1.3. Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững - Phát triển bền vững về kinh tế: Phát triển kinh tế bền vững là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế được thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài và sự thay đổi về chất theo hướng tiến bộ của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế -xã hội và môi trường sống. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Người ta thường dùng các thước đo: Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tính mức tăng trưởng tuyệt đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân hay theo mức hình quân đầu người về giá trị tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một năm. Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ có nghĩa là: Trong một thời kỳ, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng của ngành nông nghiệp, công nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng giá trị và lao động của ngành dịch vụ ngày càng tăng nhanh và chiếm ưu thế. Nếu tăng trưởng kinh tế không dựa trên cơ sở chuyển dịch có cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, mà chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và bán sản phẩm thô thì không thể có phát triển bền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
13 p | 1018 | 292
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin 2
13 p | 356 | 115
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh
18 p | 445 | 92
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 322 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
110 p | 251 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
54 p | 220 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum
26 p | 141 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai
127 p | 25 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bưu chính của Bưu điện tỉnh Bình Định
26 p | 149 | 21
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Uông Bí
10 p | 29 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 27 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Đại học FPT
8 p | 88 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
182 p | 29 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Hà Nội
7 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
10 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
7 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
143 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn