intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng quản trị hoạt động huy động vốn: những ưu điểm và hạn chế trong quản trị hoạt động huy động vốn tại Agribank Bình Phước. Từ đó đề xuất nhằm tăng cường quản trị huy động vốn tại Agribank Bình Phước trong thời gian tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- LÊ THỊ MINH THANH QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 60340102 TP. HCM, tháng 04/2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- LÊ THỊ MINH THANH QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ MẬN TP. HCM, tháng 04/2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Mận Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày 15 tháng 04 năm 2018 Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS Võ Thanh Thu Chủ tịch 2 TS Nguyễn Ngọc Dương Phản biện 1 3 TS Phan Thị Minh Châu Phản biện 2 4 TS Cao Minh Trí Ủy viên 5 TS Phạm Thị Phi Yên Ủy viên, thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có) Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV GS.TS Võ Thanh Thu
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..…tháng….. năm 2018 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : LÊ THỊ MINH THANH Giới tính : Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 05 tháng 01 năm 1986 Nơi sinh : Bình Phước Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh MSHV : 1541820112 I- Tên đề tài: Nghiên cứu quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Bình Phước. II- Nhiệm vụ và nội dung: Thứ nhất, tác giả trình bày cơ sở lý luận về quản trị hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cũng như vai trò của hoạt động này trong hệ thống ngân hàng thương mại. Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị hoạt động huy động vốn tại Agribank Bình Phước. Từ đó đưa ra những thế mạnh cũng như điểm hạn chế đang tồn tại trong hoạt động này tại Agribank Bình Phước. Thứ ba, dựa trên thực trạng đang tồn tại, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị hoạt động huy động vốn tại Agribank Bình Phước. Thứ tư, bên cạnh các giải pháp đưa ra, tác giả cũng nêu lên các kiến nghị đối với Agribank,góp phần giúp Agribank phát triển bền vững. III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/09/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/04/2018 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Mận CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH PGS.TS. Lê Thị Mận
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Thị Minh Thanh, tác giả luận văn tốt nghiệp cao học này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Lê Thị Minh Thanh
  6. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Thị Mận, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng đề cương, tìm kiếm tài liệu, tổ chức nghiên cứu và hoàn thành luận văn, nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Agribank Bình Phước, anh chị em đồng nghiệp, các khách hàng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp 15SQT12 đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn và tiếp thu những ý kiến góp ý của Thầy Cô hướng dẫn, bạn bè, đồng nghiệp trong Agribank Bình Phước, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của Thầy, Cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn! Học viên làm luận văn Lê Thị Minh Thanh
  7. iii TÓM TẮT Tại Việt Nam, việc huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại còn phát sinh nhiều bất hợp lý. Cùng với những bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong nước xảy ra liên tục, áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, thậm chí giữa các chi nhánh với nhau trong bản thân Ngân hàng ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các Ngân hàng đều ở trong tình trạng thiếu vốn trung dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí thấp. Trên 90% tỷ trọng vốn của các Ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn gây khó khăn trong việc đảm bảo cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động tiền gửi có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, khiến nhiều Ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất. Các ngân hàng thương mại phải đối mặt với một hệ lụy là chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, làm cho việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô và kết cấu, từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, và kết quả là các ngân hàng thương mại phải đối mặt với những rủi ro. Do đó, việc các ngân hàng thương mại tăng cường huy động tiền gửi và quản trị hoạt động huy động vốn tiền gửi với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là một yêu cầu cấp thiết và vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, đề tài: “Quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu sẽ góp phần cho thấy được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Phước. Phân tích thực trạng và đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị hoạt động huy động vốn tại Agribank Bình Phước.
  8. iv ABSTRACT Increasing deposits at commercial banks has remained a problem in Vietnam. Along with the continuous uncertainties in the Vietnamese economy as well as the world economy, the competition among the banks and also among branches within a bank have been growing strongly in the recent years. Most of the banks are in a shortage of medium and long term capital and difficult to find stable capital at low cost. More than 90% of the capital of banks is short-term funds which cause difficulties in balancing the capital in mid and long term lending. The matter of short term deposits and long term lending has caused banks to not be able to meet the demand of mid and long term loans to expanding SME businesses; that also create risks in maturity term and interest rate. Commercial banks have to suffer a high cost of capital which leads to the funding asset ‘s portfolio no longer fitting with structure and scale. That limits banks making profit and raise risks in banking activities. As commercial banks try to increase deposits, managing capital at a low cost and high level of certainty is an important matter to focuse on. Therefore, the topic of “Managing deposit capital in Agribank Binh Phuoc” is strongly believed to be very helpful and practical for Agribank business activities. This article will be analyzing real situations and proposing the best solutions to improve and increase the productivities in deposit capital management at Agribank Binh Phuoc.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... xi DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................xii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 1 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 1 3.1.Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 1 3.2.Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 1 4.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 1 5.Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................... 2 6.Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 4 7.Bố cục của luận văn ................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................... 5 1.1.Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại ..................................... 5 1.1.1.Nội dung hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại .............. 5 1.1.1.1. Huy động tiền gửi .............................................................................. 5 1.1.1.2. Phát hành các giấy tờ có giá trị ......................................................... 6 1.1.1.3. Vay của các tổ chức tín dụng khác .................................................... 6 1.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại ................................................................................................ 8 1.1.2.1. Nhân tố khách quan ........................................................................... 8 1.1.2.2. Nhân tố chủ quan............................................................................... 9
  10. vi 1.1.3.Vai trò của hoạt động huy động vốn: ...................................................... 12 1.1.3.1. Đối với khách hàng ......................................................................... 12 1.1.3.2. Đối với Ngân hàng Thương mại ..................................................... 13 1.2.Quản trị hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại ..................... 15 1.2.1.Khái niệm quản trị hoạt động huy động vốn ........................................... 15 1.2.2.Những nguyên lý cơ bản về quản trị hoạt động huy động vốn ............... 15 1.2.2.1. Quản lý thanh khoản và vai trò của dự trữ ...................................... 16 1.2.2.2. Quản lý tài sản có ............................................................................ 18 1.2.2.3. Quản lý tài sản nợ ............................................................................ 19 1.2.3.Mô hình quản trị vốn của Ngân hàng Thương mại ................................. 19 1.2.3.1. Mô hình quản lý vốn phân tán ......................................................... 19 1.2.3.2. Mô hình quản lý vốn tập trung ........................................................ 20 1.2.4.Chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng nguồn vốn................................ 21 1.2.4.1. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng ..................................................... 21 1.2.4.2. Tỷ lệ chi phí huy động vốn ............................................................. 22 1.2.4.3. Lãi suất thị trường ........................................................................... 23 1.2.4.5. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn: ............................... 24 1.2.4.6. Tương quan giữa thị trường I và thị trường II: ............................... 25 1.2.4.7. Tỷ lệ các nguồn vốn về kỳ hạn........................................................ 25 1.2.4.8. Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm .................................................................... 26 1.2.4.9. Tỷ lệ phát hành giấy tờ có giá ......................................................... 26 1.2.4.10. Tỷ lệ ngoại tệ trong nguồn vốn ................................................... 27 1.2.5.Kỳ hạn bình quân của tổng nguồn vốn .................................................... 27 1.2.6.Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn ...................................... 28 1.3.Kinh nghiệm về quản trị hoạt động huy động vốn của một số Ngân hàng Thương mại trong nước và bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................................................................................. 29 1.3.1.Kinh nghiệm về quản trị hoạt động huy động vốn của một số Ngân hàng Thương mại trong nước .................................................................................... 29 1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. ..................................................................................................... 29
  11. vii 1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương ...... 30 1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín ......................................................................................................... 31 1.3.2.Bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC ................................................................................... 34 2.1.Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ... 34 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước. ...................................... 35 2.1.2.Mô hình tổ chức và hoạt động ................................................................. 36 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2015 đến năm 2017 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước. ............................................................................................................. 37 2.2.Thực trạng quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước.................................... 40 2.2.1.Quy trình tổ chức hoạt động huy động vốn. ............................................ 40 2.2.2.Các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước. ...................................... 40 2.2.2.1. Đối với khách hàng cá nhân ............................................................ 40 2.2.2.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp................................................... 42 2.3.Thực trạng quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước.................................... 43 2.3.1.Tình hình thực hiện quản trị hoạt động huy động vốn ............................ 45 2.3.1.1. Về quy mô nguồn vốn huy động. .................................................... 45 2.3.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn huy động ....................................................... 46 2.3.1.3. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian .................................................... 48 2.3.1.4. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng ................................................... 50 2.3.1.5. Quản trị huy động vốn trong mối quan hệ với sử dụng vốn ........... 51 2.3.2.Về kiểm soát lãi suất chi phí huy động vốn ............................................ 52
  12. viii 2.3.3.Khảo sát ý kiến của khách hàng về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước ............................................................................................................. 55 2.3.4.Thị phần huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước .......................................................... 61 2.3.5.Kiểm soát thanh khoản trong hoạt động huy động vốn ........................... 62 2.4.Đánh giá về quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước.................................... 63 2.4.1.Những kết quả đạt được .......................................................................... 63 2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 65 2.4.2.1. Hạn chế ............................................................................................ 65 2.4.2.2. Nguyên nhân ................................................................................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC................................... 72 3.1.Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................................................................................................... 72 3.1.1.Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ........................................................................................ 72 3.1.2.Định hướng về quản trị hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Bình Phước đến năm 2030 ............................................................................................................. 74 3.1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 74 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 76 3.2.Giải pháp nhằm tăng cường quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước ......... 77 3.2.1.Giải pháp nghiệp vụ................................................................................. 77 3.2.1.1. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành trong huy động vốn ......... 77 3.2.1.2. Hợp lý hóa về quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động gắn với sử dụng vốn ......................................................................................................... 79
  13. ix 3.2.1.3. Tăng cường khả năng quản lý thời hạn nguồn vốn huy động. ........ 79 3.2.1.4. Quản trị huy động vốn gắn với chính sách khách hàng mục tiêu, chăm sóc khách hàng ................................................................................... 80 3.2.1.5. Có chính sách lãi suất và phí hợp lý để thu hút khách hàng. .......... 82 3.2.2.Các giải pháp hỗ trợ................................................................................. 82 3.2.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn ............................................. 82 3.2.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ......................................... 84 3.2.2.4. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ .............. 85 3.2.2.5. Về quy trình giao dịch trong hoạt động huy động vốn ................... 85 3.2.2.6. Phát triển nguồn nhân lực................................................................ 86 3.2.2.7. Tăng cường hoạt động quảng cáo, khuếch trương thương hiệu,..... 87 3.2.2.8. Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ............................. 87 3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .................................................................................................................. 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 92
  14. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng Thương mại Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank Bình Phước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước MB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Vietcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam DAB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á Eximbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Sacombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Abbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình Lienvietpostbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Namabank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương SHB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội NHTW : Ngân hàng Trung ương NHNN : Ngân hàng Nhà nước CN : Chi nhánh KH : Khách hàng HĐV : Huy động vốn TGKKH : Tiền gửi không kỳ hạn TGCKH : Tiền gửi có kỳ hạn TNV : Tổng nguồn vốn TCTD : Tổ chức tín dụng
  15. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015– 2017 ............................ 37 Bảng 2.2 Tình hình thu dịch vụ giai đoạn 2015-2017 .............................................. 39 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2015-2017 .............. 47 Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian giai đoạn 2015-2017............................. 48 Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng giai đoạn 2015-2017 ........................... 50 Bảng 2.6 Tỷ lệ huy động vốn/dư nợ cho vay giai đoạn 2015-2017 .......................... 51 Bảng 2.7 Bảng so sánh lãi suất huy động giữa Agribank Bình Phước và các NHTM Cổ phần trên địa bàn tháng 01/2018 ......................................................................... 52 Bảng 2.8 Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động vốn tại Agribank Bình Phước ................................................................................................................ 55 Bảng 2.9 Tình hình phát phiếu khảo sát hoạt động huy động vốn tại Agribank Bình Phước......................................................................................................................... 57 Bảng 2.10 Kết quả khảo sát ý kiến KH về hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Bình Phước ................................................................................................................ 58 Bảng 2.11 Thị phần huy động vốn của Agribank Bình Phước so với các NHTM Cổ phần trên địa bàn ....................................................................................................... 61 Bảng 2.12 Chênh lệch thanh khoản ròng giai đoạn 2015-2017 ................................ 62
  16. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ bốn mối quan tâm của nhà quản lý Ngân hàng................................ 16 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Agribank Bình Phước ...................................... 36 Hình 2.2 Đồ thị quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2015-2017 ....................... 45 Hình 2.3 Chi phí huy động vốn giai đoạn 2015-2017 ............................................... 54
  17. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Agribank Bình Phước, HĐV là chỉ tiêu trọng tâm phải hoàn thành trong kế hoạch kinh doanh hàng năm. Nguồn vốn huy động của Agribank Bình Phước đã liên tục tăng trưởng qua các năm song so với yêu cầu thì những kết quả còn khá khiêm tốn. Trong thực tế, vấn đề quản trị hoạt động HĐV của các Ngân hàng nói chung, Agribank Bình Phước nói riêng còn bộc lộ nhiều bất cập, HĐV chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng, hay khả năng khai thác thị trường vốn, bộ máy hoạt động … Qua một thời gian nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2017, đánh giá và phân tích, tác giả nhận thấy thực trạng quản trị hoạt động HĐV tại Agribank Bình Phước cần đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động này hơn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và thực tế công tác tại Agribank Bình Phước, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản trị hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam– Chi nhánh Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng quản trị hoạt động HĐV: những ưu điểm và hạn chế trong quản trị hoạt động HĐV tại Agribank Bình Phước. Từ đó đề xuất nhằm tăng cường quản trị HĐV tại Agribank Bình Phước trong thời gian tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động HĐV tại NHTM 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng HĐV, chi phí hoạt động này, quản trị qui mô cơ cấu nguồn vốn và công tác tổ chức hoạt động HĐV tại Agribank Bình Phước . - Không gian nghiên cứu: Agribank Bình Phước -Thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp định tính đi sâu nghiên cứu về quản trị hoạt
  18. 2 động HĐV tại Agribank Bình Phước, thực trạng HĐV, chi phí hoạt động HĐV, hoạt động quản trị HĐV tại Agribank Bình Phước. Từ đó, các giải pháp và kiến nghị sẽ được trình bày góp phần tăng cường quản trị hoạt động HĐV tại Ngân hàng này. Căn cứ vào các bảng số liệu hàng năm phản ánh hoạt động HĐV, đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của Phòng Kế toán và báo cáo của Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn Agribank Bình Phước từ năm 2015 đến 2017, tạp chí, báo điện tử. 5. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về từng khía cạnh HĐV. Trong đó, có một số đề tài nghiên cứu điển hình liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV tại một số CN Ngân hàng ở các tỉnh, thành phố. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu tham khảo liên quan như: 5.1. Trần Thị Hoàng Cơ, đề tài luận văn thạc sỹ “ Quản trị vốn huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”, đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2013 Luận văn đã tìm hiểu và làm rõ được cơ sở lý luận về quản trị HĐV trong hoạt động Ngân hàng, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị HĐV cũng như học tập các kinh nghiệm thực tiễn quản trị HĐV của các nước trên thế giới vào Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, kết hợp với việc tìm hiểu các kinh nghiệm quản trị HĐV quốc tế, luận văn đề xuất ra một số biện pháp quản trị hoạt động HĐV nhằm nâng cao hiệu quả HĐV tại Vietcombank. Để thực hiện đề tài này, luận văn đã thông qua việc tổng hợp các phương pháp phân tích sau: Nghiên cứu lý thuyết: -Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp so sánh để đưa ra được mô hình: lý thuyết về chi phí HĐV tiền gửi, rủi ro trong hoạt động HĐV tiền gửi tại NHTM. -Sử dụng phương pháp phân tích mô tả để làm rõ thực trạng quản trị vốn huy động tiền gửi tại Vietcombank. Nghiên cứu định lượng:
  19. 3 -Phương pháp thu thập dữ liệu: lấy dữ liệu từ báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng. Sử dụng mô hình Demirguc-Kunt và Huizinga kiểm định mối quan hệ tương quan giữa lãi suất huy động thực tế và rủi ro của NHTM. -Phương pháp phân tích dữ liệu: chương trình SPSS phân tích tương quan và hồi quy: để tìm ra mối liên hệ giữa các biến đối với Vietcombank. 5.2. Đoàn Thị Thùy Dung, đề tài luận văn thạc sỹ: “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á - Chi nhánh Đắk Lắk” đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Đà Nẵng, năm 2015. Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động HĐV của NHTM. Luận văn tìm hiểu thực trạng HĐV từ các số liệu, dữ liệu thực tế để phân tích, đánh giá đi đến các kết luận và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động HĐV tại DAB - CN Đắk Lắk. Tuy nhiên khi phân tích tình hình HĐV, luận văn chưa nêu rõ những ưu điểm và hạn chế của CN trong hoạt động HĐV. Do đó, các giải pháp đưa ra chưa phát huy hết được những thế mạnh và khắc phục những hạn chế trong hoạt động HĐV tại CN. Các phương pháp sử dụng là phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh chỉ tiêu giữ các năm, giữa các Ngân hàng. 5.3. Trần Thị Oanh, đề tài luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội chi nhánh Việt Trì”, đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 2013. Tác giả đi sâu nghiên cứu hoạt động HĐV của MB - CN Việt Trì trên các khía cạnh: loại hình, quy mô, cơ cấu, chi phí vốn và sử dụng vốn. Luận văn phân tích đánh giá thực trạng nguồn vốn, hoạt động HĐV từ bên ngoài và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản HĐV để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của MB - CN Việt Trì. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể với thực trạng HĐV tại MB – CN Việt Trì. Luận văn sử dụng các phương pháp chỉ số, phân tích so sánh và tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê để luận chứng. 5.4. Nguyễn Thị Thiên Hương, đề tài luận văn thạc sỹ “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - chi nhánh Đăk Lăk”, đã bảo vệ
  20. 4 thành công tại Học viện Hành chính, năm 2013. Đối với đề tài này, luận văn cũng đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về hoạt động HĐV của NHTM, nêu các phương thức HĐV, quan niệm về hiệu quả HĐV, các tiêu chí đánh giá hiệu quả HĐV, các nhân tố tác động đến hoạt động HĐV của NHTM, kinh nghiệm và bài học của một số Ngân hàng Luận văn phân tích thực trạng công tác HĐV tại CN và đánh giá công tác nâng cao hiệu quả HĐV của CN. Từ đó đưa ra những giải pháp như: nhóm giải pháp đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động; xây dựng cơ chế lãi suất HĐV linh hoạt; nhóm giải pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn, sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm của NHTM Cổ phần Quốc Tế; tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chăm sóc; mở rộng, đa dạng hóa KH; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 6. Câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi: -Thực trạng quản trị hoạt động HĐV tại Agribank Bình Phước như thế nào trong giai đoạn nghiên cứu? Thế mạnh và hạn chế trong quản trị hoạt động HĐV? -Nguyên nhân nào làm hạn chế quản trị hoạt động HĐV tại Agribank Bình Phước? -Cần đưa ra những giải pháp gì để tăng cường quản trị hoạt động HĐV tại Agribank Bình Phước? 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động huy động vốn tại Agribank Bình Phước. Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường quản trị hoạt động huy động vốn tại Agribank Bình Phước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2