Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Kết quả của luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện vốn kiến thức về phân loại chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và chi Sơn linh (Sonerila Roxb. )ở Việt Nam, là bước chuẩn bị quan trọng để biên soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam” về họ Mua ( Melastomataceae Juss.) Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT TRỊNH NGỌC BON NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI ME NGUỒN (PHYLLAGATHIS BLUME) VÀ SƠN LINH (SONERILA ROXB.) THUỘC HỌ MUA (MELASTOMATACEAE JUSS) Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG HÀ NỘI – 2016
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT TRỊNH NGỌC BON NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI ME NGUỒN (PHYLLAGATHIS BLUME) VÀ SƠN LINH (SONERILA ROXB.) THUỘC HỌ MUA (MELASTOMATACEAE JUSS) Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Thực vật học Mã số : 60 42 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG HÀ NỘI – 2016
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Giới thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Vì vậy một yêu cầu thực tế được đặt ra là phải phân loại chúng để sử dụng vào các mục đích khác nhau của con người. Nhiệm vụ của phân loại học là tìm ra các phương pháp sắp xếp các loài thành các nhóm, các loại khác nhau, về sau do sự phát triển của khoa học, phân loại học thực vật mới có bước chuyển to lớn và nhiệm vụ là sắp xếp tất cả cây cỏ trên trái đất vào một trật tự tự nhiên gọi là hệ thống, hệ thống đó phải phản ánh được quá trình tiến hóa của giới thực vật. Việc nghiên cứu phân loại các loài cây, làm sáng tỏ mối quan hệ thân thuộc giữa các loài, các chi, các họ không những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Phân loại học cùng với nhiều bộ môn khoa học khác (Hệ thống học thực vật, sinh thái thực vật, thổ nhưỡng học ...) là chìa khóa để điều tra tài nguyên thực vật. Sự phát triển của phân loại học luôn gắn liền với sự phát triển tri thức khoa học của loài người (sự phát triển về phương pháp và công cụ nghiên cứu). Nên thế giới thực vật được sắp xếp ngày càng phù hợp với dòng chảy của tự nhiên. Chính nhờ sự phát triển này mà con người đã khám phá và tìm ra rất nhiều nguồn lợi từ giới thực vật để phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Họ Mua (Melastomataceae Juss.) trên thế giới có khoảng 4200 - 4500 loài, với khoảng 182 - 188 chi. Trong đó Chi Phyllagathis có khoảng 56 loài và chi Sonerila có khoảng 175 loài. Tại Việt Nam, họ Mua có 24 chi với khoảng 127 loài thuộc về 4 tông. Trong đó hai chi Sơn linh Me nguồn (Phyllagathis Blume) và chi Sơn linh (Sonerila Roxb.) có 26 loài, phân bố từ các vùng đất ẩm ướt đến những nơi cao 1
- ráo, mọc ở ven đường đi, ven rừng, dọc theo các suối trong rừng và lên tận những đỉnh núi cao. Chúng có trong cả rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh hoặc tại các nương rẫy ven rừng tại khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam nước ta. Các loài trong hai chi này dùng làm thuốc hoạt huyết (S. catonensis, S. plagiocardia, ), dùng chữa lỵ (P. cavaleriei, S. maculata) [3], làm rau ăn (S. annamica, S. finetii,..) và làm cảnh. Các nghiên cứu về phân loại hai chi này tại Việt Nam còn rất hạn chế. Chủ yếu là các công trình công bố loài mới, loài bổ sung hoặc xây dựng danh lục thực vật nói chung và họ Mua nói riêng ở một số khu vực và Việt Nam. Chưa có công trình khoa học nào công bố một cách đầy đủ và có hệ thống về 2 chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.). Và nhằm góp phần hoàn thiện vốn kiến thức về phân loại hai chi này ở Việt Nam. Vì vậy, luận văn “Nghiên cứu phân loại chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam” là cấp thiết, đáp ứng yêu cầu hiện tại phục vụ nghiên cứu phân loại hai chi nói trên trong các công trình khoa học. 2. Mục đích của luận văn Hoàn thành phân loại chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và chi Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, làm cơ sở để biên soạn thực vật chí về họ này ở Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện vốn kiến thức về phân loại chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và chi Sơn linh (Sonerila Roxb. )ở Việt Nam, là bước chuẩn bị quan trọng để biên soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam” về họ Mua ( Melastomataceae Juss. ) 2
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn là cơ sở khoa học phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất như Dược học, Tài nguyên thực vật, Đa dạng sinh học, cảnh quan,…và trong công tác đào tạo. 4. Những điểm mới của luận văn Cho đến nay, đây là công trình khoa học về phân loại chi Me nguồn và chi Sơn linh một cách đầy đủ và hệ thống ở Việt Nam, bao gồm 26 loài. Các thông tin liên quan đến các taxon đã được sửa chữa, bổ sung và chỉnh lý về mặt danh pháp, trích dẫn tài liệu, mẫu vật, mô tả đặc điểm, có hình vẽ và ảnh minh họa. 5. Bố cục của luận văn - Luận văn gồ 56 trang, 24 hình vẽ, 3 bản đồ, 2 bảng, 36 ảnh màu. - Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu (3 trang), Chương 1: Tổng quan tài liệu (6 trang), Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (3 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (43 trang), Kết luận (1 trang), Kiến nghị (1 trang), Danh mục các công trình công bố của tác giả (2 trang), Tài liệu tham khảo (51 tài liệu), Phụ lục: Bảng tra cứu tên khoa học, Bảng tra cứu tên Việt Nam, Thứ tự các tỉnh, thành phố ở Việt Nam và bản đồ phân bố các loài trong 2 chi (2). Danh lục các loài đặc hữu ở Việt Nam. 3
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí phân loại chi Phyllagathis Blume và Sonerila Roxb. trong họ (Melastomataceae Juss.) Chi Phyllagathis được Carl Ludwig Blume (1831) [28] đã đặt tên và mô tả lần đầu. Trong công trình này tác giả đã mô tả vắn tắt các đặc điểm của chi và nêu tên 1 loài Phyllagathis rotundifolia (Jack) Blume ở Sumatra (Indonesia), sau này, loài này được chọn làm mẫu chuẩn của chi Phyllagathis Blume Chi Sonerila được William Roxburgh (1814) [24] lần đầu tiên nghiên cứu và nêu tên 3 loài S. maculata, S. emaculata và S. angustifolia ở Ấn Độ, sau này loài S. maculata được chọn làm mẫu chuẩn của chi Sonerila Roxb.. Sau khi 2 chi này được thành lập đã có nhiều tác giả nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống phân loại và vị trí của hai chi trong họ Mua (Melastomataceae Juss.) trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, điển hình là: - Carolo Naudin (1849-1853) [32] đã chia họ Melastomataceae thành 4 tông, trong đó 2 chi Phyllagathis và Sonerila nằm ở phân tông Sonerilinae thuộc tông Miconieae. Ông dựa vào phân vùng địa lý để chia các chi. - Triana, José Jesronimo (1966) [29] đã thống kê và sắp xếp các chi vào 14 tông. Trong công trình này, lần đầu tiên tác giả đề cập đến tông Sonerileae với các chi Phyllangathis, Sarcopyramis, Gravesia, Amphiblema, Calvoa và Sonerila. Ông cũng dựa vào phân vùng địa lý để xắp xếp các chi của họ này. Ngoài ra tác giả còn dựa vào cách xắp xếp các bộ phận của hoa và cấu tạo hoa để phân chia thành các tông. 4
- - G. Bentham & J. D. Hooker (1867) [34] chia họ Melastomataceae thành 3 phân họ, 2 loạt (seriea), và 11 tông (tribus). Chi Phyllagathis và chi Sonerila được xếp trong tông Sonerileae dựa vào phân bố địa lý và các đặc điểm về số lượng thành phần hoa. - Cogniaux (1891) [30] đã mô tả và phân chia họ Mua thành 3 phân họ với 12 tông. Chi Sonerila và Phyllagathis nằm ở tông Sonerileae thuộc phân họ Melastomeae. Ông cũng dựa vào yếu tố địa lý để phân chia các loài về các chi trong tông Sonerileae. - J. Hutchinson (1926) [19] chia họ Melastomataceae thành 4 phân họ, hai chi Phyllagathis và Sonerila thuộc tông Sonerileae xếp trong phân họ Melastomaceae. Ông đã dựa trên số lượng bầu, và cách mở của nhị để xắp xếp các chi vào các phân họ. - A. Takhtajan (1987) [33] chia họ Melastomataceae thành 2 phân họ với 12 tông. Chi Phyllagathis và Sonerila thuộc tông Sonerileae của phân họ Melastomatoideae. Ông dựa vào dạng sống, cấu tạo của bộ nhị, nhụy và quả để phân chia các chi vào các tông và phân họ. - V. H. Heywood (1996) [17] chia họ Melastomataceae thành 3 phân họ với 13 tông. Chi Phyllagathis và Sonerila được xếp vào tông Sonerileae nằm trong phân họ Melastomatoideae. Tác giả dựa vào cấu tạo của hoa, bộ nhụy và cấu tạo quả để phân chia các chi về các tông và phân họ. - Takhtajan (2009) [26] đã dựa vào cấu tạo của hoa, bộ nhụy kết hợp với giải phẫu, tác giả chia họ Mua thành 8 tông (ông tách Memecyloideae khỏi họ Melastomataceae), chi Phyllagathis và Sonerila nằm trong tông Sonerileae. 5
- 1.2. Tình hình nghiên cứu chi Phyllagathis Blume và Sonerila Roxb. trên thế giới và các nước lân cận Việt Nam Ngoài các nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về phân loại chi Me nguồn Phyllagathis và chi Sonerila đã nói đến ở trên còn có một số công trình nghiên cứu của tác giả khác tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, điển hình là các công trình sau: William Roxburgh (1820) [25] trong Flora Indica, tác giả mô tả chi Sonerila với đặc điểm thùy đài ở trên, 3 cái, cánh hoa 3 cái ở trên đài, nhị xen kẽ, bầu có 3 ô, mỗi ô có rất nhiều noãn, đính noãn trụ giữa, quả nang có 3 ô, hạt nhiều và nhỏ. Trong công trình này Ông mô tả tóm tắt đặc điểm của 5 loài: S. maculata, S. emaculata, S. angustifolia, S. moluccana và S. squarrosa. Carl Ludwig Blume (1831)[27] trong công trình “Ueber einige ostndische, und besonders Javanische Melastomaceen” đăng trên tạp chí Flora oder Botanische Zeitung số 28, tác giả đã mô tả ngắn gọn chi Sonerila và đề cấp đến 4 loài S. begoniaefolia, S. pauciflora, S. erecta và S. tenuifolia. C. B. Clarke (1879) [11] đã phân chia họ Mua ở Ấn Độ thành 3 phân họ với 4 tông. Tông Sonerila ở vị trí thứ ba, thuộc phân họ Melastomeae. Ông dựa vào hình dạng hạt, cấu tạo cụm hoa và dạng sống để phân chia các loài về các tông và phân họ. Ông đã ghi nhận 1 loài thuộc chi Phyllagathis và chia chi Sonerila thành 2 Section khác nhau (3 nhị và 6 nhị) với 42 loài. Hooker (1884) [31] đã mô tả vắn tắt 1 loài Sonerila fordii nhưng sau này đã được chuyển qua chi Fordiophyton. Guillaumin (1911)[35] dựa vào tiêu bản của họ Mua ở bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp ghi nhận cho Trung Quốc và Đông dương 2 loài thuộc chi Phyllagathis (P. cavaleriei và P. hirsuta) và 6 loài thuộc chi Sonerila (S. annamica, S. cantonensis, S. finetii, S. lecomtei, S. quadrangularis, S. tenera). 6
- S. Gamble (1915) [12] đã mô tả chi tiết cho chi Sonerila và làm khóa lưỡng phân cho 13 loài nhưng không mô tả chi tiết các loài ở Madras của Ấn Độ. Guillaumin (1921) [37] ông đã mô tả họ Mua ở Đông Dương gồm 3 phân họ với 4 tông với 16 chi. Chi Sonerila và Phyllagathis thuộc tông Sonerileae của phân họ Melastomeae, gồm các loài P. hirsuta, P. tonkinensis, S. annamica, S. lecomtei, S. quadrangularis, S. rivularis, S. cantonensis, S. finetii, S. tenera, S. nisbetiana, S. kerii và S. harmandii. Wu C.Y. & Chen J (1921) [38] trong Thực vật chí Vân Nam, hai ông đề cập đến 5 loài và 1 dưới loài của chi Phyllagathis, 7 loài và 2 dưới loài của chi Sonerila. Hui và LinLi (1944) [18], 2 ông đã lập khóa tra cho toàn bộ các loài trong họ Mua ở Trung Quốc và chia họ Mua thành 3 phân họ (Melastomatoideae, Astronioideae và Memecyloideae) với 6 tông. Chi Phyllagathis và Sonerila nằm ở tông Sonerileae thuộc phân họ Melastomatoideae gồm 7 loài thuộc chi Phyllagathis (P. cavaleriei, P. ovalifolia, P. longipes, P. setotheca, P. stenophylla, P. anisophylla và P. oligotricha) và 9 loài thuộc chi Sonerila (S. cantonensis, S. rivularis, S. picta, S. yunnanensis, S. plagiocardia, S. epiloboides, S. hainanensis, S. tenera và S. cheliensis). Backer (1963) [9] trong quyển Flora of Java ông đã mô tả chi Sonerila và lập khóa tra cho 5 loài trong chi này. Kara Bremer (1987) [10] đã mô tả chi tiết chi Sonerila lập khóa định loại cho 22 loài ở Sri Lanka. C. Hansen (1989) [14] đã công bố cho Đông Dương và Trung Quốc 10 loài mới của chi Phyllagathis. 7
- C. Hansen (1992) [15] đã mô tả đặc điểm chi Phyllagathis và lập khóa phân loại cho 39 loài cho Đông Dương và Trung Quốc. Renner S. S. et al (2001) [23] đã ghi nhận ở Thái Lan có 4 loài thuộc chi Phyllagathis và 13 loài thuộc chi Sonerila. Jie Chen & Susanne S. Renner (2007) [21], hai ông đã xây dựng khóa định loại cho toàn bộ các loài trong họ Mua ở Trung Quốc. Trong đó chi Phyllagathis có 24 loài và Sonerila có 6 loài. Mabberley (2008) [22] trong tác phẩm ông tổng hợp và ghi nhận trên toàn thế giới có 56 loài thuộc chi Phyllagathis và 175 loài thuộc chi Sonerila. 1.3. Những nghiên cứu về chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và chi Sơn linh – (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam Người đầu tiên nghiên cứu chi Sonerila ở Việt Nam là Cogniaux [30]. Ông đã mô tả tóm tắt loài Sonerila tonkinensis, sau đó Otto Stapf (1892) đã chuyển loài này thành Phyllagathis tonkinensis, với các đặc điểm cấu tạo của bộ phận sinh sản là mẫu 4. Guillaumin (1911) [36]. Ông đã đã mô tả và công bố 5 loài mới và một thứ mới cho chi Sonerila (S. annamica, S. finetii, S. lecomtei, S. harmandii, S. quadrangularis và S. tenera Royle var robustior) ngoài ra ông còn khẳng định 2 loài của chi Phyllagathis (P. cavaleriei và P. hirsuta) có phân bố ở Việt Nam. Guillaumin (1921) [37] ông đã mô tả và xây dựng khóa định loại cho họ Mua ở Đông Dương với 3 phân họ, 4 tông và 16 chi. Chi Phyllagathis và Sonerila thuộc tông Sonerileae của phân họ Melastomeae, các loài P. hirsuta và P. tonkinensis, S. annamica, S. lecomtei, S. quadrangularis, S. rivularis, S. cantonensis, S. finetii, S. tenera, và S. harmandii là có phân bố ở Việt Nam. 8
- C. Hansen (1989) [13] đã công bố 1 loài mới trong chi Sonerila cho Việt Nam, đó là Sonerila neodriessenioides. Tác giả đã mô tả đặc điểm của loài, chỉ rõ nơi phân bố và mẫu chuẩn. C. Hansen (1992) [15] đã đưa ra khóa định loại các loài trong chi Phyllagathis và mô tả 39 loài, trông đó có 16 loài ở Việt Nam (P. tonkinensis, P. subrotunda, P. cavaleriei, P. scorpiothyrsoides, P. ovalifolia, P. prostrata, P. longicalcarata, P. sessilifolia, P. dichotoma, P. suberalata, P. guillauminii, P. setotheca, P. truncata, P. driessenioides, P. marumiaetricha và P. megalocentra). Phạm Hoàng Hộ (1993) [5] ở Việt Nam có 14 loài thuộc chi Phyllagathis và 11 loài thuộc chi Sonerila. Phạm Hoàng Hộ (2000) [6] ở Việt Nam có 16 loài thuộc chi Phyllagathis và 11 loài thuộc chi Sonerila. Nguyễn Kim Đào (2002) [4] đã mô tả vắn tắt và nơi phân bố của 16 loài trong chi Phyllagathis và 11 loài trong chi Sonerila. J. Lee, T. T. Bach, K. S. Chang & al. (2014) [20] trong floristic Diversity of Hon Ba Nature Reserver đã mô tả tóm tắt đặc điểm nhận biết của 2 loài thuộc chi Phyllagathis và 3 loài của chi Sonerila có phân bố ở Hòn Bà (có ảnh). Bên cạnh nhưng công trình nghiên cứu về phân loại kể trên, còn có một số công trình nghiên cứu đa dạng và làm thuốc của một số loài trong chi Sonerila và Phyllagathis như: Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [7] trong quyển “Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Hoàng Liên”, đã ghi nhận ở Hoàng Liên có 5 loài trong chi Phyllagathis (P. cavaleriei, P. guillaunimii, P. longgicalcarata và P. suberalata) và 2 loài trong chi Sonerila (S. plagiocardia và S. maculata). 9
- Võ Văn Chi (2012) [3] trong Từ điển Cây thuốc Việt Nam, mô tả vắn tắt và giá trị sử dụng của 1 loài của chi Phyllagathis và 3 loài của chi Sonerila: Phyllathus cavaleriei – Me nguồn cavalerie, Sonerila cantonensis – Phong đầu thảo, Sonerila plagiocardia – Địa đảm lá hải đường (địa đảm lá tim xiên) và Sonerila maculata – Địa đảm suối. Như vậy các công trình nghiên cứu phân loại chi Me nguồn và Sơn linh ở Việt Nam còn tương đối ít. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu phân loại về chi Me nguồn và Sơn linh ở Việt Nam đầy đủ và hệ thống. 10
- CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các taxon của chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam, thông qua vật liệu nghiên cứu là các tiêu bản của các taxon thuộc 2 chi được lưu trữ tại các phòng tiêu bản thực vật trong nước như Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Phòng Thực vật (HN), Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Khoa Sinh học (HNU), Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh (HM), và các mẫu vật thu thập được trong những chuyến điều tra ngoài thực địa. Ngoài ra chúng tôi nghiên cứu các tài liệu chuyên khảo, các mẫu tiêu bản chuẩn của các loài thuộc 2 chi hiện có ở Việt Nam nhưng đang được lưu trữ ở các thư viện cũng như bảo tàng thực vật ở nước ngoài. Tổng số tiêu bản chúng tôi nghiên cứu trên 400 mẫu với khoảng 200 số hiệu mẫu thuộc 2 chi Phyllagathis và Sonerila ở Việt Nam. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc sắp xếp các taxon thuộc chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam. - Xác định đặc điểm hình thái các loài thuộc chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) thông qua các loài có phân bố ở Việt Nam. - Việc phân loại các taxon thuộc chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam bao gồm: + Xây dựng khóa định loại cho các taxon. + Mô tả các taxon theo trình tự: Tên khoa học, tên Việt Nam, tài liệu mô tả gốc, tài liệu liên quan đến tên chính thức, tên đồng nghĩa, đặc điểm hình 11
- thái, mẫu chuẩn, đặc điểm sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng (nếu có), ghi chú. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phân loại dựa trên so sánh các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản là cơ bản và quan trọng nhất, vì ít bị biến đổi do điều kiện bên ngoài. Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vì nó đảm bảo tính chính xác và phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới và nước ta hiện nay, dễ thực hiện và ít tốn kém. Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.). Qua đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp. - Bước 2: Nghiên cứu các mẫu khô thuộc chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở các phòng tiêu bản trong nước và nước ngoài như: Phòng tiêu bản Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (HN), trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (HM),… Đồng thời tham gia các cuộc điều tra thực địa để thu thập mẫu tươi và thông tin về khu phân bố, sinh học, sinh thái, thổ nhưỡng của các taxon thuộc chi Me nguồn và Sơn linh ở các vùng trong cả nước, ngoài ra còn tham khảo ảnh, hình vẽ mẫu tiêu bản khô của các phòng tiêu bản, bảo tàng thực vật nước ngoài. + Ứng dụng kỹ thuật phân tích các đặc điểm hình thái bằng kính lúp thường và kính lúp màn hình. 12
- + Xây dựng khóa định loại các loài trong chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam theo kiểu lưỡng phân, các đặc điểm hình thái dễ nhận biết và đối lập nhau. + Chính lý danh pháp đúng nhất theo luật danh pháp quốc tế cho các taxon bậc loài và một số dẫn liệu cần thiết khác như mẫu chuẩn, giá trị sử dụng và nhận xét khác (nếu có). - Bước 3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và xây dựng luận văn. 13
- CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Lựa chọn hệ thống phân loại chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam Sau khi phân tích các tài liệu nghiên cứu về chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) trên thế giới và ở Việt Nam kết hợp dữ liệu hình thái, nhận thấy hệ thống phân loại Takhtajan (2009) có thể sử dụng sắp xếp các taxon thuộc chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam vì lý do: - Hệ thống Takhtajan (2009) thể hiện một cách khách quan mối quan hệ phát sinh chủng loại của chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và chi Sơn linh (Sonerila Roxb.) - Thích hợp và dễ sử dụng nhất để sắp xếp các taxon của chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) và Sơn linh (Sonerila Roxb.) ở Việt Nam. - Chi Sonerila và Phyllagathis thuộc tông Sonerileae của họ Mua (Melastomataceae Juss). Bảng 3.1: Tóm tắt hệ thống phân loại họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở Việt Nam và vị trí các chi. Tông (Tribus) Chi (Genus) 1. Kibessieae 1. Pternandra 2. Anerincleistus 2. Sonerileae 3. Barthea 4. Blastus 14
- 5. Vietsenia 6. Ochthocharis 7. Oxyspora 8. Poilannammia 9. Sporoxeia 10. Stussenia 11. Aschistanthera 12. Fordiophyton 13. Kerriothyrsus 14. Phyllagathis 15. Sarcopyramis 16. Sonerila 17. Dissotis 3. Melastomeae 18. Melastoma 19. Osbeckia 20. Disochaeta 21. Medinilla 4. Miconieae 22. Pachycentria 23. Pseudodissochaeta 24. Clidemia 15
- 3.2. Chi Me nguồn (Phyllagathis Blume) 3.2.1. Dạng sống: Cây cỏ (P. cavaleriei, P. prostrata, P. tonkinensis,…) hoặc cây bụi (P. dichotoma, P. longicalcarata, P. ovalifolia,…), sống lâu năm (Hình 3.1). 3.2.2. Thân: Có thân hoặc không có thân. Thân tròn (P. tonkinensis, P. marumiaetricha,…) hoặc vuông (P. scorpiothursoides, P. truncata, P driessenioides,…), có cạnh hay có cánh (P. ovalifolia, P. suberalata,…), mọng nước (P. cavaleriei, P. megalocentra, P. tonkinensis,…) hay hóa gỗ (P. dichotoma, P. longicalcarata, P. truncata, …), có lông (P. cavaleriei, P. dichotoma, P. prostrata,…) hoặc không lông (P. megalocentra, P. scorpiothyrsoides, P. sessilifolia,…) 3.2.3. Lá: Lá đơn, mọc đối, bằng nhau hoặc không bằng nhau ở mỗi cặp, đôi khi có 2 dạng lá khác nhau hoặc một lá bị tiêu biến ở mỗi cặp (P. suberalata), không lông hoặc có lông, lông thường ở trên hệ gân mặt dưới của lá, rất ít khi ở mặt trên, đôi khi có lông ở mép (P. prostrata). Phiến hình trứng, hình trứng rộng (P. cavaleriei, P. dichotoma,…), hình tim (P. scorpiothyrsoides), hình elip (P. setotheca) hay hình lưỡi (P. guillauminii); mép lá có răng cưa, hiếm khi nguyên (P. dichotoma); gân hình cung, gân từ gốc lá 3-9 cái, gân bên 2-4 đôi, gân chình lõm ở mặt trên và lồi ở mặt dưới. Cuống lá ngắn hoặc dài, có lông dày đến thưa hoặc nhẵn, không cuống (P. sessilifolia) có khi cuống lá dài tới 24cm (P. tonkinensis) (Hình 3.2). 16
- 3.2.4. Cụm hoa: - Cụm hoa hình tán, đôi khi là hình xim hai ngả (P. truncata, P. driessenioides) hoặc tiêu giảm còn một hoa (P. setotheca), ở đỉnh hoặc nách lá, có cuống hoặc không cuống; cuống cụm hoa có lông dày, lông thưa đến nhẵn. Mỗi cụm hoa có thể có 1- 40 hoa (Hình 3.3). 3.2.5. Lá Bắc: Lá bắc của các loài trong chi Me nguồn thường nhanh rụng, hiếm khi lâu rụng (P. prostrata). Lá bắc cũng có nhiều hình dạng khác nhau như: hình trứng (P. megalocentra, P. marumiaetricha, P. ovalifolia, P. sessilifolia,…), hình tam giác (P. cavaleriei, P. subrotunda), hình kim (P. subrotunda, P. tonkinensis), hình mác (P. guillauminii) hoặc đôi khi lại giống với hình thái của lá (P. longicalcarata, P. marumiaetricha, P. sessilifolia,…); có lông hoặc không lông (Hình 3.4). 3.2.6. Hoa: Hoa thường dài 0,5-2cm, có cuống dài 0,5-2cm, có khi không cuống. Hoa lưỡng tính, đài hợp bao lấy quả, bao hoa mẫu 4 (Hình 3.5). - Đài: Đài hợp thành ống, ống đài hình chuông (P. cavaleriei, P. ovalifolia, tonkinensis,…), hình chóp (P. truncata) hay hình chén (P. guillauminii, P. megalocentra, P. suberalata,…), được bao phủ bởi rất nhiều lông (P. cavaleriei, P. prostrata,…) hoặc nhẵn (P. megalocentra, P. driessenioides,…). Kích thước ống đài cũng thay đổi tùy theo loài. Thuỳ đài hình tam giác (P. cavaleriei, P. tonkinensis,…), hình lưỡi (P. longicalarata, P. guillauminii, P. setotheca), hình đường (P. suberalata) hay hình mác (P. sessilifolia), thường phủ lông thưa, tồn tại đến khi quả chín (hình 3.6). 17
- - Cánh hoa: Cánh hoa hình trứng hoặc hình trứng ngược rộng, thường không đối xứng. Chóp thường có mũi, nhẵn hoặc có lông, màu hồng (P. ovalifolia, P. megalocentra,…), trắng (P. driessenioides, P. longicalcarata,…) hay màu tím (P. suberalata) - Bộ nhị: Nhị 8, 1 hoặc 2 vòng, đính ở trên ống đài; bằng nhau (P. longicalcarata, P. prostrata,…) hoặc không bằng nhau (P. ovalifolia, P. tonkinensis,…), chỉ ngắn hơn bao phấn (P. megalocentra, P. marumiaetricha,…), chỉ nhị bằng bao phấn (P. prostrata, P. setotheca), chỉ nhị dài hơn bao phấn (P. cavaleriei, P. ovalifolia,…). Trung đới thường có cựa ngắn ở mặt bụng hoặc không, mặt lưng thường có nốt sần, có gờ hoặc cựa. Bao phấn thường cong, chẻ hai ở đáy, nhọn ở đỉnh; có màu tím (P. cavaleriei, P. longicalvarata,…), màu trắng (P. guillauminii, P. prostrata), hiếm khi hồng (P. scorpiothyrsoides) hay màu vàng (P. suberalata) (Hình 3.7). - Bộ nhụy: Bầu hạ, 4 ô hiếm khi 5 ô (P. marumiaetricha); hình chén (P. guillauminii, P. prostrata,…), hình chuông (P. cavaleriei, P. tonkinensis), hiếm khi là hình nấm ngược (P. marumiaetricha) hay hình nhạc (P. ovalifolia), vòi nhụy dài, không lông, đầu nhụy không xẻ thùy. 3.2.7. Quả: Quả nang 4 cạnh, có 8 gờ; hình chén (P. megalocentra, P. prostrata, P. marumiaetricha,…), hình chuông (P. cavaleriei, P. suberalata,…) hiếm khi là hình nhạc (P. ovalifolia) hay hình chóp ngược (P. truncata); đài tồn tại lâu, bao lấy quả, không lông (P. megalocentraa, P. setotheca,…), có lông (P. dichotoma, P. longicalcarata, P. prostrata,…) hay có mụn (P.sessilifolia); vỏ quả dày, khi cắt ngang có thể thấy được số ô, bổ dọc có thể thấy được hạt đính trụ giữa; hạt rất nhiều và nhỏ; hình nêm (P. guillauminii, P. megalocentra,…), hình trái xoan 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn