intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ Chrysididae (Hymenoptera: Chrysidoidea) ở một số khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thành phần các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở một số khu vực điển hình đại diện cho miền Bắc, đồng thời so sánh sự đa dạng của chúng giữa các khu vực nghiên cứu, tạo cơ sở cho nghiên cứu sau này về phân loại, sinh học và sinh thái của các loài ong thuộc họ Chrysididae.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ Chrysididae (Hymenoptera: Chrysidoidea) ở một số khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Lương Viết Tuấn NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ONG THUỘC HỌ CHRYSIDIDAE (HYMENOPTERA: CHRYSIDOIDEA) Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC MIỀN BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC HÀ NỘI, 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Lương Viết Tuấn NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ONG THUỘC HỌ CHRYSIDIDAE (HYMENOPTERA: CHRYSIDOIDEA) Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC MIỀN BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên Hà Nội, 2019
  3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên Kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên Lương Viết Tuấn
  4. Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên – người thầy trực tiếp hướng dẫn đáng kính. Thầy là người định hướng chuyên môn và luôn theo dõi, động viên, khích lên, giúp đỡ tôi cả về chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống, ThS. Đặng Thị Hoa đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu về vật chủ của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae, ThS. Trần Thị Ngát đã thường xuyên trao đổi học thuật và kiến thức chuyên môn giúp tôi trong nhưng giai đoạn khó khăn, Tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể phòng Sinh thái côn trùng nói riêng và ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giúp đỡ tôi để hoàn thành khóa học này, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCNVN (KHCBSS.01/18-20 và QTPL01.02/19-20) và Dự án bảo tồn sinh học sinh thái tự nhiên NEF ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (NEF Bio-ecological nature conservation project in mountainous region of North Vietnam) đã hỗ trợ kinh phí để tôi thực hiện luận văn này tốt nhất, Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, tháng năm 2019 Học viên Lương Viết Tuấn
  5. Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ĐB :Đồng bằng KBTTN :Khu bảo tồn tự nhiên NTPL :Nguyễn Thị Phương Liên NQC :Nguyễn Quang Cường LVT :Lương Viết Tuấn KĐL :Khuất Đăng Long ĐTH :Đặng Thị Hoa TXL :Trương Xuân Lam TTN :Trần Thị Ngát NDD :Nguyễn Đắc Đại MPQ :Mai Phú Quý nnk. :những người khác
  6. Danh mục các bảng Bảng 3.1 Thành phần và số lượng cá thể của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở các điểm nghiên cứu ................................................................ 30 Bảng 3.2 Số lượng loài thuộc mỗi giống ở họ Chrysididae thu được ở ba vùng nghiên cứu ....................................................................................................... 32 Bảng 3. 3 Phân bố của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở Việt Nam và thế giới ............................................................................................................ 34 Bảng 3.4. Mức độ phổ biến của các loài ong thuộc họ Chrysididae .............. 37 ở các vùng nghiên cứu .................................................................................... 37
  7. Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1.1. Cấu tạo cơ thể của ong xanh ............................................................. 9 Hình 1.2. Cấu tạo râu đầu ............................................................................... 10 Hình 1.3. Phần đầu của ong xanh ................................................................... 11 Hình 1.4. Cấu tạo toàn bộ cơ thể của ong xanh .............................................. 12 Hình 1.5. Cấu tạo phần cánh ........................................................................... 13 Hình 1.6. Cấu tạo phần chân ........................................................................... 13 Hình 1.7. Cấu tạo phần bụng .......................................................................... 14 Hình 1.8. Cấu tạo bộ phận sinh dục ................................................................ 15 Hình 1.9. Ký hiệu các thông số ....................................................................... 16 Hình 2.1 Vợt lưới ............................................................................................ 27 Hình 2.2 Bẫy màn treo .................................................................................... 27 Hình 2.3 Bẫy vàng .......................................................................................... 28 Hình 2.4. Chụp ảnh mẫu vật dưới kính lúp soi nổi Nikon SMD 800N có gắn camera ............................................................................................................. 29 Hình 3.1 Trichrysis lusca Fabricius, 1804 ...................................................... 40 Hình 3.2 Trichrysis imperiosa Smith, 1874.................................................... 42 Hình 3.3 Trichrysis tonkinensis Mocsáry, 1914 ........................................... 43 Hình 3.4 Stilbum cyanurum Forster, 1771...................................................... 45 Hình 3.5 Chrysis assamensis Mocsáry, 1913 ................................................. 46 Hình 3.6 Chrysis buddhae Mocsáry, 1913 ..................................................... 47 Hình 3.7 Chrysis durga Bingham, 1903 ......................................................... 49 Hình 3.8 Chrysis ionophris Mocsáry, 1893 .................................................... 50 Hình 3.9 Chrysis gracilenta Mocsáry, 1889 ................................................... 52 Hình 3.10 Chrysidea furiosa Cameron, 1987 ................................................ 53 Hình 3.11 Hedychrum sp. 1 ........................................................................... 55 Hình 3.12 Elampus sp.1 ................................................................................. 56 Hình 3.13 Trichrysis sp. 1 .............................................................................. 58 Hình 3.14 Chryis sp. 1 ................................................................................... 59 Hình 3.15 Praestochrysis sp. 1 ....................................................................... 61 Hình 3.16. Vòng đời của loài ong xanh thuộc giống Chrysis Linnaeus, 1761ký sinh trên vật chủ Eumeninae (Vespidae) (nguồn Alexander Berg, 2016) ............................................................................................................... 62
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2 Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2 4 Các điểm mới của luận văn ............................................................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 1.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................... 3 1.1.2.Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 4 1.1.3.Dân cư ...................................................................................................... 8 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 9 1.2.1.Khái quát về các loài ong thuộc họ Chrysididae..................................... 9 1.2.2.Tình hình nghiên cứu về họ Chrysididae trên thế giới .......................... 16 1.2.3.Tình hình nghiên cứu về họ Chrysididae ở Việt Nam ............................ 24 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................................................................................. 26 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................ 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 26 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa .................................................. 26 2.3.2. Phương pháp xử lý mẫu vật trong phòng thí nghiệm ........................... 28 2.3.3. Phương pháp định loại ......................................................................... 29 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30
  9. 3.1 THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA CÁC LOÀI ONG THUỘC HỌ CHRYSIDIDAE Ở CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU. MÔ TẢ CÁC LOÀI GHI NHẬN ĐƯỢC, LOÀI NGHI NHẬN MỚI VÀ CÁC LOÀI CHỈ ĐỊNH DANH ĐƯỢC ĐẾN GIỐNG ............................................ 30 3.1.1 Thành phần của các loài ong thuộc họ Chrysididae ở các khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 30 3.1.2 Phân bố của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở Việt Nam và thế giới……………………………………………………………………...…....34 3.1.3 Mức độ phổ biến của các loài ong thuộc họ Chrysididae ở các khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 37 3.1.4 Mô tả các loài ghi nhận được, loài ghi nhận mới và các loài chỉ định loại đến giống.................................................................................................. 39 3.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI ONG THUỘC HỌ CHRYSIDIDAE Ở CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU …………….............62 3.3 KHÓA ĐỊNH LOẠI CỦA CÁC LOÀI THUỘC HỌ CHRYSIDIDAE QUA CÁC ĐẠI ĐIỆN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................... 63 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 65 4.1 Kết luận ..................................................................................................... 65 4.2 Kiến nghị ................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Họ Ong xanh Chrysididae là một trong những nhóm ong có thành phần loài khá đa dạng và phong phú. Dựa trên những nghiên cứu gần đây nhất, có 2509 loài thuộc 84 giống thuộc họ này trên toàn thế giới đã được mô tả (Aguiar et al., 2013) [1]. Các loài ong này phân bố khắp nơi thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở phía bắc của Châu Á (Horning, 1969) [2]. Họ Ong xanh Chrysididae bao gồm các loài ký sinh (parasitoids) hoặc ký sinh ăn cắp (cleptoparasites) trên các loài thuộc các họ khác nhau của Bộ Cánh màng Hymenoptera. Ngoài ra, một vài nhóm còn ký sinh trên trứng bọ que hoặc các loài bướm đêm và ruồi (Kimsey and Bohart, 1991) [3]. Kimsey và Bohart (1991) chia họ Chrysididae thành bốn phân họ (Amiseginae, Chrysidinae, Cleptinae và Loboscelidinae), trong khi Mocsáry (1889) cho rằng Parnopinae là một phân họ [4]. Các loài ong thuộc họ Ong xanh Chrysididae ký sinh vào giai đoạn sâu non và nhộng của vật chủ. Chúng có ảnh hưởng đến thiên địch và các loài thụ phấn cho cây trồng (Ouayogode, 1979) [5]. Nhiều loài thuộc họ Chrysididae có hại về mặt kinh tế, chúng ký sinh trên các loài thiên địch kiểm soát dịch hại trên hệ sinh thái nông nghiệp hoặc các loài thụ phấn cho cây trồng. Điển hình là các loài thuộc giống Chrysis ký sinh trên cơ thể các loài ong bắt mồi đơn lẻ phân họ Eumeninae hay các loài ong mật thụ phấn thuộc họ Megachilidae. Tuy nhiên, các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sinh học của các loài côn trùng hại, nhiều loài trong chúng là những loài có lợi khi ký sinh trên các loài gây hại như cánh cứng gây hại, bọ que, rệp, bướm đêm hay bọ xít hại. Bên cạnh đó, loài ong thuộc họ Chrysididae rất nhạy cảm với những tác động của môi trường nên chúng có thể được sử dụng như những loài chỉ thị sinh học cho môi trường. Điển hình tại Phần Lan, gần một nửa số loài trong tổng số 49 loài ong thuộc họ Chrysididae ghi nhận được ở khu vực đều có mặt trong sách đỏ ở mức độ nguy cấp và sẽ nguy cấp. Tác giả đưa ra
  11. 2 nguyên dẫn đến suy giảm số lượng loài ong xanh do mất môi trường sống (Paukkunen et al., 2014) [6] . Miền Bắc của Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực có độ đa dạng sinh học bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với địa hình đa dạng và phức tạp bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa và nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng nói chung và các loài ong thuộc họ Chrysididae nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, dẫn liệu về các loài ong thuộc họ Chrysididae ở Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, để làm rõ sự đa dạng của các loài ong thuộc họ Chrysididae, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ Chrysididae (Hymenoptera: Chrysidoidea) ở một số khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam”. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu thành phần các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở một số khu vực điển hình đại diện cho miền Bắc, đồng thời so sánh sự đa dạng của chúng giữa các khu vực nghiên cứu, tạo cơ sở cho nghiên cứu sau này về phân loại, sinh học và sinh thái của các loài ong thuộc họ Chrysididae. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu nhằm đưa ra những dẫn liệu mới về thành phần và phân bố của các loài ong xanh thuộc học Chrysididae ở một số khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này tạo tiền đề cho những nghiên cứu về đa dạng sinh học và tiềm năng sinh học của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae nói riêng và tổng họ Chrysidoidae nói chung ở Việt Nam. 4. Các điểm mới của luận văn Đây là nghiên cứu đầu tiên về thành phần và sự phân bố của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở một số khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam.
  12. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Vị trí địa lý Theo Cục địa chất Việt Nam cho biết Bắc Bộ nằm ở vùng cực bắc lãnh thổ Việt Nam, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía nam và tây nam giáp với dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình), giáp với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, phía tây giáp chân của dãy Hoàng Liên Sơn và phía đông giáp với Vịnh Bắc Bộ. Chiều dài theo hướng bắc – nam là 1650km, chiều ngang theo hướng đông – tây là 500km và rộng nhấ so với hai vùng Trung Bộ và Nam Bộ [7]. Theo phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam, miền Bắc Việt Nam nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm được tính từ dãy núi Bạch Mã trở ra, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 16o đến 23,5 o vĩ Bắc và từ 102 o đến 108 o kinh Đông. Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích 167,782 km2 và chiếm 4.5% diện tích cả nước. Đồng bằng có dạng hình tam giác, đỉnh là thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía đông. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 15.000 km2) do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, độ cao từ 0.4-12m so với mực nước biển. Liền kề với đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là khu vực Trung du và miền núi có diện tích rộng 102.900 km2, chiếm 30.7% diện tích cả nước. Địa hình ở đây bao gồm các dãy núi cao và hiểm trở, kéo dài từ biên giới phía bắc tới phái tây tỉnh Thanh Hóa. Vùng này từ lâu đã xuất hiện những khu vực đồng cỏ nhưng không lớn lắm và chủ yếu nằm dải rác trên cao nguyên với độ cao 600-700m. Về phía khu vực Đông Bắc phần nhiều là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển Đông, được bao bọc bởi các đảo và quẩn đảo lớn nhỏ. Ở vịnh Bắc Bộ tập trung quần thể bao gồm 3.000 hòn đảo nằm trong các khu vực biển vịnh Hạ Long, Bái
  13. 4 Tử Long, Cát Hải, Cát Bà và Bạch Long Vĩ và nhiều bờ biển đẹp như bờ biển Tà Cổ, Bãi Cháy, Tuần Châu và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh như Cát Bà, Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng, Đồng Châu thuộc tỉnh Thái Bình, Hải Định, Quất Lâm thuộc thành phố Nam Định. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực Đông Bắc và Tây Bắc do thời gian nghiên cứu có hạn và các mẫu vật được kế thừa từ các đồng nghiệp cũng như mẫu vật thu được từ các chuyển thực địa đều được ghi nhận ở khu vực này. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Miền Bắc có vùng đồi núi tạo thành dạng cung tròn xung quanh biên giới phía Bắc của Việt Nam, mặc dù các khu vực miền núi này cao hơn và chiều rộng của cung tròn này mở rộng ra ở phía Bắc và phía Tây. Bên trong cung tròn này là châu thổ sông Hồng rộng lớn. Những đồi thấp và tròn cao 150-200m trên mực nước biển và những thung lũng hẹp tạo thành vùng trung du chuyển tiếp giữa vùng phía trên của châu thổ và vùng núi. Vùng núi cũng bị cắt bởi một khu vực trũng rộng nằm ở phía Đông từ tỉnh Cao Bằng gần biên giới Trung Quốc kéo dài về phía Nam đến vùng ven biển. Các nhà địa chất mô tả nửa phía Bắc của Việt Nam là “sự pha trộn kiến tạo” bởi vì nó được ghép lại từ nhiều thành phần địa chất và sau đó bị biến đổi, biến dạng và sắp xếp lại qua hàng trăm triệu năm. Được tạo thành từ sự va chạm của mảng Nam Trung Quốc và mảng Đông Dương và sau đó bị biến đổi bởi năng lượng tạo ra do sự va chạm của mảng Ấn Độ vào mảng Âu Á, nó vẫn là vùng có động đất hoạt động cho đến ngày nay. Ở phía Đông của sông Hồng, địa chất của miền Bắc Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc. Ở phía Tây của sông Hồng, vùng tiếp giáp rộng kéo dài xuống phía Nam tới Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, nơi các thành phần của mảng Nam Trung Quốc và mảng Đông Dương cũng như các mảng nhỏ khác trộn lẫn với nhau. Các đứt đoạn và nếp oằn rộng được hình thành trong khu vực này, chủ yếu trong thời kỳ sau sự
  14. 5 tác động của mảng Ấn Độ vào châu Á 50 triệu năm trước tạo ra một loạt các núi vào thung lũng chạy song song theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Việc tích lũy các chuyển động kiến tạo và các quá trình biến dạng lâu dài đã tạo địa hình phức tạp và sự pha trộn của nhiều nguồn gốc địa chất khác nhau ở miền Bắc Việt Nam. Châu thổ sông Hồng là khu vực rộng lớn, phẳng và có hình tam giác có đỉnh tại Việt Trì, 55km về phía Tây Bắc của Hà Nội. Có ranh giới ở phía Đông Bắc là sông Thái Ninh và ở phía Tây Nam là sông Hồng, châu thổ này có diện tích 17.321 km2 và với đường bờ biển chạy dài gần 300km. Các vùng cửa sông, bãi bồi, đụn cát và bãi biển nằm dọc theo bờ biển này nơi rất nhiều các ao nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm) đã thay thế các khu rừng ngập mặn tự nhiên. Các đồi thấp cao khoảng 10m bao quanh các vùng đất phù sa rộng lớn và cao không quá 3-5m trên mực nước biển. Các khu vực ven biển ở phía Bắc và phía Nam cũng giống như những khu vực ven biển của vùng châu thổ nhưng có thêm các vách đá vôi và các phá. Hàng nghìn đảo ngoài khơi nằm rải rác ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc của Việt Nam có kích thước khác nhau từ những mỏm đá nhỏ cho đến đảo Cát Bà có diện tích 285 km2 và là một phần của vịnh Hạ Long rộng 2.500 km2. Đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc Việt Nam là địa hình đá vôi rộng lớn bao gồm các khu vực đá vôi lởm chởm bị sói mòn thành các tháp, đồi, hang và các đường ngầm. Từ phần nửa cuối của kỷ Devon (370-360 triệu năm trước đây) đến đầu kỷ Triat (245-224 triệu năm trước đây), phần lớn miền Bắc và miền Trung Việt Nam được bao phủ bởi các biển nông và các biển này đã để lại những trầm tích đá vôi rộng lớn, cao tới 3.000m ở một số khu vực. Khi bị tiếp xúc với nước mưa do đất bị sói mòn và do phay nghịch kiến tạo, bề mặt đá dần dần bị phân hủy. Các núi đá vôi ở vịnh Hạ Long nằm kế tiếp nhau ngoài khơi bờ biển Đông Bắc có lẽ là địa hình đá vôi nổi tiếng nhất và đáng chú ý nhất ở Việt Nam. Đảo Cát Bà là trung tâm của khối núi mà ngày nay phần lớn đã chìm. Khối núi này ngày nay chỉ còn là những đỉnh đồi nổi lên rải rác với chiều cao
  15. 6 khác nhau trên đáy biển phẳng có độ sâu 2-25m nằm bên dưới. Địa hình đá vôi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam phức tạp hơn so với địa hình phía Tây Bắc và gồm có nhiều dạng hơn, như dạng tháp lởm chởm, núi dạng khối tròn, dạng nón, dạng lõm có nền phẳng và hang. Ở đây, hai cấu trúc địa hình đá vôi lớn, Cao Bằng và Bắc Sơn, có chiều cao 1.000m trên mực nước biển và các đỉnh của chúng cao hơn từ 100-600m so với các vùng thung lũng nằm xen kẽ và các vùng lõm phẳng. Vùng Tây Bắc của Việt Nam cũng có những địa hình đá vôi quan trọng, trong đó có vùng cao nguyên rộng lớn nhưng bị chia cắt thành nhiều phần chạy dọc theo sông Đà từ biên giới Trung Quốc đến bờ biển. Những địa hình đá vôi bị sói mòn nhiều cũng phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Địa hình nổi bật ở phía Tây của sông Hồng là dãy Hoàng Liên Sơn, là phần kéo dài tận cùng phía Đông Nam của dãy Himalaya. Cấu trúc bằng đá granit này chạy dọc theo bờ phía Tây của sông Hồng xấp xỉ khoảng 675km về phía Đông Nam từ biên giới Trung Quốc. Phần lớn dãy này nằm trên 2.000m với nhiều đỉnh tới độ cao từ 2.500m đến hơn 3.000m, trong đó có Fan Si Pan, đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam có chiều cao 3.143m. Địa hình granit của dãy Hoàng Liên Sơn có niên đại từ 80-29 triệu năm trước đây, và dãy núi này được hình thành bởi các hoạt động kiến tạo bắt đầu khoảng 65 triệu năm trước đây và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Các đỉnh núi cao sắc nhọn và các hẻm núi dốc và sâu cho thấy quá trình hình thành diễn ra khá nhanh và sự sói mòn chỉ diễn ra gần đây. Phía Nam và phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn là sông Đà và một loại đá vôi khác pha trộn với các loại đá cổ hơn. Khối núi Việt Bắc, cấu trúc đá granit nằm gần biên giới Trung Quốc, bao gồm đỉnh Tây Côn Lĩnh ở độ cao 2.419m, nằm ở phía Đông Bắc của đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam. Khối núi Tam Đảo nằm riêng lẻ có độ cao trên 1500m ở bên rìa của châu thổ sông Hồng cũng là địa hình đáng chú ý và là một trong các hệ sinh thái được nghiên cứu kỹ ở Việt Nam. Tầng đất trên cùng của châu thổ sông Hồng còn trẻ, được hình thành từ kỷ Thứ Tư (2,6 triệu năm trước đây) đến nay và có chứa hàm lượng phù sa và cát
  16. 7 lớn. Phù sa chứa trầm tích mịn, dạng bùn và hơi có tính axit được bồi đắp bởi các con sông chảy xiết trong khu vực này và thích hợp cho việc trồng lúa. Tuy nhiên, cát có hàm lượng chất hữu cơ thấp và hơi có tính kiềm khiến nó không phù hợp lắm cho nông nghiệp. Sự màu mỡ của vùng châu thổ thay đổi theo vị trí chủ yếu do nguồn phù sa. Đáng tiếc là, hệ thống đê rộng lớn để bảo vệ đất canh tác khỏi lũ lụt cũng đã ngăn cản việc bồi đắp của phù sa giàu chất dinh dưỡng mà ban đầu đã tạo nên sự màu mỡ của vùng châu thổ. Có lẽ là các dạng than bùn cũng đã từng được hình thành trong vùng châu thổ trước khi vùng này bị biến đổi sang sản xuất nông nghiệp. Phần lớn các tầng đất trên núi đã bị bào mòn nhiều, có hàm lượng dinh dưỡng thấp, và rất dễ bị sói mòn khi đất bị chặt hết cây. Chất lượng đất thấp hạn chế sự phát triển của mùa màng và có lẽ là nguyên nhân gây ra tỷ lệ bướu cổ cao ở vùng này – đây là bệnh gây ra do thiếu Iôt trong khẩu phần ăn. Các ôxit sắt và nhôm tạo ra mầu đỏ của đất mà từ đó sông Hồng được đặt tên. Miền Bắc Việt Nam chứa phần lớn lượng than của cả nước; những vỉa than antraxit lớn ở tỉnh Quảng Ninh chiếm 98% trữ lượng than có chất lượng cao này của cả nước. Miền Bắc cũng có nhiều sắt, thiếc, than chì và apatit. Khí hậu ở miền Bắc Việt Nam có quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Trong khi một phần khu vực duyên hải chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu nhiệt đới và gió mùa ẩm từ đất liền. Khí hậu lạnh (tương đối) và thay đổi theo mùa gây ra bởi gió mùa Đông Bắc mang không khí lanh từ vùng ven cao nguyên Tây Tạng xuống Việt Nam trong mùa đông (tháng 12 đến tháng 2 hoặc tháng 3). Nhiệt độ trung bình hàng ngày ở Hà Nội là 16.5-20 oC trong những tháng này và tăng lên đến 27.3-29 oC từ tháng 5 đến tháng 8. Không giống như những vùng châu thổ lớn khác ở vùng lục địa Đông Nam Á (Mê Kông, Chao Phraya, Irrawaddy), thời tiết mùa đông đủ lạnh để gây ảnh hưởng đến việc trồng lúa. Gió mùa đông cũng khá khô và phần lớn miền Bắc Việt Nam hứng chịu mùa khô trong những tháng này. Đến cuối mùa đông (tháng 2 đến
  17. 8 tháng 3) mưa phùn kéo dài ở vùng đồng bằng diễn ra trước những tháng mùa hè nóng, ẩm, và mưa nhiều. Sự thay đổi về thời tiết gây ra do gió mùa Tây Nam nóng thổi vào lục địa từ biển phía Nam. Bão (khí xoáy tụ ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương) xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và có thể gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở châu thổ sông Hồng. Bên trong kiểu khí hậu cơ bản này, lượng mưa và chế độ nhiệt độ ở miền Bắc Việt Nam thay đổi rất lớn. Ở độ cao trên 2.000m, dãy Hoàng Liên Sơn không có mùa khô và nhiệt độ thường xuống dưới 0 oC trong các tháng 12 và tháng 1 và có tuyết rơi từ 1 đến 3 ngày trong năm. Những điều kiện khí hậu này giống với khí hậu ôn đới ở Trung Quốc hơn là khí hậu cận nhiệt đới và phần nào đóng vai trò tạo ra những quần xã thực vật riêng biệt phân bố trên những sườn núi này. Lượng mưa có xu hướng tăng theo hướng Đông Bắc từ Hà Nội đến biên giới Trung Quốc. Móng Cái nằm ở điểm cực Đông của miền Bắc Việt Nam có lượng mưa trung bình 2.749mm và có ba tháng mùa khô hàng năm. Trong toàn bộ khu vực này, lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi từ mức thấp 1.127mm ở Nam Định nằm ở phía Đông Nam của Hà Nội gần vùng ven biển, đến mức cao 4.802mm ở Bắc Quang nằm ở chân của khối núi Việt Bắc thuộc tỉnh Hà Giang. Khí hậu vùng Bắc Bộ còn thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 con bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng. 1.1.3. Dân cư Tính đến thời điểm ngày 01/04/2009 dân số Việt Nam là 86.789.573 người. Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất có tới 19.577.944 người (khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 18.835.485 người, đồng bằng sông Cửu Long 17.178.871 người). Ba tỉnh có dân số thấp nhất là Điện Biên, Lai Châu và Bắc Kạn đều dưới 500.000 người. Khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư dày đặc nhất (khoảng 1225 người/ km2). Dân số khu vực thành thị chiếm 29.2% dân số toàn Bắc Bộ và
  18. 9 có tốc độ gia tăng ở mức cao, bình quân có thêm 3.4%/năm (tỷ lệ gia tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0.4%/năm). Trong khi đó ở khu vực Trung du và miền núi với diện tích rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú lại thiếu nguồn ngân lực khai thác và có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng. 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.2.1. Khái quát về các loài ong thuộc họ Chrysididae Họ Ong xanh Chrysididae thuộc tổng họ Chrysidoidea, bộ Cánh màng (Hymenoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân khớp (Arthropoda). Cơ thể của chúng chia ra làm 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng. Hình 1.1. Cấu tạo cơ thể của ong xanh (Nguồn: Kimsey & Borhart, 1991) a) Phần đầu Râu đầu bao gồm đốt gốc râu, đốt chuyển và 11 đốt roi râu. Đốt roi râu thường được tính từ đốt thứ 3 (sau đốt gốc và đốt chuyển). Hình dạng
  19. 10 và kích thước râu đầu của các loài, con đực và con cái cùng một loài là không giống nhau. Thông thường, râu đầu con đực phát triển hơn, số đốt và tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí nhiều hơn so với con cái cùng loài. Vì vậy, có thể dựa vào đặc điểm râu đầu để phân biệt giữa các loài và phân biệt con đực với con cái ở cùng một loài ong xanh thuộc họ Chrysididae. Hình 1.2. Cấu tạo râu đầu (Nguồn: Kimsey & Borhart, 1991) Đầu nhìn từ phía trước có 2 mắt kép ở mỗi bên và có 3 mắt đơn tạo thành đỉnh của một tam giác nhỏ. Mắt kép gồm rất nhiều mắt đơn gộp lại, mỗi mắt đơn là một thấu kính trong suốt, tầng tế bào thị giác và các dây thần kinh thị giác. Mắt kép giúp ong phân biệt được các đối tượng ở xa và các mắt đơn tạo điều
  20. 11 kiện cho mắt kép thực hiện chức năng của nó hoàn hảo hơn. Đầu nhìn từ phía sau có gờ viền gáy, gờ viền này có thể kéo dài và liền xuống gần phía gốc hàm trên. Khu scapal basin phát triển với những lông trắng là đặc điểm phân loại quan trọng cho từng loài. Phần trán có TFC xuất hiện nhiều ở các loài thuộc giống Chrysis. Ngoài ra còn có các bộ phận: gờ má, má, hàm trên, môi, mảnh gốc môi. Hình 1.3. Phần đầu của ong xanh (Nguồn: Kimsey & Borhart, 1991) b) Phần ngực Phần ngực của các loài ong thuộc họ Chrysididae bao gồm 3 đốt: đốt ngực trước (pronotum), đốt ngực giữa (mesonotum) và đốt ngực sau (metanotum). Đốt ngực giữa bao gồm mảnh ngực giữa mesoscutum và tấm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2