Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý tổng hợp hệ sinh thái núi nam Trường Sơn nhằm bảo tồn và khai thác bền vững
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái cảnh quan góp phần bảo tồn Cơ sở khoa học Sinh thái cảnh quan, phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp, quý hiếm tại VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai góp phần bảo tồn Đa dạng sinh học
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý tổng hợp hệ sinh thái núi nam Trường Sơn nhằm bảo tồn và khai thác bền vững
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Tên đề tài Cơ sở khoa học Sinh thái cảnh quan phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp, quý hiếm tại VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai góp phần bảo tồn Đa dạng sinh học HÀ NỘI, 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Tên đề tài Cơ sở khoa học Sinh thái cảnh quan phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp, quý hiếm tại VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai góp phần bảo tồn Đa dạng sinh học Học viên : Đỗ Danh Kiên Đơn vị công tác : Trường THPT Thái Phiên Hải Phòng Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quý Quỳnh Hà Nội, 2018
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên của nhiều nhà khoa học và bạn bè và các cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.Hà Quý Quỳnh (Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ - Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam), người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn cơ sở đào tạo Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc và thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ của đề tài : “Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý tổng hợp hệ sinh thái núi nam Trường Sơn nhằm bảo tồn và khai thác bền vững ” đã hỗ trợ cung cấp số liệu, tư liệu tạo điều kiện để tôi thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả người thân, gia đình, bạn bè, những người đã động viên, ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018 Tác giả i
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học ĐTQHR Điều tra qui hoạch rừng GPS Hệ thống định vị toàn cầu HTĐ Hệ tọa độ HTTĐL (GIS) Hệ thống thông tin địa lý IUCN Hiê ̣p hô ̣i Bảo vê ̣ Thiên nhiên Thế giới VQG Khu bảo tồn thiên nhiên SĐVN Sách Đỏ Việt Nam VQG Vườn quốc gia CSDL Cơ sở dữ liệu STCQ Sinh thái cảnh quan STH Sinh thái học PTBV Phát triển bền vững VU Sẽ nguy cấp EN Nguy cấp CR Cực kỳ nguy cấp NT Sắp bị đe dọa hoặc nguy cơ nhẹ LC Ít quan tâm LR Ít nguy cấp ii
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3 4. Giới hạn đề tài ................................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ..................................................... 3 5.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................ 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 4 6. Cấu trúc của luận văn: ....................................................................................... 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 5 1.1. SINH THÁI HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ...................... 5 1.1.1. Sinh thái học ................................................................................................ 5 1.1.2. Đa dạng sinh học ......................................................................................... 5 1.1.3. Đa dạng sinh ở Việt Nam ............................................................................ 6 1.1.3.1. Đa dạng loài ............................................................................................. 6 1.1.3.2. Đa dạng hệ sinh thái ................................................................................. 6 1.1.4. Bảo tồn ĐDSH ............................................................................................ 6 1.1.4.1 Khái niệm .................................................................................................. 6 1.1.4.2. Bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam...................................................................... 7 1.1.4.3. Phát triển bền vững .................................................................................. 8 1.2. SINH THÁI CẢNH QUAN. ........................................................................ 9 1.2.1. Khái niệm sinh thái cảnh quan .................................................................... 9 1.2.2. Cấu trúc và chức năng của sinh thái cảnh quan ........................................ 11 1.3. NGHIÊN CỨU THÚ. ................................................................................. 12 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 13 iii
- 1.4.1. Phương pháp thống kê ............................................................................... 13 1.4.2. Phương pháp bản đồ .................................................................................. 14 1.4.3. Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lí .................................... 14 1.4.4. Phương pháp nghiên cứu khảo cứu ........................................................... 14 1.4.4.1 Điều tra phân bố thú ................................................................................ 14 1.4.4.2. Điều tra đánh giá sinh cảnh .................................................................... 15 CHƯƠNG II: NHÂN TỐ HÌNH THÀNH SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ KHU HỆ THÚ VQG KON KA KINH ............................................................ 17 2.1. NHÂN TỐ HÌNH THÀNH SINH THÁI CẢNH QUAN ........................ 17 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 17 2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 17 2.1.1.2. Phạm vi ranh giới, diện tích ................................................................... 17 2.1.1.2. Địa hình .................................................................................................. 24 2.1.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 28 2.1.1.4. Thủy văn ................................................................................................. 29 2.1.1.5. Dân số, dân tộc, lao động ....................................................................... 30 2.1.2. Thảm thực vật............................................................................................ 35 2.1.2.1. Phân loại thảm thực vật .......................................................................... 35 2.1.2.2. Lớp quần hệ rừng kín ............................................................................. 36 2.1.2.3. Lớp quần hệ rừng thưa ........................................................................... 45 2.1.2.4. Lớp quần hệ thảm cây bụi ...................................................................... 48 2.1.2.5. Lớp quần hệ cỏ ....................................................................................... 51 2.1.2.6. Các kiểu khác ......................................................................................... 53 2.1.3. Hệ thực vật ................................................................................................ 57 2.2. KHU HỆ THÚ Ở VQG KON KA KINH ................................................. 58 2.2.1. Thành phần loài thú ................................................................................... 58 2.2.2. Các loài thú quý hiếm ở VQG Kon Ka Kinh ............................................ 60 2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI THÚ QUAN TRỌNG Ở VQG KON KA KINH ....................................................................................... 65 2.3.1. Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea (Nadler, 1997)) ............... 65 iv
- 2.3.2 Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes (Milne-Edwards, 1871).................. 66 2.3.3. Vượn đen má vàng - Nomascus gabriellae (Thomas, 1909).................... 67 2.3.4. Tê tê giava - manis javanica Desmarest, 1822 ......................................... 68 2.3.5. Sói đỏ - Cuon alpinus (Pallas, 1811)........................................................ 69 2.3.6. Bò rừng - Bos javanicus S’Alton, 1823 .................................................. 69 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 71 3.1. HỆ THỐNG SINH THÁI CẢNH QUAN VQG KON KA KINH ......... 71 3.1.1. Chỉ tiêu phân hạng sinh thái cảnh quan .................................................... 71 3.1.2. Đặc điểm hệ thống cảnh quan VQG Kon Ka Kinh ................................... 75 3.2. ĐA DẠNG SINH HỌC Ở CÁC KIỂU SINH THÁI CẢNH QUAN ..... 79 3.3. PHÂN BỐ CÁC LOÀI THÚ QUÝ HIẾM THEO SINH CẢNH SỐNG ............................................................................................................................. 80 3.4. QUẢN LÝ BẢO TỒN Ở VQG KON KA KINH ..................................... 89 3.4..1. Săn bắn, bẫy các loài thú .......................................................................... 89 3.4.2. Khai thác lâm sản ...................................................................................... 90 3.4.3. Thể chế chính sách .................................................................................... 90 3.4.4. Cơ sở Sinh thái phục vụ quản lý và bảo tồn các loài thú .......................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 94 v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích Vườn quốc gia Kon Ka Kinh theo xã ................................. 19 Bảng 2.2: Diện tích phân khu chức năng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh ............ 20 Bảng 2.3: Dân số mật độ và diện tích các xã ở VQG Kon Ka Kinh ................... 30 Bảng 2.4: Diện tích các kiểu thảm thực vật VQG Kon Ka Kinh ........................ 38 Bảng 2.5: Cấu trúc thành phần loài thực vật ở VQG Kon Ka Kinh ................... 57 Bảng 2.6: Cấu trúc thành phần loài thú ở VQG Kon Ka Kinh ........................... 58 Bảng 2.7: Thành phần loài thú theo họ ở VQG Kon Ka Kinh ............................ 59 Bảng 2.8: Danh sách các loài thú quý hiếm ở VQG Kon Ka Kinh .................... 63 Bảng 2.9: Danh sách các loài thú quý hiếm ở VQG Kon Ka Kinh .................... 65 Bảng 3.1: Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại sinh thái cảnh quan ............... 74 Bảng 3.2: Diện tích các kiểu sinh thái cảnh quan VQG Kon Ka Kinh ............... 77 Bảng 3.3: Số loài động vật theo kiểu sinh thái cảnh quan ở VQG Kon Ka Kinh79 Bảng 3.4: Chỉ tiêu mức độ thích hợp sinh thái cảnh quan, đai cao với các loài thú81 Bảng 3.5: Ma trận về mức độ phù hợp của các loài với các sinh cảnh ............... 82 Bảng 3.6: Ma trận về mức độ phù hợp của các loài với đai cao ......................... 82 Bảng 3.7: Mức độ thích hợp của theo sinh cảnh sống loài Chà vá chân xám .... 83 Bảng 3.8: Mức độ thích hợp của theo sinh cảnh sống loài Chà vá chân đen ..... 84 Bảng 3.9: Mức độ thích hợp của theo sinh cảnh sống loài Vượn đen má vàng . 85 Bảng 3.10: Mức độ thích hợp của theo sinh cảnh sống loài Tê tê java .............. 86 Bảng 3.11. Mức độ thích hợp của theo sinh cảnh sống loài Sói đỏ .................... 87 Bảng 3.12. Mức độ thích hợp của theo sinh cảnh sống loài Bò rừng ................. 88 vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu .................................................................. 16 Hình 2.1: Bản đồ vị trí VQG Kon Ka Kinh ........................................................ 18 Hình 2.2: Bản đồ phân khu chức năng VQG Kon Ka Kinh................................ 22 Hình 2.3: Bản đồ phân vùng VQG Kon Ka Kinh ............................................... 23 Hình 2.4: Bản đồ các xã VQG Kon Ka Kinh ...................................................... 24 Hình 2.5: Mô Hình số độ cao VQG Kon Ka Kinh .............................................. 25 Hình 2.6: Bản đồ các bậc địa hình VQG Kon Ka Kinh ..................................... 28 Hình 2.7: Biểu đồ diện tích các kiểu rừng ở VQG Kon Ka Kinh, 2018 ............. 37 Hình 2.8: Rừng kín tự nhiên cây lá rộng VQG Kon Ka Kinh ............................ 38 Hình 2.9: Rừng kín tự nhiên cây lá rộng VQG Kon Ka Kinh ............................ 39 Hình 2.10: Tầng dưới tán rừng kín thường xanh VQG Kon Ka Kinh ................ 41 Hình 2.11: Tâng thảm tươi Kon Ka Kinh. .......................................................... 42 Hình 2.12: Tầng thảm tươi VQG Kon Ka Kinh.................................................. 42 Hình 2.13: Tán loài thông ở Rừng Kon Ka Kinh ................................................ 44 Hình 2.14: Thông ở VQG Kon Ka Kinh ............................................................. 44 Hình 2.15: Rừng thưa VQG Kon Ka Kinh ......................................................... 46 Hình 2.16: Bản đồ Ảnh vệ tinh Landsats VQG Kon Ka Kinh, 2018 .................. 47 Hình 2.17: Thảm cây bụi VQG Kon Ka Kinh .................................................... 48 Hình 2.18: Trảng cỏ VQG Kon Ka Kinh ............................................................ 49 Hình 2.19: Thực vật ven bờ nước VQG Kon Ka Kinh ....................................... 50 Hình 2.20: Thực vật ven bờ nước VQG Kon Ka Kinh ....................................... 50 Hình 2.21: Trảng cỏ VQG Kon Ka Kinh ............................................................ 52 Hình 2.22: Bản đồ Thảm thực vật VQG Kon Ka Kinh....................................... 53 Hình 2.23: Thực vật ven bờ nước VQG Kon Ka Kinh ....................................... 55 Hình 2.24: Cây trồng VQG Kon Ka Kinh .......................................................... 55 Hình 2.25: Cây trồng nông nghiệp VQG Kon Ka Kinh ..................................... 56 Hình 2.26: Thôn Con Loc 1 VQG Kon Ka Kinh ................................................ 56 Hình 3.1. Ma trận sinh thái cảnh quan VQG Kon Ka Kinh ................................ 73 vii
- Hình 3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan VQG Kon Ka Kinh ................................. 75 Hình 3.3: Bản đồ sinh cảnh thích hợp loài Chà vá chân xám ............................. 84 Hình 3.4: Bản đồ sinh cảnh thích hợp loài Chà vá chân đen .............................. 85 Hình 3.5: Bản đồ sinh cảnh thích hợp loài Vượn đen má vàng .......................... 86 Hình 3.6: Bản đồ sinh cảnh thích hợp loài Tê tê java ......................................... 87 Hình 3.7: Bản đồ sinh cảnh thích hợp loài Sói đỏ .............................................. 88 Hình 3.8: Bản đồ sinh cảnh thích hợp loài Bò rừng............................................ 89 viii
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Quyết định số 218/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, nêu rõ mục tiêu: “Đến năm 2020, các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa được tiếp cận các phương thức quản lý mới như đồng quản lý, chia sẻ lợi ích; Kiểm soát được các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; Bảo tồn và phát triển số lượng các loài quý, hiếm đang suy giảm và bị đe dọa tuyệt chủng; Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thông qua các chương trình, dự án, nâng cao năng lực quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa”. Tiếp cận loài, tiếp cận hệ sinh thái là những tiếp cận truyền thống trong bảo tồn Đa dạng sinh học. Để đánh giá sự giàu có về Đa dạng sinh học của 1 khu vực các nhà khoa học thường nghiên cứu, thống kê lập danh sách thành phần loài động thực vật của khu vực, đánh giá mức độ quan trọng của các loài theo tiêu chí của IUCN, Sách đỏ Việt Nam. Trong nghiên cứu bảo tồn, tiếp cận hệ sinh thái, các nhà khoa học nghiên cứu sinh cảnh sống của các loài quan trọng từ đó có kế hoạch khoanh vùng bảo vệ. Các tiếp cận này chưa xem xét các hợp phần, cấu thành lãnh thổ như địa hình, khí hậu, thủy văn và con người tác động đến lãnh thổ VQG. Tiếp cận sinh thái cảnh quan dựa trên xem xét mọi hợp phần cấu thành lãnh thổ, mọi nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật. Phân tích mọi nhân tố cấu thành VQG, xác định các mối quan hệ giữa các hợp phần để tìm ra những đặc trưng của từng đơn vị lãnh thổ. Từ đặc điểm đặc trưng này, kết hợp với nghiên cứu về đặc trưng sinh thái của các loài sinh vật người nghiên cứu sẽ xác định được vùng có điều kiện thích hợp cho loài sinh sống và phát triển cũng như những mối đe dọa đối với loài sinh vật cần bảo tồn. 1
- Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai, tọa độ địa lý: từ 14°09' đến 14°30' vĩ độ Bắc; 108°16' đến 108°28' kinh độ Đông. Diện tích của VQG là 41780 ha. VQG bao phủ dãy núi Kon Ka Kinh, cao trung bình 1200- 1500m, đỉnh cao 1748m, chia cắt cao nguyên PleiKu và cao nguyên Kon Hà Nừng [43]. Tiếp cận Sinh thái cảnh quan (STCQ) trong bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) là nghiên cứu tổng hợp tác động tương hỗ giữa các yếu tố Địa chất, Địa lý, Khí hậu, Thủy văn, Thổ nhưỡng, hoạt động bảo tồn ở Vườn quốc gia (VQG) từ đó định đặc điểm của đơn vị sinh thái cảnh quan, yêu cầu sinh thái của các loài sinh vật. Tìm ra mối quan hệ hợp quy luật, đây là cơ sở khoa học cho việc quản lý, giám sát và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường của VQG, [43]. Trên cơ sở đó học viên chọn đề tài “Cơ sở khoa học Sinh thái cảnh quan phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp, quý hiếm tại VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai góp phần bảo tồn Đa dạng sinh học”. nhằm phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH, bảo vệ các loài thú nguy cấp quí hiếm ở VQG. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu: - Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái cảnh quan góp phần bảo tồn Cơ sở khoa học Sinh thái cảnh quan, phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú nguy cấp, quý hiếm tại VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai góp phần bảo tồn Đa dạng sinh học Nội dung nghiên cứu: - Tổng quan về nghiên cứu cảnh quan và sinh thái cảnh quan ở Việt Nam - Tổng quan sinh thái học, đa dạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. - Làm rõ nhân tố thành tạo, đặc điểm tự nhiên của các đơn vị sinh thái cảnh quan trong vùng nghiên cứu - Tổng hợp, đánh giá Sinh thái cảnh quan VQG phục vụ nghiên cứu phân bố các loài thú, quan trọng, quý hiếm Xác định thành phần loài thú nguy cấp quí hiếm ở VQG Kon Ka Kinh theo 2
- tiêu chí Sách Đỏ Việt Nam (SĐVN) 2007, Danh lục đỏ IUCN 2017 và Nghị định 32-2006. Xác định các điều kiện sinh thái chính liên quan tới phân bố các loài thú ở VQG Kon ka Kinh. + Phân tích mối quan hệ sinh thái của các loài thú quan trọng và đặc điểm sinh thái cảnh quan. + Nghiên cứu phân bố các loài thú quan trọng và đặc điểm sinh thái cảnh quan. + Định hướng kế hoạch hành động phục vụ quản lý, bảo tồn các loài thú quan trọng, quý hiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển VQG. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thành lập bản đồ sinh cảnh và sinh thái cảnh quan VQG Kon Ka Kinh. Đánh giá phân bố từng loài thú nguy cấp quí hiếm theo sinh thái cảnh quan. Thành lập bản đồ đai cao của VQG và đánh giá phân bố của từng loài thú nguy cấp quí hiếm theo độ cao. 4. Giới hạn đề tài Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai, tọa độ địa lý: từ 14°09' đến 14°30' vĩ độ Bắc; 108°16' đến 108°28' kinh độ Đông. Diện tích của VQG là 41780 ha. Giới hạn nội dung: Đề tài chỉ tập trung phân tích đặc điểm sinh thái của các loài thú nguy cấp quí hiếm; điều kiện Sinh thái cảnh quan ảnh hưởng tới phân bố của từng loài thú và định hướng vùng ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Kon Ka Kinh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5.1. Ý nghĩa khoa học Vận dụng cơ sở lí luận sinh thái cảnh quan để phân tích đặc điểm địa lý tự nhiên, các yếu tố sinh thái động vật, sử dụng công nghệ HTTĐL, công nghệ thông tin để phân tích không gian phân bố các loài thú nguy cấp quý hiếm ở VQG Kon Ka Kinh. 3
- 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH ở VQG Kon Ka Kinh. 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương II: Nhân tố hình thành STCQ và khu hệ thú VQG Kon Ka Kinh Chương III: Kết quả nghiên cứu 4
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. SINH THÁI HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1.1. Sinh thái học Sinh thái học (STH) là nghiên cứu về quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, sinh vật với sinh vật ở mọi tổ chức từ cá thể, quần thể, đến quần xã và hệ sinh thái. Hệ sinh thái (HST) do nhà sinh thái học Anh Tansley đề xuất là “một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vô cơ nơi chúng sinh sống (khí hậu, đất)”, sau đó được các nhà sinh thái học Mỹ kế thừa và phát triển. Khái niệm này tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố vô sinh với các yếu tố hữu sinh. Nghiên cứu của Holling cũng đưa ra kết luận: mọi hệ sinh thái đều được điều khiển và tổ chức bởi các loài sinh vật ưu thế và các quá tình vô sinh đặc thù để tạo thành cấu trúc cảnh quan ở tỷ lệ khác nhau. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định, đa dạng về loài và các chu trình vật chất [49]. 1.1.2. Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái, là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người, sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Thuật ngữ “đa dạng sinh học” (biodiversity, biology diversity) lần đầu được Norse và McManus đưa ra, bao hàm 2 khái niệm có liên quan với nhau là đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong 1 loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Đến nay đã có nhiều định nghĩa cho thuật ngữ này. Theo Công ước ĐDSH (1992) “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên” [27]. Từ góc độ này, có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả 3 mức độ: mức độ phân tử (đa dạng di truyền), mức độ cơ thể (đa dạng loài) và mức độ HST (đa dạng HST). 5
- 1.1.3. Đa dạng sinh ở Việt Nam Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao trên thế giới. Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu… của Việt Nam góp phần tạo nên sự đa dạng về HST và các loài sinh vật. Việt Nam là giao điểm của các hệ động thực vật huộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Indo - Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong các khu vực có tính ĐDSH cao của thế giới với khoảng 10% số loài sinh vật trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền trên thế giới [7]. 1.1.3.1. Đa dạng loài Số lượng loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn, cấu trúc loài đa dạng, có loài có nhiều dạng sống, khả năng thích ứng cao, có đặc tính chống chịu cao đối với các thay đổi của yếu tố và điều kiện ngoại cảnh, đã xác định ở Việt Nam có hơn 10.000 loài thực vật, và hơn 10.000 loài động vật….[7]. 1.1.3.2. Đa dạng hệ sinh thái ĐDSH ở Việt Nam còn thể hiện ở tính phong phú của các HST. Các hệ sinh thái Việt Nam phần lớn nhạy cảm, tính mềm dẻo sinh thái cao, luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh, năng suất sinh học cao do đó thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài (kể cả tác động của thiên nhiên cũng như những tác động của con người) [7]. 1.1.4. Bảo tồn ĐDSH 1.1.4.1 Khái niệm Bảo tồn ĐDSH bao gồm các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cơ quan thông qua việc bảo tồn các HST và việc khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật. Các Hình thức bảo tồn gồm bảo tồn nội vi (In-situ) và bảo tồn ngoại vi hoặc bảo tồn nguyên vị hoặc bảo tồn ngoại vị. Theo WWF (Wolrd Wild Fund for Nature – Quỹ hoang dã) bảo tồn ngoại vị là việc duy trì một loài bằng hình thức nuôi nhốt các loài ng bị đe dọa và sau đó thả chúng vào tự nhiên. Nơi bảo tồn ngoại vị là các vườn nuôi dưỡng động vật, thực vật, các thảo cầm viên…Bảo tồn nguyên vị là quá trình duy trì trạng 6
- thái tự nhiên của các đối tượng bảo tồn ở mức độ tối đa nhất. Nơi bảo tồn nguyên vị lý tưởng nhất là các khu bảo vệ. Bảo tồn nguyên vị là hình thức thực tế nhất, hiệu quả nhất. Trong môi trường tự nhiên của một loài, một đối tượng mới có thể phát triển thông qua các quá trình tự nhiên hoàn thành các vai trò sinh thái của chúng cũng như duy trì tính thích ứng của chúng. Theo Richard P.Primark: Khái niệm bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn tại chỗ dùng để chỉ ra chiến lược tốt nhất nhằm bảo tồn lâu dài các quần xã và quần thể ngay trong điều kiện tự nhiên. Chỉ trong tự nhiên các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hóa đối với môi trường đang thay đổi trong các quần xã tự nhiên của chúng. Bảo tồn chuyển vị (bảo tồn ngoại vị) là những khái niệm dùng để chỉ các hành động bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng trong những điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con người, vườn ươm, bể nuôi, vườn thú, gen,… Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn có hiệu quả nhất toàn bộ tính ĐDSH. Có ý kiến còn cho rằng đó là cách duy nhất để bảo tồn loài bởi vì các nguồn lực và kiến thức mà chúng ta có được chỉ đủ để gìn giữ một phần nhỏ các loài trong điều kiện nhân tạo. Có 3 cách bảo tồn quần xã sinh vật, đó là xây dựng các khu bảo tồn, thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài khu vực bảo tồn và phục hồi các quần xã sinh vật tại nơi cư trú bị suy thoái [27]. 1.1.4.2. Bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam Ở Việt Nam bảo tồn ĐDSH được tiến hành khá sớm với 2 hình thức phổ biến là bảo tồn ngoại vị và bảo tồn nguyên vị. Ngày 17/9/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 192/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống VQG của Việt Nam đến năm 2010. Trước năm 2003 Việt Nam có 3 loại khu bảo vệ đó là: Vườn Quốc gia, VQG, Khu Văn hoá - Lịch sử và Môi trường (Khu bảo vệ cảnh quan). VQG được chia thành hai phân hạng phụ: Khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài/sinh cảnh [57]. Tổng diện tích bảo tồn của Việt Nam đạt khoảng 7,7% diện tích lãnh thổ. Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới “tỉ lệ diện tích bảo tồn thiên nhiên của 7
- một quốc gia nên đạt ở mức lớn hơn 10% diện tích lãnh thổ”. Nhiều Vườn Quốc gia, khu bảo tồn của Việt Nam là di sản thiên nhiên thế giới và Di sản thiên nhiên ASEAN, [7]. 1.1.4.3. Phát triển bền vững Khái niệm “Phát triển bền vững” được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987 trong báo cáo của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) với tiêu đề “Tương lai chúng ta”: Theo đó “PTBV là phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại tới khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của mình”. Các nhà kinh tế học thì diễn đạt một cách khác: “PTBV là sự phát triển đảm bảo sự tăng trưởng về phúc lợi của thế hệ hôm nay nhưng không làm suy giảm lợi ích của thế hệ mai sau”. Theo IUCN sự bền vững của phát triển kinh tế – xã hội có thể được đánh giá bằng những tiêu chuẩn nhất định về kinh tế – xã hội, về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường và tình trạng xã hội. Về kinh tế, việc đầu tư và phát triển nói chung phải mang lại lợi nhuận, phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, giáo dục đào tạo, phúc lợi xã hội phải được chăm lo, các giá trị đạo đức, văn hoá của dân tộc và cộng đồng phải được bảo vệ và phát huy. Về tài nguyên thiên nhiên, các tài nguyên tái tạo phải được sử dụng trong phạm vi khôi phục về số lượng và chất lượng bằng các con đường tự nhiên và nhân tạo. Tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng một cách hạn chế và được thay thế bằng các tài nguyên nhân tạo. Việc sử dụng tài nguyên tái tạo phải đảm bảo bền vững, nằm trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. Theo H. Barton (1996), PTBV là duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống con người về mặt xã hội, kinh tế, môi trường, trong giới hạn khả năng chịu đựng của các HST và cơ sở tài nguyên của môi trường, nghĩa là vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường. Trong quyển “Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên”, Lê Trọng Cúc viết: “PTBV là sự phát triển mà trong đó các giá trị kinh tế, môi trường và xã hội luôn luôn tương tác nhau trong suốt quá trình quy hoạch; phân bố lợi nhuận công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội và khẳng định các cơ hội cho sự phát triển kế tiếp, duy trì một cách liên tục cho thế hệ mai sau” [27]. 8
- Trong đó, kinh tế PTBV là một nền kinh tế tăng trưởng liên tục nhưng không gây ra suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời không gây ra ô nhiễm môi trường. Xã hội PTBV là một xã hội mà trong đó nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao không ngừng, chất lượng môi trường luôn được đảm bảo, xã hội đảm bảo được công bằng cho người dân; PTBV về sinh thái môi trường là bảo vệ được các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, các loài sinh vật tạo nên sinh quyển nằm trong khối thống nhất của các hệ tự nhiên phải được đảm bảo quyền tồn tại dù nó có ý nghĩa như thế nào đối với con người. Chất lượng cảnh quan, đất, nước, không khí được duy trì, góp phần hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội [27]. Tóm lại, PTBV có nhiều quan niệm, nhiều sơ đồ biểu diễn khác nhau. Nhìn chung, PTBV là giải quyết tối ưu sự cân bằng giữa các giá trị về kinh tế – xã hội và môi trường sao cho đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và các cơ hội giữa các tầng lớp xã hội, giới và các thế hệ. 1.2. SINH THÁI CẢNH QUAN. 1.2.1. Khái niệm sinh thái cảnh quan Thuật ngữ và khái niệm đầu tiên về Sinh thái cảnh quan (gọi đầy đủ là sinh thái học cảnh quan, tiếng Anh - Landscape ecology) được nhà địa lý người Đức Troll (1939) [43] sáng tạo ra trong công trình “Quy hoạch hàng không và khoa học môi trường đất”. Tuy nhiên, Troll không cho rằng STCQ là một bộ môn khoa học mới, mà chỉ nhìn nhận là một hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa các quần xã sinh vật với môi trường trong phạm vi một CQ ở các quy mô không gian khác nhau. Mặc dù Troll được coi là cha đẻ của STCQ nhưng bản thân ông chưa đưa ra được một định nghĩa đầy đủ về STCQ. Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên quan niệm và lý luận cụ thể về STCQ hiện nay chưa thực sự thống nhất. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về STCQ mặc dù có nhiều sự khác biệt nhưng tất cả các công trình đó đều có điểm chung về tính liên ngành địa lý học - sinh thái học và chú trọng nhiều đến các đặc trưng sinh thái học và nhân văn của cảnh quan [43]. 9
- Theo Wu (2009), “STCQ nghiên cứu quan hệ giữa cấu trúc không gian và quá trình HST ở các quy mô khác nhau. Các nội dung chủ đạo gồm: đặc tính bất đồng nhất không gian, tương tác cấu trúc - quá trình - quy mô, quy mô không gian; tương tác con người - đất đai; độ bền vững cảnh quan. STCQ cung cấp cơ sở lý luận tổng hợp và kỹ thuật thích hợp phục vụ nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội trong cảnh quan khác nhau, phục vụ cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý hệ sinh thái, quy hoạch, thiết kế cảnh quan và khoa học bền vững” [43]; “STCQ là khoa học nghiên cứu đặc điểm biến đổi không gian trong các cảnh quan theo nhiều quy mô khác nhau, bao gồm các nguyên nhân tự nhiên và xã hội cũng như các hệ quả của cảnh quan bất đồng nhất. Khoa học này có tính chất liên ngành rộng. Những vấn đề khái niệm và lý luận cốt lõi của STCQ liên kết với khoa học tự nhiên với khoa học nhân văn. Những nội dung chủ đạo của STCQ bao gồm: cấu trúc không gian hoặc cấu trúc cảnh quan, các kiểu loại cảnh quan khác nhau, từ cảnh quan rừng nguyên sinh (cảnh quan thuần tuý tự nhiên) tới cảnh quan đô thị (cảnh quan văn hoá bị biến đổi mạnh nhất); mối quan hệ giữa cấu trúc và các quá trình trong cảnh quan; ảnh hưởng của quy mô nghiên cứu và các yếu tố xáo động trong cảnh quan” [43]; “STCQ là các hệ sinh thái có lãnh thổ của cảnh quan, trong đó các cá thể sinh vật tồn tại và phát triển trong môi trường các hợp phần tự nhiên của cảnh quan, giữa tất cả chúng có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau trong phạm vi lãnh thổ của cảnh quan”. “STCQ là khoa học nghiên cứu đặc điểm và ảnh hưởng của cấu trúc cảnh quan tới sinh vật và con người, chức năng cảnh quan và các quá trình HST trong cảnh quan”. Theo định nghĩa này, nghiên cứu STCQ luôn gồm hai nhiệm vụ chính, nghiên cứu tính đặc thù về phân hóa cảnh quan và là nhiệm vụ đầu tiên, tạo cơ sở cho nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ với sinh vật - con người, các quá trình hệ sinh thái trong cảnh quan. Như vậy, STCQ có hai khía cạnh cơ bản là: lãnh thổ CQ và HST của cảnh quan. Hai khía cạnh này độc lập với nhau nhưng liên kết chặt chẽ với nhau trong 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 771 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 211 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 180 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 172 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 123 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 77 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn