Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Đánh giá khả năng phân hủy propanil của dòng vi khuẩn phân lập từ đất đã sử dụng thuốc diệt cỏ
lượt xem 2
download
Mục đích của Luận văn là phân lập được chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy propanil từ đất và đánh giá ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự phân hủy propanil của chúng từ đó áp dụng vào thực tế trong nông nghiệp và xử lý môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Đánh giá khả năng phân hủy propanil của dòng vi khuẩn phân lập từ đất đã sử dụng thuốc diệt cỏ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đậu Thị Hồng Ngọc ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY PROPANIL CỦA DÒNG VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ ĐẤT ĐÃ SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CỎ
- LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC THỰC NGHIỆM Hà Nội 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đậu Thị Hồng Ngọc ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY PROPANIL CỦA DÒNG VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ ĐẤT ĐÃ SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CỎ
- Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8420114 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Hướng dẫn 1: TS. Hà Danh Đức Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy Hà Nội 2020 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “đánh giá khả năng phân hủy propanil của dòng vi khuẩn phân lập từ đất đã sử dụng thuốc diệt cỏ” là công trình nghiên cứu tôi cùng với sự hướng dẫn của TS. Hà Danh Đức và TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy những nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích và dẫn dắt đề tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo hoặc chú thích ngay bên dưới các bảng biểu. Ngoài ra, đối với các tài liệu diễn giải để làm rõ thêm các luận điểm đã phân tích và trích dẫn trong phần phụ lục cũng được chú thích nguồn gốc dữ liệu. Mọi sao chép không hợp lệ, quy phạm quy chế đào tạo hay gian trá tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2020 Tác giả Đậu Thị Hồng Ngọc
- Lời cảm ơn Tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hà Danh Đức và TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu này. Thầy và cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, cách tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, tìm hiểu và giải quyết vấn đề, nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình. Tôi xin cảm ơn Học Viện Khoa Học và Công nghệ, phòng Đào tạo các thầy giáo, cô giáo và cán bộ thuộc Khoa Công nghệ Sinh học tại Học Viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Ngoài ra, để nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu từ cô Nguyễn Thị Oanh và các anh chị tại trường Đại học Đồng Tháp và Trung tâm phân tích Hóa học, Đại học Đồng Tháp. Trong bài luận, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, ban cố vấn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Danh mục bảng
- 6 MỤC LỤC
- 7 MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước nông nghiệp, mỗi năm người dân sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có thuốc diệt cỏ. Năm 2012 lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng là 105.000 tấn [1]. Theo Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT, thuốc trừ cỏ được sử dụng với khoảng 19.000 tấn mỗi năm. Do việc lạm dụng sử dụng thuốc diệt cỏ thường xuyên của người dân dẫn đến các các hoạt chất của chúng không những được phát hiện trong nước bề mặt, nước ngầm mà cả nước uống và còn lắng đọng trong các lớp trầm tích [27]. Ngày nay, propanil là thành phần chính của nhiều loại thuốc diệt cỏ hiện đang lưu hành ở nước ta và trên thế giới. Thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất propanil có tính tiếp xúc, chọn lọc cao dùng để diệt các loại cỏ mà không gây ảnh hưởng đến cây lúa nên được người dân sử dụng nhiều. Propanil trừ cỏ chủ yếu ở giai đoạn hậu nẩy mầm. Thuốc trừ cỏ có chứa propanil nằm trong số 20 loại hóa chất được sử dụng phổ biến nhất trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Hoa Kỳ cũng như ở nước ta [89]. Propanil có công thức hóa học là C9H9Cl2NO, có độ hòa tan trong nước là 225 ppm ở nhiệt độ 25 oC. Propanil có độc tính cao và khó phân hủy trong tự nhiên. Các loại thuốc trừ cỏ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, các loài sinh vật cũng như hệ sinh thái. Đặc biệt, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản ở sông Cửu Long cũng như các nơi khác trên thế giới [1011]. Ở nhiều nơi, cá nuôi hay cá sông bị chết do sự ô nhiễm của thuốc trừ cỏ. Berg et al., 2001 đã tiến hành khảo sát ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, thuốc trừ cỏ chiếm 25% trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng [8].
- 8 Việc sử dụng hóa chất này trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa dẫn đến một lượng lớn tồn lưu trong môi trường nước và trong đất. Propanil được phát hiện trong 162 mẫu nước trồng lúa gạo với nồng độ lên tới 0,03 mg/L. Tại Brazil, lượng propanil trong nước được phát hiện lên đến 3,6 g/L ở khu vực sản xuất nông nghiệp và nhiều nơi khác có nồng độ vượt xa mức cho phép [12]. Nồng độ propanil trong nước ngầm sâu 20 dưới ruộng lúa ở Italy cao nhất là 0,04 µg/L, và trong nước bề mặt dao động từ 0,1 đến 0,228 µg/L [2]. Ngoài ra, chúng còn được phát hiện trong đất [13]. Ở nước ta, năm 2013, nghiên cứu của Toan et al., (2013) đã phát hiện sự có mặt của propanil trong nước ngầm và nước sinh hoạt với nồng độ 0,05 và 0,02 μg/L [6]. Mặc dù nồng độ này nằm trong mức độ cho phép, nhưng chưa có khảo sát về nồng độ propanil trong nước bề mặt cũng như nước uống ở nước ta. Propanil tồn lưu trong nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài động vật có xương sống như chim, cá và các loài động vật không xương sống [14]. Deuel et al., (1977) cho rằng, ở trong nước propanil gây ngộ độc cấp tính đến sinh vật thủy sinh, ngoài ra chúng còn gây tác động mạnh đến tảo và cả san hô [15]. Nghiên cứu trước đây của Richards et al., (2001) cho thấy, sau khi phun thuốc trừ cỏ, propanil có thể xâm nhập vào cơ thể người qua tiếp xúc và hô hấp [16]. Độc tính của chúng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cũng như các loài động vật như gây tổn hại tế bào gan và thận, hệ thống tuần hoàn và miễn dịch [5, 17]. Chính vì tính độc hại cũng như những tồn lưu của propanil trong môi trường, việc tìm ra phương pháp để phân hủy chúng là cần thiết. Konstantinou et al., (2001) cũng như GonzálezSánchez et al., (2014) đã sử dụng các biện pháp hóa học hay vật lý như sử dụng TiO 2 kết hợp với chiếu
- 9 xạ để phân hủy propanil [1819]. Tuy nhiên, các biện pháp vật lý và hóa học thường không thể hay khó áp dụng trong đất. Hơn nữa, biện pháp đắt tiền, dễ tạo ta các chất ô nhiễm trung gian khác [20]. Trong khi đó, biện pháp sinh học, cụ thể là sử dụng vi sinh vật là biện pháp rẻ tiền, nhanh và hiệu quả cao lại phân hủy hoàn toàn được propanil nên được ưa chuộng. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về phân hủy sinh học của hợp chất propanil cũng như các đồng phân của chúng [2123]. Các vi sinh vật có thể sử dụng hoạt chất này như là nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng, qua đó giảm nồng độ hoặc phân hủy hoàn toàn chúng trong môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, luận văn của em đề tài “Đánh giá khả năng phân hủy propanil của dòng vi khuẩn phân lập từ đất đã sử dụng thuốc diệt cỏ” được tiến hành nhằm chọn được các dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy được propanil tốt, góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mục tiêu nghiên cứu Phân lập được chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy propanil từ đất và đánh giá ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự phân hủy propanil của chúng từ đó áp dụng vào thực tế trong nông nghiệp và xử lý môi trường .
- 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. PROPANIL VÀ ỨNG DỤNG 1.1.1. Nguồn gốc của propanil Propanil được phát hiện lần đầu tiên bởi Rohm và Haas năm 1957 [24]. Ngày nay propanil được sử dụng phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Chúng được sản xuất ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và một số nước khác. Ở Việt Nam tuy sử dụng nhiều propanil nhưng chúng ta chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu để sản xuất thuốc diệt cỏ. Hiện tại chưa thấy thống kê nào về sản lượng sản xuất hiện nay nhưng chúng là loại thuốc trừ cỏ được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc diệt cỏ có gốc anilide [9]. Quá trình sản xuất bằng tổng hợp hóa học nhân tạo. Trong quy trình công nghiệp, propanil được tổng hợp qua các giai đoạn bắt đầu từ 1,2 dichlorobenzene, đến 1,2dichloro4nitrobenzene. 1,2dichloro4 nitrobenzene được hydrogen hóa nhóm nitro với sự xúc tác của nickel tạo thành 3,4dichloroaniline. Quá trình acyl hóa nhóm amine bằng propanoyl chloride tạo thành propanil [25]. Quá trình này được được thể hiện ở hình 1.1. Hình 1.. Các giai đoạn bao gồm các hóa chất tạo thành trong quá trình tổng hợp propanil [25] 1.1.2. Tính chất vật lý và hóa học của propanil Propanil có công thức hóa học là C9H9Cl2NO, và công thức hóa học được thể hiện ở hình 1.2. Ở điều kiện thường, propanil là những tinh thể
- 11 màu trắng hoặc nơi nâu. Propanil ít hòa tan trong nước nhưng hòa tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ. Chúng ít bốc hơi trong không khí và có mùi sốc. Các tính chất vật lý khác được mô tả ở bảng 1.1. Hình 1.. Cấu tạo hóa học của propanil. Bảng 1. . Tính chất vật lý của propanil [24]. Đặc tính Đơn vị Số liệu Khối lượng phân tử g/mol 218,08 Khối lượng riêng g/cm3 1,41 Nhiệt độ nóng chảy o C 91 Áp suất bốc hơi mPa ở 25 oC 0,0193 Hệ số phân tán octanol/nước logKOC ở 25 oC 2,29 Hằng số Henry Pa m3/mol 4,4×104 Độ hòa tan mg/L, ở 20 oC Trong nước 95 Trong ethanol 675000 Trong benzene 70000 Trong acetone 1700000
- 12 1.1.3. Cơ chế diệt cỏ của Propanil Cơ chế hoạt động của propanil trong diệt diệt cỏ dại là ức chế quá trình quang hợp và cố định CO2 của chúng. Quá trình quang hợp ở cây xanh gồm hai giai đoạn. Giai đoạn I là các phản ứng quang hợp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và tạo ra các hợp chất cao năng. Ở giai đoạn II, các phân tử này cung cấp năng lượng, nhận và phản ứng với CO2 tạo thành tiền chất carbohydrate. Giai đoạn I của quang hợp, một phân tử diệp lục hấp thụ một photon (ánh sáng) và mất một electron, bắt đầu phản ứng chuỗi vận chuyển điện tử dẫn đến phản ứng ở giai đoạn II. Propanil ức chế các phản ứng trong chuỗi dẫn truyền điện tử và chuyển đổi CO2 thành tiền chất carbohydrate, từ đó kìm hãm sự phát triển của thực vật [26, 27]. Cây lúa gần như không bị ức chế hoặc ức chế không đáng kể với propanil, nhưng hầu hết các loại cỏ dại đều dễ bị tiêu diệt khi bị tác động của propanil. Sự chọn lọc thuốc trừ cỏ propanil là do hoạt động và phân phối của enzyme aryl acylamidase (enzyme AAA). Aryl acylamidase xúc tác thủy phân liên kết amit, nhanh chóng chuyển hóa propanil thành 3,4 dicloroaniline và acid propionic [28]. Cả hai sản phẩm thủy phân không còn có hoạt tính diệt cỏ của propanil ban đầu nên giảm độc tính. Cây lúa chứa nhiều enzym AAA, trong khi cỏ dại bị thiếu các gen mã hóa cho enzyme AAA do đó không chịu đựng được propanil [29]. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc diệt cỏ có chứa propanil và chọn lọc tự nhiên đã khiến một số nhóm cỏ dại trở nên kháng propanil. 1.1.4. Các loại thuốc diệt cỏ sử dụng propanil
- 13 Propanil là thành phần chính của nhiều loại thuốc diệt cỏ hiện đang lưu hành ở nước ta và trên thế giới. Thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất propanil có tính tiếp xúc, chọn lọc cao dùng để diệt các loại cỏ mà không gây ảnh hưởng đến cây lúa. Các loại thuốc diệt cỏ chứa hoạt chất propanil đang lưu hành ở nước ta được trình bày ở bảng 1.2. Bảng 1. . Các loại thuốc diệt cỏ có hoạt chất propanil đang lưu hành ở nước ta Thời điểm sử Tên thuốc Hoạt chất Đặc trị loại cỏ dại dụng Thuốc trừ cỏ lồng Trừ cỏ từ lúc cỏ mới vực, cỏ đuôi phụng, mọc cho đến khi cỏ cỏ cháo, cỏ chác lác có 4 lá (312 ngày sau Butachlor 27.5 khi sạ) % + Propanil Cantanil 27.5 % 550EC
- 14 Thời điểm sử Tên thuốc Hoạt chất Đặc trị loại cỏ dại dụng Diệt được nhiều Sử dụng cho lúa sạ loại cỏ phổ biến và lúa cấy ở giai Butachlor trong ruộng lúa đoạn từ 4 12 ngày, 27.5 % + thuộc cả 3 nhóm tương ứng khi cỏ Propanil 27.5 hòa bản, năn lác và mới mọc, lá còn Pataxim % dạng nhũ lá rộng nhỏ (cỏ có 1 3 lá) 55EC dầu, màu nâu nhạt. Hiệu quả cao trên Thuốc có tác dụng các loại cỏ khó trị: diệt mầm và hậu cỏ chác, cỏ cháo, nẩy mầm cỏ. cỏ lồng vực, cỏ Butachlor đuôi phụng, cỏ lá Butanil 55EC 275g/l + rộng Propanil 275g/l.
- 15 Thời điểm sử Tên thuốc Hoạt chất Đặc trị loại cỏ dại dụng Phòng trừ cùng 1 Phun khi lúa sạ có 2 lúc cả 3 nhóm cỏ 2.5 lá (8 11 ngày hòa bản, lá chắc và sau sạ) . Lúa cấy: 7 lá rộng như lồng 10 ngày sau khi Vitanil 60EC Butachlor 40 vực, cỏ đuôi phụng, cấy. % + Propanil cỏ cháo, cỏ chác, 20 % cỏ lác voi, rau bợ, rau mác bao, cỏ xà bông. Vitanil 60ND trừ Lúa sạ: Lúc cây lúa được cùng một lúc có 22,5 lá (khoảng 3 nhóm cỏ trên 810 ngày sau sạ) ruộng là cả hoà Lúa cấy: Sau khi Butachlor bản, lác, cỏ lá rộng. cây lúa đã hồi sức Vitanil 60ND Ví dụ như cỏ lồng 40%+ (khoảng 710 ngày Propanil 20% vực, cỏ đuôi phụng, sau cấy) cỏ cháo, cỏ chác, rau bợ, rau mác bao, cỏ xà bông.
- 16 Thời điểm sử Tên thuốc Hoạt chất Đặc trị loại cỏ dại dụng Satunil 60EC là Phun thuốc sau khi thuốc trừ cỏ hậu sạ 510 ngày nảy mầm trên ruộng lúa, diệt trừ Propanil hiệu quả các loại Satunil 60EC 200g/l + cỏ hòa bản, cỏ lồng Thiobencarb vực, cỏ đuôi phụng, 400g/l cỏ chác lác, cỏ lá rộng. Diệt trừ cùng lúc 3 Trừ cỏ từ lúc cỏ nhóm cỏ hòa bản, mới mọc cho đến chác lác và lá rộng khi cỏ 4 lá (412 trên ruộng lúa như: ngày sau sạ) Moto tsc Butachlor Cỏ gạo, cỏ đuôi 550ec 275g/l + phụng, cỏ lồng Propanil vực, cỏ cháo, cỏ 275g/l. chác, rau bợ, rau mác bao, cỏ lác, cỏ năn
- 17 Thời điểm sử Tên thuốc Hoạt chất Đặc trị loại cỏ dại dụng Tecogold 610EC Phun thuốc sau khi Phòng trừ cùng 1 sạ 810 ngày lúc cả 3 nhóm cỏ Butachlor hòa bản, lá chắc và TECOGOLD 400g/l + lá rộng như lồng 610EC Pretilachlor vực, cỏ đuôi phụng, 10g/l + cỏ cháo, cỏ chác, Propanil cỏ lác voi, rau bợ, 200g/l rau mác bao, cỏ xà bông. 1.1.5. Propanil trong môi trường và thực phẩm Propanil được phát hiện trong các môi trường như đất, nước, không khí và trong thức ăn. Hiện tại trên thế giới đã khảo sát sự ô nhiễm propanil trong môi trường tự nhiên, nhưng chưa có công bố nào được thực hiện ở nước ta. Nồng độ propanil được phát hiện trong môi trường thường không cao vì chúng dễ phân hủy thành 3,4dichloroaniline, nhưng 3,4 dichloroaniline tích lũy lâu dài trong môi trường. Nồng độ 3,4 dichloroaniline được phát hiện sau khi sử dụng propanil thậm chí còn cao hơn propanil [24].
- 18 Trong môi trường nước, propanil được phát hiện nhiều hơn cả. Trong nước ngầm, propanil được phát hiện ở giếng khoan trong ruộng lúa [2], nơi dẫn và chứa nước [3], giếng khoan nước phục vụ sản xuất [30] với nồng độ cao nhất là 1,6 μg/L [3]. Ở nước mặt, propanil được phát hiện từ các khu vực nông nghiệp Colorado (Hoa Kỳ) [31] sông suối ở Arkansas (Hoa Kỳ) với nồng độ cao nhất là 2,7 μg/L [3]. Gần đây, nhiều loại thuốc trừ cỏ trong đó có propanil được phát hiện trong nước mặt ở Costa Rica với nồng độ propanil lên đến 30,6 μg/L [32]. Propanil tích lũy trong thực phẩm đã được phát hiện, chủ yếu trong rau với nồng độ 0,0030,006 ppm [33]. Ngoài ra, propanil còn tích lũy cả ở trong trái cây [34]. Các nguồn nước được phát hiện trên đây nhiều nơi có nồng độ vượt qua ngưỡng cho phép là 0,1 μg/L theo quy định của Ủy ban an toàn thực phẩm Châu Âu [35]. 1.1.6. Độc tính của propanil 1.1.6.1. Độc tính của propanil trên thực vật Propanil kìm hãm sự vận chuyển điện tử trong quang hợp và là thuốc diệt cỏ tiếp xúc, chỉ gây hại cho thực vật ở những nơi thuốc có tiếp xúc với cỏ và thường chỉ diệt những phần trên mặt đất của cỏ dại. Nghiên cứu ảnh hưởng của bèo cám nhỏ (Lemna minor) cho thấy propanil ức chế sự sinh trưởng của chúng và gây chết khi tăng nồng độ [36]. Khi bị nhiễm propanil, bèo cám nhỏ không tạo được enzyme phân hủy propanil làm hóa chất này tích lũy trong tế bào của chúng, làm vàng úa lá và gây chết [36].
- 19 Mặc dù cây lúa chứa enzyme AAA có thể phân huỷ propanil thành 3,4dicloroaniline và acidaxid propionic nên giảm được độc tính, nhưng nếu trước hay sau phun propanil trong vòng 1 tuần mà có sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh thuộc các nhóm lân hữu cơ và cacbamate thì propanil sẽ gây độc cho mọi loại cây trồng, kể cả lúa [29]. 1.1.6.2. Độc tính của propanil trên động vật Propanil có độc tính tương đối thấp ở động vật có vú. Tuy vậy, chúng có tiềm năng gây ung thư ở các động vật làm thí nghiệm như gặm nhấm, mèo và một số loài khác [28]. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, liều gây chết trung bình một nửa số cá thể thí nghiệm (LD50) khi sử dụng propanil khác nhau tùy từng loài và cách xử lý. Theo Lewis (2004), LD50 của propanil đối với thỏ khi xử lý qua da là 4830 mg/kg, đối với chó bằng đường tiêu hóa là 1217 mg/kg, đối với chuột bằng đường tiêu hóa 360 mg/kg [37]. Đối với một số loài chim, propanil gây độc ở các mức độ khác nhau. LD50 của vịt cổ xanh (Anas platyrhynchos) 10 ngày tuổi qua đường tiêu hóa là 5627 ppm trong 8 ngày, chim cút Virginia (Colinus virginianus) 11 ngày tuổi qua đường tiêu hóa là 2861 ppm trong 8 ngày [38]. Đối với sinh vật dưới nước như vi khuẩn lam và tảo, chúng dễ tiếp xúc với propanil từ các nguồn thải, nhất là từ ruộng lúa. Loài vi khuẩn lam Nostoc calcicola bị ức chế sinh trưởng khi có propanil trong môi trường và bị chết khi nồng độ đến 30 μg/mL nước [39]. Propanil ức chế hoạt động cố định đạm của khuẩn lam do chúng bị ức chế enzyme nitrogenase [40]. Đối với tảo, LD50 của propanil đối với bốn loài tảo Scenedesmus acutus,
- 20 Scenedesmus subspicatus, Chlorella vulgaris và Chlorella saccharophila giao động từ 0,29 đến 5,98 mg/L trong khoảng 12 giờ [41]. Các động vật sống ở nước như động vật phù du, lưỡng cư, giáp xác và cá dễ tiếp xúc và ngộ độc với propanil. LD50 của một số loài như loài giáp xác Daphnia magna là 24,4 mg/L, cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) là 6,20 mg/L, ếch có vuốt châu Phi (Xenopus laevis) là 8,17 mg/L, cóc nhái (Rana limnocharis) là 13,1 mg/L [24]. 1.1.6.3. Độc tính của propanil trên người Propanil gây độc khi ăn và hơi độc bởi sự hấp thụ qua da. Nó dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể thông qua việc uống, hít hoặc tiếp xúc với da. Hiện tại đã có những ca bệnh liên quan đến nhiễm độc propanil đã được báo cáo [28]. Ngộ độc propanil với các triệu chứng nhẹ bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, chóng mặt và giảm trí nhớ. Một số bệnh nhân ban đầu được chứng minh suy nhược hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh nhân bị ngộ độc nặng biểu hiện ức chế của hệ thống thần kinh trung ương, hạ huyết áp và bị tím tái. Tử vong xảy ra ở những bệnh nhân này sau khi hạ huyết áp. Các mẫu máu được ghi nhận là có màu nâu đỏ, tình trạng thiếu oxygen mô và nhiễm acid lactic do chứng methaemoglobinaemia. Do đó, methaemoglobin huyết dường như là một biểu hiện quan trọng của ngộ độc propanil cấp tính [9]. Ăn phải propanil có thể dẫn đến cảm giác nóng rát và kích thích miệng, cổ họng và ruột, kèm theo ho, buồn nôn hoặc nôn. Nuốt phải propanil cũng có thể gây choáng, chóng mặt, sốt, buồn ngủ, môi và móng tay màu xanh. Hít phải hơi có thể gây kích ứng mũi và cổ họng và gây buồn ngủ, nói chậm, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, choáng váng và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 173 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 43 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư của cao chiết cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro
75 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam
77 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus)
75 p | 27 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu vực Hải Phòng
101 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 64 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
84 p | 38 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn