Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Thực trạng và giải pháp về điều kiện sinh thái trong các trường học ở thị xã Tây Ninh
lượt xem 10
download
Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Thực trạng và giải pháp về điều kiện sinh thái trong các trường học ở thị xã Tây Ninh nhằm mục tiêu góp phần cải thiện các điều kiện sinh thái trong trường học làm cơ sở cho việc cải thiện điều kiện học tập, tạo ra môi trường sư phạm trong lành, an toàn và thân thiện cho học sinh theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Thực trạng và giải pháp về điều kiện sinh thái trong các trường học ở thị xã Tây Ninh
- THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN THỊ HÒA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Ở THỊ XÃ TÂY NINH Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. CHẾ ĐÌNH LÝ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là tác giả của bản luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, tất cả các số liệu nghiên cứu trong luận văn là số liệu thực và chưa được ai công bố. TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ HÒA
- LỜI CÁM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô ở khoa Sinh học, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, tận tình giúp đỡ của TS. Chế Đình Lý, TS. Phạm Văn Ngọt, anh Đặng Văn Sơn, Th.S Nguyễn Văn Toàn Em. Tôi cũng thành thật cám ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Trong quá trình thực hiện luận văn còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh, phòng giáo dục thị xã Tây Ninh cùng với các thầy cô giáo và ban giám hiệu của một số trường học trong thị xã Tây Ninh. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ THCS……………………………………………….Trung học cơ sở THPT…………………………………………………Trung học phổ thông PCGD …………………………………………………Phổ cập giáo dục TCVN…………………………………………………Tiêu chuẩn Việt Nam TXTN…………………………………………………Thị xã Tây Ninh GS.TSKH……………………………………………..Giáo sư-Tiến sỹ khoa học HS……………………………………………………..Học sinh TP.HCM………………………………………………Thành phố Hồ Chí Minh GD – ĐT………………………………………………Giáo dục - đào tạo
- ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước thì sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được coi trọng và được đưa lên hàng đầu. Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ được coi là quốc sách, là nền tảng cho công cuộc phát triển bền vững. Để nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục, bên cạnh chú trọng vào việc dạy và học các kiến thức, thì việc tạo cho học sinh một môi trường học tập trong lành, an toàn cho sức khỏe, phù hợp với từng độ tuổi cũng cũng rất quan trọng. Bởi vì khi có một môi trường học tập tốt thì khả năng học tập, tiếp thu của học sinh sẽ cao hơn, học sinh sẽ được phát triển toàn diện về tri thức, thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên những vấn đề liên quan đến sức khỏe học sinh trong trường học chưa được quan tâm đúng mức. Theo điều tra mới đây của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tiến hành trên hơn 5.500 học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại một số tỉnh, thành, tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 5,52%, trung học cơ sở là 14,83%. Nguyên nhân được đưa ra là do cường độ học tập quá cao, quá căng thẳng, kích thước bàn ghế không đúng tiêu chuẩn, cường độ ánh sáng trong lớp học không bảo đảm. Bệnh cong vẹo cột sống cũng có xu hướng tăng. Kết quả nghiên cứu về tình hình cong, vẹo cột sống và các yếu tố nguy cơ ở học sinh Hà Nội được công bố tại Hội nghị Khoa học giáo dục thể chất, y tế ngành giáo dục năm 2007 cho thấy tỷ lệ bị cong, vẹo cột sống của học sinh Hà Nội là 18,9%. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của cong vẹo cột sống là do tư thế ngồi học của học sinh không đúng và “kẻ thù” số một của căn bệnh này chính là kích thước bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh. Điều tra của nhóm chuyên gia thuộc ĐH Y Hà Nội và Sở GD-ĐT Hà Nội ở một số quận, huyện của Hà Nội năm vừa qua cho thấy 100% bàn ghế của học sinh không đúng kích thước, hầu hết đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép và tình trạng này đều xảy ra ở 3 cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông. Các cây xanh được trồng nhiều nhưng chưa đem lại hiệu quả tốt nhất: trồng cây làm che mất ánh sáng tự nhiên, trồng các loại cây có nhựa độc, có gai nhọn…có thể gây hại cho học sinh. Những nhân tố trong trường như: cây xanh, ánh sáng phòng học, bàn ghế học tập, nhiệt độ, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt,… có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe, tinh thần và thể chất của học sinh, trung bình các em học trên lớp từ 4 – 6 tiếng/ngày. Nhằm mục đích xây dựng một môi trường học tập trong lành, an toàn cho cả học sinh lẫn giáo viên. Ngày 22-7-2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
- trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.Một trong những mục tiêu quan trọng của phong trào này là: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh. Các nhà vệ sinh, khu vực vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ. Tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức về bảo vệ môi trường sư phạm, các công trình công cộng của địa phương. Phong trào này được hoan nghênh và đang được thực hiện tại các trường học trọng điểm, dụ kiến sẽ dần dần được thực hiện tại tất cả các trường học trong nước ta. Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh hiện có 31 trường THPT, 9 phòng giáo dục trực tiếp phụ trách các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh, có vị trí chiến lược, là đầu mối giao thông thuỷ bộ của tỉnh Tây Ninh: có rạch Tây Ninh chảy vào sông Vàm Cỏ Đông, có đường quốc lộ 22A, 22B nối liền với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Đông Nam, có các quốc lộ, tỉnh lộ đi về các huyện lỵ và cửa khẩu Mộc Bài và cửa khẩu Sa Mát. Thị xã Tây Ninh còn là trung tâm công nghiệp của tỉnh, có nhà máy điện với công suất thấp chủ yếu phục vụ cho thắp sáng, một nhà máy nước công suất 1000m3 ngày, nhà máy xay xát, xưởng cưa, đóng ghe và xưởng sửa chữa thiết bị vận tải. Vấn đề sức khỏe của học sinh trong trường học cũng rất được nhân dân Tây Ninh quan tâm từ lâu, tuy nhiên từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu đồng bộ nào về các điều kiện trong trường học có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của học sinh. Xuất phát từ những yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài: Thực trạng và giải pháp về điều kiện sinh thái trong các trường học ở thị xã Tây Ninh. Nghiên cứu này nhằm cung cấp những dữ liệu về thực trạng mảng xanh và các điều kiện vệ sinh môi trường, từ đó làm cơ sở cho việc cải thiện, nâng cao điều kiện học tập trong các trường học của thị xã Tây Ninh.
- Chương 1: TỔNG QUAN Các nhà khoa học ở trong nước cũng như trên thế giới đang từng bước nghiên cứu để tìm ra các giải pháp cho việc xây dựng một môi trường trường học thân thiện, an toàn, lành mạnh. Điển hình có các công trình sau: Các công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Kim Chi và Nguyễn Quốc Thái năm 1978 về thực trạng trường lớp ở Hà Nội, cho thấy những vấn đề cần phải khắc phục như: thiếu lớp học; trường lớp cũ nát; không đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy của học sinh, giáo viên; còn nhiều trường lớp không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường… Các công trình nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Huy Thắng, Phạm Đức Nguyên và nhiều nhà khoa học khác, xây dựng biểu đồ khí hậu sinh học ở miền Bắc Việt Nam ,qua đó xác định vùng tiện nghi nhiệt, tìm các giải pháp thông gió và đảm bảo độ chiếu sáng cho phòng học. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu nhân trắc học Ecgonomi phục vụ cho thiết kế trang bị lớp học” của PGS Võ Hưng, đã đánh giá thực trạng bàn ghế, sự tăng trưởng của học sinh phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế trang bị dụng cụ lớp học phù hợp với từng lứa tuổi Công trình nghiên cứu về “Thực trạng môi trường trường học tại các trường phổ thông ở Đà Nẵng và Quảng Nam” năm 1998 của tác giả Đậu Thị Hòa nêu lên mối quan hệ giữa môi trường trường học và sự phát triển toàn diện của học sinh, nêu lên thực trạng môi trường trường học tại các trường phổ thông ở thành phố Đà nẵng và tỉnh Quảng Nam . Công trình nghiên cứu “Thiết lập môi trường học tập cho trẻ em mầm non” năm 2000 của PGS. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Khang, Hồ Lai Châu, Hoàng Mai đã xây dựng mẫu về lớp học an toàn, lớp học khỏe mạnh cho các em học sinh mầm non. Đề tài “Điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường trường học ở quận 8 TP.HCM” năm 2004 của GS- TSKH. Lê Huy Bá, Nguyễn Thị Trốn, Đinh Thị Thu Mai đã đánh giá khách quan hiện trạng vệ sinh môi trường trường học ở các trường phổ thông quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài “Điều tra hiện trạng môi trường trường học ở một số trường THPT các quận nội thành TP.HCM” năm 2004 của Đặng Quang Quỳnh cùng các cộng sự là TS. Phạm Xuân Hậu, Phạm Thị Thanh Hòa đã đánh giá khách quan hiện trạng vệ sinh môi trường ở một số trường THPT thuộc nội thành TP.HCM và đã đưa ra các biện pháp cải thiện hiện trạng môi trường trường học.
- Đề tài “Điều tra các chỉ tiêu vệ sinh môi trường trường học ở một số trường tiểu học thuộc huyện Hóc Môn, TP.HCM” của Nguyễn Thị Thu Thủy năm 2006 đã đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường ở một số trường tiểu học thuộc huyện Hóc Môn, TP.HCM và đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường trường học. Đề tài “Hiện trạng vệ sinh môi trường tại một số trường THCS quận Bình Thạnh” năm 2007 của Đặng thị Thu Hiền đã đánh giá về hiện trạng vệ sinh môi trường trường học, thái độ và hành vi đối với môi trường ở các trường thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trường hoc. Đề tài” Điều tra một vài chỉ tiêu vệ sinh môi trường trường học ở một số trường THCS quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh” năm 2008 của Nguyễn Thị Mai Cô đã đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường ở các trường thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trường học. Ngày 12-13/10/2009, Đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc do đồng chí Chu Tuấn Thanh đến Bắc Giang tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường ở trường phổ thông Dân tộc Nội trú. Trong hai ngày làm việc, đoàn khảo sát đã đến thăm và làm việc tại Trường Dân tộc Nội trú tỉnh, Trường Dân tộc Nội trú huyện Lục Nam. Tại đây, Đoàn tiến hành kiểm tra các công trình vệ sinh công cộng, nhà ăn, bếp ăn, khu ở nội trú của học sinh; khảo sát, phỏng vấn giáo viên và học sinh về công tác vệ sinh môi trường; trao đổi, toạ đàm với các trường về công tác vệ sinh môi trường học đường. Về cảnh quan, có các công trình nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu tác động của cây xanh đấn khí hậu đô thị ( Federer, C.A. 1976) - Ảnh hưởng của thực vật đến sự phản ứng của con người đối với âm thanh (Anderson, L., M., B., E., Mulligan and L., S., 1984) - Chọn lọc cây để ngăn bụi ô nhiễm ( Linsay, B.E, 1972 ), ngăn tiếng ồn và che chắn tầm nhìn ( Reethof, G. and G.M.Hiesle, 1976) - Nghiên cứu thiết kế cảnh quan đô thị ( Harg, 1969; Nelson, 1979; Hannebaun, 1986…) - Kỹ thuật trồng, tạo hình, chăm sóc, bảo quản, thay thế cây già cỗi, có các công trình: Chadwick ( 1970 ), Fernow ( 1911 ), Black, W. M. ( 1981 ).
- Công trình nghiên cứu “Cây cảnh và hoa Việt Nam” năm 2003 của PGS.TS Trần Hợp đã thống kê, mô tả về đặc điểm cấu tạo và nêu lên công dụng của các loại cây trồng làm cảnh và cây có hoa của Việt nam. Công trình nghiên cứu “Cây xanh và cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh” năm 1998 của PGS.TS Trần Hợp đã mô tả, phân loại các loài cây có ở thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu “Cây cỏ Việt Nam” tập I, II, III năm 1991-1993 của Phạm Hoàng Hộ đã thống kê, mô tả và phân loại cây cỏ ở Việt nam. Võ Văn Chi, Trần Hợp, Trịnh Minh Tân đã thống kê và mô tả các cây Bonsai của Việt Nam. Qua phân tích các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cho thấy vấn đề môi trường trong trường học đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Nhưng các nghiên công trình đó chủ yếu thực hiện ở các thành phố lớn, vấn đề về cảnh quan, cây xanh phần lớn là các nghiên cứu về phân loại, thiết kế, tác động của hực vật…. Ở Tây Ninh chưa có công trình ngfhiên cứu nào về điều kiện sinh thái trong trường học. Do vậy, trong đề tài này tác giả đặc ra các vấn đề cần nghiên cứu là: Làm thế nào để cải thiện cảnh quan và điều kiện vệ sinh môi trườngtrong các trường học tại thị xã Tây Ninh. Đẩ giải quyết vấn đề này có 2 vấn đề chính cần giải đáp là: Điều kiện sinh thái môi trường của các trường học ở thị xã Tây Ninh hiện nay như thế nào? - Để tạo ra môi trường sư phạm thân thiện cho học sinh cần phải cải thiện điều kiện sinh thái của các trường học ở thị xã Tây Ninh bằng những giải pháp khả thi nào?
- Chương 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là góp phần cải thiện các điều kiện sinh thái trong trường học làm cơ sở cho việc cải thiện điều kiện học tập, tạo ra môi trường sư phạm trong lành, an toàn và thân thiện cho học sinh theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vấn đề nghiên cứu của luận văn là: 1) Khảo sát và đánh giá điều kiện sinh thái môi trường của các trường học ở thị xã Tây Ninh hiện nay. 2) Đề xuất các giải pháp khả thi để cải thiện hiện trạng điều kiện sinh thái của các trường học ở thị xã Tây Ninh nhằm tạo ra môi trường sư phạm thân thiện cho học sinh. 2.2. Đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Các mảng xanh và điều kiện vệ sinh môi trường trong các trường học. 2.2.2- Phạm vi nghiên cứu Các trường học thuộc các cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong Thị xã Tây Ninh. Thị xã Tây ninh hiện nay có 13 trường mầm non, 26 trường tiểu học, và 11 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông. Chúng tôi tiến hành điều tra mẫu 6 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông. Các trường điều tra là: * Khối tiểu học: - Cụm trường tiểu học trung tâm: +Tiểu học Kim Đồng: Số 02, Nguyễn Thái Học, KP3, Phường 2. + Tiểu học Võ Thị Sáu: Số 25, Võ Thị Sáu, KP3, Phường 3 . + Tiểu học Lê Văn Tám: Số 37,Tua Hai, KP3, Phường 1 . - Cụm trường tiểu học vùng ven:
- + Tiểu học Nguyễn Khuyến: Ấp TânTrung, xã Tân Bình. + Tiểu học Lê Ngọc Hân: Tổ 4, ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tân. + Tiểu học Duy Tân: ấp Ninh Hòa, xã Ninh Thạnh. * Khối THCS: - Cụm trường THCS trung tâm: + THCS Chu Văn An Số 138 Nguyễn Trãi, Phường 3. + THCS Phan Bội Châu: Khu phố 5, Phường 1. + THCS Trần Hưng Đạo: Đường 30-4, KP4 ,Phường 2. - Cụm trường THCS vùng ven: +THCS Nguyễn Văn Trỗi: Ấp Tân Trung, xã Tân Bình. +THCS Nguyễn Viết Xuân: Ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân. +THCS Nguyễn Thái Học: Ấp Ninh Hòa, xã Ninh Thạnh. * Khối THPT: + THPT Lê Quý Đôn: KP4, Phường 4. + THPT Trần Đại Nghĩa: 66, Nguyễn Chí Thanh, Phường 3. + THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: Phường 3. 2.3. Nội dung nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây: Khảo sát hiện trạng mảng xanh trong các trường học: - Thống kê thành phần cây xanh đang được trồng trong trường: cây bóng mát và cây hoa cảnh. - Xác định tỉ lệ che phủ của cây xanh so với khuôn viên trường. - Xác định các loài cây độc hại, các loài cây không phù hợp trồng trong trường học. Khảo sát các điều kiện vệ sinh môi trường trong các trường học thông qua một số chỉ tiêu vệ sinh môi trường trường học như: - Qui mô trường học.
- - Nhiệt độ, tiếng ồn, lượng bụi, chiếu sáng phòng học - Kích thước của bàn ghế, bảng. - Các công trình vệ sinh khác trong trường học. So sánh các chỉ tiêu vệ sinh môi trường ở các trường học được điều tra với các chỉ tiêu của Bộ giáo dục và Bộ y tế. Đề xuất các giải pháp cải thiện mảng xanh và điều kiện vệ sinh môi trường trong trường học. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 2.3.1. Phương pháp tổng quan tư liệu Thu thập các tài liệu hiện có trong và ngòai nước về các chủ đề nghiên cứu của luận văn. 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa Xác định địa điểm khảo sát: Sàng lọc và chọn các trường sao cho phân bố các trường học nghiên cứu đại diện cho hai vùng: vùng nông thôn và vùng nội thị. Tại mỗi địa điểm (mỗi trường) sẽ tiến hành các công việc sau: - Điều tra thành phần loài cây, đo chiều cao, đuờng kính và độ che phủ của cây. - Đo các chỉ tiêu vệ sinh môi trường như: Nhiệt độ, tiếng ồn, lượng bụi, chiếu sáng phòng học, do kích thước bàn ghế-bảng,đánh giá các công trình vệ sinh khác. - Chụp ảnh cây xanh, cây cảnh, và các hiện trạng điều kiện vệ sinh môi trường. 2.3.3. Phương pháp đo đạc: - Ánh sáng: +Dụng cụ: máy đo ánh sáng. +Cách đo:
- Ánh sáng tự nhiên: Tắt hết đèn trong phòng học, dùng máy đo ánh sáng đo bốn góc phòng học, lặp lại ba lần ở một vị trí đo, rồi lấy giá trị trung bình. Đo các dãy khác nhau, mỗi dãy chọn các phòng ở gốc và phòng ở giữa. +Thời gian đo: Buổi sáng: 7h và 11h. Buổi chiều: 13h và 16h30. +Đo 2 đợt: Đợt 1: tháng 10 – tháng 12 Đợt 2: tháng 2 – tháng 4 Ánh sáng nhân tạo: Tương tự như đo ánh sáng tự nhiên nhưng mở tất cả các đèn và thời gian đo, đợt đo như trên. - Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế vào các giờ và vào hai đợt như trên. - Tiếng ồn: + Dụng cụ: Máy đo tiếng ồn. + Cách đo: Đo ở các dãy khác nhau và các phòng khác nhau, đo vào đầu giờ học và cuối giờ học. - Chỉ số chiếu sáng: + Cách tính: Đo diện tích các cửa sổ trong phòng và đo diện tích chấn song. Chỉ số chiếu sáng được tính bằng: ( Tổng diện tích cửua sổ - tổng diện tích chấn song )/ Tổng diện tích phòng học. + Thời gian đo: Đo 1 đợt ( tháng 2 – tháng 4 ) - Lượng bụi: + Dụng cụ: Đo bằng máy đo lượng bụi, đặt ở vị trí gần bảng. + Thời gian đo: Đo trong 5 phút ở một vị trí, lặp lại 3 lần ở một vị trí đo. Đo 1 đợt ( tháng 2 – tháng 4 ). Đo đuờng kính thân cây: Đo đường kính thân cây tại vị trí 1,3m từ gốc cây. Dùng thước dây đo vòng thân cây ở tại vị trí này ta thu được chu vi thân cây (P). Từ đó suy ra đường kính thân cây (d).
- P Ta có: P = *d d = - Đo chiều cao cây: + Dụng cụ: Thước đo chiều cao cây. + Cách đo: Đo chiều cao của từng cây. - Đo đường kính tán lá: + Dụng cụ: Thước dây + Cách đo: Đo hai đường kính vuông góc với nhau của hình chiếu tán lá trên mặt đất giữa trưa. Đường kính tán lá được tính theo công thức: d(m) = ½(d1 + d2 ) - Độ che phủ: Đo đường kính tán lá (d). Diện tích bóng râm/ 1 cây được tính bằng công thức. 3,14 2 S= .d 4 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu đã thu thập Xác định tên của loài cây dựa vào các giám định thực vật sau: - Cây cỏ thường thấy tại Việt Nam (6 tập) của Lê Khả Kế chủ biên, 1976. - Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh của Trần Hợp, 1998. - Cây cảnh và hoa Việt Nam của Trần Hợp, 1993. - Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, 1993. Tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu thu được với tiêu chuẩn Việt Nam để đánh giá, xếp loại các trường học và đưa ra kết luận chung về hiện trạng mảng xanh và điều kiện vệ sinh môi trường trong các trường học của Thị xã Tây Ninh Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học để xử lí số liệu điều tra thực tế bằng phần mềm Excel.
- Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ VÀ HIỆN TRẠNG NGÀNH GIÁO DỤC CỦA THỊ XÃ TÂY NINH. 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.Vị trí địa lí - Diện tích : 137,37 km2, gồm 5 phường và 5 xã. - Thị xã Tây Ninh nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, cách TP.HCM 99 km theo đường Xuyên Á (Quốc lộ 22 A). Cách biên giới Camphuchia 40 km về phía Tây Bắc. 3.1.2. Khí hậu thời tiết - Thị xã Tây Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa, ít khi có bão lụt. 3.1.3. Địa hình Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng các loại công trình. Độ cao trung bình 8- 10 m (trừ núi Bà Đen), cao nhất 16m, thấp nhất 2m. 3.2. Điều kiện xã hội 3.2.1. Dân số -Dân số trung bình năm 2003: 125218 người. - Mật độ dân số năm 2003: 911,54 người /Km2 - Tốc độ tăng dân số bình quân năm 2001 – 2002 : 1,61%. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2002: 1,01%. - Tỷ lệ tăng dân số cơ học năm 2002: 0,61%. 3.2.2. Lao động Năm 2002 số lao động là 59309 người chiếm 74,2% được chia ra:
- - Lao động nông - lâm – ngư nghiệp: 33,7%. - Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: 27,9%. - Lao động thương mại – dịch vụ: 38,4%. 3.2.3. Thu nhập và đời sống dân cư - Năm 2009, GDP bình quân đầu người đạt 24,6 triệu đồng, tương đương 1433 USD/người/năm. - Đời sống dân cư được cải thiện, kết cấu hạ tầng phát triển, văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tốt. 3.3. Thực trạng phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Tây Ninh 3.3.1. Về kinh tế Tăng trưởng chung và cơ cấu kinh tế: Năm 2009 quy mô GDP trên địa bàn thị xã đạt 5105 tỷ đồng.. Ngành thương mại dịch vụ nói chung và ngành thương nghiệp nói riêng của thị xã tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng lớn nhất, giữ vai trò là trung tâm kinh tế của tỉnh. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã hiện tại là: dich vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,4% / năm. 3.3.2. Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật Giao thông: Giao thông của thị xã chủ yếu là giao thông đường bộ, mật độ đường thị xã là 2,8 km/km2 và 3,2 km/ 1000 dân. Điện: nguồn điện cho thị xã là nguồn điện lưới quốc gia. Điện năng tiêu thụ trên địa bàn thị xã cao và tăng nhanh. Bưu chính viễn thông: hệ thống hoạt động tốt và đang phát triển mạnh. Cấp nước: Thị xã Tây Ninh có nguốn nước mặt và nước ngầm phong phú. Nhà máy nước TâyNinh có công suất 7000 m3/ngày, cung cấp khu vực thị xã, bình quân lượng cấp nước 16m3/hộ/tháng, tương đương 118 lít/người/ngày. 3.3.3. Cơ sở hạ tầng xã hội và an ninh quốc phòng Ngành y tế: Nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn và đa dạng nhưng hệ thống y tế công lập chưa đáp ứng kịp.
- Ngành văn hóa – thể dục thể thao (VH –TDTT): Bên cạnh những kết quả đạt được, khó khăn lớn nhất với ngành VH – TDTT là kinh phí có hạn, cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân thị xã. Về an ninh quốc phòng: Thị xã là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Tây Ninh, một tỉnh biên giới. Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được coi trọng và đã đạt được những kết quả nhất định. 3.4. Hiện trạng ngành giáo dục thị xã Tây Ninh 3.4.1. Hiện trạng giáo dục bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở Theo báo cáo kết quả năm học 2008 – 2009, hiện trạng ngành giáo dục của thị xã (từ cấp trung học cơ sở trở xuống) như sau: 3.4.1.1. Đội ngũ giáo viên Tổng số biên chế ngành giáo dục hiện có: 1385 cán bộ, giáo viên, nhân viên (các trường học: 1372, Phòng Giáo dục và Đào tạo: 13). Trong đó, giáo viên trực tiếp giảng dạy là 981, chiếm 71,5%. 3.4.1.2. Công tác phát triển trường, lớp *Mầm non: Có 13 trường, 103 lớp mẫu giáo, 42 nhóm trẻ. Tổng số học sinh: 4717/6582 trẻ trong độ tuổi, đạt tỷ lệ 71,66%. *Tiểu học: 26 trường với 327 lớp Tổng số học sinh đầu năm: 9763 học sinh, cuối năm: 9705 học sinh. *Trung học cơ sở: 11 trường, 183 lớp, so với năm trước giảm 4 lớp. Tổng số học sinh đầu năm: 7586 học sinh, cuối năm: 7342 học sinh. 3.4.1.3. Chất lượng giảng dạy, học tập *Giáo dục mầm non: Các trường mầm non, mẫu giáo trong thị xã tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc – giáo dục, chú ý các hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi và yêu cầu nội dung theo từng chủ điểm, đảm bảo tốt các mục tiêu giáo dục mầm non; Các trường tiếp tục ứng dụng và đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục
- mầm non, cụ thể đã có 15 tiết dự thi hội giảng vòng tỉnh có sử dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cháu, tổ chức tốt việc phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ; tổ chức khám sức khỏe cháu 2 lần/ năm; tổ chức tột các chuyên đề xây dựng các tiết dạy lộng, ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục lễ giáo… Các nhóm, lớp mầm non tư thục đã thực hiện tốt các quy định về chuyên môn và tham gia các hội thi, chuyên đề của ngành tổ chức. *Giáo dục tiểu học: Trong năm học 2008 – 2009, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức chuyên đề sử dụng giáo án điện tử nhắm nâng cao chất lượng giảng dạy. Cuối năm học, học sinh lên lớp thẳng đạt 9 560/9 705 em, chiếm tỷ lệ 98,5%, trong đó loại giỏi 46,2%, loại yếu 1,5%. Chất lượng học lực của học sinh dân tộc đạt 175/202 em, tỷ lệ 86,63%, duy trì sĩ số học sinh dân tộc đạt 202/202 em, tỷ lệ 100%. Tổng số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học: 1787/1787 đạt 100%. Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” đánh giá, xếp loại học sinh chính xác đúng thực chất; giáo viên tích cực tham gia học tập, nâng cao trình độ và nâng cao tay nghề. * Giáo dục trung học cơ sở: Tổ chức thực hiện tốt việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, khai thác tính năng phần mềm phù hợp với môn học, đến nay đã có 11/11 trường sử dụng việc soạn giảng bằng giáo án điện tử ở một số bộ môn giúp cho việc giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. Hiện tại, đa số giáo viên của các trường đã thực hiện được giáo án điện tử và đưa vào giảng dạy trực tiếp ở lớp. Tổ chức công tác hướng nghiệp ngay từ đầu cấp, kết quả học sinh lớp 9 có bắng nghề đạt 1 486/1650 em – tỷ lệ 90,1%. Chất lượng học sinh: đạt yêu cầu về học lực 92,2%, trong đó học sinh giỏi 20,3% , loại yếu kém : 7,8%. Tổng số học sinh được công nhận đạt tốt nghiệp THCS 1900/1913 đạt 99,3%. 3.4.1.4. Công tác phổ cập giáo dục * Tiểu học chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
- Duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học 10/10 phường, xã; duy trì và nâng cao tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chống mù chữ trong địa bàn, tốt nghiệp tiểu học trẻ 11 tuổi là 1 806/1 930 tỷ lệ 93,6%; trẻ từ 11 đến 14 tuổi tốt nghiệp là 7 715/7 879 tỷ lệ 97,92%. Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100%; trẻ tiểu học bỏ học 44 em – tỷ lệ 0,45% . Số người biết chữ trong độ tuổi từ 15 – 35: 43 561/ 44 033 tỷ lệ 98,9%. * PCGD trung học cơ sở và PCGD trung học phổ thông Duy trì đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS 10/10 phường, xã; trong năm học, số học sinh bỏ học là 100 em – tỷ lệ 1,32%. 3.4.1.5. Công tác xã hội hóa: Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương; công tác khuyến học, khuyến tài được thực hiện thường xuyên, kịp thời động viên khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích và giúp học sinh nghèo hiếu học. - Hội đồng gaío dục các cấp đã có nhiều giải pháp tích cực tuyên truyền sâu rộng các văn bản hướng dẫn của các cấp cho mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện cuốc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và phong tràu “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các ngành học. Chi hội khuyến học các cấp hoạt động đạt hiệu quả, kịp thời tổ chức khen thưởng, động viên công tác khuyến học, khuyến tài đối với học sinh và giáo viên. 3.4.1.6. Công tác xây dựng trường, lớp: Tiến hành sửa chữa và xây dựng phòng học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa được 55 phòng, trong đó xây mới 25 phòng lầu và sữa chữa 30 phòng (lầu: 8, trệt: 22). Trong năm học, có 3 trường đạt chuẩn quốc gia ( TH Trần Phú, TH Nguyễn Du và mầm non Rạng Đông). Tính đến nay, số trường đạt chuẩn quốc gia trong thị xã là 15/50 đơn vị, tỷ lệ 30%, trong đó mầm non: 5 trường, tiểu học : 7 trường, THCS: 3 trường. Hiện nay đang tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 2 trường đạt chuẩn quốc gia vào cối năm 2009 là: tiểu học Duy Tân ( xã Ninh Thạnh ) và tiểu học Nguyễn Khuyến ( xã Tân Bình ).
- 3.4.2. Hiện trạng giáo dục bậc trung học phổ thông: Thị xã hiện nay có 5 trường THPT đều nằm ở khu vực trung tâm thị xã, tổng đội ngũ cán bộ - giáo viên – nhân viên hiện có là 335, trong đó có 294 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Tất cả các giáo viên đều đạt chuẩn trình độ đại học. Tổng số học sinh là 5913, với 140 lớp học. Chất lượng giảng dạy ở bậc trung học phổ thông ở thị xã được đánh giá là tốt nhất so với các huyện khác trong tỉnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hệ sinh thái miệt vườn ở Cù Lao Thới Sơn - tỉnh Tiền Giang để phát triển du lịch sinh thái bền vững
175 p | 528 | 67
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long
261 p | 232 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu vai trò của vi sinh vật trong quá trình xử lí nước thải trên mô hình hợp khối aeroten và lọc sinh học
96 p | 175 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị từ cống xả Nguyễn Biểu, quận 5, TP.HCM trên mô hình Aeroten
75 p | 159 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
95 p | 140 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Đánh giá khả năng hấp thụ Co2 qua sinh khối của rừng tràm (Melaleuca Cajuputi Powell) tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
155 p | 146 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (Rhodomyrtus Tomentosa (Aiton) Hassk.) ở Vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang
83 p | 156 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ bìm bìm (Convolvulaceae Juss. 1789) tại thành phố Hồ Chí Minh
111 p | 128 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững
69 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ Quao (Bignoniaceae juss. 1789) trong hệ thực vật Nam bộ - Việt Nam
84 p | 87 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu vai trò của Auxin trong sự phát sinh hình thái chồi in vitro từ mô phân sinh ngọn của cây đậu Vigna Angularis (Willd.) Ohwi Et Ohashi
103 p | 135 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Định lượng khả năng hấp thụ khí Co2 của cây thân gỗ ở một số công viên thuộc quận 1 thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 110 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình khuếch đại hệ gen ty thể chó có xoáy lưng Thái Lan bằng kĩ thuật long PRC và so sánh quan hệ di truyền giữa chó có xoáy lưng Thái Lan và Phú Quốc
85 p | 89 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe Pentandra (l.) miq.) thuộc họ tầm gửi (Loranthaceae) ở thành phố Hồ Chí Minh
116 p | 139 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Vai trò của Auxin trong sự phát sinh hình thái rễ bất định In Vitro từ khúc cắt thân cây đậu Vigna Angularis (Willd.) Ohwi Et Ohashi
59 p | 139 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo
76 p | 45 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn