intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe Pentandra (l.) miq.) thuộc họ tầm gửi (Loranthaceae) ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

140
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe Pentandra (l.) miq.) thuộc họ tầm gửi (Loranthaceae) ở thành phố Hồ Chí Minh là nhằm xác định tính đa dạng về hình thái và giải phẫu của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ là mận, xoài, bàng, khế, mãng cầu ta và sứ đỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe Pentandra (l.) miq.) thuộc họ tầm gửi (Loranthaceae) ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Đặng Ngọc Phúc Quỳnh NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI TẦM GỬI NĂM NHỊ (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) - THUỘC HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________ Đặng Ngọc Phúc Quỳnh NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI TẦM GỬI NĂM NHỊ (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) - THUỘC HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN NGỌT Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi đến Thầy Phạm Văn Ngọt lòng tri ân sâu sắc của người học trò được thầy dìu dắt và tận tình hướng dẫn hoàn thành luận văn này. Em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngà, Chuyên viên phòng thí nghiệm Di truyền – Thực Vật, cô Trần Thị Minh Định, phòng thí nghiệm Vi sinh đã tạo điều kiện cho em thực hiện giải phẫu, phân tích mẫu và thử hoạt tính kháng khuẩn của mẫu nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn ở phòng thí nghiệm về những giúp đỡ chân tình, những chia sẻ kịp thời để thí nghiệm đạt kết quả tốt. Vô cùng biết ơn những thành viên yêu quí trong gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
  4. LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan nội dung nêu trong luận văn phản ánh trung thực những vấn đề do chính bản thân học viên khảo sát và thu kết quả trong khi thực hiện đề tài. Hình ảnh minh họa do chính học viên thực hiện. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan trong luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2012 Học viên ký tên Đặng Ngọc Phúc Quỳnh
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Các từ viết tắt trong luận văn ...................................................................................... i Danh mục bảng .......................................................................................................... ii Danh mục hình .......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1 3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................3 1.1. Những nghiên cứu về Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) ....................................................................................................................... 3 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới ..............................................................4 1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................6 1.2. Các cây chủ............................................................................................................ 7 1.2.1. Cây Khế ..................................................................................................7 1.2.2. Cây Mãng cầu ta .....................................................................................8 1.2.3. Cây Bàng.................................................................................................9 1.2.4. Cây Mận ................................................................................................11 1.2.5. Cây Xoài ...............................................................................................12 1.2.6. Cây Sứ đỏ.................................................................................................12 1.3. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu – thành phố Hồ Chí Minh ........................ 13 1.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................13 1.3.2. Địa hình.................................................................................................14 1.3.3. Khí hậu – thời tiết .................................................................................15 1.3.4. Thủy văn ...............................................................................................17 1.3.5. Thảm thực vật .......................................................................................17
  6. Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................19 2.1. Vật liệu nghiên cứu: ........................................................................................... 19 2.2. Địa điểm thu mẫu................................................................................................ 19 2.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................... 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 19 2.4.1. Phương pháp thu mẫu TGNN ngoài thực địa .......................................19 2.4.2. Phương pháp bảo quản mẫu ..................................................................19 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá TGNN ..................20 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái và cấu tạo thân ..............................21 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái hoa ................................................21 2.4.6. Nghiên cứu hình thái vị trí của rễ giác mút TGNN với cành cây chủ ..21 2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN ....................21 2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................24 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26 3.1. Hình thái, kích thước và cấu tạo giải phẫu lá TGNN ..................................... 26 3.1.1. Hình thái lá TGNN ...............................................................................26 3.1.2. Kích thước lá TGNN ............................................................................33 3.1.3. Số lượng và kích thước khí khổng của TGNN .....................................34 3.1.4. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ..................................................................39 3.1.5. Sự tương quan về kích thước lá TGNN với số lượng khí khổng, diện tích khí khổng và độ dầy lá ................................................................................45 3.2. Hình thái và cấu tạo thân TGNN ...................................................................... 46 3.2.1. Mô tả hình thái thân ..............................................................................46 3.2.2. Cấu trúc thân non ..................................................................................46 3.3. Hình thái vị trí tiếp xúc của rễ mút TGNN với cành cây chủ ....................... 50 3.4. Hình thái hoa TGNN ............................................................................................. 54 3.4.1. Mô tả hoa ..............................................................................................54 3.4.2. Kích thước các thành phần cấu tạo hoa ................................................56 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn .......................................................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
  7. i CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN KK: Khí khổng L: Chiều dài Nxb: Nhà xuất bản R: Chiều rộng TGNN: Tầm gửi năm nhị
  8. ii DANH MỤC BẢNG STT NỘI DUNG Trang Bảng 2 Ký hiệu các mẫu cao thử Tầm gửi năm nhị 21 Bảng 3.1 Kích thước lá trung bình của TGNN ký sinh trên các loài cây chủ 32 (n = 60) Bảng 3.2 Số lượng (cái/mm2) khí khổng trung bình của lá TGNN ký sinh 35 trên các loài cây chủ (n = 60) Bảng 3.3 Kích thước khí khổng trung bình (µm) của TGNN ký sinh trên 38 các loài cây chủ (n = 60) Bảng 3.4 Độ dầy (µm) và tỉ lệ % các lớp tế bào lá TGNN ký sinh trên các 44 loài cây chủ (n = 60) Bảng 3.5 Các kiểu hình thái vị trí tiếp xúc của rễ TGNN với các loài cây 51 chủ Bảng 3.6 Kích thước (mm) các thành phần hoa của loài TGNN ký sinh trên 58 các loài cây chủ (n = 60) Bảng 3.7 Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các cao thử (n = 5) 60
  9. iii DANH MỤC HÌNH STT NỘI DUNG Trang Hình 1.1 Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti 5 Hình 1.2 Cấu trúc hợp chất MM1 và MM2 6 Hình 1.3 TGNN ký sinh trên cây Khế 8 Hình 1.4 TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu 9 Hình 1.5 TGNN ký sinh trên cây Bàng 10 Hình 1.6 TGNN ký sinh trên cây Mận 11 Hình 1.7 TGNN ký sinh trên cây Xoài 12 Hình 1.8 TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 13 Hình 1.9 Sơ đồ thành phố Hồ Chí Minh 15 Hình 2.1 Vị trí quét sơn móng tay để quan sát khí khổng (mặt trên và mặt 20 dưới lá) Hình 2.2 Vị trí đục lỗ thạch và vòng vô khuẩn 23 Hình 3.1 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mận 26 Hình 3.2 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài 28 Hình 3.3 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng 29 Hình 3.4 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Khế 30 Hình 3.5 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 31 Hình 3.6 Các kiểu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 32 Hình 3.7 Biểu bì và khí khổng của lá TGNN 35 Hình 3.8 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh 36 trên cây Mận (trên 1 mm2) Hình 3.9 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh 36 trên cây Xoài (trên 1 mm2) Hình 3.10 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh 36 trên cây Bàng (trên 1 mm2) Hình 3.11 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh 37
  10. iv trên cây Khế (trên 1 mm2) Hình 3.12 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh 37 trên cây Mãng cầu ta (trên 1 mm2) Hình 3.13 Khí khổng ở mặt trên (A) và mặt dưới (B) của lá TGNN ký sinh 37 trên cây Sứ đỏ (trên 1 mm2) Hình 3.14 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mận 39 Hình 3.15 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Xoài 40 Hình 3.16 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Bàng 40 Hình 3.17 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Khế 41 Hình 3.18 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 41 Hình 3.19 Cấu tạo giải phẫu lá TGNN ký sinh trên cây Sứ đỏ 42 Hình 3.20 Thân TGNN ký sinh trên cây Mận 46 Hình 3.21 Cấu tạo một phần lát cắt thân TGNN ký sinh trên cây Mận 47 Hình 3.22 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mận 48 Hình 3.23 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Xoài 48 Hình 3.24 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Bàng 49 Hình 3.25 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Khế 49 Hình 3.26 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Mãng cầu ta 50 Hình 3.27 Giải phẫu ngang thân non TGNN trên cây Sứ đỏ 50 Hình 3.28 Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 1 52 Hình 3.29 Hình thái vị trí tiếp xúc củaTGNN với các cây chủ - kiểu 2 53 Hình 3.30 Hình thái vị trí tiếp xúc của TGNN với các cây chủ - kiểu 3 54 Hình 3.31 Các thành phần cấu tạo hoa TGNN 55 Hình 3.32 Hoa Tầm gửi năm nhị 56 –57 Hình 3.33 Kết quả hoạt tính kháng Bacillus subtilis của các cao thử 61 Hình 3.34 Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của các cao thử 61 Hình 3.35 Kết quả hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các cao thử 62 Hình 3.36 Kết quả hoạt tính kháng E. coli của các cao thử 62
  11. v Hình 3.37 Kết quả hoạt tính kháng E. coli kháng Ampicillin của các cao thử 63 Hình 3.38 Kết quả hoạt tính kháng MRSA của các cao thử 63
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ xa xưa, hình ảnh cây Tầm gửi đã trở nên quen thuộc với con người. Tầm gửi là loài bán ký sinh vì tuy sống nhờ cây chủ nhưng hầu hết chúng có lá xanh giúp tự tạo năng lượng qua quá trình quang hợp. Hạt Tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hóa của chim chóc. Nhiều loài chim sử dụng cành Tầm gửi để làm tổ, quả để làm thức ăn. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi [27]. Họ Tầm gửi (Loranthaceae) có khoảng 75 chi với 1000 loài, gồm những cây sống bán ký sinh trên các loài cây chủ ở vùng nhiệt đới. Trong họ Tầm gửi có một số loài được sử dụng làm thuốc như loài Tang ký sinh (Loranthus parasiticus (L.) Merr.) ký sinh trên cây Dâu (Morus alba L.) có tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp; loài Mộc ký cong (Dendrophthoe falcata (L.f.) Dans.) được sử dụng trong dân gian để điều trị bệnh lao, mụn nhọt, hen suyễn, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tâm thần, ngăn ngừa sỏi thận, bệnh về bàng quang, xuất huyết, trừ giun sán, lọc máu, bệnh về da và vết thương; tầm gửi cây Gạo (Taxillus chinensis (DC) Dans) có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bị bệnh gan, thận. Đối với loài Tầm gửi năm nhị (TGNN) (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) (còn được gọi là Mộc ký ngũ hùng), lá dùng để nấu nước uống trị ho hoặc dùng lá giã đắp trị chỗ đau và loét, có hoạt tính kháng khuẩn, kháng ung thư. Loài TGNN rất phổ biến ở nước ta, sống ký sinh trên các loài cây trồng và hoang dại, nhưng việc nghiên cứu, đánh giá về loài này chưa đầy đủ. Vì vậy, đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài TGNN (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq. ký sinh trên một số loài cây chủ khác nhau là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tính đa dạng về hình thái và giải phẫu của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ là Mận, Xoài, Bàng, Khế, Mãng cầu ta và Sứ đỏ.
  13. 2 Xác định hoạt tính kháng một số vi khuẩn của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây này. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự đa dạng về hình thái - giải phẫu lá, giải phẫu thân non, hình thái - vị trí rễ giác mút cắm vào cây chủ và thành phần cấu tạo hoa của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ: Khế (Averrhoa carambola L.), Mãng cầu ta (Annona squamosa L.), Sứ đỏ (Plumeria rubra L.), Mận (Syzygium samarangense (Blume) Merr. & Perry), Xoài (Mangifera indica L.) và Bàng (Terminalia catappa L.). - Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ trên với 6 chủng vi khuẩn Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, MRSA (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus), Escherichia coli kháng Ampicilin. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu loài TGNN ký sinh trên 6 loài cây chủ ở Quận Thủ Đức và Quận 5 thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
  14. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Những nghiên cứu về Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu 1.1.1.1. Vị trí phân loại Ngành: Mộc lan – Magnoliophyta Lớp: Mộc lan – Magnoliopsida (Brongniart, 1843) Phân lớp: Hoa hồng – Rosidae (Takhtajan, 1967) Bộ: Đàm hương – Santalales (Dumortier, 1829) Họ: Tầm gửi – Loranthaceae (A.l. De Jussieu, 1808) Chi: Dendrophthoe (Martius, 1830) Loài: Dendrophthoe pentandra (L.) Miq. Tên đồng nghĩa: Dendrophthoe farinose (Desr.) Mart., Dendrophthoe leucobotrya Miq., Dendrophthoe venosa (Blume) Mart., Elytranthe farinosa (Desr.) G. Don, Loranthus pentandrus L. [17]. Tên địa phương: Tầm gửi năm nhị, Mộc ký ngũ hùng (Việt Nam); Kemlandean, Kemadean, Mangandeuh, Pasilan (Indonesia); Ka fak ma muang (Thái Lan). 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái Tầm gửi năm nhị còn được gọi là Mộc kí ngũ hùng, là cây bán kí sinh, có nhánh to, hình trụ, sù sì. Lá mọc so le, có khi gần như đối, phiến lá đa dạng, chóp tù hay nhọn, góc tù, không lông, dày như da, dài 5 – 9 cm, rộng 3 – 6 cm. Hoa xếp thành chùm, đơn độc hoặc từng đôi ở nách lá, lá bắc 1, nhỏ; cánh hoa 5 đính thành ống hơi phình, phía trong đỏ. Quả xoan tròn, cao đến 1cm, bao bởi các thùy của đài.
  15. 4 1.1.1.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố Loài TGNN phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia (Sumatra, Borneo, Java), Philippines, Nepan… Ở Việt Nam, Tầm gửi năm nhị mọc thông thường ở đồng bằng, trung du cho tới rừng ngập mặn ven biển, từ Hà Tây đến Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang [32]. Thường gặp kí sinh trên nhiều loài cây hoang dại và cây trồng như: Trứng cá, Bằng lăng, Gòn, Bàng, Sứ, Xoài, Mận, Khế, Mãng cầu ta, …v.v. 1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới Trong dân gian, lá của TGNN được dùng phối hợp với lá chè nấu nước uống trị ho. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá giã nát đắp trị chỗ đau và loét. Ở Malaysia, TGNN được dùng làm thuốc cho phụ nữ mau chóng hồi phục sau sinh, chữa vết thương và lở loét. Ở Indonesia, người ta còn dùng TGNN để chữa ung thư [3]. Theo bài viết “Các cây thuốc được dùng trong trung tâm nghiên cứu phát triển hoàng gia Kungkrabaen, tỉnh Chanthaburi” của Wongsatit Chuakul và cộng sự, toàn bộ cây TGNN ký sinh trên cây Gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn.) được giã nát với nước vo gạo dùng để trị tiêu chảy, nước sắc từ cây TGNN ký sinh trên cây xoài (Magifera indica L.) dùng để trị tiểu đường [25]. Năm 1936, nhà bác học Rauch đã phát hiện Dendrophthoe pentandra (L.) Miq có bộ nhiễm sắc thể (2n = 16) [16]. Năm 2005, Sylvia L. P. Ang và Jean W. H. Wong đã tiến hành nuôi cấy mô với vật liệu là phôi hạt và mô callus trên hai loài tầm gửi là Dendrophthoe pentandra (L.) Miq và Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Blum trong môi trường Murashige và Skoog (môi trường MS) có bổ sung nước dừa (15 – 20%) ở điều kiện thông thoáng. Kết quả cho thấy, trong môi trường cơ bản MS có chứa hormone thì thời gian cần thiết cho sự nảy mầm của Dendrophthoe pentandra ngắn hơn nhiều so với Macrosolen cochinchinensis. Sau khi nảy mầm, tầm gửi cần được bổ sung kích thích tố sinh trưởng. Hai ông nhận thấy rằng ở môi trường 6-benzylaminopurine
  16. 5 (BA) 20µM, thì chỉ có Dendrophthoe pentandra phát triển bình thường, còn ở môi trường có nước dừa (15 - 20%) thì cả hai loài đều phát triển toàn diện trong bình nuôi cấy [23]. Năm 2006, nhóm tác giả người Indonesia gồm Nina Artani, Yelli Ma’arifa và Muhammad Hanafi đã tách được hợp chất chống oxy hóa là quercitrin (C21H20O11) và querceti (C15H10O7) từ cao ethanol của cây TGNN Dendrophthoe pentandra (L.) Miq ký sinh trên cây Khế (Averrhoa carambola) [20]. Hình 1.1. Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti Tháng 3 năm 2011, nhóm tác giả người Indonesia gồm Wahyu Widowati, Tjandrawati Mozet, Chandra Risdian, Hana Ratnawati, Susy Tjahani, và Ferry Sandra đã so sánh tính chống oxy hóa và đặc tính ức chế sinh trưởng dòng tế bào ung thư T47D của cao ethanol từ Trầu không Piper betle L., Dừa cạn Catharanthus roseus (L.) G. Don, TGNN Dendrophthoe pentandra L., và Nghệ Curcuma mangga Val. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng lá P. betle, rễ C. roseus, lá và cành nhỏ của D. pentandra ký sinh trên cây xoài, thân rễ (củ) của C. mangga làm vật liệu. Kết quả cho thấy P. betle là nguồn dược liệu thiên nhiên đầy hứa hẹn về khả năng chống oxy hóa và ức chế tăng trưởng tế bào ung thư, cao ethanol của C. roseus có thể ức chế tăng trưởng tế bào ung thư nhưng không có hoạt tính chống oxy hóa, cao
  17. 6 ethanol của C. mangga không chứa cả hai hoạt tính trên. Xét riêng cao ethanol của TGNN D. pentandra, thấy rằng D. pentandra có hoạt tính kháng tế bào ung thư rất thấp, thậm chí không có. Kết quả này kiểm chứng nghiên cứu trước đây với nước sắc thô của D. pentandra trên đối tượng chuột đã được xử lý với dimetilaminobenzena (DAB) – chất gây ung thư, kết quả cho thấy không tác dụng (Windarti, 1990), chất querceti ly trích từ D. pentandra cũng không có hoạt tính kháng ung thư theo phương pháp BST (Brine Shrimp Letahlity Test) (Dewiyanus, 1996), nhưng cao dichlorometan của D. pentandra thử nghiệm trên ấu trùng tôm A. salina trong 24 giờ lại cho kết quả là có hoạt tính kháng tế bào ung thư (Wahjudi, 1996). Bằng phương pháp PDDH, nhóm nghiên cứu cho thấy D. pentandra có hoạt tính chống oxy hóa rất cao, tương đương với acid ascorbic và querceti [24]. 1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, thời gian qua có một số công trình nghiên cứu về Tầm gửi năm nhị đã được công bố. Năm 2009, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hạt đã tách được 2 hợp chất là β-sitosterol, β-sitosteryl arachidate từ lá TGNN ký sinh trên cây Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Đây là lần đầu tiên hợp chất β-sitosteryl arachidate được cô lập trong chi Dendrophthoe [3]. Dung dịch của β-sitosteryl arachidate ở nồng độ 10-3M đến 10-4M được biết có tác dụng bảo vệ tế bào MT-4 khỏi sự tấn công của virut HIV [13]. 30 29 26 25 20 27 19 21 21 22 24 22 27 29 18 12 18 20 23 25 11 13 17 12 17 28 14 16 11 13 28 15 19 1 9 16 2 10 8 HO 1 9 14 6' 26 2 10 15 3 5 7 4' 8 4 6 5' O HO 3 5 HO 7 24 HO 2' O 4 6 3' 1' 23 OH Fridelane (MM1) Daucosterol (MM2) Hình 1.2. Cấu trúc hợp chất MM1 và MM2
  18. 7 Năm 2010, Phạm Văn Ngọt và cộng sự nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của loài này; bước đầu cho thấy cao ethyl acetate được điều chế từ Dendrophthoe pentandra ký sinh trên cây Xoài (Mangifera indica) có hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus ATCC 29213, Staphylococcus aureus kháng methycilin (MRSA) ATCC 43300 và Bacillus subtilis PY 79 ở nồng độ 1024 µg/ml [9]. Năm 2011, Phạm Văn Ngọt và cộng sự cho biết: - Nước sắc của loài TGNN ký sinh trên cây Mít, Xoài, Dâu Tằm không có khả năng kháng Escherichia coli, Klensiella pneumoniae; - Nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Dâu tằm có hoạt tính kháng Bacillus subillis, Staphylococus aureus ở mức yếu; không có hoạt tính kháng Pseudomomas aeruginosa; - Nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Mít, Xoài có hoạt tính kháng khuẩn Bacillus subillis ở mức yếu; kháng Staphylococus aureus và Pseudomomas aeruginosa ở mức trung bình; - Cao khô li trích từ loài TGNN kí sinh trên cây Mít, Xoài, Dâu tằm ở nồng độ 1.000µg/ml đều có hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, dòng tế bào ung thư phổi NIC – H460 và tế bào ung thư vú MCF – 7 [10]. 1.2. Các cây chủ 1.2.1. Cây Khế Tên khoa học: Averrhoa carambola L. Họ Oxalidaceace (họ Chua me đất). Tên thường gọi: khế ta, khế cơm, khế chua [8]. Cây có nguồn gốc từ Sri Lanka và được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Khế là cây gỗ cao 4 – 6 m. Lá mọc cách, kép lông chim lẻ, dài 11 – 17 cm; lá chét gồm 3 – 5 đôi, nguyên, mềm, hình trứng nhọn; những lá chét ở phía trên lớn hơn đạt tới 8,5 cm chiều dài, trên 3,5 cm chiều rộng. Hoa mọc thành chùm xim dài 3 – 7cm, ở kẽ lá, màu hồng hay tím nhạt, 5 nhị hữu thụ xen kẽ 5 nhị thoái hóa. Bộ
  19. 8 nhụy 5 lá noãn hợp thành, bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa 4 noãn. Quả mọng có 5 cạnh, vị chua. Theo đông y, khế có vị chua ngọt, tính bình, không độc, trị phong, nhiệt, giải khát. Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những chỗ bị lở sơn (sơn ăn). Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẫn ngứa, lở loét, sưng đau do dị ứng. Tại Campuchia, người ta dùng rễ cây khế phối hợp với vỏ cây khleng pear hay khleny kraham (Bauhinia bassacensis Pierre ex Gagnep.) và vỏ cây Lagerstrocmin floribunda Jack. với gạo (hái ở cây mọc hoang) sắc với nước, cô đặc lại còn 1/3, thêm đường cho ngọt mà uống để chữa ngộ độc, đặc biệt ngộ độc do mã tiền [8]. Hình 1.3. TGNN ký sinh trên cây Khế 1.2.2. Cây Mãng cầu ta Tên khoa học: Annona squamosa L. Họ Annonaceae (họ Na). Tên thường gọi: na, mãng cầu dai, mãng cầu ta. Mãng cầu ta là một thứ cây nhỡ cao 2 – 6 m. Thân tròn, vỏ nháp, mang nhiều cành. Lá mọc cách, hình bầu dục dài 7 – 10 cm, rộng 3 – 4 cm. Hoa đơn độc, nở vào
  20. 9 tháng 3 – 4, cánh hoa màu mỡ gà, thường mọc đối diện lá. Nhị nhiều, chỉ nhị rộng, chỉ hơi hẹp hơn bao phấn một chút. Bộ nhụy nhiều lá noãn rời, mỗi nhụy mang 1 noãn. Quả kép màu xanh lục, nhạt, gồm nhiều múi, mỗi múi là một quả mọng. Thịt quả trắng mềm, ngọt và thơm. Mùa quả từ tháng 8 -11. Trong trái mãng cầu ta có 72% glucose; 14,52% saccarose; 1,75% tinh bột; 2,7% protit. Mãng cầu ta được trồng rộng rãi khắp nước ta, ngon nhất là mãng cầu dai. Nhưng đây là một loài cây mau cỗi, sau 7 – 8 năm nên đốn bỏ và trồng lại. Trong dân gian người ta thường dùng lá mãng cầu ta để chữa sốt rét, hạt mãng cầu tán nhỏ dùng trừ chấy rận [8]. Hình 1.4. TGNN ký sinh trên cây Mãng cầu ta 1.2.3. Cây Bàng Tên khoa học: Terminalia catappa L. Họ Combretaceae (họ Trâm bầu) Cây gỗ lớn, cao khoảng 7 – 10 m, không lông, tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống cái bát trải rộng. Lá to, hình trứng, xanh thẫm và bóng. Đây là loài cây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1