Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (Rhodomyrtus Tomentosa (Aiton) Hassk.) ở Vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang
lượt xem 21
download
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (Rhodomyrtus Tomentosa (Aiton) Hassk.) ở Vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang được thực hiện nhằm điều tra các sinh cảnh tự nhiên rừng có sự phân bố của cây Sim; xác định các loài được gọi là Sim hiện có tại VQG Phú Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (Rhodomyrtus Tomentosa (Aiton) Hassk.) ở Vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Quách Thúy Hằng ĐẶC TÍNH SINH HỌC SINH THÁI CỦA LOÀI SIM (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Quách Thúy Hằng ĐẶC TÍNH SINH HỌC SINH THÁI CỦA LOÀI SIM (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG Chuyên ngành : Sinh Thái học Mã số : 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan nội dung nêu trong luận văn phản ánh trung thực những vấn đề do chính bản thân học viên khảo sát và thu kết quả trong khi thực hiện đề tài. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Học viên ký tên Quách Thúy Hằng 1
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, học viên đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc học viên xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Sinh học trường Đại Học Sư Phạm TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ học viên trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Hợp, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thạc sĩ Đặng Văn Sơn cùng các nhân viên tại VQG Phú Quốc, Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình thu thập số liệu tại VQG để học viên có thể hoàn thành được luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho học viên những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Xin gửi lới cảm ơn tới bạn bè, các anh chị trong lớp cao học Sinh thái học giúp đỡ học viên trong những lúc học viên gặp khó khăn. Xin chân thành cảm ơn ba mẹ và chị đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ học viên học tập làm việc và hoàn thành luận văn.. Mặc dù học viên đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn. 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 5 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 6 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 7 3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 7 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 8 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu – VQG Phú Quốc (Kiên Giang) ........................ 8 1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 8 1.1.2. Địa hình ................................................................................................................... 8 1.1.3. Khí hậu – thời tiết .................................................................................................. 11 1.1.4. Thủy văn ................................................................................................................ 12 1.1.5. Hệ thực vật ............................................................................................................ 13 1.2. Phân bố, sinh thái ...................................................................................................... 14 1.3. Công dụng ................................................................................................................... 15 1.3.1. Về dinh dưỡng ....................................................................................................... 15 1.3.2. Về làm thuốc ......................................................................................................... 15 1.4. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................... 15 1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới............................................................................. 15 1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................. 16 CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18 2.1. Địa điểm thu mẫu ....................................................................................................... 18 2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................. 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 19 2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa .................................................................... 19 2.3.2. Phương pháp bảo quản mẫu .................................................................................. 19 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá, thân non ............................... 19 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái và cấu tạo thân .............................................. 20 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái hoa ................................................................. 20 2.3.6. Phương pháp phân loại phấn hoa .......................................................................... 20 3
- 2.3.7. Phương pháp xác định thành phần hóa học của quả Sim ...................................... 20 2.3.8. Phương pháp giám định taxa gọi là Sim ............................................................... 21 2.3.9. Phương pháp điều tra ............................................................................................ 21 2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 21 2.3.11. Phương pháp lập ô ............................................................................................... 21 2.3.12. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững ......................... 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 23 3.1. Xác định loài Sim ở VQG Phú Quốc có khả năng chế biến rượu. ........................ 23 3.1.1. Về phân loại........................................................................................................... 23 3.1.2. Mô tả hình thái ...................................................................................................... 24 3.1.3. Hình thái hạt phấn hoa .......................................................................................... 35 3.1.4. Đặc điểm giải phẫu ................................................................................................ 35 3.2. Phân bố sinh thái của loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.). ......... 39 3.2.1. Mô tả hiện trạng rừng và các đặc điểm của các trạng thái rừng vùng nghiên cứu.39 3.2.2. Phân bố Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) theo mật độ. .................. 43 3.2.3. Phân bố loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) theo các sinh cảnh rừng.................................................................................................................................. 44 3.2.4. Hiện trạng phân bố Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) phân theo các loại đất ở từng vùng ......................................................................................................... 46 3.2.5. Sản lượng quả Sim ................................................................................................ 62 3.3. Các phương pháp sản xuất rượu Sim ...................................................................... 64 3.3.1. Phương pháp thủ công ........................................................................................... 64 3.3.2. Phương pháp công nghiệp (Quy trình sản xuất) ................................................... 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 67 1. Kết luận .......................................................................................................................... 67 2. Kiến nghị ........................................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 71 4
- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT D1,3 Đường kính ngang ngực S tán Diện tích tán ĐDSH Đa dạng sinh học Ex situ Bảo tồn chuyển vị ForWet Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước Hdc Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn In situ Bảo tồn nguyên vị N Số cây PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng Sub-Fipi Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng TS Tái sinh UBND Ủy ban nhân dân VQG VQG 5
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Phú Quốc là một quần thể đảo, trong đó có đảo chính Phú Quốc. Ngoài ra, còn có quần thể Thới An, quần đảo Thổ Châu và các đảo lẻ gồm 40 đảo lớn nhỏ lập thành huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên giang. Tổng diện tích tự nhiên huyện đảo là 584 km2, trong đó đảo Phú quốc chiếm 563 km2. VQG Phú Quốc có nhiều hệ sinh thái đặc trưng và nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. VQG Phú Quốc được thành lập nhằm mục đích là bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn gen động thực vật và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc. Rừng của VQG Phú Quốc thể hiện tính đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới đặc biệt có nhiều và là nơi thích hợp cho sự phân bố của cây Sim và các loài Sim (Myrtaceae). Từ nhiều năm trước đây, người dân vẫn sử dụng quả Sim để ăn, làm rượu,..vì theo các tài liệu Đông Y, cây Sim có nhiều giá trị cao: cây Sim chứa khá nhiều chất sắt, chất này có chứa nhiều pelargonidin dùng làm màu nhuộm tự nhiên trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh những sản phẩm từ Sim như trà hoa Sim, rượu, mật, xi-rô... người ta còn chiết xuất phần tinh chất từ thân cây Sim để chế biến thành các loại nước hoa, xà phòng... Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm, các bộ phận của cây Sim, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những vị thuốc tốt đối với sức khỏe [10]. Cây Sim để mọc tự nhiên có từ lâu trên đảo Phú Quốc, những cánh rừng Sim mọc tập trung theo triền đồi, ven suối và dưới các thung lũng. Những năm qua, do không được quản lí và đánh giá đúng mức nên những cánh rừng Sim bị khai thác không có kế hoạch hoặc chặt phá để trồng các loại cây khác, xây dựng các khu du lịch. Tuy nhiên, Sim cũng là nguồn tài nguyên phong phú và đặc sản của VQG Phú Quốc, do đó quần thể có cây Sim bị thu hẹp và sản lượng Sim do nhân dân khai thác cạn kiệt dần. VQG Phú Quốc trong quá trình phát triển cũng coi cây Sim là một đặc sản quý cần duy trì và phát triển, cũng là một nguồn lợi kinh tế cho vườn. Nhưng hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về loài chuyên sâu về xác định phân bố, sản lượng, số loài Sim hiện có ở VQG Phú Quốc để có thể bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên giá trị này. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “ĐẶC TÍNH SINH HỌC SINH THÁI CỦA LOÀI SIM (Rhodomyrtus tomentoỞ VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG”. 6
- 2. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra các sinh cảnh tự nhiên rừng có sự phân bố của cây Sim - Xác định các loài được gọi là Sim hiện có tại VQG Phú Quốc. - Phân bố và sản lượng của các loài Sim hiện có tại VQG Phú Quốc. - Tham khảo các hướng chế biến các sản phẩm từ cây Sim. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu hình thái - giải phẫu lá, giải phẫu thân non, hình thái hạt phấn hoa của loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) - Nghiên cứu sự phân bố sinh thái và đặc tính sinh học của loài Sim để bảo tồn và chế biến các sản phẩm từ cây Sim. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Các khu vực có phân bố loài Sim tại VQG Phú Quốc. 7
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu – VQG Phú Quốc (Kiên Giang) 1.1.1. Vị trí địa lý 1.1.1.1. Vị trí - VQG Phú Quốc nắm ở phía Bắc của đảo phú quốc, có địa giới hành chính nằm trên 6 xã: Cửa Dương, Cửa Cạn, Bãi thơm, Gành Dầu, Hàm Ninh và một phần của xã Dương Tơ thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 1.1.1.2. Tọa độ địa lý - Từ 10012’07” đến 10027’02” vĩ độ Bắc - Từ 103050’04” đến 104004’40” kinh độ Đông 1.1.1.3. Phạm vi ranh giới - Phía Bắc, Đông và tây giáp với biển Đông. - Phía Nam và Đông Nam giáp xã Cửa Dương và Hàm Ninh 1.1.1.4. Diện tích - Tổng diện tích tự nhiên VQG Phú Quốc là 29.135,9 ha. Trong đó: + Phân khu phục hồi nghiêm ngặt: 8.677,0 ha. + Phân khu phục hồi sinh thái: 20.425,9 ha. + Phân khu hành chính dịch vụ: 33,0 ha. Hình 1.1. Bản đồ đảo Phú Quốc [14] 1.1.2. Địa hình + VQG Phú Quốc nằm ở phía Bắc đảo chính của Phú Quốc với những đồi núi cao 8
- thuộc 3 dãy núi Hàm Ninh, Hàm Rồng và Gành Dầu. Phía Đông và Đông Bắc có các đỉnh núi cao là Núi Chúa (603 m), núi Gò Quập (478 m), núi Đá Bạc (448 m) của dãy núi Hàm Ninh. Các dãy núi này phần lớn có độ dốc > 450. Phía Bắc bị chế ngự bởi dãy Bãi Đại với độ cao 200 – 250 m gồm núi Chảo (379 m), núi Hàm Rồng (365 m). + Nhìn chung, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có những vùng trũng tạo thành những “lung” như vùng Bãi Thơm, Cửa Cạn ngập nước vào mùa mưa [7]. 1.1.2.1. Địa chất - Theo tài liệu địa chất của Viện Địa Lý Việt Nam, Phú Quốc có nền địa chất sa thạch là chủ yếu, mảng địa chất nầy có liên hệ với nền địa chất của Campuchia thuộc phía Tây Nam của vùng Kompong Som, Kok Kong, B. Kong Pot do trầm tích mảnh vỡ từ Trường Sơn đưa về (Trần Kim Thạch, 1983). Do đó, sự phân hủy của loại đá này tạo ra loại đất có thành phần cơ giới cát là chủ yếu. Một đặc điểm nữa của loại đá trầm tích này là do kết cấu bình hàng nên khả năng giữ nước kém khi đá bị bào mòn theo hông. 1.1.2.2. Thổ nhưỡng - Theo kết quả điều tra và xây dựng bản đồ đất huyện Phú Quốc năm 2012, của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam và Trung tâm nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước. VQG Phú Quốc được chia ra 4 nhóm đất: Nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất đỏ vàng. (a). Nhóm đất cát: Được chia ra 2 đơn vị chú dẫn bản đồ như sau: - Đất cát biển trắng vàng (C): Phân bố thành các giải kéo dài song song với đường bờ biển, tập trung nhiều ở các xã Gành Dầu, Hàm Ninh, Cửa Dương, Bãi Thơm, Cửa Cạn. Đất có thành phần cơ giới thô, thay đổi từ cát đến cát pha. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp. Tuy lượng dinh dưỡng thấp song độc tố trong đất cát hầu như không có. Mặt khác, đất được phân bố ở địa hình khá bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ, độ xốp cao, khả năng thoát nước nhanh, dễ cải tạo để canh tác cây nông nghiệp. (Chiếm 8% diện tích) - Đất cát có tầng mặt giàu mùn (Ch): Phân bố ở các khu vực có địa hình thấp, tập trung nhiều ở các xã Hàm Ninh, Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương. Đất có thành phần cơ giới mịn hơn và một số yếu tố dinh dưỡng như mùn, đạm và kali cao hơn so với đất cát trắng. Tuy nhiên, lại bị hạn chế bởi địa hình thấp trũng và thường bị ngập nước vào mùa mưa. Do vậy, loại đất này thích hợp cho các loài cây chịu ngập như Tràm. (Chiếm 22% diện tích) 9
- (b). Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa chỉ có một đơn vị chú dẫn bản đồ là Đất phù sa gley (Pg): Phân bố ở xã Cửa Dương và Cửa Cạn. Thực chất đây là một đơn vị đất có nguồn gốc hỗn hợp từ những trầm tích biển, phù sa sông suối và có cả sản phẩm dốc tụ. Đặc điểm chung của chúng là có thành phần cơ giới mịn, từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Do phân bố ở địa hình thấp trũng nên loại đất này giàu mùn, giàu đạm, kali khá. (Chiếm 2% diện tích) (c). Nhóm đất xám: Gồm 2 đơn vị chú dẫn bản đồ sau: - Đất xám trên đá mác ma axit và đá cát (Xa): Phân bố ở các xã Gành Dầu, Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ và Bãi Thơm. Phần lớn đất xám ở VQG Phú Quốc có tầng dày trên 100 cm (khoảng 14 % diện tích), phần còn lại có tầng mỏng hơn do bị hạn chế bởi tỷ lệ đá lẫn cao trong khoảng độ sâu 50 – 100 cm. - Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng (Xf): Phân bố ở các xã Bãi Thơm, Gành Dầu, Dương Tơ, Cửa Cạn, Cửa Dương, được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá cát, lại phân bố ở địa hình tương đối thấp, nên tầng mặt đất có hàm lượng dinh dưỡng mùn, đạm và kali khá giầu. (Chiếm 24% diện tích) (d). Nhóm đất đỏ vàng: Có một đơn vị chú dẫn bản đồ là Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), Phân bố rải rác ở VQG Phú Quốc. Khác với các loại đất cát, đất phù sa và đất xám, phần lớn đất Fq có tầng đất hữu hiệu mỏng và thường có đá lộ đầu ở các mức độ khác nhau. Đất Fq có thành phần cơ giới nhẹ, từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, dinh dưỡng đa lượng ở mức độ trung bình.(Chiếm 30% diện tích) [7] 10
- Hình 1.2. Bản đồ đất vùng phân bố các lòai Sim VQG Phú Quốc Nguồn: Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước, năm 2012 1.1.3. Khí hậu – thời tiết - Đảo Phú Quốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất xích đạo, nhưng bị chi phối bởi các quy luật của biển: + Nhiệt độ trung bình: 27,10C + Tháng có nóng nhất (IV): 28,30C + Tháng có nhiệt độ thấp nhất (I): 250C + Trong năm có 2.445 giờ nắng, trung bình 6,7 giờ/ngày, khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp + Lượng mưa trung bình: 3.037 mm, phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó: - Mùa mưa kéo dài hơn các huyện khác trong tỉnh và toàn ĐBSCL (8 tháng – từ tháng 5 đến tháng 10) và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Trong các tháng mưa nhiều thường ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch và gây tình trạng ngập cục bộ ở các khu vực trũng. - Ngược lại, trong các tháng mùa khô (11 – 4 năm sau), do lượng mưa không đáng kể (chỉ chiếm 10% lượng mưa năm) đã gây tình trạng khô hạn cho cây trồng và thiếu nước cho 11
- sinh hoạt ở một số khu vực. + Tốc độ gió trung bình: 3,9 m/s; Có hai hướng gió chính thay đổi trong năm: - Gió mùa Đông – Bắc thịnh hành vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), vận tốc trung bình biến đổi từ 2,8 - 4,0 m/s. - Gió Tây – Nam thịnh hành vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), vận tốc gió trung bình biến đổi từ 3,0 – 5,1 m. - Gió mạnh thường xảy ra vào các tháng 6 - 8, vận tốc gió lớn nhất tuyệt đối lên tới 31,7m/s. Chế độ gió theo mùa đã chi phối mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngư dân ở các đảo nhỏ của huyện Phú quốc, họ thường phải di chuyển nơi ở theo mùa để tránh gió [7]. 1.1.4. Thủy văn Vùng dự án được bao bọc ở 3 phía Bắc, Đông, Tây bởi biển với chiều dài bờ biển khoảng 60 km, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Nguồn nước mặt khá phong phú. Mật độ sông suối 0,42 km/km2. Có 2 hệ thống sông có diện tích lưu vực 10 km2 trở lên. Tổng diện tích lưu vực 252 km2 (Chiếm 25% tổng diện tích đảo). Các sông, rạch lớn chảy qua vùng dự án như: + Rạch Cửa Cạn: Bắt nguồn từ núi Chúa, chiều dài sông chính 28,7 km, tổng chiều dài sông suối 69 km, diện tích lưu vực 147 km2. + Rạch Dương Đông: Bắt nguồn từ núi Đá Bạc, chiều dài sông chính 18,5 km. Tổng chiều dài sông suối 63 km, diện tích lưu vực 105 km2. + Ngoài ra còn có các sông rạch khác như: Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Rạch Vũng Bầu, Rạch Cá... Nhìn chung, các sông suối đều ngắn nhỏ, do ảnh hưởng của địa hình, mức độ tập trung bờ Tây lớn hơn bờ Đông. Độ che phủ của rừng khá cao, lại nằm trong vùng có lượng mưa lớn (3.000 mm/năm). Nên hệ thống sông suối khá phát triển. Lượng mưa trung bình trong năm tương đối cao cộng với địa hình đồi dốc bao bọc xung quanh nên lượng nước tập trung nhanh, bên cạnh đó các cửa sông rạch lại hẹp nên xảy ra tình trạng ngập lũ Nguồn nước ngầm cũng khá, nước ngầm tầng nông có đều khắp vùng dự án. Nước ngầm tầng sâu ở vùng phía Bắc đảo có khó khăn hơn (2 điểm khoan sâu 30m, 40m ở Gành Dầu không có nước) [7]. 12
- 1.1.5. Hệ thực vật - Theo Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang năm 2011, hệ thực vật ở VQG Phú Quốc khá phong phú có khoảng 1.164 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn, thuộc 66 bộ, 137 họ và 531 chi của 6 ngành thực vật VQG Phú Quốc có 6 kiểu rừng chính: (a). Rừng nguyên sinh trên núi Xuất hiện ở độ cao từ 350 đến 603 m so với mực nước biển . Kiểu rừng này có sự hiện diện của 3 loài thực vật hạt trần là Hoàng đàn giả (Dacrydium peirrei); Thông nàng (Podocarpus imbricatus) và Kim Giao (Nageia fleury). (b). Rừng nguyên sinh cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) Phân bố từ độ cao 100 m đến 350 m so với mực nước biển. Chiếm ưu thế trong kiểu rừng này là các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae). (c). Rừng thứ sinh Có mặt trên phần lớn diện tích của VQG tại các khu vực có địa hình đồi thấp và bằng phẳng (30 - 100 m so với mực nước biển). Đây thường là kiểu rừng tái sinh với mật độ dày đặc sau khai thác gỗ hoặc các tác động khác của con người trước đây. (d). Rừng tràm Xuất hiện ở độ cao 20 - 30 m so với mực nước biển trong vùng chuyển tiếp giữa núi và thung lũng. Vào mùa mưa, các khu vực này thường bị ngập nước, cá biệt có một số khu vực nước ngập quanh năm. (e). Rừng ngập mặn Phân bố thành các đám ven cửa sông, suối gần biển và dọc bờ biển với sự phân bố của loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), là loài thực vật hiếm trong sách đỏ Việt Nam. (f). Rú lùn trên các đụn cát Là kiểu thực vật độc đáo có quá trình tiến hóa thích ứng với điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Kiểu rừng này xuất hiện tại vùng ranh giới giữa đất liền và biển. Đây là hệ sinh thái cực kỳ hiếm gặp ở Việt Nam, chỉ phân bố thành các đám nhỏ ở một vài khu vực ven biển. 13
- Hình 1.3. Các kiểu rừng chính ở VQG Phú Quốc [12] 1.2. Phân bố, sinh thái - Trên thế giới: Cây Sim mọc tự nhiên phổ biến ở vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ, Nam Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á: Indonexia, Philippine, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam từ vùng trung du tới vùng núi cao trên 1000m - Ở Việt Nam: Cây Sim mọc từ Bắc vào Nam, từ Quảng Ninh đến Phú Quốc. - Ở đảo Phú Quốc, theo điều tra sơ bộ của đề tài thì: Cây Sim mọc hoang ở rất nhiều vùng đồi trọc, bao gồm cả vùng trung du, trên triền núi, sườn đồi, dưới các thung lũng. Phân bố đều từ Bắc đảo đến Nam đảo, tập trung nhiều nhất ở các vùng: Hàm Ninh, Dương Tơ, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Cửa Dương. Cây Sim là cây đặc biệt ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi hay đồng cỏ, lẫn với mua, chổi xể… tạo thành quần hệ cây 14
- bụi làm giảm bớt quá trình rửa trôi trên các loại đồi thấp vốn rất cằn cỗi [1]. 1.3. Công dụng 1.3.1. Về dinh dưỡng - Quả Sim có vị ngọt, chát, mùi thơm, thành phần hóa học có chứa sắc tố anthocyan, tannin và đường, tính mát. 1.3.2. Về làm thuốc - Quả tươi hoặc khi ủ thành rượu thì rượu Sim có thể được xem như vị thuốc chữa bệnh suy nhược thần kinh, thiếu máu, kiết lỵ, bổ huyết và một số chứng bệnh đường ruột… - Các loại quả có màu tím, xanh, trắng chứa nhiều chất flavonoid, đặc biệt các loại quả chứa nhiều sắc tố như proanthocyanidin và anthocyandin mang lại màu xanh tím đặc trưng trong quả Sim là những chất có hoạt tính cao và tăng cường tính bền chắc cho hệ thống mạch máu. Sử dụng các loại quả này còn giảm được nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và cải thiện độ chắc của răng. - Các chất có màu tím (có trong nhóm phytochemical) còn làm giảm cholesterol, triglyceride và thromboxane (là những thành phần tham gia vào sự phát triển bệnh tim mạch) trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ và còn có khả năng chống sự lão hóa, già nua của tế bào [9]. - Búp và lá Sim non được dung chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lị. Đặc biệt, lá Sim còn là thuốc cầm máu, chữa vết thương chảy máu. - Hoa Sim, dù màu hồng hay trắng, đều chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể [10]. - Rễ Sim vị ngọt, hơi chua, có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dung chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, trĩ, bỏng lửa [15]. 1.4. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới - Robert. W. Scherer: Cây cho người (Plants for man) (1972), Giới thiệu cây Sim làm cây ăn quả có ích. - Tài nguyên thực vật ở Đông Nam Á (Prosea 1992) (Plant resources of South-East 15
- Asia Dye and Tannin producing plants), tập 3: Thực vật cho sản phẩm nhuộm và tamin, giới thiệu cây Sim và cây tiểu Sim cho chất nhuộm. - Trên thế giới, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Sản phẩm tự nhiên, Khoa Y học truyền thống, Khoa khoa học, Đại học Prince of Songkla, Hat Yai, Songkhla 90112, Thái Lan (2009) thì lá của cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) được nghiên cứu để chiết xuất tạo ra Rhodomyrtone - chất kháng và chống nhiễm trùng, vấn đề này được đề cập trong các tài liệu sau [16]: • Surasak Limsuwan, Erik N. Trip, Thijs R.H.M. Kouwen, Sjouke Piersma, Asadhawut Hiranrat, Wilawan Mahabusarakam, Supayang P. Voravuthikunchai, Jan Maarten van Dijl, Oliver Kayser:” Phytomedicine” (2009), tập 16, vấn đề 6, trang 645 - 651, giới thiệu chất Rhodomyrtone là một thuốc kháng khuẩn tự nhiên từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) (2011) • Surasak Limsuwan, Anne Hesseling-Meinders, Supayan Piyawan Voravuthikunchai, Jan Maarten van Dijl, Oliver Kayse: “Phytomedicine” (2011), tập 18, vấn đề 11, trang 934 - 940, giới thiệu tác dụng kháng sinh và chống nhiễm trùng của Rhodomyrtone từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) trên vi khuẩn Streptococcus pyogenes. • Surasak Limsuwan, Oliver Kayser, Supayang Piyawan Voravuthikunchai: “Hoạt động kháng khuẩn của Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. Chiết xuất lá đối với phân lập lâm sàng của Streptococcus pyogenes”. (2012) - Nghiên cứu của Đại học Dược Dayananda Sagar, Bangalore, Ấn Độ: “Ảnh hưởng chữa lành và chống oxi hóa của dịch chiết từ (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) trên bệnh loét dạ dày mãn tính ở chuột” (2010) cho thấy cây Sim được sử dụng chữa trị trong các rối loạn dạ dày như đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, áp xe, xuất huyết, và là một chất khử trùng rửa các vết thương [13]. - Tại Mỹ, công ty Seacoast Natural Health đã sản xuất và bán các một số chế phẩm từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) [17]. • “Rhodomyrtus tomentosa Liver”: Tăng sản xuất mật, và được sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh gan, và viêm gan. • “Rhodomyrtus tomentosa Fruit Benefits In Skin Care”: Giúp dưỡng ẩm da, cải thiện làn da, làm sạch da và để sử dụng cho da khô, da thô, và mùi cơ thể. 1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Võ Văn Chi (1996) “Tự điển cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu kỹ cả 2 loài Sim 16
- Rhodomyrtus và Rhodamnia làm thuốc, đặc biệt dùng để chế biến rượu Sim. Đỗ Tất Lợi (1999) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu cây Sim làm thuốc và chế thành rượu ngon như rượu Nho. Phạm Hoàng Hộ (2000) “Cây cỏ Việt Nam”, tập 2, giới thiệu cả họ Sim và mô tả các loài Sim, trong đó có phân tích công dụng. Võ Văn Chi (2004) “Tự điển thực vật thông dụng, tập 2” đã giới thiệu chi Rhodomyrtus và cây Sim làm thuốcvà chế biến rượu bổ. Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (2004), phần 2 giới thiệu cây Sim trong nhóm cây ăn được. Viện Dược Liệu (2006) “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2”, giới thiệu cây Sim về cách trồng, các bộ phận dung, thành phần hoá học và các bài thuốc trong đó có rượu Sim. Tạ Xuân Tề, Thái Thành Lượm (2008) “Đánh giá hiện trạng môi trường đất và đề xuất biện pháp chống suy thoái một số hệ sinh thái rừng tại VQG Phú Quốc”. Võ Tòng Xuân (2008) đã xây dựng “Mô hình bảo tồn, nghiên cứu phát triển cây Sim đảo Phú Quốc”, chủ yếu để lập ra cho được một kiểu sử dụng đất rừng Phú Quốc, vừa bảo vệ môi trường rừng, vừa tạo ra của cải phi gỗ để giúp dân xoá đói giảm nghèo, vừa sản xuất ra đặc sản Phú Quốc đem lại nguồn thu cho ngân sách”. 17
- CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm thu mẫu - Đề tài được khảo sát tại các sinh cảnh phân bố Sim ở VQG Phú Quốc, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. (theo Điều tra sự phân bố của cây Sim tại VQG Phú Quốc của Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước). Hình 2.1. Bản đồ phân bố và sản lượng cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Nguồn: Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước, năm 2012 2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian khảo sát thực địa được tiến hành trong 4 đợt • Đợt 1: từ 06/03/2012 đến 14/03/2012. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 770 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 211 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 180 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 172 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 123 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 77 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn