Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cương
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thực trạng và xu hướng giáo dục ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay. Tìm hiểu vấn đề tự học và tự học có hướng dẫn theo môđun. Điều tra vấn đề tự học của HV tại trường SQLQ 1. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cương
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CAO THỊ HÀ THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔĐUN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015 i
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CAO THỊ HÀ THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔĐUN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) Mã số: 60140111 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Thành HÀ NỘI – 2015 ii
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau đại học và các thầy cô giáo trong trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường cũng như quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thành đã luôn tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã hết sức nỗ lực và cầu thị trong quá trình hoàn thành luận văn nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quí báu từ các thầy, cô giáo; từ bạn bè, đồng nghiệp để đè tài được hoàn thiện hơn và đạt được hiệu quả trong công tác giảng dạy của tôi sau này. Hi vọng đề tài có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích và được vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2015 Tác giả Cao Thị Hà iii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐC Đối chứng 2. GV Giảng viên 3. HHĐC Hóa học Đại cương 4. HV Học viên 5. PPDH Phương pháp dạy học 6. SQLQ Sĩ quan Lục quân 7. TH Tự học 8. TN Thực nghiệm 9. TNSP Thực nghiệm sư phạm iv
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các sơ đồ, hình vẽ, phiếu vi MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo module 6 1.1. Nền giáo dục đại học Việt Nam 6 1.1.1. Thực trạng 6 1.1.2. Xu hướng đổi mới 7 1.1.3. Các hình thức tổ chức dạy học ở đại học 8 1.1.4. Công nghệ dạy học hiện đại 9 1.2. Hệ dạy học cá thể hóa và vấn đề tự học 10 1.2.1. Hệ dạy học cá thể hóa 10 1.2.2. Vấn đề tự học 12 1.2.3. Năng lực tự học 14 1.2.4. Kĩ năng tự học 15 1.3. Module dạy học 17 1.3.1. Khái niệm 17 1.3.2. Đặc trưng cơ bản của module dạy học 18 1.3.3. Chức năng của module dạy học 18 1.3.4. Cấu trúc của một module dạy học 19 1.3.5. Biên soạn module 21 1.4. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 21 1.4.1. Nội dung phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 21 1.4.2. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học ( cho một tiểu module) 22 1.4.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp TH có hướng dẫn theo module 23 1.4.4. Các tình huống sử dụng 23 1.4.5. Những yêu cầu khi dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 24 1.5. Thực trạng dạy và học môn Hóa học Đại cương tại trường SQLQ 1 25 1.5.1. Đặc điểm đối tượng học viên 25 1.5.2. Thực trạng tự học của học viên 26 Tiểu kết chương 1 30 Chƣơng 2: Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo module cho học viên ở trƣờng SQLQ 1 môn Hóa học Đại cƣơng (chƣơng Cấu tạo nguyên tử và chƣơng Cấu tạo phân tử) 31 2.1. Vị trí, mục tiêu của môn HHĐC trong công tác đào tạo ở trường SQLQ 1 31 2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn HHĐC trong công tác đào tạo ở trường SQLQ 1 31 2.1.2. Mục tiêu của môn Hóa học Đại cương 31 v
- 2.2. Module hóa nội dung môn Hóa học Đại cương 32 2.2.1. Quy trình thiết kế và biên soạn module môn Hóa học Đại cương 32 2.2.2. Thiết kế tổng quát theo module môn Hóa học Đại cương 32 2.2.3. Thiết kế một module của môn Hóa học Đại cương 35 2.2.4. Cấu trúc của một tiểu module 37 2.2.5. Module phụ đạo 39 2.2.6. Bộ tài liệu dạy học môn Hóa học Đại cương theo module 39 2.2.7. Đánh giá tài liệu biên soạn theo module 40 2.2.8. So sánh tài liệu môn Hóa học Đại cương biên soạn theo module với biên soạn theo kiểu truyền thống 41 2.3. Hình thức tổ chức dạy học môn Hóa học Đại cương bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 43 2.3.1. Những yêu cầu sư phạm đối với PPDH môn Hóa học Đại cương bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 43 2.3.2. Các bước tổ chức dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 46 2.3.3.Hướng dẫn cách tự học theo module 48 2.3.4. Điều kiện để dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module đạt hiệu quả 49 2.4. Biên soạn tài liệu và thiết kế giáo án dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module môn Hóa học Đại cương 51 2.4.1. Module 1: Cấu tạo nguyên tử (mã số HH/ND.HHĐC.01) 51 2.4.2. Module 2: Cấu tạo phân tử (mã số HH/ND.HHĐC.02) 72 Tiểu kết chương 2 99 Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 100 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 100 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 100 3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 100 3.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm 100 3.3.2. phương pháp thực nghiệm sư phạm 100 3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 101 3.4.1. Chuẩn bị trước khi thực nghiệm 101 3.4.2. Tiến hành thực nghiệm 101 3.5. Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 103 3.5.1. Xử lý và đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm 103 3.5.2. Xử lý và đánh giá định tính kết quả thực nghiệm 107 Tiểu kết chương 3 110 Kết luận và khuyến nghị 111 Danh mục công trình khoa học 1. Bài báo ―Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm phát triển năng lực tự học phần Hóa học Đại cương cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 1‖, tạp chí Thiết bị Giáo dục ( Số đặc biệt, tháng 9 năm 2015), tr. 37- 39, 46. TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC 114 vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Bảng xếp hạng một số trường đại học của Việt Nam theo Webometric năm 2012 ................................................................ 6 Bảng 1.2 Bảng xếp hạng một số trường đại học của Việt Nam theo QS .... 6 Bảng 1.3. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực tự học của học viên ........ 26 Bảng PĐ 1: Năng lượng liên kết của một số liên kết.................................... 96 Bảng PĐ 2: Độ dài liên kết trong một số phân tử (A0) ................................ 97 Bảng PĐ 3: So sánh hai loại liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ................ 97 Bảng PĐ 4: Năng lượng của các loại tương tác trong lực Van de Waals..... 98 Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm các bài kiểm tra và thi ................................. 104 Bảng 3.2. Phân loại kết quả học tập của HV (%) ở các bài kiểm tra và thi.. 104 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Test 1.... 104 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Test 2.... 105 Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Thi ....... 105 Bảng 3.6. Thông số xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của 2 nhóm TN và ĐC ................................................................................ 105 Bảng 3.7. Kết quả phiếu điều tra thực trạng học tập môn HHĐC của nhóm thực nghiệm .................................................................... 108 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá năng lực tự học của HV thông qua bảng kiểm quan sát...................................................................................... 108 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá bộ tài liệu tự học môn Hóa học Đại cương ...... 109 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, PHIẾU Trang Hình 3.1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra bài Test 1................... 106 Hình 3.2. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra bài Test 2 .................. 106 Hình 3.3. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra bài Thi....................... 106 Hình 3.4. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra bài Test 1............................ 106 Hình 3.5. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra bài Test 2............................ 106 Hình 3.6. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra bài Thi ............................... 106 Sơ đồ 1.1. Chu trình tự học của học viên ..................................................... 13 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ Phương pháp tự học có hướng dẫn theo Module.............. 22 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổng quát module hóa nội dung môn HHĐC ................... 35 Phiếu 1.1. Phiếu điều tra thực trạng học tập môn HHĐC của HV ............... 28 Phiếu 2.1. Mẫu đánh giá tài liệu .............................................................. 40 viii
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo sư ngôn ngữ học ứng dụng người New Zealand Cynthia J White cho rằng: con người không thể học tất cả những gì cần trong nhà trường, vì vậy chương trình giáo dục phải giúp tạo ra những sản phẩm "có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi, với một thế giới biến động khôn lường". Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và thế giới ngày càng trở thành một "thế giới phẳng". Vì vậy người học cần được trang bị một cách học chủ động, tích cực và sáng tạo. Từ nhiều năm trở lại đây, phương pháp dạy - học lấy người học làm trung tâm đang được chú trọng và vận dụng trong nhà trường. Với phương pháp này người thầy đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và cung cấp nguồn tài liệu để người học tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho bản thân, từ đó hình thành và phát triển nhân cách. Tại Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 nêu r "Đối với giáo dục đại học tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dư ng nhân tài, phát triển ph m chất và n ng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của ngƣời học . Tại mục b khoản 2 điều 5 trong Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 quy định: "Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo". Qua tự học, tự nghiên cứu và qua hoạt động hợp tác, người học rèn luyện được nhiều năng lực, phẩm chất giúp họ có thể tiếp tục tự học, tự nghiên cứu về sau và tự học suốt đời, để họ luôn sẵn sàng đối mặt với mọi nhiệm vụ trong công việc và cuộc sống. Như vậy, điều cốt l i là phải không ngừng bồi dư ng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học. Trong phương pháp này, vai trò của tài liệu hướng dẫn để người học tự học là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tự học của người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có qui chế tạm thời ban hành kèm theo Quyết định 2091 ngày 07 tháng 10 năm 1993 về tổ chức đào tạo đại học theo hình thức tự học có hướng dẫn: "áp dụng thật sự công nghệ môđun hoá kiến thức và quản lý theo hệ thống học phần”, đồng thời "Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường đại 1
- học theo hướng thực nghiệm những phương pháp sư phạm tích cực". Cùng với xu thế đổi mới nền giáo dục đại học trong cả nước, trường SQLQ 1 đã và đang đổi mới mạnh mẽ, trong đó đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường đặc biệt quan tâm. Với đặc thù của một nhà trường quân đội, học viên hầu như không có sự chủ động về mặt thời gian. Hơn nữa, tài liệu tham khảo môn Hóa học ít, chủ yếu những tài liệu chuyên ngành, một số tài liệu viết ngắn gọn hơn nhưng rất khó giúp học viên nghiên cứu hiệu quả theo đúng trọng tâm của bài. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học ở trường SQLQ 1. Để khắc phục những khó khăn trên, giảng viên cần giúp học viên nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu dựa trên những hướng dẫn cụ thể cho mỗi bài học. Điều này đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị và cung cấp cho học viên một hệ thống tài liệu tự học có chất lượng. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài "Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun nâng cao n ng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trƣờng Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cƣơng". 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam, Từ những năm 1990, khái niệm môđun dạy học đã được vận dụng vào các lĩnh vực giáo dục đại học, dạy nghề…. Cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra khái niệm: ―Môđun dạy học là một đơn vị chương trình tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh‖. Đã có nhiều luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Thị Oanh: ―Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên Khoa Hoá Đại học Sư phạm‖ bảo vệ năm 1995 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bắc: ―Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hoá học ở Trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun‖, bảo vệ năm 2002 tại trường ĐHSP HN. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng Hà: ―Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá hữu cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun‖, bảo vệ năm 2003 tại trường ĐHSP Hà Nội. 2
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang: ―Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá vô cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun‖, bảo vệ năm 2004 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hương Thảo: "Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan lục quân 1 môn học Hoá đại cương phần Nhiệt động hóa học và Dung dịch’’, bảo vệ năm 2011 tại trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác là các luận văn thạc sĩ, các khóa luận tốt nghiệp trong các môn thuộc chuyên ngành Hóa học... theo hướng vận dụng tiếp cận môđun cho sinh viên các khối trường sư phạm, học sinh các trường phổ thông. Tại trường SQLQ 1, việc áp dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun phần Nhiệt động hóa học và Dung dịch bước đầu đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, đến nay chưa có một đề tài nào đề cập đến việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun chương ―Cấu tạo nguyên tử‖ và chương ―Cấu tạo phân tử‖. Vì vậy tôi muốn tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu môn HHĐC (chương ―Cấu tạo nguyên tử‖ và chương ―Cấu tạo phân tử‖) cho học viên ở trường SQLQ 1. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tự học và tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho học viên thông qua dạy học chương ―Cấu tạo nguyên tử‖ và chương ―Cấu tạo phân tử‖ tại trường SQLQ 1. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên tại trường SQLQ 1. - Nghiên cứu thực trạng và xu hướng giáo dục ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay. - Tìm hiểu vấn đề tự học và tự học có hướng dẫn theo môđun. - Điều tra vấn đề tự học của HV tại trường SQLQ 1. 4.2. Nghiên cứu việc thiết kế module tự học - Chương trình dạy học Hóa học tại trường SQLQ 1. - Cấu trúc môđun tự học, module phụ đạo (hỗ trợ). - Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. 4.3. Nghiên cứu về năng lực tự học 3
- - Biểu hiện của năng lực tự học - Các kĩ năng tự học - Đánh giá việc phát triển năng lực tự học. 4.4. Thực nghiệm - Điều tra thực trạng về tự học của HV. - Thực nghiệm sư phạm 5. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hoá học Đại cương ở trường SQLQ 1. 5.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển năng lực tự học của HV trường SQLQ 1 thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun. 5.3. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Chương ―Cấu tạo nguyên tử‖ và chương ―Cấu tạo phân tử‖ Địa bàn: Trường SQLQ 1 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun môn Hoá học Đại cương chương ―Cấu tạo nguyên tử‖ và chương ―Cấu tạo phân tử‖ có chất lượng, sử dụng có hiệu quả thì sẽ nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên, qua đó góp phần nâng cao được chất lượng dạy học ở trường SQLQ 1. 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp mô hình hoá, phương pháp giả thuyết. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, trò chuyện với học viên nhằm đánh giá khả năng tự học của họ. - Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo lâu năm để hoàn thiện tài liệu tự học. Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các GV về kinh nghiệm dạy và học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7.3. Các phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của đề tài 4
- - Luận văn đã vận dụng tiếp cận môđun trong việc biên soạn tài liệu dạy và học chương ―Cấu tạo nguyên tử‖ và chương ―Cấu tạo phân tử‖ của môn Hoá học Đại cương cho học viên trường SQLQ 1. - Thiết kế môđun phụ đạo bổ trợ cho môđun chính. - Biên soạn các câu hỏi kiểm tra môn Hóa học Đại cương chương ―Cấu tạo nguyên tử‖ và chương ―Cấu tạo phân tử‖. - Xây dựng được các tiêu chí đánh giá việc phát triển năng lực tự học của HV. 9. Cấu trúc của luận v n Luận văn gồm ba phần: - Mở đầu - Nội dung: Gồm ba chương, Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Chương 2: Tổ chức dạy học môn Hoá học Đại cương ở trường Sĩ quan lục quân 1 bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm - Kết luận và khuyến nghị. 5
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƢƠNG PHÁP TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔĐUN 1.1. Nền giáo dục đại học Việt Nam 1.1.1. Thực trạng Giáo dục đại học ở Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn chứa đựng nhiều bất cập. Theo bảng xếp hạng của Webometric các trường đại học ở Việt Nam năm 2012 thì chúng ta chỉ có 117 trường đại học được xếp hạng, không có trường đại học nào nằm trong tốp 1000. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng 1.1: Bảng 1.1 Bảng xếp hạng một số trường đại học của Việt Nam theo Webometric năm 2012 Xếp hạng ở Xếp hạng ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC Việt Nam thế giới Đại học Quốc gia Hà Nội 1 1051 Đại học Cần Thơ 2 1104 Đại học Thủy lợi 5 1949 Đại học Bách khoa (ĐHQG TP HCM) 7 2227 Đại học Huế 8 2744 Đại học Đà nẵng 9 3171 Đại học Sư phạm thành phố HCM 10 3470 Đại học Khoa học Tự nhiên 12 3653 Đại học Giáo dục (ĐHQG HN) 14 3984 Đại học Y dược thành phố HCM 15 4089 Đại học Kinh tế quốc dân 16 4157 Đại học Giao thông vận tải HN 20 4650 Nguồn: http://www.webometrics.info/en/Asia/Vietnam Theo xếp hạng của QS (QS - Quacquarelli Symonds là Công ty Anh quốc chuyên nghiên cứu về Giáo dục thế giới) qua các năm từ 2013 đến 2015, một số trường đại học của Việt Nam có thứ hạng như sau: Bảng 1.2 Bảng xếp hạng một số trường đại học của Việt Nam theo QS N m Tên trƣờng Thứ hạng 2013 Đại học Quốc gia Hà Nội 201-250 Đại học Quốc gia Hà Nội 161-170 2014 Đại học Quốc gia TP. HCM 191-200 TrườngĐại học Bách khoa Hà Nội 251-300 Đại học Quốc gia Hà Nội 151-200 2015 Đại học Quốc gia TP. HCM 201-300 Nguồn:(http://www.topuniversities.com/university-rankings/asian-university- rankings/2013; 2014; 2015) 6
- Theo một nghiên cứu mới đây về phong cách học của sinh viên của PGS.TS Nguyễn Công Khanh [28] cho thấy: Hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực (khả năng) học của mình; Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; Gần 70% cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; Gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập. Những số liệu trên tuy chưa đầy đủ xong cũng cho chúng ta thấy được phần nào thực trạng giáo dục đại học Việt Nam. Những bất cập này xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả về mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học, sự quản lí của nhà nước...Để có thể tiến lên bắt kịp với trình độ giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới thì tất yếu phải đổi mới nền giáo dục đại học trên tất cả các lĩnh vực. 1.1.2. Xu hướng đổi mới Trong bối cảnh mới của quốc tế và trong nước, với những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế xã hội, hơn bao giờ hết, chất lượng của giáo dục đào tạo trở thành vấn đề sống còn, quyết định sự thành bại của cả một quốc gia trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần xem giáo dục đại học là chìa khóa mở cửa vào tương lai. Những đổi mới trong giáo dục đại học được thể hiện ở những điểm sau:[7, tr. 5] - Đổi mới tư duy về giáo dục. Muốn giáo dục trở thành sức mạnh của một quốc gia thì cần hiểu được tri thức phải trở thành kĩ năng, trí lực và suy rộng ra phải trở thành nhân lực. Có như vậy, giáo dục mới quyết định sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia. - Đổi mới trong nội dung và phương pháp giáo dục. Với khối lượng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích lũy được thì giáo dục không thể truyền đạt hết khối lượng tri thức khổng lồ đó. Do vậy, nội dung các môn học chỉ gồm những kiến thức cơ bản, nền tảng. Điều cốt yếu là phải rèn luyện cho người học hệ thống kĩ năng để người học tự lĩnh hội tri thức. Khi nội dung thay đổi thì tất yếu phương pháp cũng phải thay đổi. Để phù hợp với nội dung đổi mới thì phương pháp mới chủ yếu là hướng vào hoạt động của người học. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn quá trình tự lĩnh hội của người học. Theo chiến lược phát triển giáo dục "Tự học, tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau‖; đó cũng là giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình đào tạo thành quá trình tự 7
- đào tạo. Hiện đại hoá nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, chú trọng nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên để họ thích ứng nhanh chóng với thị trường lao động. Cần gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực đầu ra. - Giáo dục suốt đời và phổ cập công nghệ thông tin. Hệ thống đại học với hai chức năng đào tạo quan trọng như nhau là đào tạo ban đầu và đào tạo thường xuyên nhằm đảm bảo cho người lao động sau khi có học vấn đại học ban đầu luôn có nhu cầu và điều kiện cập nhật được với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, từ đó đứng vững và phát triển được trong nền sản xuất hiện đại. Thực hiện cuộc cách mạng về PPDH, chuyển hoá những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ vào thực tiễn dạy học. Trong đó có sử dụng công nghệ môđun hoá nội dung dạy học, sử dụng những phương tiện kỹ thuật dạy học và tài liệu giáo khoa biên soạn theo môđun, chuyển sang hệ thống dạy học mới, hệ dạy học "tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn" [14, tr. 9]. Hiện nay chúng ta đang xây dựng chương trình giáo dục theo cách tiếp cận tổng hợp, một trong những cách tiếp cận này là cách thiết kế theo môđun và được thực thi theo phương thức tích lũy tín chỉ (Credit system). Nhờ vậy mà tăng tính mềm dẻo của chương trình đào tạo, làm cho mỗi người học có thể lựa chọn chương trình và kế hoạch học tập thích hợp với sở trường, nhịp độ và hoàn cảnh của mình. Mục tiêu của cuộc cách mạng về phương pháp là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, từng bước hoà nhập và tiến kịp trình độ đào tạo đại học trong khu vực và trên thế giới. 1.1.3. Các hình thức tổ chức dạy học ở đại học Nhằm đảm bảo được các mục tiêu đào tạo đại học như rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao; rèn luyện các giá trị về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên; chuẩn bị các kĩ năng nghề nghiệp...thì việc tổ chức dạy học ở đại học cần đa dạng với nhiều hình thức phong phú. Đến nay, chưa có sự phân loại r ràng về các hình thức thức tổ chức dạy học ở đại học. Về cơ bản, có thể chia các hình thức tổ chức dạy học ở đại học thành ba loại sau: [9, tr. 158] Loại 1: Các hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp sinh viên tìm tòi tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Bao gồm: Diễn giảng; Thảo luận, tranh luận; Xemina; Thực hành học tập và thực hành sản xuất; Bài thực hành, bài tập lớn, luận văn tốt nghiệp; Tự học và phụ đạo ... Trong đó xemina được xem như hình thức dạy học đặc trưng của bậc đại học. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi các phương pháp 8
- dạy học đều ―lấy người học làm trung tâm‖. ―Xemina là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học, trong đó sinh viên thảo luận các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được, dưới sự hướng dẫn của một giảng viên rất am hiểu về lĩnh vực đó‖ . Trong xemina, người học ―vừa phải tự học, trình bày những thu hoạch của mình qua tự học, lại vừa phải tranh luận với các bạn để bảo vệ cái đúng, bác bỏ cái sai, bảo vệ quan điểm của mình‖. [9, tr. 166] Loại 2: Các hình thức tổ chức dạy học nhằm kiểm tra và đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học. Bao gồm: Kiểm tra, sát hạch, thi, bảo vệ luận văn (đồ án) tốt nghiệp... Loại 3: Các hình thức tổ chức dạy học có tính chất ngoại khóa. Tất cả những hình thức tổ chức dạy học trên đây đều có vai trò và vị trí nhất định trong quá trình dạy học ở đại học. Chúng qua lại, tác động lẫn nhau và không thay thế cho nhau. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ học tập của từng môn học mà giảng viên lựa chon một hay một vài hình thức phù hợp. Gần đây, chúng ta đang triển khai đào tạo đại học theo hình thức tự học có hướng dẫn. Ở đây quá trình đào tạo được tiến hành rất mềm dẻo, linh hoạt. Người học lấy tự học là chính, với sự hướng dẫn của GV và tài liệu họ có thể chiếm lĩnh được nội dung dạy học. Kết quả học tập được quản lý theo hệ thống học phần và tín chỉ. Nhưng vì vẫn đào tạo theo nội dung và quy trình cũ nên trong những hình thức tổ chức dạy học này người học đều học theo cùng một chương trình, với cùng một thời gian. Nội dung học tập còn thiếu tính thực tiễn, chưa chú trọng đến rèn luyện kĩ năng cho người học. Người học còn khá thụ động trong học tập. Vì vậy, chất lượng đào tạo chưa cao. 1.1.4. Công nghệ dạy học hiện đại Với sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật, nhất là sự bùng nổ của Internet, lưu lượng tri thức mỗi ngày đều tăng lên và không ngừng đổi mới. Trong khi đó, giáo dục đào tạo thường kém linh hoạt hơn nên rất dễ bị lạc hậu. Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng những thành tựu của khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích dạy học với hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề của công nghệ dạy học hiện đại thể hiện ở ba đặc điểm cơ bản sau: - Chuyển hoá vào thực tiễn dạy học những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ và nghệ thuật. Thông qua xử lý sư phạm người ta chuyển hoá những thành tựu này vào mục tiêu, nội dung, PPDH. 9
- - Sử dụng tối đa và tối ưu những hệ thống phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, đa kênh, đa trình vào quá trình dạy học. - Mục đích của công nghệ dạy học hiện đại là thiết kế được những hệ dạy học mới. Đó là những hệ dạy học "tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn” thích hợp với điều kiện xã hội. Với những đặc điểm đó, công nghệ dạy học hiện đại ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 1.2. Hệ dạy học cá thể hóa và vấn đề tự học 1.2.1. Hệ dạy học cá thể hóa 1.2.1.1. Khái niệm Giáo dục đại học trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng đang chuyển biến nhanh cùng xu thế của thời đại, với sự bùng nổ của tri thức và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Việc cập nhật, đổi mới giáo dục đại học là một yêu cầu tất yếu. Theo đó, cần phải thiết kế được một hệ dạy học mềm dẻo, linh hoạt cho phép người học dễ thích nghi với cơ chế thị trường và có tính hiệu quả cao. Hệ dạy học có đặc điểm như vậy còn được gọi là hệ dạy học cá thể hoá (Personalized System of Instruction - PSL) hay kế hoạch Keller (Keller Lan). Hệ dạy học này do Fred S. Keller và những cộng sự của ông sáng tạo ra vào cuối những năm sáu mươi của thế kỷ XX. Từ đó đến nay hệ dạy học này phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây và lan ra toàn thế giới. Hệ dạy học cá thể hoá này tương ứng với nền giáo dục có qui mô lớn và có trình độ phát triển rất cao, với hệ thống ngành, chuyên ngành đào tạo phong phú, đa dạng và luôn biến động, với những hình thức tổ chức đào tạo đa dạng và linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập của số đông người trong đào tạo ban đầu và đào tạo thường xuyên. Các phương tiện dạy học được sử dụng trong hệ thống dạy học này rất phong phú và hiện đại. Chúng tiếp nhận được những tiến bộ của khoa học và công nghệ thời đại. Hệ dạy học cá thể hóa hiện nay có điểm khác so với hệ dạy học trước đây. Trong hệ thống cũ, người học học tập cá thể hoá theo nhịp độ riêng dưới sự dạy dỗ trực tiếp của thầy giáo. Trong hệ thống dạy học mới, người học tự học theo chương trình riêng, với nhịp độ cá nhân phù hợp theo tài liệu tự học là chính. khi cần thiết người học cũng được sự hướng dẫn của giảng viên. Cơ sở lý luận để tổ chức quá trình tự học có hướng dẫn theo module trong môn Hoá học Đại cương chính là cơ sở lý luận của hệ dạy học cá thể hóa. Vì vậy có thể khẳng định, nhờ áp dụng 10
- phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun mà chất lượng và hiệu quả dạy học môn Hóa học Đại cương sẽ được nâng cao. 1.2.1.2. Bản chất của hệ dạy học cá thể hoá Bản chất của hệ dạy học cá thể hóa là "tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn”. ―Có hướng dẫn‖ ở đây chính là do hệ thống tài liệu, giáo trình biên soạn theo môđun đã đưa ra quy trình học tập cặn kẽ giúp người học dễ dàng nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức. Người học chủ yếu căn cứ vào những hướng dẫn trong tài liệu để tự học. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được tiến hành cuối mỗi học phần. Mỗi người học sẽ học theo tốc độ và nhịp độ riêng của cá nhân mình. Giảng viên là người tổ chức chính quá trình học tập của người học thông qua hoạt động thiết kế nội dung học tập, biên soạn tài liệu, kiểm tra đánh giá khi cần thiết. Để thực hiện được hệ dạy học này thì đòi hỏi người học phải có đủ những năng lực cần thiết. Trong đó, quan trọng nhất là năng lực tự học. 1.2.1.3. Đặc trưng của hình thức dạy học cá thể hoá Để người học có thể tự học tốt cần phải có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lí. Có rất nhiều hình thức tổ chức dạy học như: - Dạy học trên lớp (bài học, tự học, các hình thức khác) - Hệ dạy học : Tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn. - Dạy học kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. - Hoạt động ngoài lớp, ngoài trường, tự chọn. Trong các hình thức tổ chức dạy học trên, hệ dạy học "Tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn" là hình thức dạy học hiện đại. Để phân biệt hệ dạy học cá thể hóa với các hệ dạy học khác chúng ta có thể dựa vào những đặc trưng của nó. Hệ dạy học "Tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn" có những đặc trưng sau: - Việc học được cá thể hoá cao độ, tức là tự học - cá thể hoá, tôn trọng nhịp độ cá nhân phù hợp với năng lực từng người. - Việc dạy được khách quan hoá tối đa. Nghĩa là: Quan hệ giao tiếp dạy và học, hệ giao tiếp giữa dạy và học, những mệnh lệnh điều khiển của dạy (kể cả kiểm tra) đều được chuyển hoá thành ngôn ngữ viết và được đưa vào tài liệu giáo khoa tự học của người học để họ chấp hành, đây chính là mặt "có hướng dẫn" chủ yếu của TH. - Diễn giảng không còn giữ vai trò là nguồn thông tin xuất phát nữa, mà trở thành nguồn gây động cơ nhận thức khoa học: Giải đáp thắc mắc, tổng kết tư tưởng khoa học và kích thích tư duy mới tạo nhu cầu chiếm lĩnh chân lý mới, kiến thức mới. 11
- - Tài liệu, giáo trình được chia thành những học phần theo đơn vị kiến thức biên soạn theo tiếp cận module. Người học phải chiếm lĩnh được đơn vị kiến thức trước mới được phép đi vào đơn vị kiến thức tiếp theo. - Mục tiêu dạy học được diễn đạt một cách cụ thể, tường minh và có tính đo lường được dưới dạng những chuẩn mực về kiến thức và kỹ năng. Việc đánh giá tổng quát kết quả học tập được thực hiện theo hệ tín chỉ (Credit System). - Sử dụng những phương pháp dạy học và phương tiện kỹ thuật hiện đại bên trong hoặc đồng thời với tài liệu giáo trình module hóa. Chẳng hạn, tài liệu giáo trình tự học có hướng dẫn kèm theo băng (Audio - Tutorial Work book). 1.2.2. Vấn đề tự học 1.2.2.1. Khái niệm Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001: "Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành...‖. Trong tập bài giảng chuyên đề ―Dạy tự học cho SV trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học‖, GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết: ―Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học‖. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Hoạt động tự học ở đại học có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho người học tự lực nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về nghề nghiệp tương lai. Tự học không những giúp cho người học không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường đại học mà trong tương lai, người cán bộ cần phải có năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên, để không ngừng làm phong phú thêm, hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình, tránh khỏi sự lạc hậu, sự tụt hậu của bản thân so với thời đại. Mặt khác, tự học còn giúp cho người học hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, bồi dư ng hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học ... Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học. Nhờ đó kết quả học tập của người học sẽ ngày càng được nâng cao. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 121 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 32 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 45 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 28 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn