intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học lịch sử nói riêng mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử ở trường phổ thông nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ SÁNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ SÁNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGHÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) Mã số : 8 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển HÀ NỘI – 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Quốc gia, Đại học Giáo dục cùng quý thầy cô trong Khoa sau Đại học đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Quang Hiển. Thầy đã vô cùng nhiệt tình hướng dẫn tôi làm luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài, thầy luôn động viên, định hướng, góp ý để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, các thầy cô và các em học sinh trong trường cũng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và tiến hành thực nghiệm. Cuối cùng, tôi rất muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 12 năm 2017 Tác giả Vũ Thị Sáng 1
  4. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Đọc là ĐC Đối chứng GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm 2
  5. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1.Các kênh thông tin HS sử dụng để tìm hiểu các kiến thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.......................................................................... 43 Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC ......... 100 3
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1. Máy bay B52 và máy bay 6A6 của Mĩ ngày đêm ném bom và thả ngư lôi phong tỏa cửa sông, cảng biển ở nhiều tỉnh phía Bắc……………. 62 Hình 2.2.Sơ đồ trận chiến theo mô tả trong sách Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm ........................................................ 68 Hình 2.3. Bốn chiến hạm Việt Nam Cộng hòa tham gia trận chiến .......... 70 Hình 2.4. Bia chủ quyền do Pháp dựng ở đảo Hoàng Sa năm 1938 ........... 71 Hình 2.5. Bia chủ quyền Việt Nam dựng trên đảo Trường Sa,quần Đảo Trường Sa (1961) ........................................................................................ 72 Hình 2.6. Đường Hồ Chí Minh trên biển .................................................... 84 Hình 2.7. Vận chuyển hàng lên tàu không số .............................................. 85 Hình 2.8. Đoàn tàu không số vận chuyển vũ khí trên Đường Hồ Chí Minh trên biển để chi viện cho chiến trường miền Nam .............................................. 86 Hình 2.9. Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn .................................... 89 Hình 2.10. Tàu thuyền khai thác hải sản ở vùng biển đảo Lý Sơn .............. 90 Hình 2.11. Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ .............................................. 91 4
  7. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ..... 11 1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................ 11 1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................ 11 1.1.2. Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường phổ thông ................................. 14 1.1.3. Những yêu cầu cơ bản của vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông .... 16 1.1.4. Nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông .............................................................. 24 1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp ở trường phổ thông ................ 36 1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 39 1.2.1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông .......... 39 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết ..................................................... 44 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................. 59 5
  8. CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................................... 51 2.1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của chƣơng trình Lịch sử lớp 12 – chƣơng trình chuẩn .................................................................................................... 51 2.1.1. Mục tiêu................................................................................................ 51 2.1.2. Những nội dung cần khai thác trong chương trình Lịch sử lớp 12 THPT – Chương trình chuẩn để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc . 53 2.2. Những yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp giáo dục ý thứcchủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 – chƣơng trình chuẩn ..................................................................................... 59 2.2.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần dạy ................................ 59 2.2.2. Phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ......................... 60 2.2.3. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử ...................... 61 2.2.4. Đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính tư tưởng ......................... 63 2.2.5. Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập, tính chủ động, sáng tạo . ..... 64 2.3. Một số biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh lớp 12 trong dạy học lịch sử ......................................... 65 2.3.1. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong giờ học nội khóa ............................................................................................ 66 2.3.2. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa .................................................................... 92 2.4. Thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................... 98 2.4.1. Mục đích, đối tượng thực nghiệm ....................................................... 98 2.4.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................ 98 2.4.3. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 99 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................ 103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 107 PHỤ LỤC ................................................................................................. .. 112 6
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự phát triển chung của thế giới và trong nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Luật giáo dục (2005) trong điều 2 cũng đã quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trên cơ sở quán triệt những chủ trương, chính sách của Đảng và dựa trên sự phân tích rõ ràng bối cảnh quốc tế cũng như trong nước, trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận định “Giáo dục nước ta trong thập kỉ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền giáo dục trên thế giới”. Do vậy, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội... Thế kỉ XXI là thế kỉ của đại dương. Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỉ XXI, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua nghị quyết số 09 – NQ/TW ngày 9/2/2007 về “ Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định các quan điểm về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: Một là, nước ta phải 7
  10. trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng – an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước… [2. tr. 7-8] Trong lịch sử chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam luôn khẳng định là một quốc gia biển với quá trình khai phá lãnh thổ, mở mang bờ cõi hướng biển. Việt Nam có quyền lợi sống còn đối với việc khẳng định chủ quyền ở biển Đông. Biển Đông đóng một vai trò tối quan trọng, là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Biển Đông không chỉ là lãnh thổ, chủ quyền quốc gia thiêng liêng của Việt Nam mà còn là nơi có tiềm năng kinh tế khổng lồ, nhất là dầu khí và nguồn thủy sản, giúp cho Việt Nam có thể khẳng định được sức mạnh kinh tế của mình ở khu vực. Hơn thế nữa, biển Đông có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế và an ninh quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, gần đây nhất là việc Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép, xâm phạm chủ quyền điển đảo nước ta. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông thì việc tuyên truyền, giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo tổ quốc cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ cần thiết và mang tính chiến lược. 8
  11. Như vậy, chúng ta thấy rằng cần thiết phải trang bị cho mỗi công dân những hiểu biết cơ bản về lãnh thổ, lãnh hải của nước mình, để mỗi người dân đều có ý thức bảo vệ Tổ quốc. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông” cho cho đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xung quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và vấn đề Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. 2.1. Các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Chưa bao giờ đề tài biển đảo lại có sức hút và đón nhận được sự quan tâm của cả nước như hiện nay. Đã có rất nhiều cuốn sách, tư liệu nghiên cứu về biển đảo, về quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa như một lời khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, để mỗi người dân Việt Nam thêm tự hào trước sự hy sinh anh dũng của bao thế hệ cha anh đi trước trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hải đảo của Tổ quốc. Đầu tiên phải kể đến là cuốn “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” do tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên. Được xuất bản đúng thời điểm Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, cuốn sách góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến với mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn, khách quan của Nhà nước Việt Nam đối với các vấn đề tranh chấp, trong quyết tâm bảo vệ chủ quyền, các quyền, lợi ích chính đáng của mình trên Biển Đông và trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, cuốn sách còn phân tích thực tiễn phân định và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa của một số 9
  12. quốc gia trên thế giới thông qua các án lệ điển hình của cơ quan tài phán quốc tế. Cuốn sách “Hoàng sa, trường sa là của Việt Nam” là tác phẩm của tập thể nhiều tác giả do nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2008. Nội dung cuốn sách là tập hợp một số bài nghiên cứu, bài báo và những tư liệu mới của các nhà sử học và các nhà nghiên cứu, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, xét về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế. Cuốn sách cũng đề cập tới bối cảnh của cuộc tranh chấp hiện nay đối với hai quần đảo này nói riêng và Biển Đông nói chung, cũng như những ý kiến về một giải pháp cho cuộc tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Kèm theo đó là những tư liệu liên quan, chẳng hạn toàn văn bản Tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông mà các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết năm 2002. Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội cũng đã xuất bản tác phẩm “Tổ quốc nơi đầu sóng qua các tác phẩm báo chí từ Thủ đô Hà Nội”. Cuốn sách là tập hợp các tư liệu, tác phẩm báo chí nhằm chuyển tải đến độc giả rộng rãi những quan điểm, lập trường và ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; khắc họa chân thực, sinh động về cuộc sống đời thường, kiên cường bám biển, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương của các chiến sĩ hải quân, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, của các ngư dân và nhân dân ta phản ánh tình cảm sâu sắc và các hoạt động phong phú, thiết thực của nhân dân và báo chí Thủ đô với điển đảo quê hương. “Chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc” là cuốn sách của nhiều tác giả, do Thiếu tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến – phóng viên Báo Quân đội nhân dân biên soạn, thông qua các câu chuyện sinh động đã khắc họa về con người, sự kiện gắn liền với những phần lãnh hải cơ bản thiêng liêng của Tổ quốc từ thuở hồng hoang cha ông ta xuống biển” đến ngày nay. Trong đó nổi bật là hình ảnh người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vững vàng nơi 10
  13. đầu sóng ngọn gió, ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc; cùng với đó là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của đất liền với quân dân trên các đảo; là niềm tin yêu son sắt qua những câu chuyện cảm động về tình quân dân cá nước... Nhằm giới thiệu về chủ quyền biển đảo tới đông đảo tầng lớp thanh niên tri thức của thế hệ ngày nay, Ban tuyên giáo trung ương cũng đã công bố tác phẩm “100 câu hỏi – đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách gồm ba nội dung chính , đó là: Hỏi – đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam. Hỏi – đáp về các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam trên biển Đông. Hỏi – đáp về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh và sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp theo là cuốn “Việt Nam và tranh chấp Biển Đông của tập thể nhiều tác giả do nhà xuất bản tri thức ấn hành. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, sự tranh chấp lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc là tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà hiện tại chưa có giải pháp nào hợp lý. Thông qua cuốn sách này, bạn đọc sẽ biết thêm những thông tin mới nhất về tình hình tranh chấp trên Biển Đông thông qua một tập hợp các bài viết của các thành viên trong Quỹ Nghiên cứu cứa Biển Đông, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tham vọng của Trung Quốc và các quốc gia chung Biển Đông, đồng thời đề xuất một số giải pháp giải quyết tranh chấp. 11
  14. 2.2. Các công trình nghiên cứu về giáo dục học và phƣơng pháp dạy học Các giáo trình nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử như: “Phương pháp dạy học lịch sử tập 1 do Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Thị Côi (2010) đã đề cập đến những vấn đề về hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, qua đó cùng với việc dạy học lịch sử, giáo viên cần phải phát triển năng lực nhận thức và thực hành cho học sinh trong học tập lịch sử thông qua đó cũng hình thành cho học sinh tư tưởng, tình cảm cách mạng . Bên cạnh đó là cuốn “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm” của Hội khoa học lịch sử Việt Nam do GS Phan Ngọc Liên chủ biên đã đề cập đến phương hướng, biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát huy năng lực tư duy của học sinh thông qua những công cụ hỗ trợ của giáo viên. Cuốn “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp THCS” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu nên việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục trung học cơ sở theo định hướng tiếp cận năng lực. Các tác giả cũng đã xác định được các năng lực chung cốt lõi của học sinh và năng lực chuyên biệt của môn lịch sử, ngoài ra cũng chỉ ra các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn lịch sử. Cuối cùng là cuốn “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp THCS” của Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu nên việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục trung học cơ sở theo định hướng tiếp cận năng lực. Tác phẩm cũng đã xác định được các năng lực chung cốt lõi của học sinh và năng lực chuyên biệt của môn lịch sử, ngoài ra 12
  15. cũng chỉ ra các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn lịch sử 2.3. Các bài báo cáo khoa học, bài biết cho tạp chí và luận văn Trước hết phải kể đến là bài viết có tựa đề “Giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh trung học phổ thông qua môn lịch sử” của tác giả Đặng Hoàng Sang in trên kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2015 của trường Đại học Cần Thơ. Bài viết đã chỉ ra được vấn đề chủ quyền biển đảo trong nhà trường phổ thông chưa được chú trọng đề cập theo hướng tương xứng với tầm quan trọng của nó. Việc chưa đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào chương trình sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông để giảng dạy rất cần một định hướng hoàn thiện và mang tính lâu dài. Thạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã có bài viết với tiêu đề “Sử dụng tư liệu gốc để giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở trường trung học phổ thông (qua chương trình chuẩn sách giáo khoa lịch sử 10)” trong kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2015 của trường Đại học Cần Thơ. Tác giả đã nêu ra được những khái niệm cơ bản về chủ quyền biển đảo và tư liệu gốc. Qua đó cũng đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc trong việc giáo dục chủ quyền biển, đảo ở trường THPT qua bài học nội khóa. Cuối cùng đi đến khẳng định: Bên cạnh sách giáo khoa, tư liệu lịch sử nói chung và tư liệu gốc nói riêng góp phần quan trọng vào việc khôi phục và tái hiện hình ảnh của quá khứ. Bởi tư liệu gốc chính là hiện thân của quá khứ để HS có thể dựa vào đó nhìn nhận, đánh giá sự phát triển của lịch sử. Ngoài các bài viết trên báo, tạp chí còn có luận văn nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển, đảo như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Đậu Thị Hải Vân với đề tài “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (chương trình chuẩn) năm 2012. Hay luận văn của tác giả Đặng Thị Huế với đề tài “Sử dụng 13
  16. tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông” năm 2015. Do đó, trên cơ sở thành tựu của các công trình nghiên cứu, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy PGS.TS Vũ Quang Hiển, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, khai thác tài liệu để tổ chức dạy học lịch sử nhằm giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Nội dung và biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12, trung học phổ thông. 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông. Về hình thức: Bài dạy nội khóa và ngoại khóa Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm: Tiến hành khảo sát tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Hà Đông – Hà Nội. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học lịch sử nói riêng mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử ở trường phổ thông nói chung. 5.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và việc giáo dục ý thức cho học sinh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử. 14
  17. Xác định vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của chương trình Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn), qua đó xác định nội dung kiến thức giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử. Đề xuất một số biện pháp, hình thức giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử. Tiến hành khảo sát, thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở phƣơng pháp luận Dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, những thành tựu nghiên cứu mới về lí luận giáo dục, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà nghiên cứu khoa học , giáo dục lịch sử, nghiên cứu lịch sử. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng để Nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản của bộ GD&ĐT, của các cấp ngành có liên quan đến đề tài. Các công trình của các tài liệu từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, internet…về các vấn đề có liên quan đến giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, điều tra thu thập thông tin về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học lịch sử: điều tra bằng phiếu đối với giáo viên và học sinh ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, Hà Đông - Hà Nội. - Sưu tầm các tàu liệu có liên quan đến đề tài 15
  18. - Thực nghiệm sư phạm các biện pháp và hình thức giáo dục ý thức chủ quyền biên, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 để minh chứng cho tính đúng đắn, khả thi của các biện pháp sư phạm đã đề ra. 7. Giả thuyết khoa học Trong quá trình dạy học lịch sử lớp 12, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lịch sử, phù hợp với điều kiện thực tế tại các trường THPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 8. Ý nghĩa của luận văn 8.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú về mặt lí luận, khẳng định vai trò, ý nghĩa của giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học Lịch sử. Đồng thời, đề tài đề xuất những phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học lịch sử cho học sinh lớp 12 nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp, đặc biệt đối với giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở các trường trung học phổ thông nói chung, ở Hà Nội nói riêng. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 2 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông. Chƣơng 2: Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông. 16
  19. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm “ý thức” và “giáo dục ý thức” Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất. Giáo dục là khái niệm cơ bản, quan trọng nhất của giáo dục học. Về bản chất: giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người. Về hoạt động: giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. Về mặt phạm vi: giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm. Quá trình sư phạm là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách.[16.tr.12] Như vậy, “giáo dục ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan, hình thức thông qua quá trình giáo dục ý thức con người. Như ý thức về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, ý thức về chủ quyền biển đảo Tổ Quốc. Giáo dục ý thức chính là quá trình giáo dục làm khơi dậy sự phản ánh của hiện thực khách quan cho con người” [34.tr. 38-43]. 17
  20. 1.1.1.2. Khái niệm “chủ quyền biển, đảo” Chủ quyền là “Quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lí quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo”[15] Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Khái niệm chủ quyền biển, đảo nằm trong khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia” là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mỗi quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước như hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một số khái niệm nằm trong khái niệm chủ quyền biển, đảo tổ quốc. Nội thủy: “Theo quy định của khoản 1 Điều 8 Công ước Luật Biển 1982, nội thủy là “các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở, dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Nội thủy là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia ven biển, có quy chế pháp lý như vùng nước hồ, ao, sông ngòi trong lục địa và thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối của quốc gia ven biển”. [1.tr.87] Lãnh hải: “là vùng biển nằm giữa nội thủy và vùng biển thuộc quyền chủ quyền (vùng tiếp giáp) và có chiều rộng là ≤ 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Ranh giới bên trong của lãnh hải là đường cơ sở của quốc gia ven biển, còn ranh giới ngoài của lãnh hải là đường song song với đường cơ sở và có chiều 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2