intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Thiết kế và sử dụng Storymap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

37
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là tìm hiểu bản chất, khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử, đề tài luận văn đi sâu tìm hiểu, đề xuất một số qui trình thiết kế và biện pháp sử dụng hiệu quả StoryMap trong dạy học lịch sử. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Thiết kế và sử dụng Storymap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐÀO HUY QUYẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG STORYMAP TRONG DẠY HỌC CÁC NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG MỸ A, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐÀO HUY QUYẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG STORYMAP TRONG DẠY HỌC CÁC NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG MỸ A, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Mã số: 8.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Nguyệt Linh HÀ NỘI – 2019
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI, thế kỷ của lĩnh vực công nghệ, thế giới đang chứng kiến những thay đổi có tính chất đột phá trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ vào những thành tựu của ngành công nghệ thông tin (CNTT). Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực trong đời sống nói chung và nền giáo dục nói riêng, việc sử dụng công nghệ hình ảnh trong giảng dạy đã và đang trở thành vấn đề nóng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều công cụ có khả năng ứng dụng vào trong dạy học như các công cụ trình chiếu như: Powerpoint, prezi, email...; công cụ quản lý lớp học như; google class room, modor, padlet... công cụ thiết kế dụng cụ học tập: Infographic... Bên cạnh đó, nhiều môn học đã ứng dụng công cụ không gian địa lý vào các môn học như GIS, Earth Map, Google Map,... vào dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học phổ thông (THPT) và nó đã có nhiều tác dụng tích cực đến học sinh. Nổi bật là trong dự án Project GO: di động trong giáo dục, thông qua web hệ thống định vị toàn cầu trên điện thoại di động để chia sẻ những thông tin về lịch sử, di sản và lịch sử tự nhiên, hay dự án Route Castle của Bồ Đào Nha để giúp cho học sinh, sinh viên quan tâm và tìm hiểu thông tin về di sản lịch sử và văn hóa của địa phương thông qua công cụ như điện thoại thông minh, Google Earth. Hay ở Mỹ các giáo viên trường THPT đã ứng dụng công nghệ GIS vào trong giảng dạy bài học lịch sử nước Mỹ “các bài học được thiết kế dành cho trung học…Những bài học tiền lịch sử nước Mỹ: Chiến tranh Pháp - Ấn Độ; Hội nghị lập hiến; cuộc nổi loạn Whiskey” (Jeffrey W. Snyder, & Thomas C. Hammond, 2012). 1
  4. Còn ở Việt Nam GIS mới chỉ được ứng dụng vào trong dạy học trong các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt về bộ môn địa lí, trắc địa,… ở các trường Đại học, Cao đẳng và ở các trường Trung học phổ thông (THPT). Việc ứng dụng các công cụ hiện đại như GIS điển hình ở đây là StoryMap của Eris tựa ArcGIS là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thay đổi của chương trình dạy học bộ môn Lịch sử mới (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở Việt Nam. Việc sử dụng StoryMap, trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT đóng vai trò, ý nghĩa trong việc hỗ trợ và thay đổi chương trình dạy học Lich sử. Bên cạnh vai trò công cụ hữu hiệu hỗ trợ công việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh, StoryMap có ý nghĩa làm thay đổi chương trình dạy học lịch sử, phản ánh sự hiện đại hóa môi trường học tập và làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của học sinh về bộ môn học Lịch sử. Còn ở Việt Nam, vấn đề ứng dụng StoryMap vào trong dạy học lịch sử vẫn còn mới và chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Việc ứng dụng StoryMap trong dạy nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Ở nhiều nước trên thế giới StoryMap đã được các giáo viên sử dụng phổ biến ở tất cả các môn học và nó đã tạo nên những thay đổi diệu kỳ trong quá trình giảng dạy. Trong việc ứng dụng StoryMap vào trong dạy học Lịch sử chỉ phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát triển và có nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này như nghiên cứu: Transforming the History Curriculum with 2
  5. Geospatial Tools (Thomas Hamond, 2014), “Sothat’s What the Whiskey Rebellion Was!” Teaching Early U.S. History With GIS (Jeffrey W. Snyder and Thomas C. Hammond, 2015), Improving history learning through cultural heritage, local history and technology (Graca Magro, Joaquim de Carvalho and Maria Joré Marcelino, 2014) ... Tác giả Hammond, T. (2014). Transforming the history curriculum with geospatial tools. Contemporary Issues in Technology and Teacher Education, 14(3), 266-287. Transforming the History Curriculum With Geospatial Tools - Thomas Hammond Lehigh University đã nhấn mạnh về chương trình Lịch sử với các công cụ không gian địa lý, các vấn đề đương đại trong công nghệ và giáo dục giáo viên, chuyển đổi chương trình giảng dạy lịch sử với các công cụ không gian địa lý. Khi công nghệ này được áp dụng dụng, nó sẽ biến đổi giáo trình dạy học lịch sử theo ba cách: làm sâu sắc nội dung ngoại khóa, làm cho các khái niệm trở nên nổi bật hơn, và kết nối ngày càng tăng với lịch sử địa phương. Tác giả Milson, Gilbert và Earle (2007) đã trình bày một mô hình giảng dạy một đơn vị địa lý thế giới về châu Phi bằng cách sử dụng Hội nghị thượng đỉnh Pan African mô phỏng, được thông báo bằng cách sử dụng rộng rãi GIS dựa trên web. Tác giả Ayers, E. (1999). “Những tiến triển và tương lai của lịch sử kỹ thuật số”. Lấy từ trang web của Trung tâm Lịch sử kỹ thuật số Virginia: www.vcdh.virginia.edu/PastsFutures.html tác giả đề cập đến việc lưu trữ kỹ thuật số hiển thị các bộ sưu tập dữ liệu số, văn bản, hình ảnh, bản đồ và âm thanh, tạo ra không gian đầy sức mạnh trong đó người dùng tự tạo kết nối và khám phá. Về mẫu các bản đồ không chuyên của Jamestown và Plymouth. Nguồn: Wikimedia Commons, Đại học Maine tại Farmington đề cập đến các công cụ 3
  6. không gian địa lý đáp ứng nhu cầu hiện tại để trình bày các khái niệm một cách nhanh chóng. Giáo viên có thể tái tạo cùng một màn hình này bằng các quả địa cầu động như Google Earth. Ngoài ra, trong kết quả của cuộc khảo sát của Sở giáo dục và Đào tạo Tây Úc về kỹ năng sử dụng CNTT của GV. Teacher ICT Skills (Evaluation of the Information and Communication Technology (ICT) Knowledge and Skills Levels of Western Australian Government School Teachers) cũng đã khẳng định và nhấn mạnh vai trò của kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ trong quá trình dạy học của người giáo viên. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra tám kỹ năng sử dụng ICT thiết yếu: xử lý văn bản; khai thác Internet; chuyển đổi định dạng tập tin; sử dụng thư điện tử; sử dụng PowerPoint; sử dụng Excel; xử lý dữ liệu và quản lý chương trình giảng dạy (Word processing; Internet; File navigation; Email; Presentation packages; Spreadsheets; Databases and Curriculum Manager) và các số liệu nghiên cứu thực tế về việc sử dụng các kỹ năng này của giáo viên Tây úc. [16] 2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong cuốn “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” (2009) do tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ biên), ngoài mục đích nâng cao trình độ nhận thức, khoa học cho người học và đưa ra một số biện pháp, con đường để nâng cao trình độ nghiệp vụ ở những kỹ năng cho là quan trọng như: nói, viết, vẽ, sử dụng bảng đen… Tác giả cũng đã đề cập đến việc bồi dưỡng một số kỹ năng sử dụng và khai thác phương tiện công nghệ như: khai thác thông tin Internet và sử dụng phần mềm MS. PowerPoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. [6] Bài viết “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông – Một hướng tích cực trong đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của tác giả Trần Quốc Tuấn và Đoàn Văn Hưng (trong cuốn Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học 4
  7. lịch sử ở trường Phổ thông, GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên), trang 463 - 478) đã nêu ra biện pháp xây dựng một đoạn phim tư liệu phù hợp với nội dung và mục đích giảng dạy bằng cách sử dụng phần mềm Hero để cắt, nối các đoạn phim tư liệu Lịch sử có sẵn. [16] Đặc biệt phải nói đến cuốn “Phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh như thế nào” (Nxb Giáo dục Hà Nội, 1970) của I.F.Kharlamop tác giả cũng đã khẳng định vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: “Việc dạy học trực quan không những làm cho quá trình học tập thêm sinh động, nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho các em nhìn thấy bản chất của sự kiện ẩn sau các hình thức và biểu hiện bên ngoài, kích thích tính ham hiểu biết cho các em”. [16] Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973) của N.G.Đai-ri đã nêu rõ vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học “Sử dụng tài liệu trực quan như một nguồn nhận thức, đem lại tính cụ thể và hình ảnh của sự kiện, có giá trị lớn lao, vì chúng cho phép học sinh hình dung lại quá khứ”. [16] Đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng công cụ hỗ trợ dạy và học Địa lí lớp 12” của Lê Thùy Ngân (CN), Nguyễn Thị Xuân An, Trần Thị Ngọc Vân (2012) đã nghiên cứu và phân tích những lợi ích của việc sử dụng bản đồ số, hình ảnh trực quan vào trong hỗ trợ dạy và học Địa lý. Thông qua đề tài này tôi được tiếp cận với cơ sở lý luận của Storymap như khái niệm, vai trò của StoryMap. Tác giả Đặng Thị Mỹ Lan của Viện nghiên cứu địa chính Trung tâm công nghệ cao đã biên soạn và dịch tài liệu “Tài liệu hướng dẫn sử dụng ArcGIS” (2003). Nhờ tài liệu này tôi có thêm thông tin trong việc sử dụng phần mềm ArcGIS và cách vận dụng phần mềm vào trong dạy học. 5
  8. Chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cung cấp thông tin về mục tiêu, nội dung của chương trình lịch sử trung học phổ thông đặc biệt là chương trình lịch sử lớp 10. Từ đó chúng tôi có thể đánh giá được vai trò và ý nghĩa của StoryMap đối với dạy học lịch sử ở Việt Nam hiện nay, hỗ trợ phân tích nội dung chương trình lịch sử lớp 10 và cách vận dụng StoryMap vào trong chương trình dạy học Lịch sử lớp 10. Bài viết “Ứng dụng Arcgis Online - Story Map trong việc xây dựng Webgis giới thiệu Biển Đảo Việt Nam”, Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Giáo dục chủ quyền biển đảo và bảo vệ biển đảo trong trường học” Nha Trang 14/7/2015, trang 73 của tác giả Ngô Anh Tú, đã giúp tôi tìm hiểu và nghiên cứu thấy được việc sử dụng Arcgis Online - StoryMap trong dạy học bộ môn Lịch sử là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc tiếp cận lịch sử gần với người học, từ đó người học có thể chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách đơn giản và dễ nhớ. Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho Giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, (2012) của tác giả Ninh Thị Hạnh đã đề cập đến việc nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ trong quá trình dạy học của một người giáo viên đứng trên bục giảng dạy. Như vậy, từ nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tác dụng của StoryMap dưới góc độ là một phương pháp dạy học mới, có ưu thế đặc biệt trong việc truyền tải thông tin và có khả năng vận dụng vào dạy học hiện đại là một hướng đi mới cho việc thay đổi và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng tích cực của người học. StoryMap đóng vai trò và ý nghĩa trong việc hỗ trợ và thay đổi chương trình dạy học nói chung và môn lịch sử nói riêng. StoryMap còn phản ánh sự hiện đại hóa môi trường học tập và làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của học sinh về môn học lịch sử. Tuy nhiên việc vận dụng 6
  9. StoryMap vào giảng dạy nói chung còn rất hạn chế, trong dạy học lịch sử còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ. Đây là cơ sở để chúng tôi kế thừa và lựa chọn nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn đang là một vấn đề đặt ra cấp thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở tìm hiểu bản chất, khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử, đề tài luận văn đi sâu tìm hiểu, đề xuất một số qui trình thiết kế và biện pháp sử dụng hiệu quả StoryMap trong dạy học lịch sử. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội. Từ việc nghiên cứu, thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử, chúng tôi hi vọng có thể tạo ra được một môi trường học mới thông qua các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách khoa học, khách quan, chân thực quá trình phát triển của lịch sử. Thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng, giáo viên có thể giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo trong học tập lịch sử. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng về phương pháp dạy học nói chung về StoryMap, từ đó rút ra cơ sở lý luận về việc sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử. - Đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp sử dụng StoryMap nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. - Thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài. 7
  10. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Quá trình tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng StoryMap cho học sinh trong dạy học các nền văn minh thế giới ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội. - Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: Các giáo viên đang giảng dạy Lịch sử ở các trường THPT trong cụm Chương Mỹ, Thanh Oai và hơn 200 HS trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên những đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, sưu tầm, khai thác và phân tích những tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet… về lý luận phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học, đặc biệt là lý luận về việc sử dụng StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội. - Nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Dự giờ thu thập thông tin, đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT, Internet của GV Lịch sử và HS ở trường THPT Chương Mỹ A. + Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng sử dụng CNTT của GV Lịch sử và HS ở trường THPT hiện nay. + Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội. + Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, thống kê, phân tích số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp do đề tài đưa ra. 8
  11. 6. Đóng góp của đề tài Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử hiện nay. - Đánh giá được thực trạng việc sử dụng StoryMap trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử phần các nền văn minh phương đông. - Ý nghĩa khoa học: Làm phong phú thêm lý luận phương pháp dạy học Lịch sử nói chung và vấn đề phát triển kỹ năng sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Về bản thân, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu tôi sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm mới trong quá trình dạy học. Đồng thời, góp phần đáp ứng được sự đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Mặt khác, là tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm chuyên ngành Lịch sử, cho GV ở trường THPT nói chung và GV môn Lịch sử nói riêng, cũng như bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình giảng dạy ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội. 7. Cấu trúc luận văn Kết cấu của đề tài: ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Chương 2: Thiết kế StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội Chương 3: Một số biện pháp sử dụng StoryMap trong dạy học phần lịch sử các nền văn minh phương đông và thực nghiệm sư phạm. 9
  12. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG STORYMAP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài * Khái niệm về “ArcGis Online” và “StoryMap” Khái niệm về “ArcGis Online”: ArcGis Online là một nền tảng điện toán đám mây dựa trên sự hợp tác giữa các thành viên của một tổ chức để tạo, chia sẻ và truy cập bản đồ, các ứng dụng cũng như dữ liệu, bao gồm bản đồ nền (basemaps) được xuất bản bởi ESRI. Thông qua ArcGis Online, bạn sẽ được truy cập vào điện toán đám mây của ESRI một cách an toàn, tại đây chúng ta có thể quản lý, tạo, lưu trữ và truy cập nhiều lớp dữ liệu. Vì ArcGis Online là một phần không thể thiếu của hệ thống phần mềm ArcGis Server, những ứng dụng liên quan đến ArcGis,…Bạn cũng có thể truy cập vào các ứng dụng có sẵn của ESRI để tiến hành lập bản đồ trong Excel, giám sát các hoạt động của người sử dụng cũng như chia sẻ các bản đồ đến mọi người trong nhóm hoặc các tổ chức khác. [38; tr.19] Khái niệm về “StoryMap”: StoryMap là một dạng ứng dụng công cụ không gian Địa lý (geospatial tools) hay công nghệ thông tin không gian Địa lý (geospatial information technologies) được chạy trên nền tảng của ArcGis Online bao gồm tập hợp cả hai phần: phần cứng và phần mềm, đó là hình dung, đo lường và bản đồ Địa lí tham khảo thông tin. Công cụ được sử dụng để thu thập, quản lý, phân tích, hình dung và phổ biến cả dữ liệu và thông tin được đề cập đến vị trí của một đối tượng. Nhờ tính năng này mà StoryMap đã được các giáo viên các môn sử dụng để phục vụ cho công cuộc giảng dạy và học tập. Ở nhiều nước Storymap đã được các giáo viên sử dụng phổ biến ở tất cả các môn học và nó đã tạo nên những thay đổi diệu kỳ trong quá trình dạy học. 10
  13. Vì vậy, trước khi tìm hiểu về StoryMap chúng ta phải tìm hiểu về công cụ không gian địa lý hoặc hệ thống không gian địa lý. Công cụ không gian địa lý là gì? Theo nghiên cứu của Thomas Hammond thì công cụ không gian địa lý hay công nghệ thông tin không gian địa lý, bao gồm một nhóm cả phần cứng và phần mềm trực quan hóa, đo lường và lập thông tin tham chiếu theo địa lý”. Khái niệm khác của công nghệ không gian địa lý. Được hình thành như tất cả công nghệ được sử dụng để thu thập, quản lý, phân tích, hình dung và phổ biến cả dữ liệu và thông tin được đề cập đến vị trí của đối tượng. Tóm lại công cụ không gian địa lý là bản đồ động hoặc bản đồ điện tử cho phép người dùng được phép thu thập, phân tích dữ liệu và thông tin về một đối tượng địa lý nào đó trên bản đồ. Có hai loại công cụ không gian địa lý thường được sử dụng trong dạy học lịch sử ở Hoa Kỳ đó là cả Google Earth và hệ thống thông tin địa lý hoặc GIS-Geographic Information System (như Esri tựa ArcGIS và National Geographic tựa Mapmaker). Cả hai công cụ có thể chạy dưới dạng cài đặt, phần mềm phía máy khách hoặc dưới dạng dịch vụ web, được truy cập quá trình duyệt. Công cụ Google Earth sẽ cung cấp cho chúng ta hình ảnh và đánh dấu vệ tinh hiện đại, phong phú, còn GIS sẽ cho phép phân tích mạnh mẽ hơn nhiều đối với bất kỳ tập dữ liệu của công cụ không gian địa lý nào. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu về GIS (hệ thống thông tin địa lý) và phần mềm ArcGIS. Bởi StoryMap là một loại công cụ của GIS (hệ thống thông tin địa lý) và StoryMap thông thường được xây dựng chạy trên nền tảng của ArcGIS. * Hệ thống thông tin địa lý (GIS): Hệ thống thông tin địa lý bắt đầu hình thành vào cuối thập niên 50 trên thế giới, và du nhập vào Việt Nam vào những năm 80. Có rất nhiều khái niệm về GIS: Theo Burrough, 1986 định nghĩa: “GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và truy vấn, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho 11
  14. những mục tiêu khác nhau” (Nguyễn Kim Lợi, 2007). Theo Aronoff, 1993 định nghĩa: “GIS là một hệ thống gồm các chức năng: nhận dữ liệu, quản lý và lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu”. [26; tr.18] GIS (Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý) tồn tại từ những năm 1960. Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng (trong đó có ArcGIS), Hệ thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính. dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý. Còn theo định nghĩa của Calkin và Tomlinson, 1998 “Hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con (Subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích” “Hệ thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian” (theo định nghĩa của National Center for Geographic Information and Analysis, 1988). Khái niệm khác cho rằng Hệ thông tin địa lý (GIS), được nhiều người sử dụng nhất là: hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu nhất định. Như vậy, hệ thống thông tin địa lí (GIS) có thể hiểu một cách đơn giản là tập hợp các thông tin có liên quan đến yếu tố địa lý một cách đồng bộ và logic. Hệ thông tin địa lý (GIS) đã được ứng dụng nhiều lĩnh vực như môi trường, xây dựng, y tế, kinh tế, giao thông vận tải,... Trong giáo dục, hệ thông tin địa lý (GIS) cũng được các giáo viên sử dụng để hỗ trợ giảng dạy trong các môn địa lý, sinh học, lịch sử. 12
  15. Tóm lại, hiện nay có rất nhiều phần mềm dạng GIS (Hệ thống thông tin địa lý) như Mapinfo, QGIS, WebGIS, MapMaker,... Nhưng trong đó tiêu biểu nhất là phần mềm ArcGIS của ESRI. Phần mềm này đã được nhiều giáo viên dùng để tạo nên một StoryMap thực sự hỗ trợ hữu ích cho sự đổi mới của nền giáo dục trong xu thế hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ cơ sở đó việc tạo một StoryMap thực sự hỗ trợ trong việc giảng dạy nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng. * Phần mềm ArcGIS: ArcGIS là dạng công cụ không gian địa lý có thể chạy dưới dạng cài đặt, phần mềm phía máy tính khác hoặc dưới dạng dịch vụ web được truy cập qua các trình duyệt (như Coccoc, Google Chrome,…). Công cụ cho phép phân tích nhiều dữ liệu trên nền bản đồ điện tử. ArcGIS (http://www.esri.com): đây là một hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập/ nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như cơ sở dữ liệu địa lý cá nhân hay cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp. Về lĩnh vực công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: Desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcGIS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcGIS)… và có khả năng tương thích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau hiện nay. Tóm lại StoryMap là công cụ không gian địa lý thuộc dạng hệ thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System). StoryMap cho phép người dùng có thể thu thập/ nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích, lưu trữ và phân phối thông tin về vị trí địa lý trên một bản đồ động, thông qua hệ thống phần cứng, phần mềm 13
  16. máy tính. dữ liệu địa lý và con người. Có rất nhiều phần mềm để tạo StoryMap trong đó tiêu biểu nhất là phần mềm ArcGIS. 1.1.2. Quan niệm về StoryMap trong dạy học lịch sử ở trường THPT Trước hết chúng ta hiểu về khái niệm “bản đồ lịch sử” là gì? Do đặc điểm của việc học tập lịch sử (học sinh không trực tiếp quan sát các sự kiện lịch sử), nên tính trực quan đóng vai trò rất quan trọng. Bản đồ lịch sử là một loại đồ dùng trực quan quy ước mà trên đó phản ánh các sự kiện lịch sử tồn tại độc lập tương ứng và có liên quan mật thiết với nhau trong một giai đoạn lịch sử nhất định, phản ánh quá trình đấu tranh giai cấp và phát triển xã hội loài người. Bản đồ góp phần tạo biểu tượng, cụ thể hóa thời gian, không gian lịch sử và hình thành các khái niệm cho học sinh. Bên cạnh đó bản đồ lịch sử còn giúp cho học sinh suy nghĩ và giải thích được các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức lịch sử đã học. Bản đồ địa lí biểu hiện các yếu tố tự nhiên, xã hội, biểu hiện các sự kiện, các hiện tượng lịch sử của một quốc gia hay một khu vực có nội dung và phương pháp thành lập đáp ứng yêu cầu chương trình địa lí và lịch sử phổ thông và sách giáo khoa được dùng trong trường học. Với bản đồ học sinh có thể xác định được chính xác vị trí địa lí, địa điểm cũng như phân bố không gian, sự phát triển theo thời gian của đối tượng và hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ khác nhau trên bề mặt trái đất. Trong các loại bản đồ địa lí, bản đồ lịch sử - quân sự, chính trị hay bản đồ về kinh tế - xã hội, bản đồ về văn hóa của các nền văn minh thế giới,… dùng trong nhà trường, trong hệ thống giáo dục quốc dân được gọi chung là bản đồ giáo khoa nhằm phục vụ trong quá trình dạy học. Dựa vào mục tiêu sử dụng trong việc dạy học địa lí và lịch sử, U.C.Bilích và A.C.Vasmuc đã định nghĩa bản đồ giáo khoa như sau: "Bản đồ giáo khoa là 14
  17. những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy lịch sử của giáo viên và học tập của học sinh ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ này được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử". [11; tr.18] Tuy nhiên về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên nhiên (khoáng sản, sông núi…) mà cần có những kí hiệu về biên giới các quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, các nền văn hóa, các địa điểm xảy ra những biến cố quan trọng (các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến dịch…).Vì vậy, thường dùng là "lược đồ" để chỉ các loại bản đồ. Các minh họa trên lược đồ phải đẹp, chính xác, rõ ràng. Xuất phát từ các luận điểm trên trong các bộ môn giảng dạy ở trường THPT nói chung, riêng bộ môn Lịch sử những kiến thức lịch sử mang những đặc điểm riêng, trong đó đặc điểm cơ bản là tính không lặp lại. Trong từng bài học, học sinh (HS) lại biết đến những sự kiện, nhân vật lịch sử mới hay tìm hiểu về các nền văn minh trên thế giới thông qua sách vở, báo chí hay các trang web trên mạng Internet,...Vì vậy HS thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, khái niệm lịch sử đã học. Qua các kì thi THPT Quốc gia hàng năm, nhiều HS đã nhầm lẫn các sự kiện, hiện tượng lịch sử cơ bản, nhầm lẫn tên các nhân vật lịch sử cũng như đóng góp của cá nhân họ cho lịch sử thế giới cũng như ở lịch sử Việt Nam. Đề tài cũng giới thiệu cách thức thiết kế và sử dụng công cụ StoryMap bằng bảng biểu giúp học sinh ôn tập nhằm đạt mục tiêu ghi nhớ, lĩnh hội kiến thức cơ bản của môn học, rèn luyện các kỹ năng và hình thành thái độ học tập bộ môn đúng đắn và có cái nhìn đúng về lịch sử. Như vậy, ta có thể hiểu rằng hệ thống thông tin địa lí (Geographic Information System - GIS) và Công nghệ tương tác thực tế (Augmented Reality - 15
  18. AR) chính là ví dụ điển hình về việc đưa khái niệm không gian vào lớp học. Công nghệ tương tác thực tế (ngược với Công nghệ hiện thực ảo: Virtual Relaity – VR) là công cụ gắn nhãn thông tin cho địa điểm thực tế. Còn Hệ thống GIS cho phép người học tiếp cận với cách học và tự học, tự nghiên cứu, trải nghiệm, phát triển tư duy phê phán, giải quyết vấn đề với các dữ liệu của địa điểm thực tế (Placed-based Learning), vượt ra khỏi lời thuyết giảng hoặc minh họa của người dạy, mở rộng không gian học tập ra khỏi 4 bức tường lớp học. Công nghệ gắn thẻ địa lí (Geo-tag) cho phép tạo ra các nội dung bài giảng sinh động, kích thích tư duy sáng tạo cho người học. Dựa trên những kết quả, dữ liệu thu được từ nghiên cứu, các bản đồ lịch sử sẽ có tính tương tác cao, được bổ sung chức năng tổ chức và trình bày lại thông tin, sự kiện với các dữ liệu chi tiết về bối cảnh không gian, thời gian, yếu tố tác động đến sự kiện bằng tranh ảnh, video,… Tóm lại, việc sử dụng StoryMap để xây dựng bản đồ dạy học các nền văn minh thế giới sẽ đem lại cách tiếp cận mới và hấp dẫn trong quá trình dạy học lịch sử. Việc kết hợp sử dụng bản đồ StoryMap với các dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh tạo cho người dùng cảm thấy thích thú. StoryMap như một phương tiện để tổ chức và trình bày thông tin đến với mọi người, nhưng không yêu cầu GV bất kỳ về kiến thức hay chuyên môn trong sử dụng ArcGis. StoryMap đã có nhiều ý nghĩa trong việc tác động đến chương trình dạy học lịch sử trên thế giới. Nhờ có công cụ mà các ý tưởng về phương pháp mới được ra đời và thực thi trong lớp học. Từ đây những phương pháp mới đã được nghiên cứu và ra đời như phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học liên môn, tích hợp, phương pháp dạy học bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 1.1.3. Một số StoryMap có thể sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Từ khái niệm về Arcgis Online được biết như là một nền tảng cho việc thành lập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu, bản đồ,...Trong khi đó StoryMap được 16
  19. chạy trên nền tảng của ArcGis, Esri Story Maps cho phép bạn sử dụng toàn bộ sức mạnh của nền tảng lập bản đồ và GIS để tạo ra như một hình thức thể hiện bản đồ đa dạng, nhiều màu sắc qua cách kể chuyện của tác giả và cái nhìn của người xem trên Arcgis Online. Đây là ưu điểm vượt trội, giúp cho nhiều người có thể tiếp cận được các mẫu StoryMap khác nhau trong bộ sưu tập. StoryMap khai thác sức mạnh của bản đồ để khám phá các địa điểm, sự kiện và xu hướng quan trọng. Story Maps mang lại văn bản, hình ảnh và video cùng với bản đồ để giúp người dùng xâu chuỗi dữ liệu thành câu chuyện giúp người xem dễ dàng nắm bắt thông tin. Dù thông điệp của người dùng là gì, đối tượng hướng tới là ai, mọi thứ bạn cần để tạo ra những câu chuyện đặc biệt với bản đồ đều có ở đây, tất cả ở một nơi Như vậy, trong bộ sưu tập của StoryMap được thể hiện dưới dạng nhiều mẫu bản đồ khác nhau, mỗi bản đồ đều có những tính năng riêng và có thể được vận dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay như: Story Map Tour, Story Map Journal, Story Cascade Builder, Story Map Series, Story Crowdsource, Story Shortlist, Story Map Swipe and Spyglass, Story Map Basic và Story Maps labs. Để bắt đầu StoryMap trước hết người sử dụng đăng nhập vào trang website https://www.arcgis.com dễ dàng bằng tài khoản công cộng như Facebook, gmail hay nhập thông tin của người sử dụng chẳng hạn, hoặc bạn có thể sử dụng tài khoản công khai ArcGIS miễn phí, phi thương mại hoặc tài khoản đăng ký ArcGIS. Sau đó, truy cập thư viện bản đồ câu chuyện trên StoryMap để tham khảo một số bản đồ đã được nhóm câu chuyện Esri đánh giá, chọn lọc. Lấy cảm hứng từ các bản đồ sáng tạo ấy để tạo nên những ý tưởng cho bản đồ riêng của mình nhằm phục vụ quá trình dạy và học. 17
  20. Ngoài ra, chúng ta có thể bắt đầu trong trang web ArcGis Online và tạo bản đồ web mới hiển thị khu vực và sơ đồ cơ sở bạn muốn xuất hiện trong tham quan bản đồ của mình, cùng với bất kỳ lớp hỗ trợ mong muốn nào, như đường mòn hoặc ranh giới. Sau đó, bạn có thể chia sẻ bản đồ web đó, chọn tùy chọn để tạo ứng dụng web và chọn một ứng dụng StoryMap từ bộ sưu tập trong ứng dụng ArcGis Online. Sau đây, chúng tôi giới thiệu về các dạng mẫu bản đồ Story Map có thể sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT: 1.1.3.1. Thứ nhất Story Map tour (Bản đồ du lịch) Hình 1.1. Story Map tour 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2