Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng quan điểm dạy học theo thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vào giảng dạy một tác phẩm văn học đặc biệt qua đoạn trích Việt Bắc nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Qua đó, bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình yêu văn học của học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU HẰNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU (NGỮ VĂN 12, TẬP 1) THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN HÀ N I – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU HẰNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU (NGỮ VĂN 12, TẬP 1) THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (B MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phương HÀ N I - 2016
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đoàn Đức Phương, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin cảm ơn các thầy cô trong phòng Đào tạo, thư viện trường Đại học Giáo dục, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy tại trường THPT Hoài Đức A đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong khóa học. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã dành cho tôi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân có hạn nên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hằng i
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông STT Số thứ tự Tr Trang TS Tiến sĩ ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 6 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 6 1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện hành. ................... 6 1.1.2. Khái lược về thi pháp học, thi pháp thơ hiện đại ................................... 6 1.1.3. Những bình diện cơ bản của thi pháp học hiện đại…………………...13 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 30 1.2.1. Tình hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông ............................................................................................. 30 1.2.2. Nhà thơ Tố Hữu với đoạn trích Việt Bắc trong trường phổ thông........... 32 1.2.3. Thực trạng dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu trong chương trình Ngữ văn 12 ............................................................................................. 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 40 CHƯƠNG 2 : ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM .......................................... 41 2.1. Một số vấn đề thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu .............................................................................................. 41 iii
- 2.1.1. Thi pháp tác giả trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu ...................... 41 2.1.2. Thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu .................. 61 2.2. Kết hợp các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm đối với đoạn trích Việt Bắc. .................. 88 2.2.1. Phương pháp đọc sáng tạo ................................................................... 88 2.2.2. Phương pháp diễn giảng ....................................................................... 89 2.2.3. Phương pháp đàm thoại ........................................................................ 90 2.2.4. Phương pháp trực quan ........................................................................ 91 2.2.5. Phương pháp dạy học tích hợp liên môn .............................................. 92 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 93 CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................. 94 3.1. Giáo án thực nghiệm .............................................................................. 94 3.2. Những vấn đề chung về thực nghiệm .................................................... 107 3.2.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 107 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................... 108 3.2.3. Địa bàn thực nghiệm ........................................................................... 108 3.2.4. Thời gian thực nghiệm ........................................................................ 108 3.4.5. Nội dung thực nghiệm ......................................................................... 109 3.2.6. Phương pháp tiến hành thực nghiệm .................................................. 109 3.2.7. Kết quả thực nghiệm: .......................................................................... 109 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 112 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 113 1. Kết luận ..................................................................................................... 113 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 117 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tổng hợp 06 giáo viên của trường THPT Hoài Đức A, .................... 35 huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ................................................................ 35 Bảng 2: Tổng hợp 90 phiếu của học sinh trường THPT Hoài Đức A ............ 37 Bảng 3.1: Thống kê kết quả kiểm tra 15 phút ............................................... 110 Bảng 3.2: Thống kê kết quả kiểm tra 90 phút ............................................... 111 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có thể xem thơ là dạng tiêu biểu nhất, dạng gốc của văn chương. Nếu văn học nghệ thuật là “quy luật riêng của tình cảm” thì điều đó được biểu hiện tập trung, sâu sắc nhất trong thơ. Hegel cho rằng: “Thơ bắt đầu từ cái ngày mà con người cảm thấy cần phải tự biểu hiện lòng mình”. Hay Lê Quý Đôn nói: “Thơ khởi phát từ lòng người mà ra”. Tiếp nhận tác phẩm văn học trong thời đại ngày nay càng trở nên quan trọng, khi các em học sinh ngày càng trở nên sợ học thơ, sợ học văn. Các em thích chạy theo các môn học thời thượng như Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ, thích cuộc sống thực tế. Vì vậy, làm sao để đa số các em học sinh có cái nhìn mới về văn học? Bởi văn học sẽ mang đến cho các em cái nhìn mới về thế giới, cuộc sống có văn học sẽ thật sự phong phú hơn, ý nghĩa hơn. Văn học bồi đắp cho các em tình yêu cuộc sống, nhìn cuộc sống bằng con mắt “xanh non, biếc rờn”. Văn học còn giúp các em biết yêu thương người hơn, biết chia sẻ, cảm thông giống như M.Gorki từng nói “Văn học là nhân học”. Văn học ở mỗi thời kì lại có những đặc điểm riêng. Văn học phát triển đòi hỏi phương pháp dạy học Ngữ văn cũng phải được đổi mới. Đã có nhiều phương pháp đổi mới trong cách tiếp nhận tác phẩm văn học. Có người đi từ phương pháp khai thác nội dung để rút ra những nét nghệ thuật trong tác phẩm. Có người lại chú ý khám phá tầng sâu ý nghĩa tác phẩm, nhưng thực tế trong dạy học Ngữ văn hiện nay, thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vẫn chưa thực sự được quan tâm, chú ý. Trong số bao nhà thơ, nhà văn, Tố Hữu được coi là cây đại thụ lớn nhất của nền văn học. Các tác phẩm của nhà thơ được đưa vào chương trình nhà trường cũng không ít, rải rác từ các lớp Tiểu học qua bài thơ Lượm, đến THCS rồi THPT với một loạt thi phẩm Từ ấy, Bác ơi!... Đặc biệt Việt Bắc là một bài thơ đã cuốn hút bao người yêu thơ chứ không chỉ giới học trò. Tuy nhiên, bài thơ quá dài trong chương trình Ngữ văn lớp 12 chỉ lược trích 90 câu của phần đầu bài thơ. 1
- Vậy mà việc dạy học đoạn trích Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu vẫn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi khao khát muốn khám phá cái hay cái đẹp qua đoạn trích. Vì thế, chúng tôi tiến hành những nghiên cứu đề tài Dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm. Với đề tài này, chúng tôi muốn tìm ra cách dạy thích hợp mang tính khoa học và nghệ thuật để nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy Ngữ văn giúp học sinh biết cách cảm thụ văn chương, yêu môn Ngữ văn hơn. Chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài: “Dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm” được chúng tôi xem xét và nghiên cứu lịch sử vấn đề theo 2 hướng chính sau: Thứ nhất: Tìm hiểu những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu thi pháp học. Từ trước tới nay, vấn đề tìm ra phương pháp dạy học thơ văn đã được các ngành nghiên cứu lý luận, các nhà giáo, các nhà lý luận dạy học chú ý quan tâm ở những mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến một số tác giả nghiên cứu phương pháp dạy học Ngữ văn theo quan điểm tiếp cận thi pháp: Thi pháp thơ Tố Hữu (Trần Đình Sử), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (Hà Minh Đức), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường (Nguyễn Thị Khánh Dư), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu Văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu), Tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng)… Các công trình này đều chủ yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại, thể tài vào phân tích hình tượng, kết cấu, ngôn ngữ, để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm khi giảng văn. Các tác giả đều nêu lên những phương pháp, biện pháp, giảng dạy cụ thể như: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra các khâu, các bước trong quá trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể loại 2
- nhất định, còn cách thức trình bày trước học sinh chưa được nói đến. Cũng có một vài tác giả có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp nhưng chỉ là gợi ra hướng mở cho các bài giảng văn. Thứ hai: Tìm hiểu những tài liệu liên quan đến con người, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Những cách nghiên cứu, tìm hiểu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu từ trước tới nay. Có đến hàng chục công trình nghiên cứu văn học về thơ ông. Đáng chú ý hơn cả là những công trình của các nhà thơ nổi tiếng như: Xuân Diệu, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư… của các nhà nghiên cứu phê bình văn học có tên tuổi như: Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, vv… và một số bài viết của chính tác giả về đời mình và thơ mình. Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, chuyên luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về Tố Hữu và Việt Bắc. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Dạy học thơ Tố Hữu ở Trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật của Bùi Thị Hồng Chiên (Luận văn Thạc sĩ, 2012, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội), Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 – 1975 của Hoàng Thị Kim Nhẫn (Luận văn Thạc sĩ, 2014, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu của Nguyễn Thị Hải Yến (Luận văn Thạc sĩ, 2014, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), Cao Thị Dung Hoà trong tiểu luận Thạc sĩ Các công trình phê bình nghiên cứu thơ Tố Hữu ở Việt Nam từ 1939 đến nay (Đại học Sư phạm Hà Nội, 1994), Nguyễn Thị Hoa ở luận văn Thạc sĩ Thi pháp học trong một số công trình của Trần Đình Sử (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008). Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử trong bối cảnh nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam 1945 – 1986 của Nguyễn Thị Thủy (Luận văn Thạc sĩ, 2009, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I), Vận dụng con đường Theo bước tác giả và Theo đề tài, chủ đề trong dạy học Việt Bắc của Tố Hữu 3
- của Triệu Phương Quỳnh (Luận văn Thạc sĩ, 2010, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I). Vì vậy, chúng tôi khẳng định Dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm là đề tài nghiên cứu mới mẻ, chưa có công trình nào đề cập đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Vận dụng quan điểm dạy học theo thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vào giảng dạy một tác phẩm văn học đặc biệt qua đoạn trích Việt Bắc nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Qua đó, bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình yêu văn học của học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Tìm hiểu thực trạng vận dụng hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vào dạy học tác phẩm thơ ở trường THPT. - Khảo sát tình hình dạy học thơ Tố Hữu và việc dạy học đoạn trích Việt Bắc theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm ở trường THPT hiện nay. - Đề xuất các phương pháp, biện pháp dạy học đoạn trích Việt Bắc theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng - Quá trình dạy học (định hướng đổi mới) theo đặc trưng thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm qua đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu. - Học sinh lớp 12 ban Cơ bản THPT. 4
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận về dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm. - Cách tổ chức hoạt động (vận dụng vào) dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu trong chương trình Ngữ Văn THPT theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm. - Khảo sát học sinh lớp 12, trường Trung học phổ thông Hoài Đức A. Quá trình nghiên cứu, khảo sát được tiến hành trong tháng 9 học kì I, năm học 2016 – 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu lí luận: sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các tài liệu về thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, các sáng tác của Tố Hữu, các bài viết phê bình về tác phẩm Việt Bắc. - Phương pháp điều tra: (Phương pháp nghiên cứu thực tiễn): quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm về các phương pháp dạy học, thực trạng dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức A để nắm được kết quả, thuận lợi, khó khăn khi dạy học thơ Tố Hữu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: được tiến hành nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Đề xuất các phương pháp dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 5
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện hành. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đang được Bộ Giáo dục cũng như các cấp, các ngành quan tâm. Bởi những năm gần đây, môn Ngữ văn đang dần mất ưu thế, không còn là môn học được đông đảo các em học sinh yêu thích. Vì vậy, môn Ngữ văn cần được thay đổi cách dạy, cách học làm sao để thu hút học sinh. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, lồng ghép các phương pháp dạy học như: phương pháp trực quan, đọc sáng tạo, dạy học tích hợp liên môn… để bài học thêm phong phú, hấp dẫn học sinh. Tùy theo kinh phí mỗi trường, có thể sau một số bài học, nhà trường cho các em đi tham quan, thực tế để các em thấy được văn học gắn liền với đời sống, không xa rời cuộc sống. Điều này cũng khơi gợi tình yêu văn học trong các em học sinh. 1.1.2. Khái lược về thi pháp học, thi pháp thơ hiện đại 1.1.2.1. Khái niệm về thi pháp và thi pháp học Thi pháp là hệ thống nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp. Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỉ XX, tuy có cội nguồn xa xưa nhưng đã được cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử. 6
- Thi pháp học xuất hiện rất sớm trong lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học trên thế giới với công trình Nghệ thuật thi ca (Poetika) của Aristote (384 - 322 TCN). Thi pháp học ở Nga xuất hiện rải rác từ cuối thế kỉ XIX và thực sự bùng phát từ đầu thế kỉ XX với chủ nghĩa hình thức Nga. Năm 1963, cuốn Mấy vấn đề sáng tác Dostoievski của Bakhtin mang cái tên mới: Mấy vấn đề thi pháp Dostoievski. Thi pháp học hiện đại xuất hiện ở phương Tây từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Thi pháp học trở thành một trong những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỷ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XXI. Nghiên cứu về thi pháp học, có rất nhiều cách hiểu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Có cách hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Có cách hiểu thi pháp như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm, một tác giả, thể loại, trào lưu... Nếu nhìn vào mục đích nghiên cứu, nhiều người dễ nhầm thi pháp là ngành Lí luận văn học nhưng thực ra đó chỉ là một bộ phận của ngành lí luận văn học, bởi lí luận văn học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của hiện tượng văn học còn thi pháp học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thành văn học như một nghệ thuật mà thôi, phạm vi của nó thường đóng khung trong việc nghiên cứu tác phẩm, thể loại, phong cách, ngôn ngữ. GS. Trần Đình Sử đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học như sau: “Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi quy tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng” [29; tr 32]. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”. Từ những định nghĩa trên, ta có 7
- thể hiểu thi pháp học là bộ môn khoa học đặc thù nghiên cứu thi pháp tức nghiên cứu các phương tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ trong sự thống nhất toàn vẹn của nó. Ở Việt Nam, từ những năm 30 cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi pháp chỉ được nhắc đến lẻ tẻ trong một số công trình phê bình văn học mà chưa phải là một phương pháp luận của một trào lưu, một xu hướng thẩm mỹ. Cho tới trước năm 1986 thi pháp học hiện đại đã được đề cập nhưng chưa có điều kiện để tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và hầu như không được sử dụng để nghiên cứu văn học. Từ sau 1986, cùng với sự hồi sinh của nền văn học dưới ánh sáng dân chủ của tinh thần đổi mới trường phái lý thuyết văn học này được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Người đầu tiên xác lập được tư tưởng học thuật, đề xuất một cách đầy đủ nhất hệ thống luận điểm khoa học thi pháp học hiện đại là Trần Đình Sử. Chúng ta vẫn có thể nhận ra một phạm vi nhất định của bộ môn chuyên ngành này là nghiên cứu hình thức và ngôn ngữ của văn học. Vậy chúng ta nên hiểu thi pháp như thế nào? Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học nói chung trong đó có thơ ca, văn xuôi… Thi pháp học còn có thể coi là khoa học nghiên cứu về cấu tạo của các tác phẩm văn học, các phương tiện nghệ thuật mà tác phẩm sử dụng. Thi pháp học gồm thi pháp học đại cương: nghiên cứu các phương tiện, các quy luật xây dựng bất cứ tác phẩm nào; thi pháp học miêu tả đi miêu tả đặc điểm của tác phẩm cụ thể của tác giả nào đó hoặc của cả một thời kì, một giai đoạn văn học; còn thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự phát triển của các phương tiện nghệ thuật, các biểu hiện nghệ thuật. Các phương tiện nghệ thuật rất phong phú. Đó là những nghệ thuật mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm trong đứa con tinh thần của mình. Các phương tiện nghệ thuật giúp làm nổi bật tư tưởng, tình cảm, ý tưởng của tác giả qua tác phẩm. Thi pháp học rất phong phú, đa dạng. Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự phát triển của các biện pháp nghệ thuật riêng lẻ như định ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, vần,…; nghiên cứu các phạm trù thời gian nghệ thuật, không gian nghệ 8
- thuật, cũng như cả hệ thống các thủ pháp hay phạm trù vốn có của những thời đại văn học. Lâu nay, người ta quan niệm thi pháp học – khoa học về hệ thống các phương tiện biểu hiện trong tác phẩm văn học, là lĩnh vực của lý luận văn học, thi pháp học nghiên cứu đặc trưng của các loại hình, thể loại văn học, các dòng và trào lưu, các phong cách, phương pháp, nghiên cứu quy luật liên hệ nội tại và tương quan các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật. Bởi vì tất cả các phương tiện biểu hiện trong văn học suy đến cùng đều quy về ngôn ngữ, vì thế có thể định nghĩa thi pháp học như là khoa học nghiên cứu cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Mục đích của thi pháp học là chỉ ra và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản tham gia vào việc tạo thành ấn tượng thẩm mĩ của tác phẩm. Cũng có thể coi thi pháp học là khoa học về mọi hình thức, mọi dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm văn học, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học có giá trị chính là sự thành công của tác giả khi vận dụng thi pháp. Vì vậy, ta có thể kết luận nhiệm vụ của thi pháp học rất nặng nề. Nó đi nghiên cứu phương thức cấu tạo của tác phẩm văn học. Còn đối tượng của thi pháp học là các sáng tác văn học giàu nội dung, nghệ thuật. Trong cuốn Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2, Những công trình lý luận và phê bình văn học, Nguyễn Đăng Điệp đưa ra ý kiến: “Thi pháp học nghiên cứu các thủ pháp, kỹ thuật văn học, nhưng nó không đơn giản là kỹ thuật học văn học. Nó đi sâu vào hoạt động sáng tạo, tư duy nghệ thuật của chủ thể, cho nên có thể xem nó như một lĩnh vực gắn với mỹ học văn học, triết học nghệ thuật.” [10; tr 12]. Từ năm 1945 đến năm 1975, các nhà lí luận và sáng tác văn học cách mạng dường như chỉ quan tâm nội dung phản ánh hiện thực, ít đi sâu đến phương diện thi pháp, mặc dù đôi lúc có quan tâm đến phong cách, bút pháp sáng tác của nhà văn. Những năm 1980 một số nhà nghiên cứu văn học như Phạm Vĩnh Cư, Duy Lập (Trường Viết Văn Nguyễn Du), Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân (NXB Tác phẩm Mới, Hội Nhà văn Việt Nam)… đã giới thiệu thi pháp học Liên Xô vào Việt Nam, dịch một số công trình của Bakhtin, Khrapchenco… 9
- trong đó có phần về thi pháp học. Đồng thời, chuyên đề thi pháp học được Trần Đình Sử mở tại Đại học Sư phạm Hà Nội, một số cuộc Hội thảo chuyên đề về Thi Pháp học đã được tổ chức tại Hà Nội… Từ đó nhu cầu tìm hiểu thi pháp học trở nên sôi động trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học, nhiều người xem đó là cách để tạo nên sự đổi mới trong nghiên cứu, phê bình văn học được thành công của Trần Đình Sử ở Thi pháp thơ Tố Hữu trên hai phương diện ứng dụng và lý luận thi pháp học. Năm 1991, Nguyễn Lai, qua Sức mạnh lý giải của hệ thống qua công trình "Thi pháp thơ Tố Hữu" in trong sách Ngôn ngữ và sáng tạo văn học, đã nhận ra khả năng ứng dụng cao của thi pháp học trong nghiên cứu văn học. Trần Đình Sử đã kiểm định và khẳng định lý thuyết trên thông qua cơ sở thực tiễn văn học Việt Nam. Ông đã chứng tỏ tính năng động, mềm dẻo của ứng dụng thi pháp học thuộc lý thuyết tiếp nhận trên nhiều cấp độ (nghiên cứu tác phẩm, tác giả và giai đoạn văn học) qua hai công trình tiêu biểu: Thi pháp thơ Tố Hữu (1985), Thi pháp Truyện Kiều (2001). Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử “là công trình có hệ thống đầu tiên tiếp cận văn học Việt Nam từ thi pháp học”. Thi pháp học có thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm. Trước hết, thi pháp tác giả là một trong những vấn đề không nên bỏ lỡ khi nghiên cứu một tác phẩm văn học. Bởi tiếp xúc với văn bản nghệ thuật ngoài việc cảm nhận nội dung khách quan, chúng ta còn giao tiếp với tác giả, đồng cảm với tác giả. Hình tượng tác giả đã đứng ra nói chuyện và giao tiếp với độc giả, vậy chúng ta không nên đồng nhất giữa hai tác giả: tác giả tiểu sử và tác giả nghệ thuật. Hình tượng tác giả có chân dung hành động, ngôn ngữ chứa đựng trong tác phẩm. Đặc biệt có khi tác giả tự miêu tả mình. Khi đọc văn, người đọc vẫn có xu hướng đọc theo chỉ dẫn của tác giả, đọc thầm hay đọc thành tiếng theo giọng điệu của tác giả. Cái nhìn và giọng điệu vô hình nhưng có thực, luôn luôn tồn tại và ổn định suốt theo tác phẩm. Đó là yếu tố thi pháp quan trọng có thể xác định được dù nó vô hình dạng. 10
- Tiếp theo, thi pháp học hiện đại tiếp cận tác phẩm từ quan niệm mới về chỉnh thể nghệ thuật, tìm mọi cách khắc phục phép nhị nguyên, chia tách giả tạo nội dung và hình thức. GS. Trần Đình Sử - một trong những người đi đầu trong xu hướng nghiên cứu thi pháp tác phẩm ở Việt Nam thường bóc tách tác phẩm văn học theo ba cấp độ: chỉnh thể - văn bản hình tượng - văn bản ngôn từ. Trong đó, ở cấp độ chỉnh thể, tác phẩm được tiếp cận từ ba phạm trù “cái”: hình thức quan niệm, quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nghệ thuật. “Hình thức quan niệm” là hình thức bên trong, loại hình thức thể hiện “logic của hình thức” và tạo ra hình thức. Cho nên, theo Trần Đình Sử, phải lấy “hình thức quan niệm” làm đối tượng chiếm lĩnh, thi pháp học mới có thể “nghiên cứu hình thức nghệ thuật như những hiện tượng có quy luật”. Quan niệm nghệ thuật về con người chủ yếu xác định bình diện “nội dung” như là đối tượng nghiên cứu của thi pháp học. 1.1.2.2. So sánh thi pháp học cổ điển và thi pháp học hiện đại Thi pháp học truyền thống được bắt đầu từ Aristote cho đến hết thế kỷ XVIII, XIX. Tinh thần của thi pháp học truyền thống là cái nhìn một chiều từ người sáng tác đến tác phẩm như: Cách thức viết, mô phỏng như thế nào, từ việc xác định dung lượng, kết cấu đến lựa chọn ngôn ngữ, nhân vật. Nghĩa là, thi pháp học truyền thống coi sáng tác văn chương như một nghề, có thể dạy cho nhau được, có thể bắt chước được. Vì thế, thi pháp học truyền thống có những đặc trưng sau: Nhấn mạnh nghiên cứu thể loại, ngôn từ để chỉ đạo sáng tác, đề xuất các lời khuyên (ở Trung Quốc, Việt Nam quan niệm "thi dĩ ngôn chí", "văn dĩ tải đạo", "thuật nhi bất tác" là thể hiện đặc trưng này). Được xem là hiện tượng bất biến và cấu trúc văn học được xét theo nguyên tắc nguyên tử luận - nghệ thuật do các yếu tố nhỏ nhất liên kết với nhau mà thành, tác phẩm là tổng cộng các yếu tố riêng lẻ. Nguyên tắc thi pháp được hiểu thành những quy phạm, giáo điều. Vì đặc trưng thi pháp là tính qui phạm, giáo huấn, và dù làm nên sự phong phú uyên bác nhất định, 11
- nhưng thi pháp học truyền thống không đáp ứng được nhu cầu nhận thức về hệ thống hình thức nghệ thuật của người hiện đại. Thi pháp hiện đại phát triển từ sự dừng lại của thi pháp truyền thống, nghĩa là nó được cung cấp bởi hàng loạt thế giới quan khoa học hiện đại của chủ nghĩa hình thức Nga, chủ nghĩa cấu trúc, hiện tượng học, lý thuyết phân tâm học. Do đó, thi pháp học hiện đại đã xác lập như một hệ thống cách tiếp cận mới đối với văn học. Văn học được xem như một sáng tác tạo bằng chất liệu, có đời sống lịch sử độc lập với tác giả. Văn học là một hệ thống ký hiệu, có bản chất biểu tượng, được tổ chức một cách đặc biệt để biểu hiện một nội dung nghệ thuật đặc thù. Trần Đình Sử chọn thi pháp học hiện đại để dịch, nghiên cứu và ứng dụng vào nghiên cứu văn học đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết từ yêu cầu của đời sống nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam. Và những thành quả mà Trần Đình Sử đã cống hiến cho nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam cũng chính là từ hai bình diện của thi pháp học hiện đại là lý luận và ứng dụng trong nghiên cứu. Vì thế, cùng với các xu hướng nghiên cứu khác, thi pháp học hiện đại đang gánh trên vai trọng trách, sứ mạng đổi mới và phát triển lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam. Có sự khác biệt giữa thi pháp học cổ điển và thi pháp học hiện đại. Nếu thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng, từ chân lý tự nhiên khi bàn về nghệ thuật thì thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể. Khác với thi pháp học cổ điển coi trọng tính quy phạm, thi pháp học hiện đại đi sâu vào khảo sát những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. Tinh thần chủ đạo của phương pháp nghiên cứu thi pháp học hiện đại là hướng tới cách tiếp cận nội quan, tức là nghiên cứu văn học từ bản thân văn học, quan tâm đến tính văn học, tính nghệ thuật của văn bản văn học, coi tác phẩm như một chỉnh thể, như một hệ thống. Thi pháp học truyền thống thường có những qui định ngặt nghèo về sáng tạo nghệ thuật buộc nhà văn phải tuân theo thì thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy luật nghệ thuật từ trong 12
- bản thân các sáng tạo nghệ thuật. Nếu thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như là những nguyên lí nghìn năm bất biến thì thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử, cùng vận động và phát triển theo thời gian. Nếu thi pháp học truyền thống chỉ quan tâm tới các quy tắc sáng tác thì thi pháp học hiện đại còn quan tâm tới cách đọc, cách giải mã văn bản. 1.1.3 Những bình diện cơ bản của thi pháp học hiện đại Dạy học một tác phẩm văn học theo hướng thi pháp cần chú ý các bình diện sau: 1.1.3.1. Thi pháp tác giả: là đặc trưng nghệ thuật nổi bật của tác giả. 1.1.3.1.1. Hình tượng tác giả trong bài thơ trữ tình Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi), hình tượng tác giả được xem là “phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm” [14; tr 149]. Hình tượng tác giả vừa cho thấy vị trí số phận nhà văn vừa mang đậm cá tính tác giả tức phong cách. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu nêu lên cơ sở tâm lý hình tượng tác giả, cơ sở nghệ thuật của nó và tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật. Mỗi người trên cơ sở quan điểm của mình đưa ra một cách hiểu về hình tượng tác giả. Nó cho thấy vấn đề hình tượng tác giả còn nhiều điều cần làm rõ. Nếu các hình tượng nghệ thuật khác như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, nhân vật… giúp chúng ta chiếm lĩnh thế giới hiện thực trong tác phẩm thì hình tượng tác giả cho ta hiểu về chủ thể sáng tạo của nó, phong cách tác giả. Cho nên, hình tượng tác giả phức tạp hơn các hình tượng nghệ thuật khác. Nó ẩn trong mọi hình thức nghệ thuật. Nghiên cứu không - thời gian, nhân vật… thực chất là nghiên cứu hình tượng tác giả gián tiếp. Có người hiểu quá hẹp, có người mở rộng phạm vi hình tượng tác giả ở mọi thành tố cấu tạo tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì trong lập trường đời sống, đến giọng điệu lời văn - cả giọng điệu người trần thuật và giọng điệu nhân vật. Thi pháp học nghiên cứu hình tượng 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 121 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 32 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 45 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 28 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn