Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học truyện cổ tích chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp
lượt xem 8
download
Đề tài này nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn giảng dạy truyện cổ tích trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp để từ đó đưa ra các phương pháp dạy học có tính khả thi, hiệu quả trong việc dạy học truyện cổ tích theo hướng tiếp cận thi pháp ở chương trinh Ngữ Văn Trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học truyện cổ tích ở bậc học này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học truyện cổ tích chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Mã số: 8140111 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN KHÁNH THÀNH HÀ NỘI - 2017
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu của bản thân là sự tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn của các thầy cô giáo trƣờng Đại học Giáo dục - Đại Học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ viên chức của trƣờng Đại học Giáo dục - Đại Học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân đƣợc học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Đặc biệt tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.Trần Khánh Thành, ngƣời đã đã tận tình hƣớng dẫn khoa học, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp trƣờng Trung học cơ sở Cầu Giấy, Cầu Giấy đã động viên, cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, nghiên cứu, kiểm chứng kết quả nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Diệu Thúy i
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 KGNT Không gian nghệ thuật 6 PPDH Phƣơng pháp dạy học 7 PP Powerpoint 8 TN Thực nghiệm 9 THCS Trung học cơ sở 11 Tr Trang 12 VHDH Văn học dân gian ii
- MỤC LỤC Lời cảm ơn ..................................................................................................... i Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt.............................................................. ii Danh mục các bảng, biểu đồ ........................................................................ v MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......... 12 1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 12 1.1.1. Một số vấn đề về thi pháp và thi pháp học .................................. 12 1.1.2. Phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp ................... 17 1.1.3. Một số quan niệm về khái niệm thi pháp truyện cổ tích............... 20 1.1.4. Phân loại truyện cổ tích .............................................................. 23 1.1.5. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích ................................................ 24 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 38 1.2.1. Vai trò của Truyện cổ tích trong chương trình Ngữ Văn THCS ....... 38 1.2.2. Thực trạng dạy và học VHDG và truyện cổ tích trong chương trình Ngữ Văn THCS ............................................................................ 40 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 45 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP ...........46 2.1. Dạy - học truyện cổ tích qua biện pháp so sánh................................. 47 2.2. Dạy - học truyện cổ tích qua biện pháp đọc sáng tạo ........................ 52 2.2.1. Đọc diễn cảm .............................................................................. 54 2.2.2. Đọc phân vai hoặc nhập vai ....................................................... 57 2.3. Dạy - học truyện cổ tích qua biện pháp học trải nghiệm ................... 59 2.3.1. Xây dựng các câu hỏi gợi cảm xúc, khơi gợi trí tưởng tượng của HS .................................................................................................. 62 2.3.2. Sắm vai ....................................................................................... 63 2.3.3. Trò chơi ...................................................................................... 64 iii
- 2.3.4. Các hoạt động ngoại khóa .......................................................... 71 2.4. Dạy - học truyện cổ tích qua các hệ thống bài tập ............................. 73 2.4.1. Kể sáng tạo ................................................................................. 74 2.4.2. Viết tiếp câu chuyện hoặc viết lại truyện ..................................... 74 2.4.3. Vẽ tranh minh họa truyện ........................................................... 75 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 75 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................. 76 3.1. Những vấn đề chung ............................................................................ 76 3.1.1. Mục đích thực nghiệm................................................................. 76 3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm .............................. 77 3.1.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................. 77 3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm ..................................................... 78 3.2.1. Tiến trình thực nghiệm ................................................................ 78 3.2.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................... 91 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 100 PHỤ LỤC ................................................................................................. 104 iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Thống kê đơn vị bài học truyện cổ tích trong chƣơng trình tiểu học ................................................................................... 38 Bảng 1.2. Thống kê đơn vị bài học truyện cổ tích trong chƣơng trình Ngữ Văn THCS ...................................................................... 39 Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ................................................................................ 94 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút ................................ 95 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 45 phút ................................ 95 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nelson Mandela, vị anh hùng giải phóng dân tộc Nam Phi từng nói "Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới". Giáo dục đào tạo đang trở thành yếu tố quyết định và là lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không năm ngoài xu hƣớng đó đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trƣớc xu thế hội nhập toàn cầu, Đảng và nhà nƣớc ta càng hiểu rõ vai trò của giáo dục và luôn chú trọng đến giáo dục, xem “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là mối quan tâm của toàn xã hội nhằm “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài”. 1.2. Cùng với các bộ môn khác, Ngữ Văn là một môn học quan trọng và luôn đƣợc đề cao. Văn học không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà nó còn là nguồn năng lƣợng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ và tiếp sức cho con ngƣời trong cuộc sống. Văn học gần gũi nhƣ hơi thở cuộc đời. Nó không chỉ đem lại cho con ngƣời sự hiểu biết, sự thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ, mà còn góp phần hƣớng con ngƣời đến sự hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên trong những năm gần đây có một thực trạng đáng buồn là nhiều học sinh không thích học văn và kết quả thi của môn văn không cao. Có rất nhiều nguyên nhân đƣợc đƣa ra tìm hiểu và xem xét trong đó có vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học từ phía ngƣời dạy. Dạy học không mang tính một chiều, ngƣời dạy không chỉ là ngƣời truyền thụ kiến thức mà bằng việc sử dụng các các hình thức dạy học phù hợp, đa dạng để chỉ dẫn, khơi gợi hứng thú giúp HS chủ động, tích cực trong mỗi giờ học, từ đó giúp HS biết tiếp nhận văn chƣơng một cách sáng tạo, bồi dƣỡng năng lực tƣ duy văn học, tƣ duy thẩm mĩ. 1.3. Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ bởi mỗi câu chuyện cổ tích nhƣ một lát 1
- cắt cuộc đời, ẩn chứa bài học nhân sinh ý nghĩa với cái thiện, cái ác rạch ròi. Vì thế, thông qua các câu chuyện cổ tích, HS có thể học đƣợc những điều hay lẽ phải, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tƣởng tƣợng, đồng thời giúp trẻ tìm tòi lẽ sống, làm phong phú tình cảm, đem đến những niềm vui, từ đó giáo dục thế hệ trẻ biết sống tốt hơn, nhân ái hơn, sống đẹp, biết hƣớng thiện, tránh làm điều ác, hình thành quan niệm sống đúng đắn, tích cực… - một trong những mục đích chính của giáo dục học sinh ở bậc THCS. Truyện cổ tích có những đặc điểm chung của VHDG nhƣng cũng có những đặc trƣng thi pháp riêng.Tuy nhiên, trƣớc đây, để phù hợp với yêu cầu giảng dạy tác phẩm tự sự nói chung, tác phẩm tự sự dân gian nói riêng theo thể loại, hầu hết câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong sách giáo khoa đều chủ yếu yêu cầu học sinh tìm hiểu các chi tiết và phân tích. Trong giờ dạy học văn, ngƣời giáo viên chủ yếu định hƣớng cho học sinh tìm hiểu các yếu tố của tác phẩm là nhân vật, một số yếu tố (biện pháp) nghệ thuật mà chƣa xuất hiện các kiến thức về thi pháp. Chính vì vậy, kiến thức về thi pháp đƣợc áp dụng vào giảng dạy tác phẩm tự sự nói chung, truyện cổ tích nói riêng trong nhà trƣờng THCS vẫn còn ở trong chừng mực nên chƣa khơi gợi đƣợc sự hứng thú, niềm đam mê với truyện cổ tích ở HS. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất mong muốn cái tiến phƣơng pháp dạy học và khơi gợi đƣợc niềm say mê truyện cổ tích trong mỗi HS. 1.4. Trong số các truyện cổ tích HS đƣợc học ở bậc THCS, Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích dũng sĩ nổi bật nhất, gần gũi với HS nhất. Nghiên cứu truyện Thạch Sanh không chỉ giúp tôi hiểu rõ đƣợc những giá trị nội dung, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm mà còn thông tỏ nhiều vấn đề quan trọng có tính chất đặc trƣng của thể loại cổ tích vì đây là một trong những tác phẩm có đầy đủ đặc trƣng thi pháp thể loại cũng nhƣ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khác chủ yếu đi sâu vào khai thác nội dung, các tính chất đặc trƣng của truyện mà chƣa đi sâu vào việc vận dụng các phƣơng pháp giảng dạy tác phẩm này theo hƣớng tiếp cận thi pháp đặc 2
- biệt là thi pháp thể loại. Đó chính là điều thôi thúc tôi trong số những tiết dạy cổ tích, lựa chọn truyện Thạch Sanh làm tiết dạy mẫu để khảo nghiệm những ứng dụng từ phƣơng pháp nghiên cứu mà đề tài đƣa ra cũng nhƣ thực hiện đề tài nghiên cứu này. Xuất phát từ những yêu cầu của xã hội, từ việc đổi mới phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ qua thực tiễn giảng dạy, tôi chọn đề tài Dạy học truyện cổ tích chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp. Với đề tài này, tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ văn cũng nhƣ cung cấp một số ứng dụng mang tính chất định hƣớng giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn khái quát hơn, sâu sắc hơn khi dạy và học truyện cổ tích để góp phần tạo nên sự yêu thích, hứng thú, phát huy trí tƣởng tƣợng của học sinh thông qua học truyện cổ tích ở chƣơng trình Ngữ Văn THCS trong đó chú trọng là truyện cổ tích Ngữ Văn lớp 6. 2. Lịch sử nghiên cứu Với đề tài Dạy học truyện cổ tích chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp, qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các giáo trình, chuyên luận, sách chuyên khảo, tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy, bồi dƣỡng giáo viên thƣờng xuyên và nhiều bài báo đƣợc đăng trên các tạp chí… lần lƣợt công bố từ trƣớc tới nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài luận văn và với thời gian tìm hiểu nhất định, chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình nghiên cứu lịch sử vấn đề theo hai hƣớng chính sau Thứ nhất: tìm hiểu những phƣơng pháp giảng dạy VHDG và TCT trong nhà trƣờng Thứ hai: tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu TCT và những tài liệu nghiên cứu truyện Thạch Sanh ở Việt Nam. 2.1. Một số công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạyVHDG và TCT trong nhà trường Bên cạnh các công trình nghiên cứu về PPDH nói chung, VHDG là một 3
- bộ phận văn học phong phú cả nội dung lẫn thể loại vì thế, các công trình sƣu tầm, biên soạn và nghiên cứu về nó nói chung khá đồ sộ. Trong đề tài này, ngƣời viết chỉ chú ý đến các công trình nghiên cứu về giảng dạy VHDG và TCT trong nhà trƣờng. Quyển Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu VHDG (1983), Hoàng Tiến Tựu đã cung cấp nhiều cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu và giảng dạy bộ phận văn học này. Tác giả đề cập đến đối tƣợng nghiên cứu và vấn đề giảng văn tác phẩm VHDG. Ngoài ra còn đề cập các vấn đề liên quan đến phƣơng pháp nghiên cứu và giảng dạy nhƣ: các thuộc tính; vấn đề phân kì, phân loại và phân vùng VHDG. Nguyễn Xuân Lạc, tác giả bài viết Đổi mới cách dạy và học VHDG ở trường phổ thông (1990), tạp chí Văn hóa dân gian số 3, đã nhấn mạnh đến tinh thần phôn-clo trong giảng dạy VHDG, tức là không chỉ lƣu ý mặt ngôn từ trên văn bản mà còn cần lƣu ý đến đời sống của tác phẩm trong nhân dân ta qua không gian và thời gian, qua các phƣơng thức diễn xƣớng. Tăng Kim Ngân đóng góp cho phƣơng pháp dạy VHDG bằng sự phân biệt nét khác nhau giữa VHDG và văn học viết qua bài Khái niệm cốt truyện và sự phân biệt giữa cốt truyện của tác phẩm văn học thành văn với cốt truyện trong truyện kể dân gian (1991), tạp chí Văn hóa dân gian số 3. Trong Phân tích tác phẩm VHDG (1995), Đỗ Bình Trị đã đi sâu vào bản chất và đặc trƣng của VHDG, từ đó đƣa ra những vấn đề về phân tích tác phẩm theo quan điểm khoa học. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến thể loại và đặc trƣng thể loại và phân tích tác phẩm VHDG theo thể loại. Tác giả Nguyễn Xuân Lạc với VHDG trong nhà trường (1998), đã miêu tả chi tiết về chƣơng trình VHDG trong trƣờng THCS và THPT, thống kê từng văn bản cụ thể trong chƣơng trình sau đó đặt vấn đề đổi mới giảng dạy. Hoàng Tiến Tựu trong quyển Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian, NXBGD, năm 1997, đã tập trung đƣa ra những vấn đề có liên quan đến việc giảng dạy VHDG. Công trình này gồm bảy 4
- chƣơng, trong đó ba chƣơng đầu bàn về những lí luận chung, chƣơng tiếp theo dành riêng cho việc nghiên cứu và giảng dạy ca dao, một chƣơng bàn về tục ngữ, một chƣơng viết về truyện dân gian. Đây là một tài liệu rất hữu ích trong việc phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu VHDG của GV và sinh viên ngành Ngữ Văn. Tác giả Bùi Mạnh Nhị với quyển Phân tích tác phẩm văn học dân gian cũng đã bàn đến thể loại và tác phẩm của VHDG để giúp GV và HS khai thác đúng giá trị mà VHDG mang lại. Đây là những định hƣớng cơ bản giúp nguời dạy định hƣớng và lựa chọn đƣợc phƣơng pháp giảng dạy thích hợp với thể loại qua những bài dạy cụ thể. Nguyễn Viết Chữ với quyển Giảng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại cũng đã trình bày cách phân biệt “chất” trong “thể” và đƣa ra các biện pháp dạy học theo đặc trung từng thể loại. Mặt khác quyển sách còn hệ thống các phƣơng pháp, biện pháp, câu hỏi, các cách thức, chiến thuật…, nhằm góp them tiếng nói về việc vận dụng các phuơng pháp dạy học tác phẩm vào các thể loại cụ thể trong nhà truờng. Cuốn sách Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu VHDG (Hoàng Tiến Tựu) tập trung vào những vấn đề về phƣơng pháp giảng dạy VHDG đang đƣợc đặt ra trong nhà trƣờng. Những vấn đề này chỉ đƣợc chú ý đề cập đến trong chừng mực cần thiết và có lợi cho việc trình bày và giải quyết những vấn đề phƣơng pháp giảng dạy VHDG. Nguyễn Xuân Lạc qua quyển Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường – NXBGD, năm 1988 cũng có một đóng góp không nhỏ trong việc giúp GV và HS trong việc tìm hiểu về VHDG. Đây là một công trình nghiên cứu rất cần thiết cho GV dạy văn tại các trƣờng hiện nay bởi nó mang tính thiết thực rất cao. Trong đó, tác giả đề cập đến phƣơng pháp dạy học VHDG theo thi pháp thể loại. Quyển sách bao gồm ba phần chính và phần phụ lục. Ở phần I (tiểu luận), tác giả nhìn nhận VHDG trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam, trong nền văn học dân tộc và trong chƣơng trình văn học ở trƣờng 5
- phổ thông. Dựa trên cơ sỏ đó, tác giả cũng đề xuất cách tiếp cận và phƣơng pháp dạy học theo quan điểm thi pháp học về những thể loại chủ yếu đƣợc dùng trong nhà trƣờng. 2.2. Một số nghiên cứu về TCT và Thạch Sanh ở Việt Nam 2.2.1. Một số nghiên cứu về TCT ở Việt Nam Từ đầu thế kỉ XX đến nay, VHDG trong đó có thể loại truyện cổ tích là đối tƣợng nghiên cứu tích cực của nhiều nhà khoa học trong nƣớc. Nhắc đến nhà cổ tích học có tên tuổi ở nƣớc ta không thể không kể tới Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế, Nguyễn Xuân Đức…với rất nhiều các công trình nghiên cứu. Một trong những công trình nghiên cứu có rất nhiều kiến thức văn hóa dân gian và ý nghĩa rất lớn đối với công việc nghiên cứu VHDG của GV và sinh viên ngành Ngữ Văn là cuốn Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Vũ Quang Nhơn (biên soạn) – NXBGD, năm 1996. Bằng phƣơng pháp so sánh, các tác giả của cuốn sách đó đã làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích trên phƣơng diện cấu trúc và phân biệt nó với một số thể loại khác nhƣ thần thoại, truyện cƣời và truyện ngụ ngôn (trong cuốn giáo trình này, các soạn giả không thừa nhận truyền thuyết là một thể loại của loại hình tự sự dân gian). So sánh truyện cổ tích với thể loại ra đời trƣớc nó, các tác giả cho rằng: “Thần thoại hấp dẫn chúng ta bằng những hình tƣợng mĩ lệ và táo bạo vì nội dung chất phác nhƣng kỳ vĩ của sự tích. Truyện cổ tích lôi cuốn chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cƣờng quyền của những con ngƣời bị áp bức. Hai thể loại, hai tính chất, hai cách tác động đến ý thức thẩm mĩ…” [22, tr. 296]. Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, cũng đã “phân biệt truyện cổ tích với các loại truyện dân gian khác” và làm sáng tỏ đặc điểm của ba tiểu loại trong thể loại này. Theo tác giả: “Ở truyện cổ tích thần kì, cái thần kì phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tham gia giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong truyện, còn cổ tích sinh hoạt thì ngƣợc lại, các yếu 6
- tố thần kỳ chỉ giữ vai trò thứ yếu và nhiều khi chỉ là “cái đƣờng viền” của truyện” [48, tr.49]. Trong chuyên luận Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, tác giả Cao Huy Đỉnh đã tái hiện quá trình phát triển của lịch sử dân tộc ta qua việc đối chiếu so sánh một số truyện cổ tích nhƣ: Trầu cau, Nàng Tô Thị, Tấm Cám, Cây khế, Sọ Dừa, Vọ chàng Trương. Sự đối chiếu đó đƣợc trình bày trong chƣơng ba của cuốn sách với tiêu đề: “Tinh thần phê phán xã hội và lý tƣởng dân chủ - nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác nhau ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến” [10, tr.183]. Tác giả Đỗ Bình Trị trong Những đặc điểm thi pháp của thể loại VHDG đã đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm về thi pháp thể loại. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu kỹ vấn đề thể loại, đặc biệt đi sâu vào thể loại VHDG. Song, tác giả chƣa đƣa ra phƣơng pháp giảng dạy các thể loại ấy một cách cụ thể, rõ ràng. Đáng kể nhất là cuốn sách với tiêu đề Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại của Chu Xuân Diên. Cuốn sách này là sự tập hợp có hệ thống các bài nghiên cứu của tác giả đã công bố trong các tạp chí chuyên ngành trong các kỷ yếu hội thảo khoa học… Trong đó có ba bài liên quan trực tiếp tới phƣơng pháp phân tích truyện cổ tích nói chung và một số truyện trong chƣơng trình môn văn ở nhà trƣờng nói riêng. Đó là các bài: Về phương pháp so sánh trong khoa học nghiên cứu văn học dân gian, Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học. Trong bài Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, Chu Xuân Diên đã xem xét, đánh giá công phu cách tiếp cận truyện cổ tích của các nhà cổ tích học nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam nhƣ V. Tavrov (Nga), S.Thompson (Ấn Độ), Hirokoo Ikeda (Nhật Bản) và Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh… (Việt Nam). Ở bài viết này, tác giả đánh giá một cách thỏa đáng cách phân tích truyện cổ tích của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Đổng Chi với thái độ khen chê đúng mức: “Đứng về mặt phƣơng pháp, công trình nghiên cứu của Đinh Gia Khánh có khuynh 7
- hƣớng sử dụng nhiều những nguyên tắc của khoa học nghiên cứu, khoa học thành văn. Còn trong công trình của Nguyễn Đổng Chi, phƣơng pháp sử học đã nhiều khi làm tác giả xa rời bản chất của truyện cổ tích, nhất là về mối quan hệ của truyện cổ tích với thực tại” [7, tr.374]. Các bài viết trong công trình của Chu Xuân Diên không dừng lại ở phƣơng pháp phân tích truyện cổ tích mà còn nêu lên đƣợc những vấn đề có ý nghĩa phƣơng pháp luận, đúng nhƣ tiêu đề của cuốn sách. Đây là công trình quan trọng và bổ ích cho những ai quan tâm tới việc nhiệm vụ, giảng dạy truyện cổ tích. Trƣớc chuyên luận của Chu Xuân Diên, nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc cho xuất bản cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng TYPE và MOTIF. Nội dung cuốn sách này tập trung trình bày hƣớng phân tích truyện kể dân gian mà chủ yếu là truyện cổ tích bằng phƣơng pháp đối sánh TYPE và MOTIF. Nhắc đến các nghiên cứu về truyện cổ tích mà không nhắc đến bộ sách này thì quả thực là một điều sơ suất. Đây là một bộ sách đã trở nên quen thuộc với thế hệ bạn đọc Việt Nam -một tài liệu tham khảo cho những bạn yêu truyền thống văn học của dân tộc - bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi. Đây là tác phẩm gồm 5 tập, tập hợp đƣợc nhiều truyện cổ tích Việt Nam đƣợc ông sƣu tập và viết từ 1958 - 1982, chƣa kể khoảng 20 năm trƣớc đó tích lũy tƣ liệu và nghiền ngẫm cũng nhƣ sau này tái bản bổ sung. Giới học thuật đánh giá bộ truyện này với đóng góp của học giả - nhà văn Nguyễn Đổng Chi sánh ngang với công lao của anh em nhà Grimn (Đức), A.N.Afanassiev (Nga), H.C.Andersen (Đan Mạch) và của Pourrat (Pháp). Bộ sách gồm có ba phần: Phần đầu, tìm hiểu một ít nét về bản chất, lai lịch và lịch sử phát triển của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng. Phần thứ hai, chiếm một khoảng rất lớn trong bộ sách là những truyện cổ tích Việt- nam đã chọn lọc và sắp đặt theo một hệ thống riêng. Phần cuối là những nhận xét sơ bộ về đặc điểm tƣ tƣởng, nghệ thuật, qua đây tạm đánh giá tổng quát truyện cổ tích Việt Nam. Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, có rất nhiều bài viết về 8
- truyện dân gian và truyện cổ tích cũng rất đáng lƣu tâm nhƣ: bài viết một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian - văn học viết của tác giả Lê Kinh Khiên, Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với văn học dân gian của Đỗ Bình Trị, Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ của Phạm Tuấn Anh. Bài báo Những cố gắng tìm tòi trong việc đổi mới phương pháp nghiên cứu truyện cổ tích và 50 năm ngành cổ tích học Việt Nam của Nguyễn Thị Huế… Nhƣ vậy, trong việc tiếp cận truyện cổ tích nói chung ở nƣớc ta từ trƣớc tới nay đã hình thành và phát triển khá nhiều xu hƣớng. Trong đó nổi bật vẫn là cách tiếp cận bằng phƣơng pháp so sánh loại hình; từ góc độ phƣơng pháp học, Folkore học và theo đặc trƣng thể loại. Các cách tiếp cận đó đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm, những ƣu thế và hạn chế nhƣ Chu Xuân Diên đã chỉ ra. 2.2.2. Một số nghiên cứu về truyện Thạch Sanh Đã có nhiều nghiên cứu ít nhiều có chạm đến vấn đề tiếp cận thi pháp đặc biệt là thi pháp thể loại truyện Thạch Sanh nhƣ các công trình nghiên cứu trong nƣớc tiêu biểu nhƣ cuốn Khảo luận về truyện Thạch Sanh của Hoa Bằng (1957). Tập khảo luận gồm ba phần: Phần 1: Giới thiệu mấy bản khác nhau và tóm tắt cốt truyện Thạch Sanh. Phần II: Trình bày nguyên căn truyện Thạch Sanh. Phần ba là phụ lục. Đây là một nguồn tƣ liệu quý báu giúp cho ngƣời dạy tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc truyện Thạch Sanh cũng nhƣ so sánh, đối chiếu các dị bản. Một cuốn sách nữa cũng chủ yếu đi tìm hiểu các dị bản và một số đặc điểm cơ bản của truyện Thạch Sanh là cuốn Truyện Thạch Sanh của Hoàng Tuấn Phổ giới thiệu với ba phần: 1. Giới thiệu truyện Thạch Sanh; 2. Truyện Thạch Sanh; 3. Phụ lục. Nhƣng nêu lên gần nhƣ đầy đủ nhất là luận án Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á của Nguyễn Thị Bích Hà. Trên cơ sở khảo sát nguồn gốc và diễn hoá của một số mô tuýp nổi bật của truyện Thạch Sanh, tác giả tiến hành khảo sát nguồn gốc 9
- và diễn biến của một số mô tuýp nổi bật của truyện Thạch Sanh; xác định các tiểu loại truyện Thạch Sanh ở Việt Nam và so sánh truyện Thạch Sanh với những truyện cùng kiểu ở Việt Nam và Đông Nam Á. Công trình này đóng vai trò nhƣ một tài liệu hƣớng dẫn trực tiếp cho cách thức thực hiện đề tài luận văn của tôi. Tiểu kết: Điểm qua các công trình nghiên cứu về TCT và Thạch Sanh, tôi thấy trên đây đều là những nghiên cứu chuyên sâu nhƣng chƣa chú ý đến ứng dụng trong giảng dạy nhƣ một phƣơng pháp. Vì thế, đó là khoảng trống để tôi tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về TCT và Thạch Sanh cũng nhƣ các công trình nghiên cứu về PPDH Văn, từ dạy học văn theo loại thể cho đến vấn đề vai trò chủ thể đối với tiếp nhận, cảm thụ văn học trong nhà trƣờng và ngoài nhà trƣờng sẽ là những tƣ liệu quý giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn giảng dạy truyện cổ tích trong chƣơng trình Ngữ Văn Trung học cơ sở theo hƣớng tiếp cận thi pháp để từ đó đƣa ra các phƣơng pháp dạy học có tính khả thi, hiệu quả trong việc dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tiếp cận thi pháp ở chƣơng trinh Ngữ Văn Trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học truyện cổ tích ở bậc học này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn hƣớng đến và làm rõ những vấn đề sau: + Tìm hiểu và khái quát những vấn đề lí luận cơ bản về thi pháp. + Nghiên cứu chuyên sâu những ƣu thế và tính khả thi của việc vận dụng lí thuyết thi pháp trong dạy học truyện cổ tích ở bậc THCS để từ đó đề xuất một quy trình, cách thức tổ chức hoạt động dạy học và thử nghiệm vận dụng thực tế giảng dạy. + Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính phù hợp, hiệu quả của 10
- những đề xuất và quy trình dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tiếp cận thi pháp ở bậc THCS qua dạy học văn bản Thạch Sanh. 4. Đối tƣợng nghiên cứu - Vấn đề dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tiếp cận thi pháp ở bậc THCS. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: văn bản Thạch Sanh - Phạm vi khảo sát: học sinh lớp 6 trƣờng THCS Cầu Giấy. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo tài liệu, sách, bài báo đề cập tới vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn: phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập ý kiến về việc sử dụng phƣơng pháp dạy học Ngữ văn hiện tại đang đƣợc sử dụng. - Phƣơng pháp thống kê: thống kê kết quả khảo sát nhằm đƣa ra kết luận xác thực nhất về thực trạng dạy học truyện cổ tích ở trƣờng THCS, làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng đề tài. - Phƣơng pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của các ngành khoa học kế cận: lí luận văn học, tâm lí học… có liên quan đến quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học văn, góp phần tạo tiền đề lí luận vững chắc cho đề tài. - Phƣơng pháp thực nghiệm: xây dựng quy trình tổ chức vận dụng lí thuyết thi pháp truyện cổ tích dạy học văn bản Thạch Sanh và vận dụng soạn giáo án, thực nghiệm giảng dạy để kiểm tra tính khả thi của phƣơng pháp dạy học cho phần kiến thức này. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có kết cấu gồm có 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Đề xuất một số biện pháp dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tiếp cận thi pháp trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm. 11
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số vấn đề về thi pháp và thi pháp học * Vài nét về thi pháp và thi pháp học Trong số các ngành nghiên cứu văn học, thi pháp học là bộ môn cổ xƣa nhất và có ảnh hƣởng rất lớn. Thuật ngữ thi pháp và thi pháp học xuất hiện từ hàng ngàn năm trƣớc nhƣng theo tiến trình lịch sử, thuật ngữ này đã được cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử [42, tr.357]. Ở Việt Nam, thuật ngữ này mới đƣợc giới nghiên cứu văn học Việt Nam sử dụng rộng rãi trong vài chục năm gần đây. Khái niệm thi pháp học xuất hiện đầu tiên bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Poietike” xuất hiện công trình Poetica (Nghệ thuật thi ca) của Aristotle cách đây hơn hai nghìn năm. Đây đƣợc coi là công trình tổng kết kinh nghiệm về nghệ thuật kịch thời Hi Lạp cổ đại, nó làm nên một học thuyết về nguyên tắc mô phỏng, miêu tả các loại và thể, các hình thức thơ ca mà ngƣời Hi Lạp tiếp nhận. Aristotle đã kết hợp tƣ tƣởng mua vui và nhận thức khi nhìn nhận bản chất nghệ thuật, từ đó ông lần lƣợt xem xét các thể loại bi kịch, sử thi, cấu trúc cho đến ngôn từ. Ông kết hợp lý thuyết với thực hành phân tích nghệ thuật cụ thể. Nghệ thuật thi ca của Aristotle là bộ sách đầu tiên trong lịch sử văn học và mĩ học thế giới nghiên cứu sâu chức năng của văn học nghệ thuật. Với Aristotle thi pháp học là chỉ lí luận văn học và Nghệ thuật thi ca là công trình khoa học có ảnh hƣởng sâu, rộng đến lí luận văn học hàng nghìn năm sau với Thi pháp học của nhà thơ Ý Trissin, Thi pháp học của Scaliger, ngƣời Pháp, Thi Pháp học của Boileau, Lessing, Herder, Humbold, Hugo, Muller, Freielffel, Potebnia, Veselovski… Đến trung thế kỷ, thuật ngữ này chỉ kỹ nghệ, kỹ xảo sáng tác thơ ca. Ở 12
- phƣơng Đông, Văn tâm điêu long của Lƣu Hiệp là công trình thi pháp học sớm nhất bởi nó dạy cho ngƣời ta những tinh túy của phép làm văn. Sau Lƣu Hiệp, có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, nhà lí luận của Trung Hoa cổ, trung đại đã cho ra đời những tác phẩm lí giải sâu sắc về mĩ học, về nghệ thuật văn chƣơng, tiêu biểu là: Thi phẩm của Chung Vinh (thế kỷ VII), Văn tuyển của Tiêu Thống (thế kỷ VII), Thư gửi Nguyên Chuẩn của Bạch Cƣ Dị (722 - 486), Tùy viên thi thoại của Viên Mai (1716 -1797). Từ thế kỷ XVIII trở đi có sự chuyển hƣớng từ siêu hình học cổ đại sang nhận thức hiện đại, diễn ra sự phân loại các khoa học, sự hình thành dần dần khoa nghiên cứu văn học thì thi pháp học chuyển hƣớng sang nhận thức luận, nghiên cứu các vấn đề nội dung nhƣ cái đẹp, xã hội, chính trị, đạo đức, chức năng phản ánh hiện thực, giáo dục, hầu nhƣ bị hòa lẫn vào các hoạt động xã hội khác và khuynh hƣớng nghiên cứu văn học khác nhƣ triết học, chính trị học, xã hội học, ngữ văn học, tâm lí học, đặc biệt là lịch sử học…Đó là cái logic khiến cho thi pháp học bị bỏ qua ở những nơi xã hội văn học ngự trị. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, do sự nỗ lực của các nhà hình thức chủ nghĩa, thuật ngữ này đƣợc dùng nhƣ lí luận văn học với nghĩa rộng, nó bao gồm sự tổng kết lí luận và nghiên cứu tất cả các thể tài văn học. Đầu thế kỉ XX, thi pháp học hiện đại chính thức đƣợc dấy lên,Từ đó, hàng loạt các trƣờng phái thi pháp học hiện đại theo sau xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới đã tạo ra rất nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về thi pháp học. Ở Pháp, thi pháp học bắt đầu đƣợc nhà thơ P. Valery nói đến trong chuyên đề giảng dạy ở Viện Hàn lâm Pháp năm 1935, nhƣng nó thực sự thu hút với sự bùng phát của chủ nghĩa cấu trúc những năm 60 do ảnh hƣởng của việc giới thiệu thi pháp học Nga đầu thế kỉ. Ở Nga, Theo Todorov trong công trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là những quy tắc chung mà ngƣời ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm văn học cụ thể.. Trong công trình Những vấn đề thi pháp Dostoievski tác giả 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 122 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 49 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 56 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 71 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 50 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 47 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn