Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài là cung cấp kiến thức để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Tìm ra những phương pháp hiệu quả, đem đến cho HS những nhận thức đúng đắn về truyền thống văn hóa. Đồng thời cho thấy sự gắn bó mật thiết, khăng khít giữa truyện cổ tích và văn hóa của người Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VÂN ANH DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VÂN ANH DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Khuông HÀ NỘI – 2020
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Lý luận và phƣơng pháp dạy học Ngữ văn khóa QH2017S tại Trƣờng Đại học Giáo dục đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Đức Khuông, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn khoa học, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng THCS & THPT Tạ Quang Bửu đã động viên, cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, nghiên cứu, kiểm chứng kết quả nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nghiên cứu song sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý thầy cô và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày ….tháng…năm 2020 Tác giả Nguyễn Vân Anh i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS Học sinh TCT Truyện cổ tích THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa VHDG Văn học dân gian ii
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Kết quả khảo sát thực trạng học của học sinh ............................... 34 Bảng 2.1. So sánh dị bản truyện cổ tích ........................................................ 70 Bảng 2.2. So sánh truyện cổ tích Tấm Cám .................................................. 78 Bảng 3.1. Đối tƣợng thực nghiệm và đối chứng. .......................................... 88 Bảng 3.2. Thang đánh giá mức độ đạt đƣợc các câu hỏi trong phiếu kiểm tra. ................................................................................................................... 110 Bảng 3.3. Đánh giá kết quả của các lớp tham gia ....................................... 112 Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm và đối chứng tại trƣờng THCS và THPT Tạ Quang Bửu – Hà Nội .................................................................................. 112 iii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ..................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................ 9 5. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu. ........................................... 9 6. Giả thuyết nghiên cứu. ............................................................................... 9 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 9 8. Cấu trúc của đề tài luận văn. ..................................................................... 10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 11 1.1 Khái lƣợc về văn hóa. ............................................................................. 11 1.1.1 Khái niệm văn hóa. .............................................................................. 11 1.1.2 Các đặc trƣng cơ bản của văn hóa........................................................ 13 1.2 Khái quát về truyện cổ tích ..................................................................... 17 1.2.1 Khái niệm ............................................................................................ 17 1.2.2 Đặc trƣng của truyện cổ tích ................................................................ 19 1.2.2.1 Đề tài ................................................................................................ 19 1.2.2.2 Cốt truyện ......................................................................................... 19 1.2.2.3 Nhân vật ........................................................................................... 20 1.2.2.4 Kết cấu ............................................................................................. 23 1.2.2.5 Xung đột ........................................................................................... 24 1.2.2.6. Không gian, thời gian. ..................................................................... 24 iv
- 1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học dân gian - truyện cổ tích .............. 26 1.3.1 Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa. .................................... 26 1.3.2 Văn học dân gian là đỉnh cao của văn hóa, có khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa. ................................................................................................... 27 1.4 Thực trạng dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 ...... 29 1.4.1 Truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 ................................. 29 1.4.2 Khảo sát thực trạng dạy học truyện cổ tích. ......................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 35 CHƢƠNG 2. DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 36 2.1 Nét đẹp văn hóa trong truyện cổ tích ...................................................... 36 2.1.1 Văn hóa ứng xử, giao tiếp trong truyện cổ tích .................................... 36 2.1.2 Phong tục, lễ giáo trong truyện cổ tích................................................. 47 2.2 Một số yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học truyện cổ tích sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa ................................................................... 49 2.2.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học truyện cổ tích về kiến thức, kĩ năng, thái độ ..................................................................................................................... 49 2.2.2. Đảm bảo trang bị cho HS khái niệm văn hóa từ đó xác định những phƣơng diện văn hóa. ................................................................................... 50 2.2.3 Đặt học sinh làm trung tâm, chủ thể của quá trình cảm thụ. ................. 51 2.3 Một số biện pháp dạy học học truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa .......... 52 2.3.1 Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu thông qua hệ thống biểu tƣợng văn hóa trong tác phẩm.............................................................................................. 52 2.3.2 Hƣớng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận qua tình huống truyện ............ 63 2.3.3 Hƣớng dẫn học sinh so sánh dị bản truyện cổ tích ............................... 69 2.3.4 Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu truyện cổ tích từ góc nhìn ........... 81 văn hóa ......................................................................................................... 81 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 86 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................. 87 v
- 3.1 Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 87 3.2 Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 87 3.3 Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm. ......................................... 87 3.4 Cách thức tiến hành thực nghiệm............................................................ 88 3.5Thiết kế bài dạy thực nghiệm .................................................................. 90 3.6 Kết quả thực nghiệm. ........................................................................... 111 3.6.1 Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................... 113 3.6.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm. .......................................................... 113 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 114 KẾT LUẬN................................................................................................ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117 PHỤ LỤC ........................................................................................................ vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi một quốc gia muốn phát triển và hội nhập, họ phải đào tạo đƣợc một lớp công dân toàn cầu không chỉ bắt kịp với những xu thế hiện đại trên thế giới, thấm nhuần và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà quan trọng hơn, còn làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng lan tỏa. Do đó, Đảng và nhà nƣớc ta đã đặt trên vai ngành giáo dục nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Việc đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Và mới đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố Dự thảo về Chƣơng trình giáo dục phổ thông (Chƣơng trình tổng thể) (24/01/2017), dự thảo đã nhấn mạnh mục tiêu cơ bản: “Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức về quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”[3, tr.3] và định hƣớng “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia và các hoạt động học tập, tự phát hiện bản thân và phát triển”[3, tr.5]. Với sự định hƣớng trên, nó không còn là sự thay đổi về tên gọi mà là sự thay đổi về bản chất của dạy học, từ trọng tâm là giáo viên truyền thụ kiến thức sang trọng tâm là trò chủ động, sáng tạo trong tiếp nhận tri thức. Để phân biệt quốc gia, dân tộc này với quốc gia, dân tộc khác thì ngoài sự khác biệt về vị trí địa lí, màu da... thì mỗi một dân tộc, một đất nƣớc, một 1
- vùng đất đều có riêng cho mình những bản sắc văn hóa không thể pha lẫn. Ở đó có thể là ngôn ngữ, là những phong tục tập quán, lễ hội và văn học nằm trong văn hóa. Văn học là một trong những bộ phận quan trọng của văn hóa. Văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần, từ đó làm nên diện mạo riêng của văn hóa. Văn học là nơi lƣu giữ những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc. Việc nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa trong tác phẩm văn học là hết sức cần thiết. Bởi vì tính văn hóa của tác phẩm văn học là một thuộc tính không thể tách rời của tác phẩm văn chƣơng, là một yếu tố quan trọng làm nên giá trị muôn thuở của tác phẩm “Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong nó tính văn hóa đặc trưng của dân tộc, của đất nước nơi tác phẩm được sinh ra. Không tác phẩm văn chương nào mà lại không mang trong nó chí ít một đặc trưng văn hóa của dân tộc mình hoặc qua cách nói, cách diễn đạt hoặc qua cách xây dựng, cách khái quát hình tượng”[5, tr.11]. Từ đấy, việc giảng dạy tác phẩm văn học không chỉ dừng lại ở mức độ cảm thụ cái hay, cái đẹp của hình tƣợng nghệ thuật mà còn phải chỉ ra sự độc đáo của vẻ đẹp văn hóa dân tộc trong đó. Từ góc nhìn văn học soi chiếu vào tác phẩm văn chƣơng đã nhìn thấy giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc. Nằm trong hệ thống thể loại của VHDG, TCT từ lâu đã không còn xa lạ với mỗi ngƣời con đất Việt. TCT là một thể loại tiêu biểu và quan trọng nhất làm nên giá trị đặc sắc của kho tàng VHDG Việt Nam. TCT ra đời và phát triển trên mảnh đất cằn cỗi của đời sống hiện thực và là một trong những tấm gƣơng trung thành nhất phản ánh cuộc sống đó. Thông qua TCT, nhân dân lao động thể hiện những quan niệm nhân sinh, tập quán lao động, những tín ngƣỡng, phong tục hay phẩm chất đạo đức của dân tộc mình. Nó chứa đựng hệ giá trị văn hóa, nhân văn cốt lõi của dân tộc đƣợc lƣu truyền từ đời này qua đời khác. Và điều này đã làm cho TCT luôn luôn là một thế giới hấp dẫn, lôi cuốn mọi thế hệ bạn đọc. Đối với trẻ em thì TCT mang lại “một thế giới trong đó trẻ em vận động chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với 2
- cái ác”(V.Xukhomlinxky), còn đối với ngƣời lớn thì TCT mang lại “một thế giới khác hẳn với cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt và khô cằn, đầy tiếng thở than của những kẻ tham lam khôn cùng và ghen ghét đến thành bản năng”(M.Gooki). Không thể phủ nhận những vị trí, vai trò quan trọng của các TCT đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy, nhƣng khi đƣợc lựa chọn và đƣa vào chƣơng trình giáo dục thì đã gặp phải một số khó khăn trong quá trình giảng dạy và học tập. Trong giảng dạy, giáo viên thƣờng áp đặt suy nghĩ cá nhân lên tác phẩm, chỉ tập trung khai thác những giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản của tác phẩm một cách đơn thuần mà có thể chƣa gắn với thực tế đời sống trong hiện tại. Thực tế hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, HS không còn chú ý nhiều đến các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Một thái độ bàng quan trƣớc các vấn đề của xã hội, giao tiếp thiếu văn hóa, tƣ duy xảy ra nhiều dẫn đến tình trạng bạo lực học đƣờng, hành xử thiếu tôn trọng với cha mẹ thầy cô và ngƣời lớn tuổi. Vì vậy, nghiên cứu “Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa” là một hƣớng đi hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp không chỉ trên phƣơng diện văn hóa, văn học mà còn cả trên phƣơng diện giáo dục. Việc nghiên cứu “Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa”, đối với tôi không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Những công trình nghiên cứu về truyện cổ tích và việc dạy học truyện cổ tích trong nhà trường. Một số các cuốn sách giáo trình đề cập đến truyện cổ tích nhƣ: Văn học dân gian Việt Nam của Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001), Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2006), 3
- Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Nguyễn Bích Hà, Giáo trình Văn học dân gian của GS.TS Vũ Anh Tuấn (chủ biên), PGS.TS Phạm Thu Yến - TS Nguyễn Việt Hùng, TS Phạm Đặng Xuân Hƣơng. Hầu hết các giáo trình đã chỉ ra đƣợc khái niệm, phân loại và đặc trƣng của truyện cổ tích. Giáo trình Văn học dân gian do GS. TS Vũ Anh Tuấn chủ biên đã trích: “Không có một truyện cổ tích thần kì nào lại có tuổi đời trẻ hơn tuổi ông bà chúng ta và cũng không có một câu truyện cổ tích nào già nua trong ngàn vạn đôi mắt trẻ thơ của biết bao thế hệ”[23, tr112]. Cuốn sách Bình giảng truyện dân gian của Hoàng Tiến Tựu đã đi cảm thụ cái hay, cái đẹp của từng thể loại VHDG, trong đó có TCT. Bài nghiên cứu Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám của Đinh Gia Khánh, tác giả đã viết: “Chủ đề chiếc giày giao duyên là một chủ đề có tính chất quốc tế, chủ đề miếng trầu giao duyên là một chủ đề có tính chất dân tộc” [14, tr 47]. Nhƣ vậy, miếng trầu trong TCT Tấm Cám là một nét riêng chỉ có ở Việt Nam, là một phong tục của nƣớc ta từ thời vua Hùng. Miếng trầu trong TCT Tấm Cám trở thành “vật báu mang lại hạnh phúc” cho Tám và đƣợc tác giả dân gian sử dụng nhƣ một biểu tƣợng của tình yêu thủy chung. Hay bài nghiên cứu của Chu Xuân Diên đã có những cái nhìn mới mẻ về một tác phẩm tiêu biểu của truyện cổ tích là Tấm Cám “Về cái chết của mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”. Nguyễn Thị Huế trong bài viết “Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần đây” cho rằng: “Hướng tiếp cận các tác phẩm văn hóa dân gian theo folklore học bao gồm các phương diện như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian , tín ngưỡng, phong tục và lễ hội. Cách tiếp cận này mang tính tổng thể của văn hóa học”. Luận án tiến sĩ nghiên cứu về các vấn đề của TCT nhƣ “Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam” của Dƣơng Nguyệt Vân đã nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ 4
- tích ở cả nội dung phản ánh và các phƣơng thức nghệ thuật nhằm phát hiện những lớp văn hóa ẩn chứa trong TCT qua những đặc trƣng thể loại của TCT. Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam với đề tài “Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kì của người Việt” đã hệ thống đƣợc những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt một cách lôgic nhằm đóng góp một phần cho công việc nghiên cứu khoa học về loại hình nghệ thuật TCT thần kỳ. Tác giả Cao Thị Phƣơng Thúy đã nghiên cứu đề tài luận văn “Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám ở trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh” đã có hƣớng đi mang tính đổi mới, hiện đại, phù hợp với quan điểm của giáo dục là lấy ngƣời học làm trung tâm. Tác giả đã đƣa ra một số biện pháp tổ chức dạy học TCT Tấm Cám theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh nhƣ: Xây dựng các tình huống học tập làm nảy sinh nhu cầu học tập TCT Tấm Cám, xây dựng và triển khai các nhiệm vụ học tập, sử dụng đa dạng các phƣơng tiện dạy học thúc đẩy tích hợp kiến thức và kĩ năng và ngoài ra còn là sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá. Thông qua những biện pháp tổ chức giờ dạy để thấy tác giả đã có những cái nhìn đổi mới. Thông qua các cuốn giáo trình, các bài nghiên cứu, các đề tài luận văn, luận án ta có thể thấy đƣợc TCT là thể loại đƣợc nghiên cứu rất nhiều và từ rất sớm so với các thể loại VHDG khác. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều mặt khác nhau của TCT để đƣa đến cái nhìn đa chiều hơn, sâu rộng hơn. Dù đƣa ra những quan điểm, cách nhìn khác nhau nhƣng các nhà nghiên cứu đã tìm TCT có những đặc trƣng cơ bản. - Các công trình nghiên cứu và dạy học truyện cổ tích dưới góc nhìn văn hóa. Một số công trình nghiên cứu về văn hóa không thể không nhắc tới là cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc, Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vƣợng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thùy Anh hay cuốn Xã 5
- hội học văn hóa của Mai Văn Hai- Mai Kiệm. Các cuốn sách đã đƣa ra các khái niệm của văn hóa và đặc trƣng của chúng. Các nhà nghiên cứu đã có những phân tích, bình luận sâu sắc xoay quanh khái niệm “văn hóa” và những thành tố ảnh hƣởng đến văn hóa. Về góc độ hƣớng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, tác giả Lê Nguyên Cẩn trong cuốn sách Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc những minh chứng cụ thể của văn học từ góc nhìn văn hóa. Tác giả đã xác định tính văn hóa, các mã văn hóa, các cách tiếp nhận phân tích tác phẩm văn học, các phƣơng diện biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn học, mã văn hóa trong các quan hệ của tác phẩm văn học, các dạng thức tồn tại của mã văn hóa, tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa trong bối cảnh hiện nay cũng đƣợc đề cập trong cuốn sách. Năm 2010, trong cuốn sách Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Lê Nguyên Cẩn nghiên cứu một hệ thống lí luận về văn hóa và tác giả đã trình bày sự vận hành lý luận văn hóa trong kiệt tác Truyện Kiều. Tác giả đã khẳng định: “Tác phẩm văn học là một trong những kết tinh cao nhất của văn hóa một dân tộc”, “mỗi tác phẩm văn học đều mang trong nó tính văn hóa đặc trưng của dân tộc, của đất nước nơi đó tác phẩm được sinh ra” [4, tr.9]. Từ đó tác giả xác định hệ thống biểu tƣợng văn hóa, hành động ứng xử thẩm mĩ của nhân vật. Luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu rất sâu sắc nhƣ “Yếu tố phong tục trong TCT người Việt từ góc nhìn văn hóa” của Nguyễn Vũ Tuấn đã đi giải thích về phong tục vòng đời, phong tục ngày lễ tết và thờ cúng tâm linh trong TCT; đề tài “TCT sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa” của Nguyễn Thị Hồng Ngân đã làm rõ vai trò của tín ngƣỡng, phong tục và văn hóa ứng xử trong xã hội Việt Nam cổ xƣa thông qua sự phản ánh của TCT sinh hoạt. Một số bài nghiên cứu “Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học” của PGS. TS Trần Lê Bảo đã đi phân tích tâm lý văn hóa trong các tác phẩm văn 6
- học, tác giả đã đƣa ra quan điểm của cá nhân về việc mã văn hóa là các kí hiệu, biểu tƣợng trong các tác phẩm văn học. Bài viết “Từ góc nhìn văn hóa xem lại một số TCT phổ biến trong nước với ý nghĩa răn dạy: Trừng trị kẻ tham lam, độc ác đƣa ra những kiến giải, những bài học ý nghĩa của TCT Tấm Cám, Thạch Sanh... Bài nghiên cứu của Lê Khánh Tùng trƣờng Đại học Sƣ phạm _ Đại học Huế đã phân tích rất chi tiết về “Truyện thần thoại và cổ tích Việt Nam từ góc nhìn văn hóa”, tác giả đã tìm ra mối liên hệ giữa văn hóa và văn học dân gian, có những ví dụ chứng minh, những bình luận sâu chiều để giải mã văn hóa. Về dạy học tác phẩm văn chƣơng từ góc nhìn văn hóa, tức là từ lý luận góc nhìn văn hóa trong tác phẩm văn chƣơng đã đƣợc chuyển hóa thành những phƣơng pháp, biện pháp dạy học cụ thể mang tính tích cực theo hƣớng văn hóa, ngƣời GV tổ chức các hoạt động làm cho giờ học sôi nổi, ý nghĩa; HS thông qua các truyền thống văn hóa trong tác phẩm tiếp nhận các tầng ý nghĩa của tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo. Luận văn Thạc sĩ “Dạy học tác phẩm An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo hướng tiếp cận văn hóa” của Bùi Thế Nhung đã đƣa ra những quan điểm về phƣơng pháp dạy học truyện truyền thuyết theo hệ thống biểu tƣợng văn hóa. Tác giả đã đƣa ra “Bản chất, nguyên lí cốt lõi của phƣơng pháp dạy học Truyện An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu – Trọng Thủy theo hƣớng tiếp cận văn hóa là sử dụng văn hóa (tín ngƣỡng, phong tục – tập quán, lễ hội nảy sinh, phát triển Truyện An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu – Trọng Thủy) làm phƣơng tiện để khám phá, lí giải hình tƣợng nhân vật và giá trị truyền thuyết này” [18, tr 40]. Tác giả đã xác định rõ mục đích đề tài nghiên cứu của mình lí giải văn hóa để tìm hiểu rõ hơn về nhân vật. Hay Luận văn “Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1)” của tác giả Lại Thị Thƣơng cũng đƣa ra một số phƣơng pháp khi dạy học tác phẩm từ 7
- góc nhìn văn hóa nhƣ đề xuất các biện pháp đọc sáng tạo từ góc độ văn hóa, sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề, phân tích những nét văn hóa còn bổ sung biện pháp phối hợp với các hình thức chú giải, trao đổi, thảo luận, vấn đáp. Với việc điểm qua các công trình khoa học chúng ta thấy rằng hƣớng nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa rất hữu hiệu. Tác giả Bùi Thị Thu Hà trong bài viết Vận dụng tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng phổ thông đã khẳng định: “Bỏ qua nội dung văn học trong tiếp nhận tác phẩm văn chương là một sự tiếp nhận chưa đủ. Vận dụng tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chương làm bộc lộ phương diện văn hóa của tác phẩm, giúp HS hiểu được về văn hóa dân tộc và thời đại và cảm nhận sâu sắc trong tâm thức về vẻ đẹp văn hóa mà tác phẩm gợi lên”. Chúng tôi nhận thấy tất cả các công trình nghiên cứu trên đều đã đƣa ra biện pháp dạy học tác phẩm văn hóa từ góc nhìn văn hóa. Nhƣng trên thực tế chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập tại bậc THPT với phần VHDG đặc biệt là TCT. Lý luận về dạy học tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa và phƣơng pháp, biện pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng có những điểm chung, đó chính là sự giao thoa giữa lý luận và phƣơng pháp. Nhƣng dấu ấn văn hóa trong mỗi tác phẩm lƣu dấu qua lớp ngôn từ là khác nhau. Dựa trên những công trình nghiên cứu đã có những nhận định chính xác và khoa học, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa” nhằm phát hiện những đặc trƣng riêng biệt, độc đáo trong sinh hoạt văn hóa ngƣời Việt đƣợc phản ánh trong truyện cổ tích. Bởi “Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa” thì chƣa có công trình nghiên cứu nào để cập đến nên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. 8
- 3. Mục đích nghiên cứu Cung cấp kiến thức để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Tìm ra những phƣơng pháp hiệu quả, đem đến cho HS những nhận thức đúng đắn về truyền thống văn hóa. Đồng thời cho thấy sự gắn bó mật thiết, khăng khít giữa truyện cổ tích và văn hóa của ngƣời Việt. Chỉ ra đƣợc những nét văn hóa tiêu biểu trong truyện cổ tích nhƣ văn hóa ứng xử, giao tiếp, phong tục, lễ giáo để từ đó giúp HS tiếp cận tác phẩm một cách toàn diện hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Đề xuất định hƣớng dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa, tổ chức các hoạt động phù hợp. Thực nghiệm các đề xuất đã nêu. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 dƣới góc nhìn văn hóa. Phạm vi nghiên cứu đè tài giới hạn trong SGK Ngữ văn 10 là bài TCT Tấm Cám. 6. Giả thuyết nghiên cứu. Nếu đƣa ra một số phƣơng pháp dạy học truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng giảng dạy và học tập của đồng thời giúp HS thấy đƣợc nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp đƣợc gửi gắm qua TCT. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Ba lĩnh vực Nghiên cứu phê bình – văn học, Lý luận dạy học – Văn hóa học đƣợc dùng để soi chiếu sự tƣơng tác 9
- giữa truyền thống văn hóa Việt Nam với truyền thống văn hóa trong VHDG, đặc biệt là thể loại TCT. Phƣơng pháp thống kê, điều tra, phỏng vấn: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi có đƣợc những số liệu tin cậy trong việc đánh giá thực trạng dạy học TCT, đặc biệt là dạy TCT Tấm Cám tại trƣờng THPT. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: tính khả thi và hiệu quả của định hƣớng dạy học mà luận văn đề xuất sẽ đƣợc kiểm nghiệm qua phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. 8. Cấu trúc của đề tài luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Lời cảm ơn, Phụ lục, Luận văn bao gồm các chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2: Dạy học truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa. Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm. 10
- CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái lƣợc về văn hóa. 1.1.1 Khái niệm văn hóa. Văn hóa là một danh từ đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong tất cả các cộng đồng, các nhóm xã hội khác nhau, với những cách hiểu khác nhau. Vì vậy, khi đi tìm hiểu về văn hóa với tƣ cách là một khái niệm khoa học, chúng ta cần phải khái quát lại những tri thức, kinh nghiệm cũng nhƣ những ý kiến xung quanh khái niệm này. Theo các nhà ngôn ngữ học, từ culture (văn hóa) - với tƣ cách là một danh từ độc lập - chỉ bắt đầu đƣợc sử dụng ở châu Âu vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII. Mặc dù trƣớc đó rất lâu, khoảng đầu thế kỉ II TCN, ở La Mã, nhà triết học Xixeron đã gắn văn hóa với hoạt động trí tuệ của con ngƣời, để sau đó văn hóa đƣợc chuyển từ nghĩa đen “gieo trồng trên đất đai” sang nghĩa bóng “vun trồng cho trí óc”. Ngƣời đầu tiên có công đƣa từ culture vào trong khoa học là S. Pufendorf - nhà nghiên cứu pháp luật ngƣời Đức đã sử dụng thuật ngữ này để chỉ toàn bộ những gì do con ngƣời tạo ra, để nói về tính chất khai trí, có học vấn, có giáo dục của con ngƣời: “Văn hóa là của con người, do con người và cho con người nên văn hóa gắn với cách nghĩ, cách nói, cách làm của con người mang tính xã hội mà bản chất của con người này là con người sáng tạo, đối lập với con người tự nhiên chỉ biết thừa hưởng một cách sinh vật mọi thứ từ tự nhiên. Chỉ khi con người tự nhiên chuyển sang con người xã hội thì lúc đó mới xuất hiện văn hóa”[5, tr.13]. Nhóm định nghĩa tâm lý học đã có những định nghĩa riêng của mình về văn hóa. Ngƣời đại diện cho nhóm này là W.Summer đã viết: “Tổng thể những sự thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa”[10, tr.21]. Một đại diện khác là R. Benedict định nghĩa “Văn hóa như hành vi ứng xử có được mà mỗi người cần phải nắm lại từ đầu”[10, 11
- tr.21]. Tƣ duy đã nhấn mạnh đến các hành vi ứng xử và sự thích nghi với môi trƣờng mang nặng tính truyền thống của con ngƣời. Nhóm định nghĩa cấu trúc, học giả Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương đã đƣa ra một quan niệm rõ ràng về văn hóa. Ông cho rằng “Văn hóa tức là sinh hoạt” - tức là một kiểu hình thức sinh tồn của xã hội. Ông chú trọng đến khía cạnh cấu trúc của văn hóa, bởi sinh hoạt của con ngƣời bao gồm nhiều phƣơng diện, kể cả vật chất, cách ứng xử và đời sống tinh thần Trong cuốn Cơ sở văn hóa của tác giá Trần Quốc Vƣợng đã trích dẫn quan điểm của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[27, tr.21]. Cựu thủ tƣớng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải tự nhiên mà liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử … cốt lõi của sự sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[27, tr.21]. Theo Unesco, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 121 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 46 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn