Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945-1954 (Chương trình Ngữ văn lớp 12)
lượt xem 5
download
Bố cục của luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở khoa học của đề tài; Chương 2 - Đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 theo hướng khai thác chi tiết nghệ thuật; Chương 3 - Thực nghiệm dạy học truyện ngắn Việt Nam 1945-1954 (Chương trình Ngữ văn 12) theo hướng khai thác chi tiết nghệ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945-1954 (Chương trình Ngữ văn lớp 12)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ KIM LUYÊN KHAI THÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN 1945-1954 (CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ KIM LUYÊN KHAI THÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN 1945-1954 (CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) Mã số: 8140111 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Hải Anh HÀ NỘI 2017
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các Thầy Cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Lê Hải Anh – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới BGH, các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Bỉnh – TP Hải Dương đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ. Mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực nhưng do điều kiện thời gian, khả năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Xin kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của quý Thầy Cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Tác giả Bùi Thị Kim Luyên i
- MỤC LỤC Lời cảm ơn......................................................................................................... i Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................. v Danh mục các bảng, biểu đồ.............................................................................. vi MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI....................................... 9 1.1. Truyện ngắn và chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn............................... 9 1.1.1. Truyện ngắn ............................................................................................ 9 1.1.2. Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954.......................................... 14 1.1.3. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn...................................................... 16 1.2. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực........................................................ 22 1.2.1. Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh........................................................................................................ 23 1.2.2. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực....................................................................................................................... 25 1.3. Thực trạng dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 trong nhà trường THPT hiện nay................................................................................ 26 1.3.1. Vị trí của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 trong chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT............................................................................... 26 1.3.2. Yêu cầu cần đạt khi dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 trong nhà trường THPT hiện hành............................................................ 28 1.3.3. Phương pháp dạy học truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trường THPT hiện hành............................. 30 1.3.4. Nhận xét về thực trạng dạy học truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trường THPT hiện hành................... 37 Kết luận Chương 1............................................................................................. 38 CHƢƠNG 2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU ii
- TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954 THEO HƢỚNG KHAI THÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT..................................................... 40 2.1. Xác định mục tiêu dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 theo theo định hướng phát triển năng lực........................................ 40 2.1.1. Mục tiêu chung của dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954................................................................................................,......... 40 2.1.2. Mục tiêu dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.................................................................................................................... 40 2.1.3. Mục tiêu dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân........... 41 2.2. Hướng dẫn HS sử dụng các chiến thuật đọc hiểu trong khai thác chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954............................. 42 2.2.1. Các chiến thuật đọc khai thác chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu cốt truyện................................................................................................................. 42 2.2.2.Các chiến thuật đọc khai thác chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu tình huống truyện................................................................................................................... 44 2.2.3. Các chiến thuật đọc khai thác chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu hình tượng nhân vật.................................................................................................... 48 2.3. Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS khai thác chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954.................................................................................................. 58 2.3.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi.................................................................................. 58 2.3.2. Kĩ thuật khăn trải bàn............................................................................... 61 2.3.3. Kĩ thuật động não..................................................................................... 64 2.3.4. Kĩ thuật tia chớp....................................................................................... 66 2.3.5. Kĩ thuật trình bày 1 phút.......................................................................... 66 2.4. Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá khả năng khai thác chi tiết nghệ thuật trong đọc hiểu truyện ngắn 1945 – 1954 của HS............................................... 68 2.4.1. Mục đích, mức độ và các loại câu hỏi, bài tập......................................... 68 2.4.2. Một số câu hỏi, bài tập đánh giá khả năng khai thác chi tiết nghệ thuật trong đọc hiểu truyện ngắn 1945-1954.............................................................. 68 Kết luận Chương 2............................................................................................. 73 iii
- CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN 1945 - 1954 (CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12) THEO HƢỚNG KHAI THÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT.............................................................................. 74 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................... 74 3.2. Thời gian, đối tượng, địa bàn thực nghiệm ................................................ 74 3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm..................................................................... 74 3.3.1. Thiết kế giáo án dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.............................................................................................................. 74 3.3.2. Thuyết minh giáo án thực nghiệm........................................................... 104 3.5. Thực nghiệm sư phạm................................................................................ 105 3.5.1. Tổ chức thực nghiệm............................................................................... 105 3.5.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................. 106 3.5.3. Đánh giá thực nghiệm............................................................................. 108 Kết luận Chương 3............................................................................................. 110 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 113 PHỤ LỤC................................................................................................ 117 iv
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 ĐC Đối chứng 2 ĐHGD Đại học Giáo dục 3 ĐHSP Đại học sư phạm 4 GS. TS Giáo sư-Tiến sĩ 5 GV Giáo viên 6 GDPT Giáo dục phổ thông 7 HS Học sinh 8 LATS Luận án Tiến sĩ 9 LVThS Luận văn Thạc sĩ 10 Nxb Nhà xuất bản 11 PGS Phó giáo sư 12 SGV Sách giáo khoa 13 SGK Sách giáo viên 14 THPT Trung học phổ thông 15 TN Thực nghiệm v
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 3.1. Bảng thống kê chi tiết kết quả Bài kiểm tra lần 1: 15 phút....... 108 Bảng 3.2.Bảng thống kê kết quả kiểm tra lần 1 theo các phổ điểm.......... 109 Bảng 3.3. Bảng thống kê chi tiết kết quả Bài kiểm tra lần 2: Kiểm tra định kì 90 phút.............................................................................................. 109 Bảng 3.4: Bảng thống kê kết quả kiểm tra lần 2 theo các phổ điểm.......... 109 Bảng 3.5: Bảng đối chiếu giá trị điểm trung bình hai lần kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN............................................................................................... 111 Hình 3.1: Biểu đồ so sánh giá trị điểm trung bình hai lần kiểm tra sau thực nghiệm đối với lớp ĐC và lớp TN........................................................ 112 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 (khóa XI), ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện từ nội dung chương trình, đến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.Mục tiêu của quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học, qua đó hình thành và phát triển tốt những phẩm chất, năng lực cốt yếu cho người học. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng đối với ngành giáo dục nói chung và việc dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, tính công cụ của bộ môn Ngữ văn đang được đề cao. Dạy học Ngữ văn không chỉ nhằm bồi dưỡng thế giới tâm hồn, tình cảm, phát triển phẩm chất, nhân cách cho người học; mà dạy học Ngữ văn còn trang bị cho người học những năng lực cơ bản, giúp học sinh có kĩ năng thực hành tốt những kiến thức cơ bản trong học tập và trong cuộc sống. Để đáp ứng được mục tiêu này đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; thông qua môn học giáo viên hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân. Dạy học bộ môn Ngữ văngiúp HS phát triển các năng lực chuyên biệt như: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ thẩm mĩ; nhằm tăng cường khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, khả năng đọc hiểu của học sinh qua các hoạt động thực hành, luyện tập, trao đổi, thảo luận... để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. 1.2. Trong đổi mới dạy học môn Ngữ văn thì việc đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản, trong đó có dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực HS đang rất được chú trọng. Dạy học đọc hiểu văn bản không đơn giản là quá trình GV cho học sinh đọc văn bản, GV bình giảng, phân tích để học sinh hiểu văn bản theo kiểu giảng văn truyền thống. Dạy học đọc hiểu văn bản là quá trình trang bị cho HS kĩ năng đọc, tiếp cận, khám phá những giá trị nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản; từ đó hình thành cho HS năng lực tự đọc hiểu. 1
- Dạy học đọc hiểu cho HS là quá trình hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy sáng tạo trong học văn nói riêng và trong học tập, trong cuộc sống nói chung. Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự nói chung, dạy học truyện ngắn nói riêng nhất thiết phải chú ý hướng dẫn HS khai thác chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật được coi là tín hiệu thẩm mĩ, được ví như “nhãn tự” trong mỗi tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cốt truyện, tình huống truyện và xây dựng hình tượng nhân vật; từ đó thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, phong cách nghệ thuật của nhà văn. Khi dạy học đọc hiểu truyện ngắn, GV cần thiết kế, tổ chức các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các chi tiết nghệ thuật; từ đó HS tiếp nhận được giá trị, ý nghĩa, tư tưởng, chủ đề truyện. Hoạt động đọc hiểu cần được thực hiện theotrình tựtừ dễ đến khó, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Hình thành cho HS năng lực đọc hiểutruyện ngắn sẽ giúp các em có khả năng đọc hiểu một truyện ngắn bất kì trong hoặc ngoài chương trình học tập. 1.3. Qua khảo sát thực trạng dạy học đọc hiểu truyện ngắn 1945-1954; căn cứ vào yêu cầu đọc hiểu truyện ngắn 1945-1954 trong chương trình môn Ngữ văn THPT, trong SGV, SGK...; chúng tôi có thể khẳng định rằng hiện nay việc dạy học đọc hiểu văn bản tự sự nói chung và dạy học đọc hiểu truyện ngắn 1945-1954 nói riêng vẫn chưa chú trọng việc khai thác chi tiết nghệ thuật; thiết kế bài dạy mới dừng lại ở việc tìm hiểu truyện theo diễn biến sự việc, hệ thống chi tiết truyện nhưng chưa khai thác được hết ý nghĩa, giá trị của các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện, chưa làm nổi bật đặc trưng văn bản tự sự và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học truyện ngắn 1945-1954” (Chương trình Ngữ văn lớp 12); với mong muốn khắc phục thực trạng, đưa ra quan điểm, biện pháp khai thác chi tiết nghệ thuật, đánh giá đúng giá trị, ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong quá trình tổ chức dạy học truyện ngắn nói chung và dạy học hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc 2
- hiểu văn bản; phát triển năng lực đọc hiểu truyện ngắn và góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về truyện ngắn 1945-1954 Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Đến nay đã có nhiều tác giả thành công khi nghiên cứu về mảng truyện này, như Nguyễn Văn Long với giáo trình “Văn học Việt Nam hiện đại”[34]; Mã Giang Lân với“Văn học Việt Nam 1945-1954”[28]; Nguyễn Thị Bích Thu với “Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Nhìn từ góc độ thi pháp thể loại” [46]... Các tác giả đều khẳng định văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 “đã bám sát các sự kiện và diễn biến của cuộc kháng chiến, dựng lại bức tranh nhiều vẻ về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở mọi miền đất nước” [34. tr.155]. Truyện ngắn 1945-1954 “mang nhiều chất kí, chất chủ quan, ghi chép, miêu tả tỉ mỉ; hiện thực kháng chiến được miêu tả ở cả bề rộng và cả những tính chất phong phú, phức tạp của nó”[28.tr.91]. Riêng Nguyễn Thị Bích Thu đã phác họa mô hình thi pháp truyện ngắn 1945-1975, tìm hiểu sự vận động và tiếp nối của thể loại truyện ngắn qua các giai đoạn; góp phần vào việc nhìn lại một số vấn đề nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện ngắn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu về truyện ngắn của Tô Hoài và Kim Lân, những tác giả tiêu biểu của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 được chọn học trong chương trình Ngữ văn 12 THPT đã có nhiều công trình được công bố như: tác giả Vũ Thị Huyến với luận văn“Đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài”[24] đã trình bày được một số đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Tô Hoài, trước cách mạng nhà văn chủ yếu viết về loài vật và đặc biệt thành công với tác phẩm viết cho thiếu nhi như “Dế Mèn phiêu lưu kí”; sau cách mạng truyện ngắn Tô Hoài gắn bó với đề tài miền núi, về phong tục, về ngoại thành Hà Nội...với biệt tài miêu tả thiên nhiên, xây dựng nhân vật với những chi tiết ngoại hình và những nét tâm trạng chân thực, tinh tế. Vũ Thị Đỗ Quyên trong“Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân”[40] tập trung nghiên cứu hình ảnh làng quê Việt trong truyện ngắn Kim Lân. Đó là không gian làng Việt cổ truyền với những cảnh vui chơi, những thú chơi truyền thống của người dân. Là cảnh thiên tai, lũ lụt; là những kiểu nhân vật truyền thống như nhân 3
- vật thượng võ, nhân vật nghệ sĩ làng quê... Tất cả những hình ảnh đó đã làm nên nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân Việt một thời và được ghi dấu trong truyện ngắn của Kim Lân. 2.2. Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại Có nhiều công trình nghiên cứu thành công về dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại. Nghiên cứu về dạy học truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 cómột số công trình đã công bố như “Dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” từ thi pháp truyện ngắn Nam Cao” của Hoàng Thị Huế [23]; “Dạy học Hai đứa trẻ lớp 11 theo đặc trưng thi pháp thể loại truyện ngắn của Thạch Lam” của Nguyễn Anh Dinh [11]; “Dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam theo đặc trưng thể loại” của Vũ Thị Hiền [19]... Các tác giả đều nghiên cứu đặc trưng thi pháp truyện ngắn của Nam Cao, Thạch Lam và đề xuất giải pháp dạy học truyện “Chí Phèo” (Nam Cao) và “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) theo đặc trưng thể loại. Nghiên cứu về dạy học truyện ngắn giai đoạn 1945-1954 theo đặc trưng thể loại có luận văn “Dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ở trường THPT theo đặc trưng thể loại” của Kiều Thị Hà[15]; “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp nhận truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ở trường phổ thông theo đặc trưng thể loại”của Bùi Thị Lan Hương [26]... Các tác giả nghiên cứu đặc trưng thể loại truyện ngắn thể hiện qua nội dung cốt truyện, nhân vật, kết cấu; từ đó đề xuất biện pháp tổ chức dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân) và “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) theo đúng đặc trưng thể loại. 2.3. Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu truyện ngắn 1945-1954 trong nhà trường THPT “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) và “Vợ nhặt” (Kim Lân) là hai truyện ngắn tiêu biểu của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 được chọn học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12. Có thể khẳng định rằng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc dạy học hai truyện ngắn này, mỗi công trình nghiên cứu là sự hội tụ của những tài năng, là kết quả của một quá trình làm việc miệt mài, nghiêm túc của các tác giả để có những cống hiến khoa học giá trị. Nghiên cứu về dạy học truyện “Vợ chồng A Phủ” có một số công trình tiêu biểu như:“Những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện “Vợ chồng A Phủ” 4
- của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích” của Nguyễn Thị Loan [33]; “Tích hợp ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài” của Quách Đình Lợi [37]; “Vận dụng thi pháp văn xuôi kháng chiến chống Pháp vào dạy học “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài” của Dương Thanh Dương [10]; “Biện pháp tổ chức đối thoại trong dạy học “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ở lớp 12” của Bùi Thị Hải Yến [50]... Trong đó tác giả Nguyễn Thị Loan đã đưa ra biện pháp để phát huy việc đọc toàn truyện “Vợ chồng A Phủ” với việc dạy học đoạn trích trong sách giáo khoa, để giúp HS đọc hiểu đoạn trích trong cả mạch nội dung của truyện ngắn. Các tác giả khác chỉ ra đặc trưng của văn xuôi chống Pháp trong truyện “Vợ chồng A Phủ”, đề xuất biện pháp tích hợp với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề, giải quyết vấn đề...để hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện. Nghiên cứu về việc dạy học truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng có nhiều công trình đã công bố như: Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Hà trong “Vận dụng chiến thuật đọc suy luận trong dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân” [16] đã thành công trong việc đề xuất biện pháp đọc hiểu truyện bằng việc áp dụng chiến thuật đọc suy luận của PGS.TS Phạm Thị Thu Hương vào việc dạy học truyện “Vợ nhặt”. Trần Thị Quỳnh Hoa trong “Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân” [20] nghiên cứu lý thuyết về tình huống có vấn đề trong dạy học; đưa ra những khả năng nảy sinh tình huống như trong phân tích, trong cắt nghĩa, trong bình giá; đề xuất việc xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học truyện “Vợ nhặt” để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, còn nhiều công trình nghiên cứu khác đã công bố như: “Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh THPT từ cái nhìn văn hóa” của Nguyễn Thị Thu Thảo [43]; “Xây dựng câu hỏi đối thoại trong dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân” của Bùi Thị Hòa[21];“Dạy học đọc hiểu tác phẩm “Vợ nhặt”của Kim Lân từ góc độ trường nghĩa” của Nguyễn Thị Kim Cúc [9]; “Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân” của Nguyễn Thị Khiêm [27]...các tác giả đã thành công 5
- trong việc ứng dụng cách tiếp cận mới, lí thuyết mới như dạy học theo hướng tiếp cận văn hóa, dạy học theo lý thuyết trường nghĩa; kết hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới như thảo luận nhóm, dạy học theo dự án... để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi khẳng định chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc khai thác các chi tiết nghệ thuật trong dạy học đọc hiểu hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) và “Vợ nhặt” (Kim Lân). Trong những công trình nghiên cứu về dạy học hai truyện ngắn này chưa có công trình nào đi theo hướng khai thác chi tiết nghệ thuật truyện để tìm hiểu cốt truyện, tình huống, nhân vật... từ đó làm nổi bật giá trị, ý nghĩa, đặc trưng nghệ thuật truyện và phong cách của nhà văn; chưa rèn cho HS kĩ năng tự đọc hiểu truyện ngắn trong và ngoài chương trình SGK. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu truyện ngắn 1945- 1954 (Chương trình Ngữ văn 12) theo hướng khai thác chi tiết nghệ thuật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở khoa học của đề tài; tìm hiểu những lý thuyết về thể loại truyện ngắn; lý thuyết về chi tiết nghệ thuật, ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, cách khai thác chi nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. 3.2.2. Khảo sát thực tiễn: Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học truyện ngắn 1945-1954 trong nhà trường THPT hiện nay. 3.2.3. Đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu truyện ngắn 1945-1954 (Chương trình Ngữ văn lớp 12) theo hướng khai thác chi tiết nghệ thuật. 3.2.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Truyện ngắn 1945-1954 (Chương trình Ngữ văn 12) 6
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khái quát, tổng hợp: Tìm hiểu và khái quát các tài liệu nghiên cứu về Văn học Việt Nam 1945- 1954; tư liệu về hai tác giả Tô Hoài và Kim Lân; các công trình nghiên cứu về dạy học hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và“Vợ nhặt” của Kim Lân. 5.2. Phương pháp khảo sát, điều tra Khảo sát yêu cầu đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, SGK, SGV. Khảo sát thực trạng dạy học thông qua dự giờ, nghiên cứu giáo án hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân của một số GV. Thiết kế một số câu hỏi khảo sát đối với HS và GV Ngữ văn về thực trạng dạy học hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trường phổ thông hiện nay. Thiết kế đề kiểm tra, lấy kết quả học tập, phân tích để rút ra kết luận về việc khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy học hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt”của Kim Lân sau khi áp dụng đề tài. 5.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phép tính toán, thống kê để tìm hiểu và phân tích kết quả thu được từ các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp thực nghiệm, từ đó có kết luận về việc ứng dụng đề tài nghiên cứu. 5.4. Phương pháp phân tích, đánh giá Phân tích kết quả khảo sát, điều tra, kết quả thực nghiệm; từ đó đánh giá tính khả thi của đề tài. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài 7
- Chương 2: Đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1954 theo hướng khai thác chi tiết nghệ thuật. Chương 3: Thực nghiệm dạy học truyện ngắn Việt Nam 1945-1954 (Chương trình Ngữ văn 12) theo hướng khai thác chi tiết nghệ thuật. 8
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Truyện ngắn và chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn 1.1.1. Truyện ngắn 1.1.1.1. Khái niệm truyện ngắn Từ Truyện ngắn có nguồn gốc từ tiếng Italia, ý nghĩa của từ này không căn cứ vào tính chất ngắn, nghĩa là không căn cứ vào dung lượng mà căn cứ vào nội dung câu chuyện được kể. [44. tr.9] Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ..”[17. tr.370] Giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: “Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn gần gũi với hình thức truyện dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười...Nhưng thực ra không phải. Nó gần gũi với tiểu thuyết hơn cả bởi hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời”. [41.tr.80] “Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong khuôn mặt cuộc sống hàng ngày”[53. tr.28] Truyện ngắn là thể loại tự sự ngắn, có kết cấu chặt chẽ, tái hiện cuộc sống qua các biến cố, sự kiện và các sự kiện, biến cố đó xảy ra trong thời điểm nhất định và được liên kết trong hệ thống chặt chẽ. Nhân vật không nhiều và cuộc đời của nhân vật cũng thường chỉ được miêu tả như một khoảnh khắc, mảnh nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa trong cả cuộc đời. Truyện ngắn có thể “kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật; cái chính của truyện ngắn là ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người”. [41. tr.160]. Yếu tố quan trọng của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, hành văn nhiều ẩn ý tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. 9
- 1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn a. Cốt truyện Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [17. tr.99] Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian nhất định, chức năng của nó là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời. Cốt truyện có dung lượng nhỏ “hệ thống sự kiện được kể gọn gàng và thường đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của nhân vật chính” [17. tr.100] Cốt truyện phản ánh những sự kiện, mâu thuẫn trong đời sống xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của tác giả hoặc qua tưởng tượng, được nhào nặn qua hư cấu nghệ thuật của nhà văn. Theo Hà Minh Đức “cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [12. tr.137] Hầu hết truyện ngắn đều có cốt truyện, nhưng trong thực tế vẫn có truyện không có cốt truyện, người ta gọi đó là loại “cốt truyện tâm tình”, chủ yếu triển khai sự việc theo diễn biến tâm lí nhân vật trong một khoảng thời gian nhất định. Các tác giả Thạch Lam, Đỗ Chu... là những nhà văn thành công với loại truyện không có cốt truyện này. Ví như truyện “Hai đứa trẻ”, nhà văn Thạch Lam kể chuyện về hai chị em Liên và An với cuộc sống ở phố huyện nghèo cùng những người bạn lao động nghèo khác là mẹ con chị Tý, bác phở Siêu... họ sống quanh quẩn, tù túng, nghèo khó và luôn ấp ủ khát vọng đổi đời. Thời gian trong truyện bắt đầu từ buổi chiều muộn và kết thúc vào lúc nửa đêm; dung lượng truyện ngắn gọn, hấp dẫn nhưng bạn đọc khó có thể tóm tắt cốt truyện bởi vì đây là kiểu truyện tâm lí không có cốt truyện. b. Tình huống truyện Tình huống truyện là cái tình thế xảy ra truyện, làm nảy sinh sự việc và các mối quan hệ của nhân vật. Trong truyện ngắn tình huống là nhân tố tổ chức truyện, chi phối các thành tố khác như nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian trong truyện. 10
- Với người viết truyện ngắn thì việc xây dựng được một tình huống đặc sắc là tiền đề cho sự thành công của truyện. Truyện ngắn có thể có một hoặc nhiều tình huống, tùy vào diễn biến sự việc và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Người ta phân thành ba loại tình huống: Tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Ở tình huống hành động nhân vật bị đẩy vào tình thế mà chỉ có hành động mới thoát khỏi. Tình huống này tạo nên kiểu nhân vật hành động và tính kịch cho truyện. Ví dụ trong truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) có tình huống Mị cắt dây trói cứu A Phủ, rồi hai người chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra là tình huống hành động. Tình huống tâm trạng thể hiện sự kiện mà ở đó nhân vật có biến động về tình cảm. Tình huống này tạo nên kiểu nhân vật tình cảm và kiểu truyện ngắn trữ tình, như truyện “Dưới bóng Hoàng Lan”, “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam. Ở tình huống nhận thức nhân vật phải đối mặt với vấn đề nhận thức, khám phá ra vấn đề nhân sinh nào đó. Loại tình huống này tạo nên kiểu nhân vật tư tưởng và kiểu truyện ngắn giàu chất triết lí, giống như truyện “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu. c. Nhân vật “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. Nhân vật mang tính ước lệ, không phải là sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình” [12. tr.126]. Trong truyện ngắn số lượng nhân vật ít và tính cách nhân vật không quá phức tạp. Mỗi nhân vật thường có một “chùm dấu hiệu khu biệt để người đọc có thể nhận biết rõ ràng, gồm tên gọi, diện mạo, tiểu sử, tính cách, lời nói, hành động, số phận”. Truyện ngắn không nhằm tới khắc họa những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong mối tương quan với hoàn cảnh. “Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người”[41. tr.160]. Ngoại hình, nội tâm của mỗi nhân vật thường có nét riêng thể hiện tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Ngôn ngữ của từng nhân vật trong truyện cũng mang vẻ riêng để phân biệt nhân vật này với nhân vật khác và làm nên sự phong phú trong thế giới nhân vật và vốn hiểu biết, kinh nghiệm, tài năng của mỗi nhà văn. 11
- d. Thời gian và không gian nghệ thuật “Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học được đo bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm...” [17.tr.322] “Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học mang tính địa điểm, tính phân giới dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian” [17.tr.160] Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn không được mở rộng nhiều chiều. Truyện ngắn không phản ánh cả quá trình đời sống diễn ra trong một thời gian dài, mà khám phá đời sống ở những thời điểm tiêu biểu: một tình huống, một lát cắt đời sống gắn liền với địa điểm, thời gian cụ thể. Truyện ngắn hiện đại thường ít khi bắt đầu trần thuật từ sự việc khởi đầu, mà có thể từ một thời điểm sau sự khởi đầu, hoặc thời điểm kết thúc mới quay lại kể các sự việc diễn ra trước đó. Cách đảo lộn trình tự thời gian nhằm làm người đọc chú ý vào một khoảng thời gian nhất định của câu chuyện, với những sự việc, biến cố quan trọng được làm nổi bật. Không gian trong truyện bao gồm không gian thiên nhiên, cảnh vật, không gian xã hội; ngoài ra còn có không gian tâm lí, không gian hiện lên trong nội tâm nhân vật bằng hồi tưởng và tưởng tượng. e.Kết cấu và nghệ thuật trần thuật Truyện ngắn thường có kết cấu theo trình tự thời gian hoặc theo sự kiện. Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhà văn thường chú ý xây dựng phần mở đầu và phần kết truyện. Mở truyện để tìm ra cách dẫn dắt truyện tự nhiên, mang dấu ấn riêng, kết truyện phải độc đáo và ấn tượng. Truyện ngắn hiện đại thường chọn lối kết thúc mở, gợi ra cho bạn đọc những vấn đề, những suy tư, đối thoại về cuộc sống. Kết cấu truyện là tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, các chương, mục, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện đảm bảo tiêu chí “là một vòng khép kín, không dài quá, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào” [44.tr.87] Trần thuật “là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định. ...Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả” [17. tr.364] 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 122 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 46 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn