Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Sử dụng công cụ web 2.0 trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông theo quan điểm tích hợp
lượt xem 4
download
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích thiết kế quy trình tổ chức dạy học tích hợp với công cụ web 2.0 và kiểm chứng tính khả thi của việc sử dụng các công cụ web 2.0 vào dạy học tích hợp môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, trên cơ sở của sự kết nối các đơn vị kiến thức, hướng tới sự hình thành các năng lực ở người học để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn, tăng cường tính tương tác và chia sẻ cộng đồng trong quá trình học tập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Sử dụng công cụ web 2.0 trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông theo quan điểm tích hợp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THANH HƢỜNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ WEB 2.0 TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN Hà Nội - 2017 i
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC SỬ DỤNG CÔNG CỤ WEB 2.0 TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã số: 8.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Tôn Quang Cƣờng Hà Nội – 2017 ii
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ, dƣới sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn và các Thầy Cô trƣờng Đại học Giáo dục, cũng nhƣ nhà trƣờng tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có một quá trình tìm hiểu và học tập nghiên cứu để hoàn thành đề tài. Kết quả thu đƣợc không chỉ do nỗ lực của cá nhân tôi mà còn nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, gia đình và các bạn. Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Tôn Quang Cƣờng - Khoa Sƣ phạm, trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy là giảng viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm trong hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học. Thầy đã hƣớng dẫn, hỗ trợ, động viên khuyến khích tôi hoàn thành tốt đề tài về phƣơng pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện Luận văn Thạc sĩ. Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn tất cả các thầy cô cán bộ, giảng viên trƣờng Đại học Giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi đến gia đình và bạn bè của tôi sự biết ơn sâu sắc vì đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thử thách tôi vẫn luôn nỗ lực hết sức mình. Tuy vậy trong quá trình thực hiện và trình bày Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, nhận xét, phản biện của quý thầy cô và các bạn. Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe! Ngƣời thực hiện đề tài iii
- Nguyễn Thanh Hường DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh công nghệ Web 1.0 và Web 2.0 Bảng 2.1. Bảng mô tả các cấp độ năng lực CNTT của giáo viên Bảng 2.2. Tần suất sử dụng các Phần mềm dạy học của GV phổ thông Bảng 2.3. Năng lực tin học cần đạt đƣợc ở học sinh THPT v
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các kỹ năng kỹ thuật số mà học sinh cần trong tƣơng lai vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp vii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình các kiểu tích hợp của Forgaty Sơ đồ 1.2. Cấu trúc dạy học tích hợp Sơ đồ 1.3. Sự thay đổi của ngƣời học và ngƣời dạy ở thế kỷ 21 Sơ đồ 1.4. Tác động của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến Giáo dục Sơ đồ 1.5. Mô hình hình thành kiến thức trong môi trƣờng Web 2.0 Sơ đồ 2.1. Dạy học môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp Sơ đồ 3.1. Mô hình quy trình thực hiện nhiệm vụ học tập truyền thống Sơ đồ 3.2. Mô hình quy trình thực hiện nhiệm vụ học tập trong dạy học tích hợp có sự tham gia của công cụ web viii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3 5. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài ....................................................... 4 6. Cấu trúc của Luận văn................................................................................... 4 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ WEB 2.0 ................... 5 TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP ...................................................................... 5 1.1. Vấn đề dạy học tích hợp .......................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm Tích hợp .............................................................................. 5 1.1.2. Khái niệm Dạy học tích hợp ................................................................. 7 1.1.3. Các quan điểm về dạy học tích hợp.................................................... 11 1.1.3.1. Quan điểm của Forgaty ................................................................... 12 1.1.3.2. Quan điểm của Xavier Roegiers...................................................... 12 1.1.3.3. Quan điểm của Susan M.Drake ....................................................... 13 1.1.4. Mối quan hệ giữa dạy học tích hợp với sự hình thành năng lực ngƣời học…... ............................................................................................................ 15 1.2. Công nghệ dạy học và sử dụng phƣơng tiện công nghệ thông tin trong dạy học ............................................................................................................ 18 1.2.1. Quan niệm về Công nghệ dạy học...................................................... 18 1.2.2. Vai trò của Công nghệ dạy học .......................................................... 19 ix
- 1.2.3. Tác động của sự phát triển công nghệ thông tin tới dạy học.............. 21 1.2.4. Vai trò của việc sử dụng phƣơng tiện công nghệ thông tin trong dạy học tích hợp ..................................................................................................... 26 1.3. Sử dụng công cụ Web 2.0 trong dạy học............................................... 28 1.3.1. Khái niệm Web 2.0 ............................................................................. 28 1.3.2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục ............. 30 1.3.3. Cơ chế hình thành kiến thức trong môi trƣờng Web 2.0.................... 34 1.3.4. Sự phát triển của các công cụ Web hỗ trợ dạy học ............................ 36 1.3.5. Vai trò của công cụ Web 2.0 trong dạy học ....................................... 37 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 39 CHƢƠNG 2..................................................................................................... 41 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ WEB 2.0 ........................ 41 TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ............. 41 2.1. Phân tích chƣơng trình môn Ngữ văn THPT......................................... 41 2.2. Yêu cầu về năng lực CNTT ................................................................... 46 2.2.1. Yêu cầu về năng lực CNTT đối với giáo viên.................................... 46 2.2.2. Yêu cầu về năng lực CNTT đối với học sinh ..................................... 50 2.3. Khả năng sử dụng Web 2.0 trong dạy học Ngữ văn.............................. 53 2.3.1. Số hóa tác phẩm văn học .................................................................... 53 2.3.2. Xây dựng môi trƣờng tiếp nhận tác phẩm văn học ............................ 54 2.3.3. Sử dụng công cụ chia sẻ xã hội, tƣơng tác trong hoạt động dạy học . 55 2.3.3.1. Dạy học trên lớp .............................................................................. 55 2.3.3.2. Dạy học phối hợp (Blended Learning) ............................................ 56 2.3.3.3. Trong hoạt động tự học ................................................................... 56 2.3.3.4. Trong hoạt động kiểm tra đánh giá ................................................. 56 2.3.4. Phát triển các kỹ năng đặc thù của môn Ngữ văn .............................. 57 Tiểu kết chƣơng 2: .......................................................................................... 57 CHƢƠNG 3..................................................................................................... 59 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN ....................................... 59 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VỚI CÔNG CỤ WEB 2.0 ........................ 59 x
- 3.1. Quy trình và nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học ............................. 59 3.1.1. Quy trình dạy học ............................................................................... 59 3.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học tích hợp có sử dụng công cụ Web 2.0 ........................................................................................................... 62 3.2. Thiết kế minh họa .................................................................................. 64 3.2.1. Kế hoạch bài dạy ................................................................................ 64 3.2.2. Huy động các công cụ hỗ trợ phù hợp với kế hoạch dạy học ............ 69 3.2.3. Sản phẩm học tập từ các công cụ Web 2.0 ......................................... 73 3.2.3.1. Tricider.com .................................................................................... 73 3.2.3.2. Pinterest.com ................................................................................... 74 3.2.3.3. Wevideo.com ................................................................................... 75 3.2.3.4. Piktochart.com ................................................................................. 75 3.3. Những khó khăn của việc sử dụng cộng cụ Web 2.0 vào hoạt động dạy học …………………………………………………………………………77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 79 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................ 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 83 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 86 xi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh việc đào tạo nguồn nhân lực cần có những bƣớc tiến mới để đáp ứng đƣợc những nhu cầu phát triển của xã hội, vấn đề tổ chức dạy và học thế nào để ngƣời học có đƣợc những khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống trở thành điều đƣợc đặc biệt quan tâm. Do đó, dạy học tích hợp đƣợc đánh giá là một quan điểm tiếp cận dạy học mang ý nghĩa giải pháp cho vấn đề thực tiễn hóa mục tiêu, nội dung và quá trình dạy học. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng vạn vật kết nối qua Internet, Web 2.0 đã và đang đƣợc các nhà sƣ phạm trên thế giới nghiên cứu và sử dụng nhằm cung cấp những công cụ tiện ích hỗ trợ việc dạy học, mở rộng “không gian học tập”. Web 2.0 cũng có triển vọng tham gia vào việc tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa nội dung dạy học – ngƣời học – ngƣời dạy, từ đó góp phần gia tăng cơ hội học tập, đặc biệt là cơ hội thực hành liên kết các nội dung kiến thức nhằm giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời học [11]. Dạy học tích hợp hiện nay thƣờng bị hiểu lầm là sự cộng dồn các đơn vị bài học có nội dung liên quan thành một chuỗi nội dung. Sự liên kết nội dung thiếu tính định hƣớng về năng lực cần hình thành này khiến cho việc học tập trở nên nặng nề. Bản chất của dạy học tích hợp là một quan điểm tiếp cận dạy học mang tính hệ thống, huy động các hiểu biết, kiến thức để hƣớng tới hình thành ở ngƣời học khả năng giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống [15]. Vì vậy, để thực hiện thành công việc dạy học theo quan điểm tích hợp, cần tới sự tham gia của hệ thống các công cụ hỗ trợ ngƣời học huy động kiến thức và tăng cƣờng cơ hội đƣợc thực hành, rèn luyện để phát triển 1
- năng lực. Các công cụ hỗ trợ học tập đa dạng trên nền tảng Web 2.0 đƣợc đánh giá là giải pháp hiệu quả và kinh tế để thúc đẩy ý nghĩa của việc học qua tiếp cận dạy học tích hợp. Ngữ văn là một môn học đặc biệt, bởi quan điểm tích hợp đƣợc thể hiện ngay từ trong tên gọi của môn học này.Những hiểu biết, kiến thức về văn hóa học, sử học, tƣ tƣởng đạo đức đã đƣợc sử dụng nhƣ công cụ hỗ trợ việc giải mã các tín hiệu nghệ thuật trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, đồng thời cũng đƣợc sử dụng làm tƣ liệu phục vụ việc diễn ngôn trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Do đó, môn Ngữ văn chứa đựng khả năng và yêu cầu cần đƣợc tổ chức dạy học theo quan điểm tích hợp. Với tƣ cách là lĩnh vực gắn liền với sự phản ánh tƣ duy và mỹ cảm bằng ngôn ngữ, Ngữ văn là môn học quan trọng để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.Tuy nhiên, lâu nay, môn học này thƣờng bị đánh giá là có cách dạy và học khuôn sáo, thụ động [10]. Vì vậy, cần tổ chức hoạt động dạy học với những công cụ hỗ trợ để đƣa hoạt động học tập môn Ngữ văn vào trong môi trƣờng văn hóa – xã hội – lịch sử vốn có của ngôn ngữ và văn chƣơng, rèn luyện nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo. Đó là yêu cầu đặt ra và cơ hội cho việc sử dụng các công cụ Web vào dạy học môn Ngữ văn. Từ những lý do đó, chúng tôi nhận thấy các công cụ xây dựng trên nền tảng công nghệ web 2.0 chứa đựng khả năng đƣợc sử dụng vào quá trình dạy học. Cần có những nghiên cứu để thiết kế quy trình tổ chức dạy học và kiểm chứng tính khả thi của việc sử dụng các công cụ web 2.0 vào việc dạy học tích hợp môn Ngữ văn trên cơ sở của sự kết nối các đơn vị kiến thức, hƣớng tới sự hình thành các năng lực ở ngƣời học để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn, tăng cƣờng tính tƣơng tác và chia sẻ cộng đồng trong quá trình học tập. 2
- Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Luận văn: Sử dụng công cụ Web 2.0 trong dạy học Ngữ văn trung học phổ thông theo quan điểm tích hợp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục đích thiết kế quy trình tổ chức dạy học tích hợp với công cụ web 2.0 và kiểm chứng tính khả thi của việc sử dụng các công cụ web 2.0 vào dạy học tích hợp môn Ngữ văn ở trƣờng Trung học phổ thông, trên cơ sở của sự kết nối các đơn vị kiến thức, hƣớng tới sự hình thành các năng lực ở ngƣời học để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn, tăng cƣờng tính tƣơng tác và chia sẻ cộng đồng trong quá trình học tập. 3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học tích hợp môn Ngữ văn THPT - Đối tượng nghiên cứu:Quy trình dạy học tích hợp môn Ngữ văn THPT có sử dụng công cụ Web 2.0 - Phạm vi nghiên cứu:Nội dung các chủ đề tích hợp trong môn Ngữ văn THPT 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích và tổng hợp lý thuyết: khảo cứu, phân tích các tài liệu liên quan đến các vấn đề lý luận về dạy học tích hợp, phƣơng pháp, hình thức dạy học, đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học, đặc biệt là việc sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại và công nghệ dạy học, ứng dụng Công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học theo hƣớng tích cực hóa học sinh; nghiên cứu phân tích đặc điểm nội dung chƣơng trình, mục tiêu cần đạt của chƣơng trình Ngữ văn THPT để làm cơ sở cho việc tái cấu trúc chƣơng trình, xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp điều tra - khảo sát: điều tra về thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học tại các trƣờng phổ thông, năng 3
- lực sử dụng CNTT trong dạy học của giáo viên; Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: đánh giá về hiệu quả, tính khả thi của đề xuất; Phƣơng pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: kinh nghiệm thành công trong việc sử dụng hiệu quả các công cụ Web 2.0 vào hỗ trợ các hoạt động học tập trong lớp học. 5. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài - Xây dựng, thiết kế quy trình tổ chức dạy học tích hợp môn Ngữ văn, có sử dụng công cụ web 2.0. - Thiết kế một số nội dung dạy học tích hợp môn Ngữ văn và kế hoạch triển khai dạy học có sử dụng công cụ web 2.0. - Xác định và xây dựng nguyên tắc thực hiện khi sử dụng công cụ web 2.0 trong dạy học tích hợp môn Ngữ văn THPT. 6. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn Thạc sĩ có kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng công cụ Web 2.0 trong dạy học tích hợp Chƣơng 2. Khảo sát khả năng sử dụng công cụ Web 2.0 trong dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp Chƣơng 3. Thiết kế dạy học Ngữ Văn THPT theo quan điểm tích hợp có sử dụng công cụ Web 2.0 4
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ WEB 2.0 TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP 1.1. Vấn đề dạy học tích hợp 1.1.1. Khái niệm Tích hợp Trong tiếng Anh, “tích hợp” đƣợc viết là “integrate” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Nét nghĩa chính của từ “tích hợp” là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Theo từ điển Oxford Learner‟s Dictionaries, “Integrate” đƣợc định nghĩa là: kết hợp hai hay nhiều điều/vấn đề lại với nhau sao cho chúng có thể cùng hoạt động (nguyên văn: to combine two or more things so that they work together) [28]. Ken Wilber – ngƣời khởi xƣớng cho Lý thuyết về tiếp cận tích hợp – đã định nghĩa: The word integral means comprehensive, inclusive, non- marginalizing, embracing. Integral approaches to any field attempt to be exactly that: to include as many perspectives, styles, and methodologies as possible within a coherent view of the topic. (Tạm dịch: Từ “tích hợp” có nghĩa là toàn diện, bao hàm, không có ngoại lệ, bao gồm. Các cách tiếp cận tổng thể đối với bất kỳ lĩnh vực nào đều chính xác là: bao gồm nhiều quan điểm, phong cách và phƣơng pháp luận nhất có thể trong một quan điểm chặt chẽ về chủ đề). Trong tiếng Pháp, từ điển bách khoa Le petit Larousse illustrée định nghĩa “Intégrer” có nghĩa là gộp lại, sát nhập vào thành một tổng thể. Cụ thể hơn, trong lĩnh vực giáo dục, tích hợp là một cách tiếp cận sƣ phạm theo đó ngƣời học huy động các nguồn lực để giải quyết một tình huống phức tạp (sƣ phạm tích hợp); (Nguyên văn: En pédagogie, l'intégration est une démarche 5
- pédagogique selon laquelle les apprenants mobilisent des ressources pour résoudre une situationproblème complexe (pédagogie de l'intégration). Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tích hợp” đƣợc sử dụng để biểu hiện cho khái niệm này.Đây là một thuật ngữ có gốc là âm Hán Việt. Các tài liệu viết bằng tiếng Trung Quốc hiện nay, khi đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp, thƣờng sử dụng chữ “整合” (dịch âm: chỉnh hợp; gần nghĩa với “kết hợp”, “tổ hợp”, “hợp thành”; dùng trong chữ 整合式學- có nghĩa là phƣơng thức học tập tích hợp). Thuật ngữ này cũng mang nét nghĩa là hợp nhất các yếu tố lại với nhau thành một thể thống nhất. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chƣơng trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Khái niệm tích hợp trong giáo dục (Từ điển GDH/ Bùi Hiển cb-2013) Theo Từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [6;383]. Trong đó có các khái niệm liên quan: Tích hợp các bộ môn: quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa học lại với nhau trên cơ sở những nhân tố, những quy luật giống nhau, chung cho các bộ môn, ngƣợc với quá trình phân hóa chúng. Tích hợp chƣơng trình: tiến hành liên kết, hợp nhất nội dung các môn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung, gần gũi nhau. Tích hợp giảng dạy: tiến hành quá trình dạy học theo hƣớng liên kết, lồng ghép những tri thức khoa học, những quy luật chung, gần gũi nhau nhằm đạt yêu cầu trang bị cho ngƣời học có cách nhìn bao quát đối với nhiều lĩnh 6
- vực khoa học có chung đối tƣợng nghiên cứu, đồng thời nắm đƣợc các phƣơng pháp xem xét vấn đề một cách logic, biện chứng. Tích hợp học tập: hành động liên kết học tập cùng một lần những kiến thức khác nhau và những kỹ năng khác nhau về cùng một chủ đề giáo dục. Tích hợp kiến thức: hành động liên kết, nối liền các tri thức khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất. Tích hợp kĩ năng: tiến hành liên kết rèn luyện hai hoặc nhiều kĩ năng thuộc cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau để nắm vững một thể. Nhƣ vậy có thể thấy, nét nghĩa chung của khái niệm “tích hợp” trong các ngôn ngữ, đặc biệt là khi khái niệm “tích hợp” đƣợc sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, sƣ phạm, có nét nghĩa chung, đƣợc đồng thuận sử dụng là: một quá trình hoạt động kết hợp trong đó đầu vào bao gồm nhiều thành tố và đầu ra là một thể thống nhất có tổ chức và hoạt động ổn định. 1.1.2. Khái niệm Dạy học tích hợp Năm 1977, Ken Wilber cho xuất bản cuốn sách The Spectrum of Consciousness, đánh dấu mốc cho sự mở đầu của Lý thuyết về Tiếp cận tích hợp (Theory of Integral Approach). Nó đƣợc hình dung nhƣ là một lý thuyết về mọi sự vật và cung cấp một đƣờng hƣớng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động phức hợp, tƣơng tác nội tại theo nhiều cách tiếp cận [17]. Bằng những diễn giải về thần kinh nhận thức và tâm lý học, tích hợp đƣợc chỉ ra là một tiến trình tƣ duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên của con ngƣời trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hƣớng đến hiệu quả của chúng. Quan điểm tích hợp “cho phép con ngƣời nhận ra những điều then chốt và các mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống và trong tiến trình hoạt động thuộc một lĩnh vực nào đó” [21].Đặc biệt, quan điểm này dẫn ngƣời ta đến việc phát triển nhiều loại hình họat động, tạo môi trƣờng áp dụng những điều mình đã đƣợc lĩnh hội vào 7
- thực tiễn, nhờ vậy tác động và thay đổi thực tiễn. Do vậy, tích hợp là vấn đề của nhận thức và tƣ duy của con ngƣời, là triết lý/nguyên lý chi phối, định hƣớng và quyết định thực tiễn hoạt động của con ngƣời. Lý thuyết về tiếp cận tích hợp đã đƣợc nhiều nhà thực hành lý thuyết áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau, trong đó có giáo dục, và hẹp hơn là lĩnh vực dạy học. Đến nay, lý thuyết tích hợp đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và trở thành một quan điểm (một trào lƣu tƣ tƣởng) lý luận dạy học phổ biến trên thế giới. Trong công bố tổng tập công trình Các quá trình tích hợp trong khoa học Giáo dục và thực tiễn giáo dục – dạy học chủ nghĩa cộng sản‖ năm 1983, nhóm tác giả nhận định tuyển tập của họ “là những ý tƣởng đầu tiên phản ánh bản chất các quá trình tích hợp trong giáo dục nhƣ là tính quy luật của khoa học” [8]. Với tuyển tập công trình này, khái niệm tích hợp lần đầu tiên đƣợc các nhà giáo dục xem nhƣ một yếu tố xã hội và khoa học, tham gia vào hệ thống phạm trù của giáo dục học cũng nhƣ các khoa học khác. Theo đó, khái niệm tích hợp không xuất hiện từ tính phức tạp của kinh nghiệm giáo dục đơn thuần mà đã đƣợc chuẩn bị bằng sự chuyển dịch, thay đổi các mô hình giáo dục trong nhiều thập kỷ trƣớc đó: tính liên môn – nhƣ là một nguyên tắc lý luận dạy học vào thập niên 70 đã hình thành nền tảng cho sự ra đời của khái niệm tích hợp. Xavier Roegier dùng thuật ngữ: "La pedagogie de l‟integration" và đƣợc dịch là "khoa sƣ phạm tích hợp" (KSPTH), (ngƣời dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị) [9]. Theo từ điển "Le petit Larousse illustrée" (2002) giải nghĩa: La pédagogie = 1) Théorie, science de l‟education des enfants; 2) Méthode d'enseignement, có nghĩa là: 1) Lý thuyết, khoa học giáo dục trẻ em; 2) Phƣơng pháp dạy học. Từ đó có thể thấy, lý thuyết tích hợp trong khoa học về sƣ phạm, tùy theo ngữ cảnh sử dụng cụ thể, có thể hiểu nhƣ một lý thuyết hay một tƣ tƣởng giáo dục, cũng có thể hiểu nhƣ một phƣơng 8
- pháp dạy học. Với ý nghĩa là một lí thuyết chỉ đạo hoạt động dạy học nên xuất hiện và xuất hiện phổ biến thuật ngữ "dạy học tích hợp".Khái niệm Tích hợp đƣợc sử dụng trong lĩnh vực giáo dục – khoa học sƣ phạm, hình thành nên một quan điểm tiếp cận sƣ phạm, quan tâm tới hai khía cạnh chính là “Integrated Curriculum” (chủ yếu tập trung nghiên cứu cách thức xây dựng chƣơng trình dạy học mang tính tích hợp, dựa trên quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực ngƣời học) và “Integrated Learning” (quan tâm đến cách thức tổ chức hoạt động dạy học hƣớng tới mục tiêu tích hợp, đảm bảo việc ngƣời học vận dụng các đối tƣợng riêng biệt theo truyền thống lại cùng nhau để giải thích một hiện tƣợng, giải quyết một vấn đề, tạo ra một sản phẩm, hay đƣa ra một câu hỏi mới có tính liên ngành có và thực tế hơn). Trong cuốn Khoa Sƣ phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trƣờng, Xavier Roegiers chỉ ra: "lí thuyết sƣ phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trƣớc những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tƣơng lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động - Lí thuyết sƣ phạm tích hợp tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa" [9]. Danilkzh A.Ya (2000) cho rằng: "Tích hợp giáo dục là quá trình học sinh dƣới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của một môn học sang ngôn ngữ môn học khác mà nhờ quá trình đó học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển các phẩm chất cá nhân". Theo trang từ điển mã nguồn mở về Công nghệ dạy học EdTech Wiki, dạy học tích hợp (integrated learning) là một khái niệm dùng để chỉ những thiết kế sƣ phạm mà trong đó có kết hợp nhiều hoạt động dạy – học và các thành tố công nghệ [26]; Cụ thể: 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 93 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình
136 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 137 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 53 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy hóa học cho học sinh thông qua bài tập hóa học chương “dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol” hóa học 11 trung học phổ thông
13 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 62 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
129 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
121 p | 36 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 76 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 68 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 49 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 32 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 43 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn