Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9 Trung học cơ sở
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các nội dung, phương thức tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 9 nhằm giúp học sinh vừa lĩnh hội kiến thức sinh học đồng thời phát triển kiến thức, kỹ năng và ý thức bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9 Trung học cơ sở
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 8 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Hƣng HÀ NỘI – 2017
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Văn Hưng, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo khoa, phòng quản lý Đào tạo - Khoa học và các thầy cô trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường THCS Đông Mỹ và trường THCS Phúc Khánh, Thái Bình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 11 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Phương i
- DANH MỤC CHỮ VIẾT BVMT : Bảo vệ môi trường ĐC : Đối chứng GDMT : Giáo dục môi trường GV : Giáo viên HK : Học kỳ HS : Học sinh MT : Môi trường NC : Nghiên cứu ÔNMT : Ô nhiễm môi trường PHT : Phiếu học tập QTSV : Quần thể sinh vật SGK : Sách giáo khoa SV : Sinh vật THCS : Trung học cơ sở TN : Thực nghiệm TNKQ : Trắc nghiệm khách quan tr. : trang ii
- MỤC LỤC Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Danh mục chữ viết ............................................................................................ ii Danh mục bảng.................................................................................................. v Danh mục hình ................................................................................................. vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 6 1.1.Lược sử nghiên cứu..................................................................................... 6 1.1.1. Lược sử nghiên cứu về GDMT ............................................................... 6 1.1.2. Lược sử nghiên cứu tích hợp và dạy học tích hợp .................................. 8 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 9 1.2.1.Tổng quan về dạy học tích hợp ................................................................ 9 1.2.2. Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học ........................ 15 1.3.Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 23 1.3.1. Vai trò của giáo dục môi trường và tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9 – THCS ............................................................................ 23 1.3.2. Thực trạng giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9 ở một số trường THCS ở thành phố Thái Bình- Thái Bình ........................................... 25 CHƢƠNG 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌCSINH HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................. 38 2.1. Phân tích cấu trúc chương trình và nội dung Sinh học 9 THCS. ............. 38 2.1.1. Cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức cơ bản của Sinh học 9. .. 38 2.1.2. Phân phối số tiết của chương trình Sinh học 9. .................................... 40 2.2. Mục tiêu giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9. ....................... 43 2.3. Nguyên tắc tích hợp GDMT trong Sinh học 9 ......................................... 44 2.4. Quy trình tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9. .................................................................................... 45 2.5. Tích hợp giáo dục môi trường vào một số bài, nội dung cụ thể của phần iii
- Sinh vật và môi trường (Sinh học 9). .............................................................. 46 2.6. Một số ví dụ bài soạn có nội dung tích hợp giáo dục môi trường ........... 63 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 87 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 87 3.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 87 3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 87 3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm .......................................................... 87 3.3.2. Phương pháp đánh giá ........................................................................... 88 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................... 89 3.4.1. Phân tích định tính ................................................................................ 89 3.4.2.Phân tích định lượng .............................................................................. 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 110 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của công tác tích hợp giáo dục môi trường ....................................................................................................... 26 Bảng 1.2. Nhận xét của giáo viên về GDMT .................................................. 27 Bảng 1.3. Đánh giá mức độ sử dụng và hiệu quả của các tài liệu, phương tiện dạy học ............................................................................................................ 28 Bảng 1.4. Phương pháp hoặc hình thức dạy học tích hợp giáo dục môi trường ......................................................................................................................... 28 Bảng 1.5. Thuận lợi của giáo viên .................................................................. 29 Bảng 1.6. Khó khăn của giáo viên khi tích hợp nội dung giáo dục môi trường ......................................................................................................................... 30 Bảng 1.7. Kiến nghị của giáo viên .................................................................. 31 Bảng 1.8. Lựa chọn của học sinh về vấn đề thế giới quan tâm ...................... 32 Bảng 1.9. Mức độ hiểu biết của học sinh về vấn đề môi trường .................... 32 Bảng 1.10. Mức độ tác động của các hoạt động về môi trường đến ý thức của học sinh ........................................................................................................... 33 Bảng 1.11. Kết quả điều tra hiểu biết của học sinh về môi trường ................. 35 Bảng 1.12:Thái độ của học sinh trước các vấn đề môi trường ....................... 35 Bảng 1.13. Hành động của học sinh trước các vấn đề môi trường ................. 36 Bảng 2.1. Nội dung cơ bản của Sinh vật và môi trường trong Sinh học 9 ..... 39 Bảng 3.1. Kết quả 2 bài kiểm tra của trường THCS Đông Mỹ ...................... 90 Bảng 3.2. Kết quả 2 bài kiểm tra của trường THCS Phúc Khánh .................. 90 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra số 1 và bài kiểm tra số 2 của lớp 9A và 9B của trường THCS Đông Mỹ .............. 93 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra số 1 và bài kiểm tra số 2 của trường THCS Phúc Khánh ....................................... 95 Bảng 3.5. Bảng phân loại kết quả học tập trường THCS Đông Mỹ ............... 97 Bảng 3.6. Bảng phân loại kết quả học tập trường THCS Phúc Khánh ........... 98 Bảng 3.8. Tính toán số liệu riêng cho từng lớp thực nghiệm và đối chứng . 100 v
- Bảng 3.9. Kết quả trả lời các câu hỏi về giáo dục môi trường ..................... 102 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THCS Đông Mỹ ......................................................................................................... 94 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THCS Đông Mỹ ......................................................................................................... 94 Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THCS Phúc Khánh ..................................................................................................... 96 Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THCS Phúc Khánh ..................................................................................................... 96 Hình 3.5. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài kiểm tra số 1) trường THCS Đông Mỹ .............................................................................................. 97 Hình 3.6. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài kiểm tra số 2) trường THCS Đông Mỹ .............................................................................................. 98 Hình 3.7. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài kiểm tra số 1) trường THCS Phúc Khánh .......................................................................................... 99 Hình 3.8. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài kiểm tra số 2) trường THCS Phúc Khánh .......................................................................................... 99 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ thực trạng suy thoái môi trường Ngày nay, môi trường đã và đang biến đổi sâu sắc trước những tác động mạnh mẽ của con người. Từ thế kỷ 19, khi nền công nghiệp các nước phát triển mạnh thì sự hủy hoại môi trường ngày càng lớn. Khoa học công nghệ cũng vì nhu cầu vô hạn của con người mà ngày càng phát triến nhanh chóng đồng thời làm gia tăng tốc độ phá hủy môi trường tới mức chưa từng thấy do sự khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý ngày càng nhiều, trong đó có rất nhiều nguồn tài nguyên không tái tạo được. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thì sự phát triển cực nhanh của giao thông, đi đôi với quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, và sự không ngừng gia tăng dân số, kèm theo đó là sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, kể cả chiến tranh sinh học, chiến tranh hóa học... đã gây tổn thương nặng nề cho các hệ sinh thái. Với tất cả những thực trạng đó, thì việc đưa giáo dục môi trường vào trường học là việc làm cần thiết. 1.2. Xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục môi trường Trong những văn bản của nhà nước từ trước tới nay, có nhiều văn bản có tính pháp lý cao đòi hỏi phải tăng cường, cải tiến công tác giáo dục môi trường một cách trực tiếp, rõ ràng nhất. Chỉ thị số 73/TTg ngày 20/7/1974 “Về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên”, Nghị quyết số 246/ HĐBT ngày 20/9/1985 “Về việc tăng cường công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 10/1/1994 đã coi GDMT là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Điều 4 của luật bảo vệ môi trường này đã chỉ ra: “Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường”. 1
- Giáo dục môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách có quy mô toàn cầu. Trước những vấn đề về môi trường và sự suy thoái của môi trường ngày càng nghiêm trọng thì giáo dục môi trường vừa là một yêu cầu cần phải tiến hành, đó cũng là một giải pháp chiến lược giúp cho thế giới này tồn tại và phát triển bền vững. 1.3. Xuất phát từ thực trạng của công tác giáo dục môi trường Sự hiểu biết về môi trường và ý thức, thói quen bảo vệ môi trường của nhiều người trong đó có học sinh còn nhiều hạn chế. Điều này biểu hiện ở các hoạt động phá rừng làm đất canh tác gây hậu quả xói mòn đất, lũ lụt hạn hán thường xuyên, khí hậu thay đổi bất thường, việc đánh cá bằng điện, việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu gây nhiễm độc hoa màu, lương thực, thực phẩm... đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, đe dọa và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Nhiều học sinh vẫn chưa nhận thức đầy đủ các khái niệm về môi trường và bảo vệ môi trường, ý thức và thói quen BVMT còn yếu. Vì thế, các em vẫn còn những hành vi làm tổn hại đến môi trường như trèo cây, bẻ cành, xả rác bừa bãi. GDMT cần nhằm vào việc tăng cường sự nhận thức về môi trường của mọi công dân để xác định vị trí và mối quan hệ giữa con người với môi trường. Do vậy, GDMT đã trở thành nhu cầu cấp bách, thường xuyên và lâu dài trong kế hoạch hành động của chiến lược quốc gia về phát triển bền vững. Chương trình Sinh học 9 ở trường THCS hiện hành ở dạng đơn môn, do đó tích hợp GDMT vào nội dung dạy học Sinh học 9 theo hướng hoạt động hóa các nội dung và mục tiêu dạy học Sinh học giúp quá trình học trở nên ý nghĩa. Thực tiễn giảng dạy cho thấy quá trình dạy học Sinh học làm nền tảng, làm cơ sở để thực hiện GDMT góp phần hình thành tri thức và đạo đức môi trường, giúp học sinh hiểu mối quan hệ thống nhất giữa sinh vật với môi trường, sự kết nối giữa con người với thế giới tự nhiên. Xuất phát từ những thực trạng trên và căn cứ vào đặc trưng của môn Sinh học, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9 Trung học cơ sở”. 2
- 2. Mục đích nghiên cứu Xác định các nội dung, phương thức tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 9 nhằm giúp học sinh vừa lĩnh hội kiến thức sinh học đồng thời phát triển kiến thức, kỹ năng và ý thức bảo vệ môi trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp, biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học. - Nghiên cứu tổng quan về tình hình GDMT ở một số trường Trung học cơ sở. - Đánh giá thực trạng của việc GDMT trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học 9 ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình. - Nghiên cứu cấu trúc nội dung và chương trình Sinh học 9 để làm cơ sở xây dựng nội dung cần tích hợp giáo dục môi trường. - Đề xuất phương án tích hợp GDMT vào một số bài cụ thể của Sinh học 9. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi cũng như hiệu quả của việc tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 9. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Sinh học 9 – THCS. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9 – THCS. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được nội dung, phương thức tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9 sẽ góp phần giúp học sinh vừa lĩnh hội kiến thức sinh học đồng thời phát triển kiến thức, kỹ năng và ý thức bảo vệ môi trường. 6. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp GDMT trong phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – THCS. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong năm học 2016 – 2017. 3
- 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn bản và các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo, các công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên. - Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc dạy học tích hợp nói chung và tích hợp GDMT nói riêng. - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình lý luận dạy học, cơ sở phương pháp dạy học trong chương trình Sinh học 9. 7.2. Nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Điều tra thực trạng giáo dục môi trường trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình để tìm hiểu mức độ nhận thức về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường của giáo viên và học sinh. - Dự giờ một số tiết của giáo viên THCS, phỏng vấn giáo viên, học sinh, trao đổi với tổ trưởng tổ chuyên môn và với cán bộ quản lý nhà trường... về thực tế tích hợp GDMT qua dạy học các môn học nói chung và dạy học qua môn Sinh học nói riêng. Sử dụng phiếu điều tra nhằm đo mức độ hiểu biết về thái độ và hành vi của học sinh trong ý thức về bảo vệ môi trường trước, trong và sau khi thực hiện phương pháp tích hợp. 7.2.2. Phuơng pháp chuyên gia Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia phương pháp dạy học, và GV dạy bộ môn Sinh học ở một số trường THCS về: - Quy trình tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 9 THCS. - Các nội dung, hình thức triển khai thực nghiệm sư phạm; phạm vi thực nghiệm sư phạm. 7.2.3. Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát các hoạt động giáo dục môi trường, việc tổ chức các hoạt động về giáo dục môi trường nhằm xác định những khó khăn, hạn chế 4
- của người dạy, người học trong dạy học tích hợp GDMT. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. 7.2.5. Phương pháp thống kê Xử lý các kết quả thực nghiệm bằng cách sử dụng phương pháp thống kê toán học, sau khi xử lí xong kết quả rút ra kết luận. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận về tích hợp, dạy học tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học nói chung và trong dạy học Sinh học 9 ở trường THCS nói riêng. - Đề tài đánh giá được những đặc điểm cơ bản về thực trạng việc tích hợp GDMT ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình. - Xây dựng được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp GDMT trong phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 THCS. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu Chương 2: Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 9, Trung học cơ sở. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu 1.1.1. Lược sử nghiên cứu về GDMT 1.1.1.1. Trên thế giới Vấn đề GDMT được quan tâm trên toàn thế giới kể từ Hội nghị liên hợp quốc về Môi trường và Con người tổ chức ở Stockholm (Thụy Điển) năm 1972. Tiếp sau đó là Hội thảo quốc tế về GDMT được tổ chức năm 1975 ở Belgrade. Tại đây, hiến chương Belgrade đã nêu rõ mục tiêu về giáo dục môi trường nhằm nâng cao một cách toàn diện nhận thức, tri thức, hành vi, kỹ năng, khả năng đánh giá các vấn đề nảy sinh về MT và ý thức trách nhiệm của mọi người tham gia một cách tự giác và tích cực vào các hoạt động BVMT. Đến tháng 10 năm 1977, Hội nghị liên minh các chính phủ của UNESCO về GDMT ở Tbilisi. Đặc biệt, hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 đã ra bản hiến chương 21 xác định chiến lược hành động cho loài người về môi trường và phát triển ở thế kỷ XXI, trong đó có hành động xem xét lại tình hình giáo dục môi trường và đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giáo dục cho tất cả các cấp học. Đây cũng là một trong những mục tiêu chủ yếu của chương trình giáo dục môi trường Quốc tế (IEEP) của UNESCO và UNEP. Trên thế giới hiện nay vấn đề GDMT được nghiên cứu và thực hiện ở nhiều nước như Anh, Ấn độ, Mỹ, Úc, Canada, Ý, Tây Ban Nha theo những cách khác nhau. Ở Mỹ, GDMT khá sôi nổi với tổ chức nổi tiếng là Liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã (NWF). Ở Pháp, Bộ Giáo dục đặc biệt quan tâm và luôn luôn kết hợp với các tổ chức quốc tế, các hội đoàn, các tổ chức địa phương, các cấp chính quyền, các vườn quốc gia để đưa “chương trình hành động giáo dục” ( PAE ) vào các 6
- trường tiểu học và trung học. Đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, vấn đề GDMT đã được quan tâm và triển khai ngay sau hội nghị Stockhon. Nhiều nước trong khu vực, ngoài tổ chức chính phủ, GDMT còn được nhiều tổ chức phi chính phủ như: Ở Philipin, từ 1974 Bộ Giáo dục và Văn hoá đã quyết định đưa GDMT vào bậc tiểu học. Australia đã lập dự án quốc gia về GDMT cũng từ 1974, và đã tiến hành hình thức bồi dưỡng ngắn hạn 1-2 ngày về GDMT cho GV tại các trung tâm ở địa phương. Ấn độ đã được UNESCO tài trợ dự án về GDMT trong phạm vi toàn quốc. 1.1.1.2.Ở Việt Nam Vấn đề GDMT được bắt đầu nghiên cứu từ những năm cuối của thập niên 70 theo các hướng cơ bản: Một là, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học sự sống góp phần tìm ra bản chất cấu trúc và quá trình sống để tìm cách tác động tích cực vào môi trường. Hai là, nghiên cứu khoa học giáo dục, các hình thức, biện pháp giáo dục nhằm tổ chức các hoạt động nội ngoại khóa, tuyên truyền, giới thiệu, nâng cao nhận thức cho học sinh, hình thành kĩ năng, thái độ, thói quen bảo vệ môi trường. Ba là, nghiên cứu cải tiến phương pháp, phương tiện và các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học, tích hợp GDMT vào đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học môn học. Các nghiên cứu về GDMT được thực hiện trong một số luận án tiến sĩ như: “Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy Sinh thái học lớp 11 ở trường trung học phổ thông” của tác giả Dương Tiến Sỹ, “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương (2002), gần đây nhất là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kỳ Loan năm 2016 “Giáo dục môi trường trong dạy học Sinh 7
- học 6 ở trường trung học cơ sở”. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai thực hiện vẫn còn những khó khăn, lúng túng từ phía giáo viên về phương pháp, phương tiện, cách thức thực hiện. Vì vậy tiếp tục cần có các nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học tích hợp góp phần đưa nội dung GDMT tích hợp vào các môn học trong dạy học một cách khoa học và có hiệu quả. 1.1.2. Lược sử nghiên cứu tích hợp và dạy học tích hợp 1.1.2.1. Trên thế giới Dạy học tích hợp xuất phát từ mục tiêu đổi mới và cải cách dạy học khoa học ở các nước và phát triển mạnh mẽ từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Mục tiêu là làm thế nào để học sinh có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng khoa học để giải quyết các vấn đề cuộc sống. Từ mục tiêu chung của dạy học môn khoa học, quá trình dạy học tích hợp các môn khoa học mang dấu hiệu chung là giúp cho học sinh có một cái nhìn tổng thể, thống nhất về khoa học, nội dung dạy học phải phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội đương thời. Theo từ điển ERIC năm 1966, tích hợp là một “Tổ chức có hệ thống các nội dung và các phần khác nhau của chương trình dạy học thành một mô hình có ý nghĩa” (dẫn theo Nguyễn Kỳ Loan, 2016) [25, tr.15]. Thế kỷ XX, ở Mỹ đã chứng kiến các cuộc thảo luận liên tiếp về tích hợp giáo dục khoa học (Hurd, 1986). Blum (1973) tạo ra một mô hình tích hợp hai chiều, gồm phạm vi và cường độ tích hợp. Phạm vi liên quan đến các ngành học được tích hợp; cường độ có ba cấp độ: tích hợp toàn phần (hợp nhất), kết hợp và phối hợp. Ông sử dụng mô hình này để phân loại chương trình giảng dạy ở các nơi trên thế giới. Haggis và Adey (1979) mô tả chương trình giảng dạy khoa học tích hợp trên toàn thế giới, tích hợp khoa học trở nên phổ biến, Haggis và Adey khi tổng quan về tích hợp khoa học giáo dục trên toàn thế giới cho thấy tích hợp khoa học giáo dục là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng mở rộng và rộng rãi ở cấp tiểu học, THCS trên thế giới (dẫn theo Nguyễn Kỳ Loan, 2016) [25, tr.16]. 8
- Cho đến nay, khái niệm tích hợp được nghiên cứu và triển khai ở đa số các quốc gia trên thế giới. Tích hợp là một trong những quan điểm xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa của nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Nigeria, Úc… Ở Pháp, tích hợp đã trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong phát triển chương trình và tổ chức dạy học. Ở Úc, chương trình giáo dục tích hợp được áp dụng trong hệ thống giáo dục học từ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Ở Nigeria, chương trình tích hợp khoa học giáo dục với tự nhiên đáp ứng mục tiêu thích ứng với xã hội, trách nhiệm xã hội, đạo đức trong khoa học và năng lực trong công việc (dẫn theo Nguyễn Kỳ Loan, 2016) [25, tr 18]. Chương trình môn học ở THCS các nước chủ yếu được thực hiện dưới môn Khoa học và môn Xã hội học. 1.1.2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, dạy học tích hợp được ứng dụng trong xây dựng chương trình ở tiểu học trong môn Khoa học, môn Tự nhiên- xã hội. Ở cấp THCS, chủ yếu tích hợp nội môn và lồng ghép các mặt giáo dục, nội dung có liên quan như GDMT, biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, vào các môn học phù hợp có liên quan và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Theo Dương Tiến Sỹ (1999) [28] thì tích hợp được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị, kiến thức GDMT tích hợp vốn tồn tại trong các mối quan hệ nội tại bên trong từng cấu trúc cấp độ tổ chức sống. Những nghiên cứu về tích hợp trong dạy học còn khá ít ỏi, mới chỉ có một số luận án, luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, cần những nghiên cứu và vận dụng tích hợp trong dạy học. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Tổng quan về dạy học tích hợp 1.2.1.1. Khái niệm về tích hợp Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “Integration” một từ gốc La tinh có nghĩa là “Whole” hay “Toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các 9
- hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để đảm bảo sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Quan điểm tiếp cận tích hợp cho xem xét các sự vật, hiện tượng trong một cách nhìn tổng thể đang trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục ngày nay. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất năng lực để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện tích hợp trong dạy học và quan điểm này mang lại hiệu quả cao. Các môn, các ngành học ứng dụng tiếp cận tích hợp ở nhiều mặt khác nhau. Trong đó, tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học là cơ bản nhất. Tích hợp kiến thức là sự liên kết, kết hợp, lồng ghép tri thức của các khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất. Tích hợp dạy học là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó người học không chỉ lĩnh hội được tri thức khoa học của môn học chính mà cả tri thức của khoa học được tích hợp, từ đó hình thành cho người học cái nhìn khái quát hơn đối với các khoa học, đồng thời có được phương pháp xem xét vấn đề một cách lôgic, biện chứng. Theo Từ điển Tiếng Việt tích hợp là “Sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”[27]. Theo Từ điển Giáo dục học, tích hợp là “Hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” [14, tr. 383]. Cũng theo các tác giả của từ điển này, thì có hai kiểu tích hợp là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều nội dung tích hợp khác nhau. Tích hợp dọc là “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau”. Tích hợp ngang là “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu, thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề” [14, tr.384–385]. Theo Dương Tiến Sỹ (2002)“Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm các môn học khác nhau thành một nội dung 10
- thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” (dẫn theo Nguyễn Kỳ Loan, 2016) [25, tr. 31]. Như vậy, trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết giữa người dạy và người học trong cùng một kế hoạch hoạt động, đảm bảo sự thống nhất, hài hòa trong một hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. 1.2.1.2.Khái niệm dạy học tích hợp Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Trước tình hình trên đòi hỏi GV phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho HS cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học tích hợp. Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những yêu cầu cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”[32, tr.24]. Theo Nguyễn Văn Khải: “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”[22, tr.39]. Các định nghĩa trên với mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và phát triển năng lực của người học. Như vậy có thể định nghĩa: “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của người học”. 1.2.1.3. Quan điểm về sự tích hợp các môn Theo DHainaut (1988) có bốn quan điểm tích hợp khác nhau đối với các 11
- môn học (dẫn theo Nguyễn Phúc Chỉnh, 2012) [6, tr.8-9]. - Quan điểm “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên các nội dung của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ. - Quan điểm “đa môn”, trong đó chúng ta đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Ví dụ, giáo dục hướng nghiệp có thể được thực hiện thông qua nhiều môn học khác nhau (Sinh học, Giáo dục công dân, Văn học, Toán học, Địa lý, Vật lý, Hoá học, các môn công nghệ và lao động, v.v…Theo quan điểm này, những môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học không thực sự được tích hợp. - Quan điểm “liên môn”, trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lý qua sự liên hệ từ các môn học. Nội dung của bài học được liên hệ với nhiều môn học khác nhau, các quá trình học tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết. - Quan điểm “xuyên môn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, đó là những kĩ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng môn học hoặc qua những hoạt động chung của nhiều môn học. Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện quan điểm tích hợp ở những mức độ nhất định. Theo thống kê của UNESCO, từ năm 1960 đến năm 1974 đã có 208 chương trình môn khoa học thể hiện quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo những chủ đề (trong số 392 chương trình được điều tra). Từ năm 1960, đã có nhiều hội nghị quốc tế bàn về việc phát triển chương trình theo hướng tích hợp. Năm 1981, một tổ chức quốc tế đã được thành lập để cung cấp các thông tin về các chương trình môn tích hợp (môn Khoa học) nhằm 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 121 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 46 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn