Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học – Sinh học 12 trung học phổ thông
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ để thiết kế các hoạt động học tập và tổ chức các hoạt động đó vào dạy học phần sinh thái học Sinh học 12 THPT nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học – Sinh học 12 trung học phổ thông
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ LOAN VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ LOAN VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀ NH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) MÃ SỐ: 8.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Phƣợng HÀ NỘI - 2017
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017, dưới sự hướng dẫn tận tình, trực tiếp của cô giáo TS. Lê Thị Phượng, tôi đã hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ, góp ý của Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, các cán bộ công chức khoa Sư Phạm Trường Đại học Giáo Dục ĐHQGHN. Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Phạm Văn Nghị đã cộng tác, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi tiến hành điều tra, thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu. Gia đình và những người bạn đã động viên khích lệ, giúp tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó! Hà nội, tháng 11 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Loan i
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ DHTNN Dạy học theo nhóm nhỏ ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh NLHT Năng lực hợp tác SGK Sách giáo khoa STH Sinh thái học THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ii
- MỤC LỤC Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Danh mục từ viết tắt .......................................................................................... ii Danh mục bảng.................................................................................................. v Danh mục hình ................................................................................................. vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. 6 1.1. Tổng quan về về phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ theo hướng phát triển năng lực hợp tác ........................................................................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về dạy học theo nhóm nhỏ theo hướng phát triển năng lực hợp tác ................................................................................ 6 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về dạy học theo nhóm nhỏ theo hướng phát triển năng lực hợp tác ........................................................................................ 7 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ....... …………………………………………….11 1.2.1. Phương pháp DHTNN .......................................................................... 11 1.2.2. Năng lực hợp tác ................................................................................... 17 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 21 1.3.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ........................................................... 21 1.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng .................................................................. 22 Tiểu kết chương 1....................................... .. ................................................. 31 CHƢƠNG 2 : VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DHTNN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12 THPT.... ........................... ....... 32 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức của phần STH Sinh học THPT...32 2.1.1. Đặc điểm nội dung kiến thức chương trình Sinh học THPT.................32 2.1.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần STH Sinh học 12 THPT…………32 2.2. Quy trình thiết kế các hoạt động nhằm phát triển NLHT cho HS trong dạy học phần STH Sinh học 12 THPT bằng phương pháp DHTNN …...........….37 iii
- 2.2.1. Quy trình thiết kế các hoạt động nhằm phát triển NLHT cho HS bằng phương pháp DHTNN................................................... ................................. 37 2.2.2. Vận dụng quy trình để thiết kế các hoạt động nhằm phát triển NLHT trong dạy học phần STH Sinh học 12 THPT bằng phương pháp DHTNN.....40 2.3. Quy trình tổ chức các hoạt động nhằm phát triển NLHT cho HS trong dạy học phần STH Sinh học 12 THPT bằng phương pháp DHTNN…................44 2.3.1. Quy trình tổ chức các hoạt động nhằm phát triển NLHT cho HS trong dạy học phần STH Sinh học 12 THPT bằng phương pháp DHTNN..............44 2.3.2. Vận dụng quy trình DHTNN để phát triển NLHT trong dạy học phần STH Sinh học 12 THPT................................................................ ................. 47 2.3.3. Đề xuất một số nội dung có thể sử dụng phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT cho HS phần STH Sinh học 12 THPT………….…............ 59 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 62 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 63 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 63 3.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 63 3.3.1. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 63 3.3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 63 3.3. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 64 3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm ........................................................................... 64 3.3.2. Bố trí thực nghiệm ............................................................................... 64 3.3.3. Tiêu chí đánh giá…… ............ ………………………….……………..64 3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 76 3.4.1. Kết quả về định lượng ………………...………………….................. 76 3.4.2. Kết quả về định tính ……………………………..……… .................. 84 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... ..88 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của GV phần STH Sinh học 12 THPT .................................................................................. 22 Bảng 1.2. Thực trạng hiểu biết của GV về những yêu cầu cần thiết khi dạy học theo hướng phát triển NLHT cho HS ....................................................... 23 Bảng 1.3. Thực trạng nhận thức của GV về vai trò của dạy học theo hướng phát triển NLHT cho HS ............................................................................... 25 Bảng 1.4. Thực trạng về NLHT của HS lớp 12 tại trường THPT Phạm Văn Nghị, huyện Ý Yên, Nam Định....................................................................... 27 Bảng 2.1. Mục tiêu của phần STH trong chương trình Sinh học 12 THPT ... 32 Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung phần STH Sinh học 12 THPT ........................... 33 Bảng 2.3. Cấu trúc chung của các bài trong phần STH, Sinh học 12 ............. 35 Bảng 2.4. Trình tự thành phần kiến thức của phần STH Sinh học 12 ............ 36 Bảng 2.5. Một số nội dung phần Sinh thái học có thể sử dụng phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT cho HS… .................................................... 60 Bảng 3.1. Các kỹ năng của NLHT khi hoạt động theo nhóm nhỏ .................. 65 Bảng 3.2. Bảng hỏi kiểm tra NLHT của HS khi hoạt động theo nhóm nhỏ ... 67 Bảng 3.3. Bảng kiểm quan sát biểu hiện của các kỹ năng hợp tác của HS khi hoạt động theo nhóm nhỏ ................................................................................ 70 Bảng 3.4. Bảng kiểm quan sát thái độ và kỹ năng của nhóm khi hoạt động theo nhóm nhỏ ................................................................................................. 75 Bảng 3.5. Mức độ phát triển NLHT của HS ................................................... 77 Bảng 3.6. Kết quả 3 bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC ............................... 80 Bảng 3.7. Bảng các giá trị đặc trưng mẫu ....................................................... 80 Bảng 3.8. Bảng tần suất các điểm các bài kiểm tra......................................... 82 Bảng 3.9. Bảng tần suất hội tụ tiến các điểm các bài kiểm tra trong TN ...... 83 Bảng 3.10. Kiểm định giả thuyết thống kê điểm các bài kiểm tra trong TN .. 84 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Điểm trung bình bài kiểm tra trong TN .......................................... 81 Hình 3.2. Tần suất các bài kiểm tra trong TN ................................................. 82 Hình 3.3. Tần suất hội tụ tiến điểm tổng hợp bài kiểm tra trong TN .............. 83 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Để thực hiện được mục tiêu này, chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo ở giai đoạn hiện nay là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Từ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học đến đổi mới kiểm tra đánh giá. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược. 1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học và đặc điểm kiến thức phần Sinh thái học Sinh học 12 Từ thực tiễn dạy học ở trường Trung học phổ thông (THPT) và các số liệu điều tra cho thấy, hiện nay Giáo viên (GV) đã và đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS, việc đổi mới phương pháp dạy học thể hiện tất cả các khâu của quá trình dạy học. Tuy vậy, việc dạy học môn Sinh học nói chung, phần Sinh thái học (STH) nói riêng vẫn còn ở mức HS học thuộc lí thuyết thuần túy và áp dụng máy móc các công thức, định luật để giải bài tập trong SGK mà chưa hiểu sâu được bản chất bên trong của kiến thức. Cũng vì lý do này mà HS chưa vận dụng được kiến thức STH vào giải quyết các vấn đề trong chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. Trong khi đó, Sinh học là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về thế giới sống, về các hiện tượng, các quá trình cũng như các quy luật trong thế 1
- giới sống. Do đó, những tri thức về Sinh học là cơ sở khoa học, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của con người. Chương trình Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 12 THPT, đặc biệt phần STH có nhiều kiến thức gắn liền với cuộc sống thường ngày của HS, làm kích thích sự tò mò tìm hiểu kiến thức để áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những kiến thức khái niệm đơn thuần còn có nhiều quy luật, cơ chế và những quá trình khó. Do vậy, để vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn nhằm làm tăng năng suất vật nuôi, cây trồng cũng như sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững đòi hỏi HS phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập. Phần STH thuộc chương trình Sinh học 12 THPT là một trong những nội dung rất thích hợp để thiết kế các hoạt động dạy học theo nhóm nhỏ nhằm phát triển năng lực hợp tác (NLHT) cho HS. 1.3. Xuất phát từ vai trò của việc phát triển NLHT trong dạy học. NLHT được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay vì chúng ta là một thực thể, luôn tồn tại trong cộng đồng, trong xã hội. Phát triển NLHT cho HS ngay từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới. Dạy học theo nhóm nhỏ (DHTNN) là một trong những phương pháp phát huy NLHT hiệu quả nhất. DHTNN không những phát huy được tính chủ động sáng tạo cho HS mà còn rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng sống rất cần thiết cho hiện tại cũng như tương lai. Phương pháp DHTNN được sử dụng nhằm giúp cho tất cả HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. Nhưng làm thế nào để phát triển được NLHT cho HS thông qua DHTNN thì còn là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục học, nhiều GV còn đang trăn trở nghiên cứu. 2
- Chúng ta đều hiểu rằng sử dụng phương pháp DHTNN không chỉ đơn giản là ghép nhóm HS với nhau rồi tiến hành quá trình dạy học. Để thực hiện được phương pháp DHTNN thành công, phải căn cứ vào nội dung từng môn học, điều kiện học, đối tượng HS, tính chất bài học và năng lực sư phạm của từng GV. Do vậy, việc nghiên cứu và sử dụng phương pháp DHTNN để dạy học phần STH giúp HS vận dụng các kiến thức STH vào đời sống và thực tiễn sản xuất, đồng thời phát triển NLHT cho HS trong quá trình dạy học luôn là vấn đề mới mẻ và cần thiết. Từ những lí do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT cho HS trong dạy học phần STH Sinh học 12 THPT” 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp DHTNN để thiết kế các hoạt động học tập và tổ chức các hoạt động đó vào dạy học phần STH Sinh học 12 THPT nhằm phát triển NLHT cho HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp DHTNN và NLHT. - Điều tra thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của GV; hiểu biết của GV về những yêu cầu cần thiết khi dạy học theo hướng phát triển NLHT và vai trò của dạy học theo hướng phát triển NLHT; Thực trạng NLHT của HS. - Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức của phần STH Sinh học 12 THPT; xác định các nội dung phù hợp có thể vận dụng phương pháp DHTNN trong dạy học nhằm phát triển NLHT cho HS. - Xây dựng quy trình thiết kế và quy trình tổ chức các hoạt động trong dạy học phần STH Sinh học 12 bằng phương pháp DHTNN theo hướng phát triển NLHT cho HS. 3
- - Thiết kế một số giáo án phần STH Sinh học 12 THPT trong đó vận dụng phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT cho HS. - Thực nghiệm (TN) sư phạm để kiểm tra giả thuyết của đề tài từ đó rút ra các kết luận về tính khả thi của đề tài. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp DHTNN và NLHT. - Nội dung phần STH Sinh học 12 THPT. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp DHTNN. - Năng lực hợp tác. - Quy trình vận dụng phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT cho HS. 5.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần STH Sinh học 12 THPT. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến DHTNN và phát triển NLHT cho HS, bao gồm: các giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí, bài viết về lý luận và phương pháp giảng dạy Sinh học, làm cơ sở lý luận cho luận văn nghiên cứu. Phân tích nội dung kiến thức phần STH Sinh học 12 THPT, đồng thời hệ thống hóa các tài liệu có liên quan để làm cơ sở cho việc thiết kế và tổ chức các hoạt động DHTNN. 6.2. Phương pháp điều tra cơ bản Sử dụng phiếu điều tra GV nhằm khảo sát thực trạng việc dạy học theo hướng phát triển NLHT ở môn Sinh học nói chung và phần STH Sinh học 12 THPT nói riêng ở trường THPT thông qua phiếu điều tra GV. Sử dụng phiếu điều tra HS nhằm khảo sát thực trạng NLHT của HS lớp 4
- 12 THPT thông qua phiếu điều tra HS. 6.3. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành TN ở trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài. Kết quả TN được đánh giá qua phiếu hỏi và bài kiểm tra. 6.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel nhằm kiểm tra độ tin cậy của phương pháp dạy học mà luận văn đã đề xuất. 7. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng phương pháp DHTNN để thiết kế và tổ chức dạy học phần STH Sinh học 12 THPT sẽ phát triển NLHT cho HS. 8. Những đóng góp mới của luận văn - Xây dựng được quy trình thiết kế và quy trình tổ chức dạy học phần STH bằng phương pháp DHTNN theo hướng phát triển NLHT cho HS. - Thiết kế giáo án dạy học phần STH Sinh học 12 theo hướng vận dụng phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT cho HS. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu bổ sung cho việc nghiên cứu và vận dụng hiệu quả phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT trong dạy học Sinh học nói riêng và dạy học ở trường THPT nói chung. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Vận dụng phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT cho HS trong dạy học phần STH Sinh học 12 THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 5
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về phƣơng pháp dạy học theo nhóm nhỏ theo hƣớng phát triển năng lực hợp tác 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về dạy học theo nhóm nhỏ theo hướng phát triển năng lực hợp tác Ở nhiều nước trên thế giới, nghiên cứu vận dụng phương pháp DHTNN vào quá trình dạy học đã được quan tâm từ rất sớm. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục đã có những cách tiếp cận khác nhau về phương pháp dạy học này. Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Marco Fabio Quintilian nhà Giáo dục học người Tây Ban Nha cho rằng HS sẽ có rất lợi nếu biết nói những điều mình hiểu cho người khác cùng hiểu. Đến thế kỷ thứ XVII, Jan Amos Komenxky (1592 - 1670) nhà Triết học người Séc tin rằng HS sẽ học tốt từ việc dạy cho bạn bè và học từ bạn bè của mình. Cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Reverend Bebel và Joseph Lancaster người Anh đã tổ chức DHTNN, họ chia HS thành từng nhóm để hoạt động. Thông qua hoạt động nhóm, HS cùng nhau trao đổi, chia sẻ, giúp nhau tìm hiểu, khám phá vấn đề và thu được kết quả học tập tốt hơn. Ý tưởng này được nhanh chóng đưa từ Anh sang Mỹ và đã nhận được sự hưởng ứng, phát triển rộng rãi bởi những nhà giáo dục tiên phong như John Dewey, Roger Parker, Morton Deutch... Họ đề cao khía cạnh xã hội của việc học tập và cũng nâng cao vai trò của nhà giáo trong việc giáo dục HS một cách dân chủ. J. Dewey cho rằng muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì HS phải được trải nghiệm trong cuộc sống hợp tác ngay từ trong nhà trường. Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hoá trong một thế giới vi mô và học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học [36, tr.17]. Trong thời gian từ năm 1930 đến 1940, nhà Tâm lí học xã hội Kurt Lewin đã nghiên cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên trong các nhóm dân chủ. Ông quan tâm đến cách cư xử của mỗi thành viên trong nhóm 6
- và xây dựng lý thuyết cơ sở về học tập hợp tác. Sau đó, Morton Deutsch đã phát triển lí luận về hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở “Những lí luận nền tảng” của Lewin. Năm 1940, Morton Deutsch đưa ra lí thuyết về các tình huống hợp tác và cạnh tranh [35, tr.15]. Các nghiên cứu gắn liền tên tuổi các nhà nghiên cứu với các kỹ thuật dạy học hợp tác nổi tiếng dựa trên cơ sở lý luận và TN được ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới như: Kỹ thuật Puzzle Jigsaw (Aronson et al, 1978; Aronson, 2000), kỹ thuật Xung đột sáng tạo và thủ tục tranh cãi (Johnson & Smith, 1987), kỹ thuật Nhóm điều tra (aran & aran, 1992), kỹ thuật Stad (Đội sinh viên và cách chia thành tựu), kỹ thuật TGT (Trò chơi giải đấu), kỹ thuật TAI (Hướng dẫn đội chơi tăng tốc), kỹ thuật CIRC (Đọc hợp tác tích hợp và các thành phần), kỹ thuật DEC (Phản biện tiểu luận cặp đôi, Millis & Cottell năm 1998 và Millis erman & Cottell, 1993), kỹ thuật STP (Dự án đội sinh viên, erman & Woy-Hazelton, 1988), kỹ thuật Chỉ dẫn phức tạp (Cohen, 1994)... Slavin (1995) đã mô tả và hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật này trong các trường học [dẫn theo 37, tr.194] Vào năm 2005, trong tài liệu hội thảo tập huấn: “Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới” thuộc dự án phát triển giáo dục THPT của Hà Nội, GS. Bernd Meier và TS. Nguyễn Văn Cường đã trình bày chi tiết về những nội dung cơ bản về phát triển năng lực. Trong tài liệu gồm có 4 phần: Phần 1 - Một số cơ sở của dạy và học trong xã hội tri thức: trình bày về lý thuyết phát triển năng lực, mô hình cấu trúc của năng lực và khái niệm học tập theo lý thuyết năng lực; Phần 2 – Dạy và học với phương pháp dạy học mới: trình bày về các kĩ thuật và phương pháp dạy học mới gồm dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tình huống và dạy học dự án nhằm phát triển năng lực cho HS trong quá trình dạy và học; Phần 3 – Dạy và học với phương tiện dạy học mới: trình bày về khái niệm về phương tiện, một số phương tiện dạy học mới để hỗ trợ quá trình dạy học với mục tiêu phát 7
- triển năng lực, đặc biệt là phương tiện điện tử (e –learning); Phần 4 - Chất lượng dạy học và chuẩn giáo dục: nêu những tiêu chuẩn để đánh giá một giờ học tốt và chuẩn giáo dục [1]. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về dạy học theo nhóm nhỏ theo hướng phát triển năng lực hợp tác Ở Việt Nam, tư tưởng học tập theo nhóm cũng đã có từ rất lâu đời, ông cha ta có câu “học thầy không tày học bạn”, điều này cho thấy lợi ích của việc học tập từ bạn bè. Học tập theo nhóm có nhiều hình thức khác nhau, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ hay nhóm tự quản hoặc nhóm đôi bạn cùng tiến... Tuy nhiên, thời gian đó học tập hợp tác là phong trào tự phát, chưa có cơ sở khoa học vững chắc nên dần dần lắng xuống. Đến những năm cuối của thế kỷ XX, đổi mới phương pháp giảng dạy học để phù hợp với xu thế trở thành nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục. Các nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói riêng được nghiên cứu rất kỹ về lý thuyết được ra đời như : Tác giả Đặng Thành Hưng (2002) trong cuốn “Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp, kỹ thuật”, đã khái quát các công trình nghiên cứu của Slavin R.; Davison N.; Johnson D. W.; Johnson R. T. đồng thời đưa ra khái niệm nhóm hợp tác so sánh với kiểu học tranh đua và học cá nhân, chỉ ra tầm quan trọng kỹ năng học tập hợp tác và các nguyên tắc đảm bảo cho dạy học hợp tác thành công [20]. Tiếp đến trong một số bài báo của chính tác giả như: “Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại” [21], “Kỹ năng dạy học và tiêu chí đánh giá" [22], “Nhận diện và đánh giá kĩ năng” [23]..., tác giả đã chỉ ra hệ thống các kỹ năng học tập trong môi trường hiện đại. Thông qua hệ thống kỹ năng học tập, tác giả cho thấy học tập chính là thiết lập các mối quan hệ tích cực, cùng nhau chia sẻ và giải quyết các vấn đề... Đây chính là những kỹ năng học tập được tác giả nhận diện trong môi trường học tập hiện đại. 8
- Tác giả Ngô Thị Thu Dung (2002), “Cơ sở khoa học của việc rèn kỹ năng học theo nhóm cho HS tiểu học bằng phương pháp dạy học theo nhóm”, đã dựa trên cách tiếp cận hoạt động, quan sát quá trình học hợp tác nhóm của HS tiểu học đã đưa ra 18 kỹ năng hợp tác cần rèn luyện [3]. Tác giả Trần Bá Hoành (2006), “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa” đã cho thấy dạy học theo nhóm vừa phát huy tích cực của mỗi HS vừa phát triển tình bạn. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh “Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia ; NLHT phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho HS” [17]. Phó Giáo sư Mai Văn Hưng (2015) , “Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực của HS THPT trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”, đã nêu khái niệm năng lực, những năng lực chung và năng lực riêng, đồng thời đề xuất hình thức đánh giá của một số năng lực [24]. Đặc biệt, tác giả Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội (2016), trong cuốn “Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông”, đã trình bày rất chi tiết về những nội dung cơ bản về dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. Trong tài liệu gồm có 3 phần: Phần 1 - Một số vấn đề chung về hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, trình bày khái quát về năng lực và dạy học tiếp cận năng lực ; hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển cho người học ở trường phổ thông trung học. Phần 2 – Định hướng dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường phổ thông trung học, trình bày dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học và chỉ rõ các biện pháp hình thành và phát triển năng lực người học trong dạy học; Phần 3 – Kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học, trình bày một số vấn đề chung về kiểm tra đánh giá và quy trình đánh giá người học theo định hướng hình thành và phát trát triển năng lực [32]. 9
- Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển năng lực học tập cho HS trong dạy HS học đã thu hút được khá nhiều tác giả tập trung nghiên cứu. Các luận án Tiến sỹ của các tác giả: Nguyễn Triệu Sơn (2007) “Phát triển khả năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm Toán một số trường đại học miền núi nhằm nâng cao chất lượng của người được đào tạo”, đã đề xuất biện phát phát triển khả năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm Toán ở một số trường đại học miền núi [28]; Nguyễn Thành Kỉnh (2010) “Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS”, đã nghiên cứu bản chất của dạy học hợp tác và đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho GV THCS thông qua hoạt động bồi dưỡng chuyên môn [25]; Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2012) "Rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho sinh viên ĐHSP trong hoạt động nhóm" [27] và Nguyễn Thị Thuý Hạnh (2011) "Kỹ năng học hợp tác của sinh viên sư phạm" [12], Nguyễn Thị Thanh (2013), Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học sư phạm [33],... đã đi sâu nghiên cứu về dạy học theo nhóm, xác định được hệ thống kỹ năng học tập hợp tác cần rèn cho sinh viên Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm và cơ sở khoa học của rèn luyện các kỹ năng học tập hợp tác. Luận án Tiến sỹ của các tác giả Hoàng Lê Minh (2007) lại đi theo hướng vận dụng các kỹ thuật dạy học hợp tác vào các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [26]. Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập đến các vấn đề khác nhau của DHTNN và NLHT, như : Nguyễn Thị Kim Dung (2000), “Thảo luận nhóm và quá trình xây dựng quan hệ nhân ái giữa học sinh với nhau ở trường trung học”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (11), tr. 10-11 [5] ; Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2011), “Thực trạng kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên cao đẳng sư phạm”, Tạp chí Tâm lý học, (8) tr. 149 [13] ; Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương (2015), “Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 THPT”. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, (60/1), tr.102-113 [18] ... 10
- Tóm lại, các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu về DHTNN với các cách tiếp cận khác nhau và dưới các tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, học tập theo quan điểm tương tác, DHTNN… những nghiên cứu này khẳng định đây là một hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Việc vận dụng hình thức dạy học này vào các môn học ở các cấp học khác nhau nhằm phát triển năng lực cho HS là phù hợp với xu thế và đem lại hiệu quả cao cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sâu, rộng trong cả nước hiện nay. Việc vận dụng phương pháp DHTNN nhằm phát triển NLHT cho HS trong bộ môn Sinh học nói riêng và các môn học khác nói chung đang là một hình thức dạy học mới, vì vậy, cần được nghiên cứu và vận dụng vào các môn học ở các cấp học khác nhau. 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 1.2.1. Phương pháp DHTNN 1.2.2.1. Khái niệm phương pháp DHTNN DHTNN là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. DHTNN còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm. DHTNN không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 – 6 HS. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. DHTNN thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Trong các môn khoa học tự nhiên, công việc nhóm có thể được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm và tìm các giải pháp cho những vấn đề được đặt ra. Trong các môn 11
- nghệ thuật, âm nhạc, các môn khoa học xã hội, các đề tài chuyên môn có thể được xử lý độc lập trong các nhóm, các sản phẩm học tập sẽ được sẽ tạo ra. Trong môn ngoại ngữ có thể chuẩn bị các trò chơi đóng kịch,…. Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những HS khác ở dạng bài giảng. 1.2.2.2. Các cách thành lập nhóm Trong DHTNN thì thành lập nhóm theo tiêu chí nào có vai trò rất quan trọng tới hiệu quả hoạt động chung của nhóm. Có rất nhiều cách để thành lập nhóm. Sau đây là một số cách thành lập theo tác giả Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier [2]. Tiêu chí Cách thực hiện Ƣu điểm Nhƣợc điểm 1. Các nhóm Bằng cách HS tự Đây là cách dễ Dễ tạo ra sự tách gồm những chọn nhóm. nhất để thành lập biệt giữa các người tự nhóm, đảm bảo nhóm trong lớp, nguyện cùng công việc thành vì vậy cách tạo hứng thú. công nhanh nhất. lập nhóm như thế này không nên là khả năng duy nhất. 2. Các nhóm Bằng cách đếm số, Các nhóm luôn Nguy cơ có trục ngẫu nhiên. phát thẻ, gắp thăm, luôn mới sẽ đảm trặc sẽ tăng cao. sắp xếp theo màu bảo là tất cả các HS phải sớm làm sắc,…. HS đều có thể quen với việc đó học tập chung để thấy rằng cách nhóm với tất cả lập nhóm như vậy các HS khác. là bình thường. 3. Nhóm ghép Xé nhỏ một bức Cách tạo lập Cần một ít chi phí hình. tranh hoặc các tờ tài nhóm kiểu vui để chuẩn bị và 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình
136 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 122 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 49 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 54 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 trung học phổ thông nhằm phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề
120 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cương
128 p | 31 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán học: Dạy học chủ đề phương trình mũ và logarit theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
114 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
121 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 47 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học Chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
118 p | 29 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn