intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: Ganuongmuoixa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở tổng hợp, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn của trải nghiệm sáng tạo, đề tài tập trung thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh ở trường trung học phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh trung học phổ thông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HÀ THỊ THANH HUYỀN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 12 CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN HÀ NỘI – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HÀ THỊ THANH HUYỀN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 12 CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN Mã số: 8.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TSKH.Vũ Đình Hòa HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ từ phía thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh. Đây là nguồn động lực to lớn để tác giả cố gắng trong suốt thời gian thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sƣ phạm trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn tận tâm giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy PGS.TSKH.Vũ Đình Hòa đã luôn tận tình hƣớng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tác giả hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn quý thầy, cô giáo và các em học sinh trƣờng Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu; trƣờng Trung học phổ thông Thành phố, tỉnh Lai Châu; trƣờng Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu đã giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo nghiệm, thực nghiệm. Tác giả cũng xin gửi lời biết ơn tới gia đình, cảm ơn những ngƣời bạn trong thời gian qua đã luôn động viên, hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn này. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng dành thời gian nghiên cứu song bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến các vấn đề đƣợc trình bày trong luận văn để bản luận văn đƣợc hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Hà Thị Thanh Huyền i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS Học sinh TNSP Thực nghiệm sƣ phạm THPT Trung học phổ thông ii
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Toán lớp 12 của giáo viên ở trƣờng phổ thông ................................ 36 Bảng 1.2. Kết quả điều tra học sinh về đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Toán 12 ................................................. 38 Bảng 3.1. Thống kê điểm của học sinh qua bài kiểm tra trƣớc thực nghiệm 113 Bảng 3.2. Kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình cộng ...................... 113 điểm bài kiểm tra trƣớc thực nghiệm ............................................................ 113 Bảng 3.3. Thống kê điểm của học sinh qua bài kiểm tra sau thực nghiệm .. 115 Bảng 3.4. Kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình cộng ...................... 115 điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm ............................................................... 115 iii
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Mức độ yêu thích của học sinh THPT đối với môn Toán .......... 35 Biểu đồ 3.1. Điểm số bài kiểm tra trƣớc thực nghiệm .................................. 114 Biểu đồ 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm số bài kiểm tra trƣớc thực nghiệm ... 114 Biểu đồ 3.3. Điểm số bài kiểm tra sau thực nghiệm ..................................... 116 Biểu đồ 3.4. Tần suất hội tụ tiến điểm số bài kiểm tra sau thực nghiệm ...... 116 iv
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình học qua trải nghiệm (David Kolb, 1984) ......................... 12 Hình 2.1. Phân chia khối hộp chữ nhật thành các khối lập phƣơng ................ 50 Hình 2.2. Hình hộp chữ nhật ........................................................................... 51 Hình 2.3. Khối Rubic mini .............................................................................. 51 Hình 2.4. Mặt cắt của bể bơi ........................................................................... 52 Hình 2.5. Khối lăng trụ ................................................................................... 53 Hình 2.6. Phân chia khối lăng trụ thành ba khối tứ diện ................................ 53 Hình 2.7. Kim tự tháp Kheops ........................................................................ 55 Hình 2.8. Hình hộp chữ nhật không nắp đƣợc gấp từ bìa cứng ...................... 56 Hình 2.9. Chiếc lều cắm trại............................................................................ 57 Hình 2.10. Hình chóp tứ giác đều ................................................................... 57 Hình 2.11. Mô hình căn nhà ............................................................................ 59 Hình 2.12. Hình ảnh mặt cầu, khối cầu trong thực tế ..................................... 64 Hình 2.13. Giao của mặt cầu với mặt phẳng ................................................... 64 Hình 2.14. Giao của mặt cầu với đƣờng thẳng ............................................... 66 Hình 2.15. Mặt cầu ngoại tiếp hình lập phƣơng ............................................. 68 Hình 2.16. Mặt cầu nội tiếp hình lập phƣơng ................................................. 68 Hình 2.17. Một số dụng cụ để xác định diện tích mặt cầu.............................. 69 Hình 2.18. Các bƣớc thao tác xác định diện tích mặt cầu............................... 69 Hình 2.19. Diện tích bề mặt quả cầu bằng bốn lần diện tích hình tròn lớn .... 71 Hình 2.20. Quả địa cầu .................................................................................... 71 Hình 2.21. Dụng cụ xác định thể tích khối cầu ............................................... 72 Hình 2.22. Thí nghiệm xác định thể tích khối cầu .......................................... 72 Hình 2.23. Cốc nƣớc hình trụ .......................................................................... 74 Hình 2.24. Mặt cắt hộp đựng bóng tennis ....................................................... 76 Hình 2.25. Khối pha lê .................................................................................... 76 v
  8. Hình 2.26. Mặt cắt hình hộp chữ nhật............................................................. 81 Hình 2.27. Mặt cắt hình lập phƣơng ............................................................... 81 Hình 2.28. Hình hộp chữ nhật đƣợc cắt và ghép từ bìa cứng ......................... 81 Hình 2.29. Hộp đựng dụng cụ học tập, hộp đựng quà làm từ giấy cứng ........ 82 Hình 2.30. Mặt cắt để tạo ra hình trụ .............................................................. 82 Hình 2.31. Hộp quà hình trụ............................................................................ 83 Hình 2.32. Một số sản phẩm của nghề thủ công mỹ nghệ .............................. 85 Hình 2.33. Dụng cụ tính số lƣợng bi ............................................................... 85 Hình 2.34. Lịch để bàn hình mƣời hai mặt đều .............................................. 87 Hình 2.35. Hình ảnh trong phần thi “Khởi động”........................................... 92 Hình 2.36. Bát diện đều chuyển động làm từ giấy màu .................................. 92 Hình 2.37. Mặt cắt và mô hình bát diện đều ................................................... 93 Hình 2.38. Kim tự tháp xếp từ que màu .......................................................... 94 Hình 2.39. Nón lá ............................................................................................ 94 Hình 2.40. Hình trụ và hình lăng trụ ............................................................... 95 Hình 2.41. Chiếc phễu hình nón đƣợc cắt, dán từ tấm bìa hình tròn ............ 106 Hình 3.1. Học sinh thuyết trình trong hoạt động “Những khối hình quanh ta” ....................................................................................................................... 117 Hình 3.2. Học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm .................................... 117 Hình 3.3. Học sinh thảo luận nhóm tính số lƣợng viên bi ............................ 118 Hình 3.4. Học sinh thiết kế “Chiếc hộp đa năng” ......................................... 118 Hình 3.5. Học sinh thảo luận nhóm trong chủ đề trải nghiệm “Mặt cầu” .... 118 vi
  9. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v MỤC LỤC ....................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 4 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 4 5.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 4 6. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4 7. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 9. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 6 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 6 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 10 1.1.3. Mô hình giáo dục qua trải nghiệm của David Kolb........................... 12 1.1.4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam .............................................................................. 13 vii
  10. 1.1.5. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................... 16 1.1.6. Phƣơng thức tổ chức và loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trƣờng phổ thông.......................................................................... 19 1.1.7. Một số phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trƣờng phổ thông ................................................................................... 21 1.1.8. Đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo .................. 24 1.1.9. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học và giáo dục học sinh ........................................................................................................ 25 1.1.10. Trải nghiệm sáng tạo trong môn Toán ở trƣờng phổ thông............. 27 1.1.11. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh trung học phổ thông ............ 29 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 33 1.2.1. Thực trạng dạy và học môn Toán ở trƣờng trung học phổ thông hiện nay ...................................................................................................................... 33 1.2.2. Thực trạng thiết kế và tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Toán lớp 12 ở trƣờng trung học phổ thông hiện nay .... 34 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 39 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 12 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................................................. 40 2.1. Môn Toán cấp trung học phổ thông trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.................................................................................................... 40 2.1.1. Đặc điểm môn học ............................................................................. 40 2.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 40 2.1.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ........................................ 41 2.2. Đặc điểm phân môn Hình học ở bậc học trung học phổ thông ............ 41 2.3. Các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Toán .. 43 2.4. Quy trình kĩ thuật để thiết kế một chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Toán ...................................................................................... 43 2.5. Thiết kế một số chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh trung học phổ thông ..................................... 47 viii
  11. 2.5.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong hình thành kiến thức mới cho học sinh .......................................................................................... 47 2.5.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong vận dụng kiến thức vào thực tiễn ........................................................................................................ 77 2.5.3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua hình thức trò chơi học tập89 2.5.4. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua hình thức tham quan học tập ................................................................................................................. 98 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 109 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................. 110 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 110 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm........................................................................ 110 3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................. 110 3.4. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 110 3.4.1. Kế hoạch thực nghiệm ..................................................................... 110 3.4.2. Thời gian thực nghiệm ..................................................................... 111 3.4.3. Nội dung thực nghiệm...................................................................... 111 3.4.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................... 111 3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................... 112 3.5.1. Cơ sở đánh giá kết quả thực nghiệm................................................ 112 3.5.2. Đánh giá định tính ............................................................................ 112 3.5.3. Đánh giá định lƣợng......................................................................... 112 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 119 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 120 1. Kết luận .................................................................................................. 120 2. Khuyến nghị ........................................................................................... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 121 PHỤ LỤC ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đƣợc triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống giáo dục nƣớc ta. Sự đổi mới đƣợc nhấn mạnh trên cả mục tiêu giáo dục và chƣơng trình giáo dục, đặc biệt là sự đổi mới về phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. Chƣơng trình Giáo dục phổ thông tổng thể đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố ngày 27/12/2018 đã chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù của các môn học mà học sinh cần đạt đƣợc trong đó có năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để thực hiện hiệu quả chƣơng trình giáo dục phổ thông mới thì giáo dục cần thực hiện đầy đủ, đúng đắn các nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với cuộc sống, giáo dục nhà trƣờng gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1], nghĩa là nhà trƣờng ngày nay là nhà trƣờng hoạt động, phƣơng pháp giáo dục bằng hoạt động, hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy - trò, giữa trò - trò, hoạt động giúp ngƣời học liên hệ, vận dụng đƣợc những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hƣớng, phƣơng pháp học mới đã và đang nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của những ngƣời làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng đƣợc nhân rộng do tính hiệu quả mà nó mang lại. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức, kĩ năng học đƣợc vào thực tiễn hoặc đƣợc học tập, rèn luyện từ thực tiễn, từ đó phát triển năng lực. Khổng Tử (551 – 479 trƣớc Công nguyên) có câu “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Vì thế, giáo dục cần có những bài học trực quan, học sinh cần đƣợc thực nghiệm để chủ động lĩnh hội kiến thức. 1
  13. Trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay ở tất cả các cấp, bậc học, môn Toán có một vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng. Cùng với việc giúp học sinh kiến tạo tri thức và rèn luyện những kĩ năng toán học cần thiết, môn Toán còn góp phần phát triển các năng lực trí tuệ chung, rèn luyện những đức tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, kiên trì, độc lập, sáng tạo, bồi dƣỡng óc thẩm mĩ. Mặc dù là một ngành khoa học có tính trừu tƣợng cao nhƣng Toán học lại có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn và có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, khi nói đến môn Toán, ai cũng nghĩ ngay đến những con số khô khan, những công thức và định lí cứng nhắc. Học sinh phổ thông thƣờng có tâm lí “sợ” môn Toán bởi sự hàn lâm, trừu tƣợng của kiến thức và tính phức tạp trong vận dụng giải toán. Do đó, sẽ không có gì tốt hơn việc học sinh đƣợc tự mình trải nghiệm và rút ra những tri thức quý cho bản thân, giúp tạo hứng thú cho các em mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chƣơng trình. Trong chƣơng trình môn Toán bậc trung học phổ thông, có nhiều kiến thức hình học liên quan đến thực tế và đƣợc sử dụng trong nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, đối với học sinh ở cấp học này, Hình học, đặc biệt là Hình học không gian là một môn học khó đòi hỏi óc tƣ duy, sự tổng hợp kiến thức và trí tƣởng tƣợng không gian rất cao của các em. Nhiều học sinh tuy học giỏi môn Đại số và Giải tích nhƣng lại chỉ đạt điểm trung bình khi làm bài kiểm tra môn Hình học, điều đó một phần là do nội dung môn Hình học hiện nay trong các nhà trƣờng còn hàn lâm, nặng về lý thuyết. Trong thực tế giảng dạy môn Toán, nhiều giáo viên chƣa khơi gợi đƣợc ở học sinh niềm say mê đối với toán học nói chung và hình học nói riêng, chƣa nhem nhóm và nuôi dƣỡng lòng yêu thích nghiên cứu hình học ở các em. Do đó, nhiều học sinh ngại học Hình học, thiếu kĩ năng giải toán và không thấy đƣợc vẻ đẹp cũng nhƣ các ứng dụng quan trọng của hình học trong thực tiễn cuộc sống. Việc dạy học 2
  14. Hình học sẽ có hiệu quả hơn nếu giáo viên làm cho học sinh thấy đƣợc ý nghĩa của những nội dung toán học mà họ đƣợc học. Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Toán nói chung, dạy học phân môn Hình học nói riêng ở trƣờng phổ thông hiện nay và yêu cầu của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn của trải nghiệm sáng tạo, đề tài tập trung thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu bao gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. - Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học phổ thông. - Điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Toán ở trƣờng phổ thông nói chung, ở bậc học trung học phổ thông nói riêng. - Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phân môn Hình học lớp 12 trong chƣơng trình môn Toán bậc trung học phổ thông hiện hành. - Thiết kế minh họa một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông. - Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm đã thiết kế. 4. Câu hỏi nghiên cứu Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhƣ thế nào để học sinh lớp 12 bậc trung học phổ thông có thể tiếp thu tốt kiến thức phần Hình học và biết vận dụng tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống? 3
  15. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12. 5.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học môn Toán ở trƣờng trung học phổ thông. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế đƣợc các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học theo định hƣớng phát triển các năng lực của học sinh và vận dụng vào thực tiễn dạy học một cách thích hợp thì sẽ mang lại sự hứng thú cho học sinh trong học tập môn Toán, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Toán nói chung, chất lƣợng dạy và học Hình học nói riêng. 7. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu và đề xuất một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2019 đến tháng 7/2020. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp,... các công trình nghiên cứu hoạt động trải nghiệm có liên quan đến đề tài; phân tích nội dung chƣơng trình môn Toán, phƣơng pháp dạy học môn Toán ở bậc học trung học phổ thông. - Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, những giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý về những vấn đề liên quan đến đề tài. - Phương pháp quan sát Quan sát tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. 4
  16. Quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học và quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh để thu thập những thông tin cần thiết. - Phương pháp điều tra khảo sát Xây dựng một bảng anket gồm một hệ thống các câu hỏi đóng và mở nhằm tìm hiểu thực trạng thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Toán nói chung, trong dạy học phân môn Hình học nói riêng ở bậc học trung học phổ thông. Mẫu khảo sát: tiến hành khảo sát 20 giáo viên đang giảng dạy bộ môn Toán tại các trƣờng trung học phổ thông khác nhau; 100 học sinh lớp 12 ở các trƣờng Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu; trƣờng Trung học phổ thông Thành phố, tỉnh Lai Châu; trƣờng Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trƣờng Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu và trƣờng Trung học phổ thông Thành phố, tỉnh Lai Châu theo hƣớng đề xuất của tác giả nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. - Phương pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra thực trạng và thực nghiệm sƣ phạm. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh trung học phổ thông Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm 5
  17. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1.1.Nghiên cứu trên thế giới Từ giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng ngƣời Mỹ, John Dewey với tác phẩm Kinh nghiệm và Giáo dục (Experience and Education) (2012) đã chỉ ra những hạn chế của giáo dục học đƣờng và đƣa ra quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Dewey chỉ ra rằng, kinh nghiệm giáo dục có thể giúp cải thiện hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối ngƣời học với kiến thức họ đã học đƣợc trong thực tế. Theo ông, học tập kinh nghiệm là quá trình của một ngƣời sau khi tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh giá, xác định những gì hữu ích hoặc quan trọng để ghi nhớ và sử dụng chúng vào việc thực hiện các hoạt động khác trong tƣơng lai. Ngoài John Dewey, một trong những lý thuyết nghiên cứu trực tiếp đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học là lý thuyết Học từ trải nghiệm (Experiential Learning) (1984) của David Allen Kolb. Trong lý thuyết của mình, Kolb đã chỉ ra rằng: học tập là một quá trình trong đó kiến thức của ngƣời học đƣợc tạo ra bằng cách chuyển hóa kinh nghiệm, nghĩa là bản chất của hoạt động học tập là một quá trình trải nghiệm. Vận dụng lý thuyết Học từ trải nghiệm của Kolb để tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng ta có thể thấy, để phát triển sự hiểu biết khoa học, nhà giáo dục có thể tác động vào nhận thức của ngƣời học, nhƣng để hình thành và phát triển năng lực (phẩm chất) thì ngƣời học phải trải nghiệm. Vận dụng quan điểm của học tập trải nghiệm sáng tạo, nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm đƣa học tập qua trải nghiệm vào chƣơng trình giáo dục và đạt đƣợc hiệu quả cao: 6
  18. Tại Châu Âu, trong Chương trình giáo dục phổ thông của Anh Quốc (2013) – quốc gia hàng đầu trên thế giới và châu lục về giáo dục, trung tâm Widehorizon (Chân trời rộng mở) thành lập năm 2004 nhƣ là niềm hy vọng của giáo dục ngoài trời trong đó có dạy học phiêu lƣu mạo hiểm – một hình thức của HĐTNST. Mục tiêu hoạt động mà tổ chức này hƣớng tới là tạo cơ hội để mỗi đứa trẻ đƣợc trải nghiệm những tri thức về phiêu lƣu mạo hiểm nhƣ là một phần đƣợc giáo dục trong cuộc đời của chúng. Ở Châu Á, Hàn Quốc – một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất khu vực, trong cuốn Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (2009) – Bộ Khoa học – Kĩ thuật và Giáo dục Hàn Quốc đã nói tới một trong những chƣơng trình đổi mới của giáo dục Hàn Quốc là HĐTNST, đó là những hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động từ thiện và hoạt động định hƣớng. Điểm mấu chốt là HĐTNST ở Hàn Quốc không tách rời hệ thống môn học ở nhà trƣờng mà có mối quan hệ tƣơng tác và bổ sung để hình thành, phát triển phẩm chất, ý chí, kỹ năng sống và các năng lực cần thiết khác. Hoạt động này rất thiết thực, gắn liền với cuộc sống và cộng đồng, với sự kết hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục. Nhƣ vậy có thể thấy, những nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà giáo dục, cũng nhƣ mô hình học tập trải nghiệm mà các nƣớc trên thế giới đang tiến hành đã khẳng định rõ vai trò và tầm quan trọng của HĐTNST trong việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Đây cũng chính là nội dung chúng tôi nghiên cứu vận dụng trong việc dạy học môn Toán nói chung và dạy học Hình học nói riêng ở Việt Nam nhằm tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới. 1.1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngƣời đầu tiên nghiên cứu phát triển ứng dụng lý thuyết hoạt động vào nhà trƣờng là GS.VS. Phạm Minh Hạc – Nguyên Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo sƣ cho rằng, bản thân mỗi ngƣời đƣợc hình thành 7
  19. và phát triển thông qua các hoạt động cá nhân. Do đó, việc lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và những hiểu biết về các giá trị xã hội trong học tập và giáo dục là một hoạt động của ngƣời học. Phải qua quá trình tự hoạt động, con ngƣời mới có thể biến kiến thức, kinh nghiệm mà xã hội tích lũy đƣợc thành tri thức của bản thân. Trong bài viết Hoạt động trải nghiệm sáng tạo- góc nhìn từ lý thuyết “Học từ trải nghiệm”, PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) – Tổng chủ biên chƣơng trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có đề cập đến sự khác biệt giữa học đi đôi với hành, học thông qua làm và học từ trải nghiệm. Tác giả nhấn mạnh “học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm nhƣng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân” [12]. Trong bài viết, PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa cũng đƣa ra mô hình và chu trình học từ trải nghiệm của David Kolb đồng thời vận dụng lý thuyết “Học từ trải nghiệm” của Kolb vào việc dạy học và giáo dục trong trƣờng học. Tác giả khẳng định: để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động đến nhận thức của ngƣời học, nhƣng để hình thành và phát triển các năng lực (phẩm chất), ngƣời học phải đƣợc trải nghiệm. Một số công trình nghiên cứu khác về lý luận dạy học cũng đề cập đến vấn đề thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhƣ: cuốn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông của tác giả Nguyễn Thị Liên (Chủ biên) cung cấp một số kiến thức cơ bản về HĐTNST, cách tổ chức cụ thể các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp cùng một số kinh nghiệm nƣớc ngoài về giáo dục trải nghiệm. Tác giả Bùi Ngọc Diệp trong bài viết Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông đã đề cập đến các đặc điểm, những hình thức và một số phƣơng pháp tổ chức HĐTNST trong nhà trƣờng phổ thông. Trong cuốn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Toán trung học cơ sở, tác giả Tƣởng Duy Hải (Chủ biên) đã xây dựng cấu trúc chủ đề HĐTNST và 8
  20. hƣớng dẫn thực hiện các chủ đề HĐTNST trong môn Toán ở cấp học trung học cơ sở. Trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 27/7/2017 đã đề cập đến 8 lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động giáo dục với tên gọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức công bố ngày 27/12/2018 gọi là Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp). Với cả ba cấp học là Tiểu học, Trung học cơ cở và Trung học phổ thông thì HĐTNST là hoạt động mới, đƣợc phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa của chƣơng trình giáo dục hiện hành. Nội dung hoạt động trải nghiệm đƣợc xây dựng thành các chủ đề tự chọn với mục đích giúp học sinh phát triển các năng lực, kỹ năng, niềm tin, đạo đức, sử dụng những kiến thức và kỹ năng đã học đƣợc từ nhà trƣờng và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Điều này cho thấy tầm quan trọng của HĐTNST, cũng nhƣ định hƣớng đổi mới của hoạt động này tại các trƣờng phổ thông trong giai đoạn tới. Nhƣ vậy, nhiều nguồn tài liệu trong nƣớc và thế giới đã đề cập và nhấn mạnh vai trò của HĐTNST trong dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. Các tài liệu này cũng làm rõ khái niệm, nội dung, hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm nhƣng chƣa có tài liệu nào đề cập cụ thể đến hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 ở trƣờng trung học phổ thông. Môn Toán, đặc biệt là phân môn Hình học với những đặc trƣng riêng, hình thành và phát triển năng lực chuyên biệt của học sinh cần đƣợc nghiên cứu, tiếp cận theo những phƣơng thức riêng. Mặc dù chƣa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hình học lớp 12 cho học sinh trung học phổ thông nhƣng các công trình nghiên cứu đƣợc nói đến trên đây đã trở thành nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2