Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lý: Tổ chức dạy học theo LAMAP chủ đề Quang học – Vật lí 7
lượt xem 3
download
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP. Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7 và phân tích những khó khăn của học sinh khi học những nội dung kiến thức này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lý: Tổ chức dạy học theo LAMAP chủ đề Quang học – Vật lí 7
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ HẠNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO LAMAP CHỦ ĐỀ QUANG HỌC – VẬT LÍ 7 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Vật lí ) Mã số: 60140111 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS ĐỖ HƢƠNG TRÀ HÀ NỘI – 2016 i
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS. TS. Đỗ Hương Trà đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Sau đại học, các thầy cô giáo bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Trường Đại học giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành luận án này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo, học sinh khối 7 và Trường Trung học cơ sở Thị trấn Quảng Hà, Trung học cơ sở Quảng Minh đã tạo điều kiện để em tiến hành điều tra dạy học của các nhà trường và thực nghiệm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đường Hoa Cương, các đơn vị trong trường; bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài. Hà Nội, tháng 10 năm 2016 Tác giả Đinh Thị Hạnh i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA 1. Dạy học DH 2. Đối chứng ĐC 3. Đánh giá ĐG 4. Điểm Đ 5. Giáo viên GV 6. Học sinh HS 7. Năng lực NL 8. Nhà xuất bản Nxb 9. Thực nghiệm TN 10. Trung học cơ sở THCS 11. Tích cực TC 12. Trung học phổ thông THPT 13. Sáng tạo ST 14. Sách giáo khoa SGK ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 3. Giả thuyết khoa học của đề tài .................................................................... 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3 7. Dự kiến đóng góp của đề tài....................................................................... 4 8. Dự kiến cấu trúc của đề tài .......................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THEO LAMAP ......................... 5 1.1. Tính tích cực và tính sáng tạo .................................................................... 5 1.1.1. Tính tích cực của học sinh ...................................................................... 5 1.1.2. Tính sáng tạo .......................................................................................... 7 1.2. Dạy học theo LAMAP ............................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về LAMAP ............................................................................. 9 1.2.2. Cơ sở lí luận về LAMAP ....................................................................... 10 1.2.3.Đặc trưng của LAMAP ......................................................................... 16 1.3. Đánh giá tính tích cực và năng lực sáng tạo trong dạy học theo LAMAP21 1.3.1. Nội dung đánh giá................................................................................. 21 1.3.2. Cách đánh giá và hình thức đánh giá ................................................... 21 1.3.3. Tiêu chí đánh giá và công cụ đánh giá tính tích cực và năng lực sáng tạo trong dạy học theo LAMAP ...................................................................... 22 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO LAMAP CHỦ ĐỀ QUANG HỌC – VẬT LÍ 7........................................................................................... 31 2.1. Nội dung chủ đề Quang học – Vật lí 7 .................................................... 31 iii
- 2.1.1. Phân tích nội dung kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7 .................. 31 2.1.2. Xây dựng sơ đồ nội dung cấu trúc của chủ đề Quang học ................... 32 2.1.3. Mục tiêu của chủ đề Quang học ........... Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Tìm hiểu tình hình thực tế dạy học kiến thức chủ đề Quang học ở trường THCS................................................................................................... 32 2.2. Thiết kế tiến trình dạy học theo LAMAP chủ đề Quang học .................. 36 2.2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 36 2.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học .................................................................... 36 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 59 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 60 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm .............................................................. 60 3.2. Đối tƣợng và thời điểm thực nghiệm ....................................................... 60 3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ........................................................ 60 3.4. Thu thập dữ liệu thực nghiệm .................................................................. 60 3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm .................... 61 3.6. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................. 61 3.6.1. Diễn biến của quá trình thực nghiệm sư phạm .................................... 61 3.6.2. Đánh giá thực nghiệm sư phạm .................................................................80 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 87 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90 iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng 1 Bảng 1.1: Các tiêu chí GV sử dụng trong đánh giá nhóm học tập của HS 2 Bảng 1.2. Các tiêu chí sử dụng trong đánh giá đồng đẳng dành cho HS 3 Bảng 1.3. Các tiêu chí sử dụng trong tự đánh giá dành cho HS 4 Bảng 1.4. Mẫu phiếu đánh giá của giáo viên (phiếú ĐG nhóm) 5 Bảng 1.5: Mẫu phiếu đánh giá đồng đẳng dành cho học sinh 6 Bảng 3.1. Bảng mô tả dữ liệu điểm quá trình bài: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng 7 Bảng 3.2. Thống kê điểm ĐG quá trình HS lớp TN bài: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng 8 Bảng 3.3. Kết quả tự ĐG bài: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng 9 Bảng 3.4. Bảng mô tả dữ liệu điểm quá trình bài Sự truyền ánh sáng 10 Bảng 3.5. Thống kê điểm ĐG quá trình HS lớp TN bài: Sự truyền ánh sáng 10 Bảng 3.6 Kết quả tự ĐG bài: Sự truyền ánh sáng 11 Bảng 3.7. Bảng mô tả dữ liệu điểm quá trình bài: Ảnh của vật tạo bởi các loại gương 12 Bảng 3.8. Thống kê điểm ĐG quá trình HS lớp TN bài: Ảnh của vật tạo bởi các loại gương 13 Bảng 3.9. Kết quả tự ĐG bài: Ảnh của vật tạo bởi các loại gương 14 Bảng 3.10. Thống kê kết quả điểm kiểm tra 15 Bảng 3.11. Mô tả dữ liệu thống kê kết quả điểm kiểm tra v
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT TÊN ĐỒ THỊ 1 Đồ thị 3.1. Đồ thị so sánh điểm tự ĐG của HS lớp TN, lớp ĐC bài: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng 2 Đồ thị 3.2. Đồ thị so sánh điểm tự ĐG của HS lớp TN, lớp ĐC bài: Sự truyền ánh sáng 3 Đồ thị 3.3. Đồ thị so sánh điểm tự ĐG của HS lớp TN, lớp ĐC bài: Ảnh của vật tạo bởi các loại gương vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ngày nay với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, với những bƣớc nhảy vọt đã đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và phát triển tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội hiện nay. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thệ hệ hiện nay và mai sau. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều nhận thức đƣợc vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nƣớc. Trong giáo dục, quy trình đào tạo đƣợc xem nhƣ là một hệ thống bao gồm các yêu tố: mục tiêu, chƣơng trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phƣơng pháp dạy học. Phƣơng pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phƣơng pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phƣơng pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy đƣợc khả năng tƣ duy, sáng tạo của ngƣời học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trƣớc hết là việc đổi mới phƣơng pháp dạy học. Sự đổi mới của phƣơng pháp dạy học cũng đƣợc đề cập ở luật giáo dục tại khoản 2 điều 28, năm 2005 : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc điểm của từng lớp học , rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[1] 1
- Đã có nhiều phƣơng pháp dạy học đƣợc nghiên cứu và đƣợc áp dụng thành công ở nhiều nƣớc trên thế giới, tại Việt Nam cũng đang từng bƣớc triển khai áp dụng. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi đề cập đến việc nghiên cứu và vận dụng phƣơng pháp LAMAP.Cũng nhƣ các phƣơng pháp dạy học tích cực khác, dạy học theo LAMAP luôn coi hoạt động của ngƣời học là trung tâm của quá trình nhận thức, học sinh đƣợc tổ chức để tự phát hiện, giải quyết nhiệm vụ học tập, và chính học sinh là ngƣời tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dƣới sự dẫn dắt của giáo viên. Đặc điểm của dạy học theo LAMAP là tạo nên tính tò mò, ham khám phá, yêu thích và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến việc hình thành kiến thức và năng lực nghiên cứu khoa học, LAMAP còn chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, khả năng diễn đạt, phát triển ngôn ngữ khoa học cũng nhƣ những kĩ năng phản hồi, năng lực ứng xử xã hội thông qua ngôn ngữ giao tiếp của học sinh. Chúng tôi nhận thấy các kiến thức thuộc phần Quang học – Vật lí 7 có nhiều ứng dụng thực tiễn, gắn với đời sống, gắn với các hiện tƣợng tự nhiên gần gũi với học sinh THCS . Vì những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tổ chức dạy học theo LAMAP chủ đề Quang học – Vật lí 7. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Vận dụng LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động dạy học kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7 nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. 3. Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu vận dụng cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP và dạy học phát triển năng lực sáng tạo, cùng với việc phân tích nội dung kiến thức phần Quang học thì có thể tổ chức tiến trình hoạt động nhận thức trong dạy học kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. 2
- 4. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Nội dung kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7. Hoạt động dạy và học nội dung kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP. Nghiên cứu chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7 và phân tích những khó khăn của học sinh khi học những nội dung kiến thức này. Tìm hiểu tình hình dạy và học các kiến thức chủ đề Quang học– Vật lí 7. Vận dụng LAMAP để xây dựng tiến trình dạy học kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm theo nội dung và tiến trình đã soạn thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của việc tổ chức dạy học chủ đề Quang học – Vật lí 7 nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo cho học sinh. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp sau: Nghiên cứu lí luận: + Nghiên cứu lí luận về dạy học theo LAMAP + Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo. + Nghiên cứu chƣơng trình, nội dung SGK, các tài liệu có liên quan để xác định kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần nắm vững. 3
- Nghiên cứu thực tiễn: + Tìm hiểu tình hình dạy học kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7( sử dụng phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên và học sinh). Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: + Tiến hành giảng dạy song song lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở trƣờng trung học cơ sở theo qui trình, phƣơng pháp và hình thức tổ chức đã đề xuất. + Phân tích kết quả thu đƣợc trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm, từ đó rút ra kết luận của đề tài. 7. Dự kiến đóng góp của đề tài Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP. Vận dụng cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP vào tổ chức hoạt động dạy học kiến thức chủ đề Quang học – Vật lí 7. Giáo viên có thể sử dụng quy trình dạy học theo tiến trình nhận thức khoa học và các tiến trình dạy học bài học cụ thể trong chủ đề Quang học vào thực tiễn giảng dạy để phát huy năng lực sáng tạo, tính tích cực, tự lực của học sinh. 8. Dự kiến cấu trúc của đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, chƣơng 1, chƣơng 2, chƣơng 3, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. 4
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THEO LAMAP 1.1. Tính tích cực và tính sáng tạo 1.1.1. Tính tích cực của học sinh 1.1.1.1. Khái niệm tính tích cực Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con ngƣời, bởi vì để tồn tại và phát triển con ngƣời luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trƣờng tự nhiên, cải tạo xã hội. Tính tích cực học tập liên quan đến động cơ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực học tập có liên quan chặt chẽ tới tƣ duy độc lập. Suy nghĩ, tƣ duy độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngƣợc lại, học tập độc lập, tích cực, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú và nuôi dƣỡng động cơ học tập.[13] 1.1.1.2. Biểu hiện của tính tích cực Tính tích cực biểu hiện sự nỗ lực của học sinh khi tƣơng tác với đối tƣợng trong quá trình học tập, nghiên cứu, thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (nhƣ hứng thú, chú ý, ý chí..) nhằm đạt đƣợc mục đích đặt ra với mức độ cao.Tính tích cực của học sinh biểu hiện ở cả bên trong lẫn biểu hiện bên ngoài. Biểu hiện bên ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú: Học sinh chú ý lắng nghe, quan sát , theo dõi thầy cô; khao khát tự nguyện tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn; phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra, nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chƣa đủ rõ, kiên trì, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ, xin nhận thêm nhiệm vụ; thƣờng xuyên tranh luận, trao đổi với bạn bè về các vấn đề học tập, không nản chí khi gặp khó khăn. Biểu hiện bên trong: Biểu hiện bên trong là những biểu hiện khó phát hiện hơn, có những sáng tạo trong học tập hơn trƣớc, tập trung chú ý vào vấn đề đang học. 5
- Biểu hiện qua kết quả học tập: Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trƣớc những tình huống khó khăn và đạt kết quả học tập tốt hơn.[4] Một vài đặc điểm về tính tích cực của học sinh Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác: Mặt tự phát: Là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà học sinh đều có ở những mức độ khác nhau. Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dƣớng, phát triển chúng trong dạy học. Mặt tự giác: Là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tƣợng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tƣợng đó. Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán tƣ duy, trí tò mò khoa học.[16] 1.1.1.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực Để có thể phát huy đƣợc tích tích cực, tự lực của HS trong quá trình học tập thì GV cần: Đảm bảo cho HS có điều kiện tâm lý thuận lợi để tích cực hoạt động; tạo điều kiện để HS có thể tự lực giải quyết những nhiệm vụ đƣợc giao. Các biện pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong giờ lên lớp đƣợc phản ảnh trong các công trình nghiên cứu xƣa và nay, có thể tóm tắt nhƣ sau: Nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Từ đó gây hứng thú nhận thức cho học sinh, có hứng thú tạo tiền đề cho học sinh tích cực học tập. Lựa chọn nội dung dạy học phải mới, nhƣng không quá xa lạ với học sinh, cái mới phải liên hệ, phát triển từ cái cũ và có khả năng áp dụng trong tƣơng lai. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh. Sử dụng các phƣơng pháp dạy học đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, semina, làm việc độc lập, làm việc nhóm và phối hợp chúng với nhau. Kiến thức phải đƣợc trình bày trong sự phát triển và mâu thuẫn với nhau, tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ. Trong khi dạy kiến thức mới thì nên chia bài học thành các vấn đề 6
- nhỏ mà các vấn đề trƣớc là tiền đề giải quyết vấn đề sau, các vấn đề sau là sự phát triển vấn đề trƣớc. Tổng hợp các vấn đề lại thì học sinh thấy đƣợc nội dung chính của bài học. Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, phòng thí nghiệm. Việc thay đổi hình thức dạy học sẽ tránh cho học sinh sự nhàm chán, khuôn mẫu, đồng thời phát huy đƣợc không khí học tập năng động, thoải mái. Tổ chức luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới. Hình thức luyện tập là phƣơng tiện để học sinh bộc lộ các mức độ nắm vững kiến thức của mình nhƣ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá của Bloom. Kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, khen thƣởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức. Sử dụng các phƣơng tiện dạy học đặc biệt là các phƣơng tiện dạy học hiện đại nhƣ: sử dụng máy tính, máy chiếu, phần mềm dạy học,.... Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa giáo viên và học sinh. Thái độ ân cần, đúng mực giữa giáo viên và học sinh là điều kiện tốt để học sinh không còn rụt dè khi trao đổi, dám bộc lộ suy nghĩ riêng của mình, qua đó sẽ tích cực tìm hiểu kiến thức mới. Phát triển kinh nghiệm sống và hiểu biết của học sinh qua các phƣơng tiện thông tin và các hoạt động xã hội. Giaó viên cần khuyến khích học sinh có thể nhận thức thế giới thông qua kinh nghiệm sống, qua các nguồn tài liệu ngoài SGK. Tạo không khí học tập lành mạnh trong lớp học, trong trƣờng, biểu dƣơng những học sinh có thành tích học tập tốt. Phối hợp chặt chẽ và khoa học giữa thầy giáo, nhà quản lí, phụ huynh học sinh để động viên, khích lệ, khen thƣởng các em học sinh. 1.1.2. Tính sáng tạo 1.1.2.1. Khái niệm tính sáng tạo Sáng tạo là một hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính đổi mới, có ý nghĩa xã hội, có giá trị (Sáng tạo, Bách 7
- khoa toàn thƣ LX, Tập 42, trang 54). Hay “Sáng tạp là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, hay sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có ( Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1988). Khi nói đến sáng tạo là cần nói đến khả năng hình thành cái mới mẻ và khả năng vận dụng vào hoàn cảnh mới. Đó là năng lực tƣởng tƣợng nhanh có nhiều lời giải độc đáo. Theo nghĩ thông thƣờng, sáng tạo là một tiến trình phát kiến ra các ý tƣởng và quan niệm mới, hay một kết hợp mới giữa các ý tƣởng và quan niệm đã có. Hay đơn giản hơn, sáng tạo là một hành động làm nên những cái mới. 1.1.2.2. Biểu hiện của tính sáng tạo Biểu hiện sáng tạo của HS đƣợc thể hiện ngay trong quá trình học tập, và đƣợc biểu hiện qua các hành động cụ thể: Biết trả lời nhanh, chính xác câu hỏi của GV, biết phát hiện những vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý (vấn đề) trong câu hỏi, bài tập hoặc vấn đề mở rộng nào đó. Dám mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo đƣờng mòn, không theo những quy tắc đã có và biết cách biện hộ, phản bác vấn đề đó. Biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết bài tập mới, vấn đề mới. Biết vận dụng tri thức thực tế để giải quyết vấn đề khoa học và ngƣợc lại biết vận dụng tri thức khoa học để đƣa ra những sáng kiến, giải thích, áp dụng phù hợp. Biết kết hợp các thao tác tƣ duy và các phƣơng pháp phán đoán, đƣa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất. - Biết trình bày linh hoạt một vấn đề, dự kiến nhiều phƣơng án giải quyết. - Luôn biết đánh giá và tự ĐG công việc, biết đề xuất biện pháp hoàn thiện. - Biết cách học thầy, học bạn, biết kết hợp các phƣơng tiện thông tin, khoa học kỹ thuật trong khi tự học.Biết vận dụng và cải tiến những điều đã học đƣợc. Biết thƣờng xuyên liên tƣởng. 8
- Có tâm lí chấp nhận những lời giải khác nhau, những cách giải quyết khác nhau, xem xét đối tƣợng ở những khía cạnh khác nhau [7],[8] . Trên đây là một số biểu hiện thƣờng thấy của những HS thông minh, sáng tạo trong học tập. Tuy nhiên những biểu hiện của năng lực sáng tạo có thể đƣợc thể hiện hay không, thể hiện nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cách kiểm tra ĐG của GV. 1.1.2.3. Các biện pháp phát triền tính sáng tạo Sáng tạo không phải là sản phẩm đồng đều trong hoạt động dạy học. Dạy học có thể cần phát huy óc sáng tạo, phát triển tƣ duy của học sinh qua hoạt động học tập. Theo Nguyễn Đức Thâm thì có các biện pháp chung nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập, cụ thể là: Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn với quá trình xây dựng kiến thức mới. Việc nghiên cứu kiến thức mới sẽ thƣờng xuyên tạo ra những tình huống đòi hỏi học sinh phải đƣa những ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân học sinh. Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết. Dự đoán trên cơ sở của trực giác, kết hợp với kinh nghiệm sẵn có và kiến thức sâu sắc về một lĩnh vực. Luyện tập đề xuất phƣơng án thí nghiệm kiểm tra dự đoán:Từ một dự đoán, giả thuyết, ta phải suy ra đƣợc một hệ quả có thể quan sát đƣợc trong thực tế, sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm tra xem hệ quả rút ra bằng suy luận đó có phù hợp với kết quả thí nghiệm không. Quá trình rút ra hệ quả thƣờng áp dụng suy luận lôgic hay suy luận toán học. Vấn đề đòi hỏi sáng tạo ở đây là đề xuất đƣợc phƣơng án thí nghiệm kiểm tra hệ quả đã rút ra đƣợc. Bài tập sáng tạo. Trong loại bài tập sáng tạo, ngoài việc phải vận dụng các kiến thức đã học, học sinh bắt buộc phài có ý kiến độc lập mới mẻ, không thể suy ra một cách lôgic từ các kiến thức đã học.[6] 1.2. Dạy học theo LAMAP 1.2.1. Khái niệm về LAMAP 9
- LAMAP (La main à la pâte - “Bàn tay nặn bột”), là tiêu đề của một chiến lƣợc dạy học các môn khoa học do các nhà khoa học Pháp đề xƣớng năm 1996 từ nghiên cứu các thành tựu của chiến lƣợc dạy học “Hand‟s on” (Bắt tay vào) ở Mĩ của Giáo sƣ Leon Lederman (giải Nobel Vật lí). LAMAP (Bàn tay nặn bột) gắn liền với Chƣơng trình Cải cách dạy học các môn Khoa học thực nghiệm và Công nghệ ở Pháp. Chƣơng trình này đã đƣợc thực hiện trong các trƣờng mầm non, mẫu giáo và tiểu học. LAMAP là phƣơng pháp dạy học tích cực dựa trên cơ sở của sự tìm tòi nghiên cứu. LAMAP là phƣơng pháp hình thành kiến thức cho học sinh thông qua thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu dƣới sự giúp đỡ của giáo viên. Chính các em tìm ra câu trả lời cho vấn đề đƣợc đặt ra thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra... 1.2.2. Cơ sở lí luận về LAMAP 1.2.2.1. Cơ sở của việc tổ chức dạy học theo LAMAP Cơ sở lí luận chính của dạy học theo LAMAP là sự kết hợp những mặt mạnh khi vận dụng: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hƣớng hành động và quan trọng nhất là thuyết kiến tạo Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tƣ duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học sinh đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là những tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phƣơng pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đƣờng cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.[2] Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động chân tay. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể. Vận 10
- dụng dạy học định hƣớng hành động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nguyên lý với thực tiễn, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội. [2] Thuyết kiến tạo: Học tập là sự kiến tạo tri thức Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh vai trò học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những trải nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trƣờng học tập của các em. Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết kiến tạo: Tri thức đƣợc lĩnh hội trong học tập là một quá trình và sản phẩm kiến tạo theo từng cá nhân thông qua tƣơng tác giữa ngƣời học và nội dung học tập. Về mặt nội dung, dạy học phải định hƣớng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, đƣợc khảo sát một cách tổng thể. Việc học tập chỉ có thể đƣợc thực hiện trong hoạt động tích cực của ngƣời học, vì chỉ từ kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức và khả năng đã có. Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc dạy và học. Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý trí, mà cả về mặt tình cảm, thái độ, giao tiếp. Mục đích học tập là xây dựng kiến thức cho bản thân, nên khi đánh giá các kết quả học tập không chỉ đánh giá sản phẩm học tập, mà cần quan tâm cả đến những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức tạp. Nhƣ vậy, LAMAP là phƣơng pháp dạy học tổng hợp đƣợc các quan điểm tâm lý dạy học nói trên. 1.2.2.2. Các nguyên tắc của LAMAP Bàn tay nặn bột có 10 nguyên tắc cơ bản đề cập đến quan điểm giáo dục, phƣơng pháp giáo dục và đề cập đến cả trách nhiệm của xã hội và gia đình. Các nguyên tắc bao gồm 6 nguyên tắc về tiến trình sƣ phạm của LAMAP và 4 nguyên tắc về những đối tƣợng tham gia. 11
- Về tiến trình sƣ phạm Nguyên tắc 1: Quan sát sự vật, hiện tượng gần gũi với học sinh và dễ cảm nhận. Học sinh thực hành, thao tác trên các sự vật đó . Trẻ em phải đƣợc học qua việc quan sát các sự vât hiện tƣợng của thế giới thực tại xảy ra hàng ngày, gần gũi và dễ cảm nhận đối với các sự vật hiện tƣợng mà các em có thể sờ đƣợc hay không tiếp xúc đƣợc. Chúng đƣợc thực hành và tiến hành các thí nghiệm để qua đó thu nhận kiến thức mới. Nguyên tắc 2: Học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến, đưa ra thảo luận tập thể những ý nghĩ và những kết luận . Nguyên tắc này nhấn mạnh đến việc khuyến khích học sinh tìm hiểu, suy nghĩ và đƣa ra lập luận để bảo vệ ý kiến của mình.Trong quá trình tìm hiểu, trẻ lập luận, bảo vệ ý kiến, đƣa ra tranh luận tập thể những ý nghĩ, quan điểm và lập luận của mình, từ đó trẻ có đƣợc những hiểu biết về mọi mặt mà chỉ với các hoạt động, thao tác riêng lẻ trong các giờ học thông thƣờng không đủ để tạo nên điều đó. Nguyên tắc 3: Tiến trình sư phạm nâng cao dần mức độ học tập tự lực. Quy tắc này giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức, yêu cầu của sự hình thành kiến thức.Từ hiểu biết cơ bản rồi dần nâng cao lên theo cấp độ tƣơng ứng.Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, học sinh đóng vai trò trung tâm, dành sự tự chủ, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Nguyên tắc 4: Thời lượng tối thiểu giành cho việc học các môn khoa học là 2 giờ/tuần Các môn khoa học đƣợc dạy cần một lƣợng thời gian tối thiểu là 2 giờ/ tuần.Với một đề tài có thể kéo dài trong nhiều tuần.Việc dành lƣợng thời gian tối thiểu sẽ giúp học sinh có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng và hình thành kiến thức.Sự liên tục của các hoạt động và những phƣơng pháp dạy học đƣợc đảm bảo trong suốt thời gian học tập. Nguyên tắc 5: Vở thực hành Mỗi trẻ có một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của mình.Thông qua vở thực hành giáo viên có thể biết đƣợc sự nhận thức của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học. 12
- Nguyên tắc 6: Việc chiếm lĩnh các khái niệm khoa học và kĩ thuật, đi kèm theo đó là sự phát triển ngôn ngữ viết và nói. Nguyên tắc này nói lên mối liên hệ giữa việc lĩnh hội kiến thức trong quá trình dạy học và rèn luyện ngôn ngữ nói và viết của học sinh.Sự chiến lĩnh kiến thức của học sinh sẽ đƣợc học sinh thể hiện ra bằng ngôn ngữ khi học sinh trình bày, viết, lập luận .[5],[12] Về những đối tƣợng tham gia Nguyên tắc 7: Gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích tham gia vào các công việc của lớp học. Phụ huynh học sinh và tất cả mọi ngƣời xung quanh cần đƣợc khuyến khích hỗ trợ những điều mà học sinh, lớp học cần để thực nghiệm Nguyên tắc 8: Các đối tác khoa học giúp các hoạt động của lớp học. Các đối tác khoa học (trƣờng ĐH, CĐ, trƣờng nghề, viện nghiên cứu…) ở địa phƣơng cần giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình Nguyên tắc 9: Viện Đào tạo giáo viên giúp các giáo viên những kinh nghiệm và phương pháp tổ chức dạy học theo LAMAP. Ngành giáo dục,trƣờng sƣ phạm giúp giáo viên các kinh nghiệm và phƣơng pháp giảng dạy. Nguyên tắc 10: Các nguồn tài nguyên hỗ trợ giáo viên Giaó viên có thể tìm thấy trên các trang web những môđun (bài học) đã đƣợc thực hiện, những ý tƣởng về việc tổ chức các hoạt động, những giải đáp thắc mắc về tất cả những gì liên quan tới LAMAP.[5],[12] Có hai mục tiêu chính rút ra từ 10 nguyên tắc của LAMAP. Thứ nhất: Việc dạy học các môn Khoa học thực nhiệm và Công nghệ phải có hiệu quả trong tất cả các lớp học với một khung thời gian đặc biệt. Thứ hai: Học sinh tự nghiên cứu, hoạt động bằng cách tranh luận và trao đổi với nhau với tƣ cách là tác giả của những hoạt động khoa học. Các hoạt động tìm tòi, khám phá, thực hiện “nghiên cứu khoa học” theo LAMAP là các hoạt động tìm tòi, khám phá có cấu trúc. Việc tổ chức dạy học phải đảm bảo các nguyên tắc của LAMAP,đặc biệt là 6 nguyên tắc đầu chi phối toàn bộ quá trình tổ chức dạy học. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Ứng dụng lý thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại (chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản )
109 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Dạy học trải nghiệm chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
150 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 122 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
140 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Soạn thảo bài tập chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
128 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 46 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn