Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung và những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó tổng kết những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế. Thông qua việc phân tích thực tế hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm phát triển bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng DƯƠNG QUỲNH HOA Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Dương Quỳnh Hoa Người hướng dẫn: PGS. TS. Đặng Thị Nhàn Hà Nội - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2021 Người cam đoan Dương Quỳnh Hoa
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các anh chị em bạn bè đồng nghiệp. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học - trường Đại học Ngoại Thương và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các môn học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đặng Thị Nhàn - Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2021 Tác giả Dương Quỳnh Hoa
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH VÀ PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................ 8 1.1. Tổng quan về bảo lãnh tại ngân hàng thương mại ............................................... 8 1.1.1. Định nghĩa của bảo lãnh ............................................................................... 8 1.1.2. Bản chất của bảo lãnh ................................................................................... 9 1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng ................................................................ 9 1.1.4. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng .................................................................. 11 1.1.5. Các chức năng của bảo lãnh ngân hàng ...................................................... 13 1.1.6. Văn bản pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ....................... 13 1.1.7. Phân loại bảo lãnh ngân hàng ..................................................................... 17 1.2. Tổng quan về bảo lãnh dự thầu tại ngân hàng thương mại ................................ 20 1.2.1. Khái niệm Bảo lãnh dự thầu ....................................................................... 20 1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh dự thầu ................................................................... 21 1.2.3. So sánh biện pháp bảo lãnh dự thầu với các biện pháp bảo đảm dự thầu khác. 22 1.2.4. Nội dung của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu ...................... 24 1.3. Tổng quan về phát triển bảo lãnh dự thầu tại ngân hàng thương mại ................ 26 1.3.1 Khái niệm phát triển .................................................................................... 26 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của bảo lãnh dự thầu tại ngân hàng thương mại ........................................................................................................... 27 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng thương mại ............................................................................................................ 29
- iv 1.3.4. Kinh nghiệm về bảo lãnh dự thầu của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại tại Việt Nam ......................................... 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢO LÃNH DỰ THẦU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ................................................ 35 2.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam............................................................................................. 35 2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động bảo lãnh dự thầu 35 2.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ............................................ 40 2.2. Quy trình phát hành bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 42 2.2.1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh dự thầu/ Căn cứ phát hành bảo lãnh dự thầu ... 44 2.2.2. Thỏa thuận cấp bảo lãnh ..................................................................... 45 2.2.3. Cam kết bảo lãnh và soạn thảo cam kết bảo lãnh dự thầu .................... 46 2.2.4. Phát hành thư bảo lãnh........................................................................ 48 2.3. Một số nội dung cơ bản trong Thư bảo lãnh dự thầu đặc trưng hiện tại áp dụng tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam ....................................................... 49 2.3.1. Nội dung Thư bảo lãnh theo quy định đấu thầu trong nước ................. 49 2.3.2. Nội dung cơ bản trong Thư bảo lãnh dự thầu của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam .......................................................................................... 52 2.3.3. Nội dung cơ bản của Thư bảo lãnh theo quy định đấu thầu quốc tế ..... 55 2.4. Thực trạng hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ...................................................................................................... 58 2.5. Đánh giá chung về hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ....................................................................................................... 62 2.5.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 62 2.5.2. Một số hạn chế, rủi ro và nguyên nhân ............................................... 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM .......................................... 69 3.1. Định hướng phát triển bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ...................................................................................................... 69
- v 3.2. Giải pháp về phát triển hoạt động bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam .............................................................................................. 72 3.2.1. Hoàn thiện và cải tiến quy trình nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại ........................................................................................... 72 3.2.2. Hoàn thiện một hệ thống mẫu biểu bảo lãnh dự thầu thống nhất ......... 74 3.2.3. Tăng cường chất lượng công tác quản trị rủi ro nội bộ của ngân hàng thương mại trong nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu ............................................... 75 3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................ 77 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan nhà nước về việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động bảo lãnh dự thầu ........................................... 77 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ..................................................... 79 3.3.3. Kiến nghị với Khách hàng .................................................................. 80 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 83 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 86
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩа tiếng Аnh Nghĩа tiếng Việt UCC Uniform Commercial Code Bộ luật thương mại thống nhất UCP The Uniform Custom and Quy tắc thực hành thống nhất về Practice for Documentary tín dụng chứng từ Credits TMCP Thương mại cổ phần URCG Uniform Rules for Contract Bộ quy tắc thống nhất về bảo Guarantees. lãnh hợp đồng URDG Uniform Rules for Demand Quy tắc thống nhất về bảo lãnh Guarantees theo yêu cầu ICC International Chamber of Phòng Thương mại Quốc tế Commerce NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng BLDS Bộ luật dân sự ODA Official Development Vốn hợp tác phát triển chính thức Assistance IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế WB world bank Ngân hàng Thế giới ADB The Asian Development Ngân hàng Phát triển châu Á Bank TNHH Trách nhiệm hữu hạn HSBC The Hongkong and Shanghai Ngân hàng Hongkong và Thượng Banking Corporation Hải
- vii QR code Quick response code Mã phản hồi nhanh VNR500 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam BDL Bảng dữ liệu NHTM Ngân hàng thương mại BIDV Bank for Investment and Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Development of Vietnam Việt Nam VCB Vietnаm Comerciаl Bаnk Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nаm MB ilitary Commercial Joint Ngân hàng Thương mại Cổ phần Stock Bank Quân đội MSB Maritime Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam SHB Saigon - Ha Noi Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần Joint Stock Bank Sài Gòn - Hà Nội TCB Vietnam Technological and Ngân hàng Thương mại cổ phần Commerical Joint - Stock Kỹ thương Vệt Nam Bank
- viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ..................... 10 Sơ đồ 2.1. Quy trình phát hành bảo lãnh dự thầu...................................................... 43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam . 59 Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng thu phí bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam ................................................................................................................... 61
- ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trên cơ sở sự cần thiết của bảo lãnh dự thầu trong hoạt động cuả các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả đi vào phân tích vai trò của bảo lãnh dự thầu cũng như thực trạng quy trình và lượng hóa so sánh hoạt động bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh dự thầu đang ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại như nào. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra được một số vấn đề tồn đọng trong quy trình phát hành bảo lãnh dự thầu cũng như một số rủi ro mà hoạt động bảo lãnh dự thầu có thể mang lại cho hệ thống ngân hàng. Từ đó tác giả đưa ra định hướng, giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh dự thầu đối với các nhân tố chủ quan tác động lên hoạt động này như quy trình, mẫu biểu và chất lượng nhân sự. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các yếu tố khách quan tác động lên bảo lãnh dự thầu như kiến nghị với các cơ quan ban ngành nhà nước cũng như những đối tượng chính sử dụng bảo lãnh dự thầu. Thông qua bài luận văn tác giả mong muốn có thể có những đóng góp về 1 số giải pháp cơ bản, đặc biệt là việc cải tiến, tự động hóa quy trình và thống nhất mẫu biểu làm tiền đề cho sự phát triển của bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm tới đây.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Các hoạt động trao đổi hàng hóa thương mại, dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra tầm quốc tế. Hòa chung vào xu thế đó, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng không ngừng phát triển và mở rộng cả về số lượng ngân hàng cũng như đa dạng dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Cùng với đà phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam có một số lượng lớn các ngân hàng thương mại trong nước cũng như các chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài. Tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể phát triển. Một trong số đó không thể không kể đến sản phẩm bảo lãnh - một trong những sản phẩm dịch vụ chính mang lại doanh thu từ phí dịch vụ đối với khối khách hàng doanh nghiệp cũng như đóng vai trò xúc tác thúc đẩy triển khai các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp một cách thuận lợi và dễ dàng. Hoạt động bảo lãnh bản thân nó không chỉ giúp kết nối doang nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với ngân hàng mà còn là sự kết nối giữa việc tiếp xúc vốn giữa nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Sự đa dạng của bảo lãnh cũng mở ra nhiều cơ hội tiếp cận và ký kết hợp đồng hơn cho các doanh nghiệp, mà một trong số đó không thể không kể đến Bảo lãnh dự thầu - bước căn bản đầu tiên giúp kết nối, tạo tiền đề cho việc xác lập các giao dịch hợp đồng kinh tế sau này. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có hiệu quả trong hoạt động mua sắm hàng hóa, đầu tư xây dựng là vấn đề được Nhà nước và các cơ quan sử dụng vốn ngân sách nhà nước quan tâm. Để tiết kiệm được ngân sách Nhà nước, sử dụng nguồn ngân sách để mua bán hàng hóa đạt chất lượng, phù hợp với giá cả quốc tế và sử dụng có hiệu quả thì các hoạt động mua sắm, đầu tư xây dựng trong nước phải thông qua đấu thầu. Trong hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa thì chủ đầu tư luôn muốn mua được hàng hóa có chất lượng, đáp ứng được các thông số kỹ thuật, yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu với giá cả phù hợp, vì vậy quá trình lựa chọn nhà thầu là một quá trình được các chủ đầu tư tính toán kỹ lưỡng và là sự cạnh tranh gay gắt giữa các bên tham gia dự thầu do đó đòi hỏi các bên tham gia dự thầu phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, yêu cầu của chủ đầu tư đã đưa ra trong
- 2 hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Tuy nhiên, thực tế cũng có một số trường hợp bên tham gia dự thầu chỉ nộp hồ sơ để tham gia đấu thầu nhưng lại không quan tâm đến kết quả trúng thầu hay không, vì vậy dẫn đến chủ đầu tư mất rất nhiều thời gian và công sức để đánh giá hồ sơ dự thầu ảo đó, ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu nghiêm túc. Để tránh việc tham gia đầu thầu ảo như trên, pháp luật đã quy định khi tham gia đấu thầu mua sắm hàng hóa, bên cung cấp hàng phải thực hiện biện pháp bảo đảm gọi là bảo lãnh dự thầu để bảo đảm trách nhiệm tham gia đấu thầu của bên cấp hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh dự thầu như đã đề cập ở trên, đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” đã được chọn làm chủ đề cho luận văn tốt nghiệp này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng được áp dụng rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó đã có rất nhiều những nghiên cứu nước ngoài đề cập đến hoạt động bảo lãnh dưới nhiều khía cạnh khác nhau: từ khái niệm hoạt động bảo lãnh, các loại hình, quy tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng, vai trò của hoạt động bảo lãnh cũng như nghiên cứu thị phần chiếm lĩnh của hoạt động bảo lãnh tại một số ngân hàng ở các quốc gia khác nhau Ngoài việc đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa, lý luận xoay quanh hoạt động bảo lãnh nói chung thì trên thế giới cũng có những bài báo, bài nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng và sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Bài báo “The importance of bank guarantees in modern business (business environment in Serbia)” của tác giả Mirjana Kneževiý (Serbia), Aleksandar Lukiý (Serbia) in trong Báo Quản lý Đầu tư và Đổi mới Tài chính, Tập 13, Số 3, 2016 đã chỉ ra tầm quan trọng cũng như thị phần chiếm lĩnh của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động kinh tế ở Serbia.
- 3 Bài báo “Công cụ thương mại: Bảo lãnh ngân hàng và Thư tín dụng (Commercial Instruments: Bank Guarantee and Letter of Credit, Sankalp Jain, SSRN, 28/06/2014) xem xét bản chất và phạm vi của hệ thống bảo lãnh ngân hàng và thư tín dụng ở Ấn Độ. Bài báo này là một nghiên cứu học thuyết bao gồm luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng, đặc biệt được nêu trong Đạo luật Hợp đồng Ấn Độ năm 1872, nêu bật các chức năng và lợi ích kinh tế của bảo lãnh ngân hàng, giải thích các loại bảo lãnh khác nhau do các ngân hàng ở Ấn Độ phát hành. Bài báo làm nổi bật sự mất cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo lãnh bằng cách nhấn mạnh những khiếm khuyết trong hệ thống bảo lãnh - tín dụng chứng từ. Đồng thời bài báo cũng làm sáng tỏ nguyên tắc độc lập và tính tuân thủ của bảo lãnh ngân hàng. Hay như bài báo “Bảo lãnh của ngân hàng cho các dự án xây dựng, khái niệm của chúng trong kế toán quản trị và vai trò trong phát triển khu vực” (Bank Guarantees of Construction Projects, their Concept in Management Accounting and Role in Regional Development, Jitka Chovancova and Zdenek Krejza and Lucie Vankova, IOP Conference Series Materials Science and Engineering, 02/2019) đã thể hiện được tầm quan trọng của bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động kinh tế cụ thể, đặc thù ở đây là tại các dự án xây dựng ở châu Âu. Đồng thời cũng chỉ ra các mặt tồn đọng của bảo lãnh dẫn đến việc làm tăng chi phí nhà thầu cũng như chi phí dự án, từ đó phân tích tình hình hiện tại, xác định các yếu tố chính để định giá bảo lãnh ngân hàng và tác động của chúng đến giá xây dựng. Có thể thấy, hoạt động bảo lãnh là một đề tài đã được nghiên cứu từ rất lâu đời trên phạm vi thế giới, tuy nhiên phần lớn bài báo, tạp chí nghiên cứu thường đi vào các khía cạnh vĩ mô của hoạt động bảo lãnh nói chung như vai trò, tầm quan trọng, rủi ro của hoạt động bảo lãnh đối với nền kinh tế hay đối với một lĩnh vực cụ thể nào đó. Tuy nhiên đối với hoạt động bảo lãnh dự thầu nói riêng, có thể do có những quy chuẩn thiết lập đã được xây dựng rõ ràng tại từng quốc gia dẫn đến việc ít thấy có nghiên cứu về loại hình bảo lãnh này một cách chuyên biệt và chuyên sâu. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Về cơ bản các luận văn thạc sỹ chủ yếu tập trung nghiên cứu trải dài trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây về tình hình cũng như các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
- 4 Nghiên cứu bảo lãnh theo quan điểm bảo lãnh đối vật được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu được công bố trong thời gian này như: (i) “Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Trương Thị Kim Dung (1997); nghiên cứu về các biện pháp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trong đó có biện pháp bảo lãnh theo quan điểm đối vật; (ii) “Các biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng”. Luận văn Thạc sĩ luật học của Phạm Văn Đàm (1998); nghiên cứu về các biện pháp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong đó có biện pháp bảo lãnh theo quan điểm đối vật; (iii) Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng, Luận văn Thạc sĩ luật học của Lê Thu Hiền (2003); nghiên cứu về các biện pháp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong đó có biện pháp bảo lãnh theo quan điểm đối vật; (iv) Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Luận văn Thạc sĩ luật học của Trần Thị Minh Tâm (2003); nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản bảo đảm quan hệ hợp đồng tín dụng (trong đó có tài sản thế chấp, cầm cố của người thứ ba bảo lãnh trong quan hệ tín dụng); (v) Về các biện pháp bảo đảm hợp đồng tín dụng của PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, Tạp chí Luật học, số 1/1996. Và còn nhiều luận văn khác ở cấp độ thạc sĩ luật học cũng đề cập về đề tài này. Biện pháp bảo lãnh theo quan điểm đối vật thông qua các nghiên cứu nói trên cũng phản ánh rất nhiều bất cập từ các quan hệ bảo lãnh bằng tài sản thế chấp, cầm cố của người bảo lãnh, nhất là khi liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm thể hiện mâu thuẫn giữa quan hệ ba bên: Bên cho vay là bên nhận bảo lãnh; bên đi vay là bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Rồi mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp hay cầm cố tài sản của bên bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh cũng phát sinh không ít hệ lụy, nhất là trong trường hợp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, bằng tài sản hình thành trong tương lai... Đối với việc nghiên cứu bảo lãnh với tư cách là một nghiệp vụ cấp tín dụng - bảo lãnh ngân hàng, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, có thể kể đến như (i) Luận văn thạc sỹ năm 2018 của Trần Thị Phương Thảo về đề tài “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng”; (ii) Luận văn thạc sỹ năm 2013 của Trương Thị Thu Hằng về đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á
- 5 Châu”; (iii) Luận văn thạc sỹ năm 2011 của Trần Minh Thắm về đề tài “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)” và nhiều khóa luận, luận văn ở bậc đại học và cao học khác… Nội dung các công trình nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, bảo lãnh ngân hàng được xem như là một loại hình tín dụng đặc biệt, bởi nhờ có nó mà một cá nhân hay một doanh nghiệp không phải bỏ ra một khoản tiền vốn (hoặc không phải đi vay) để đặt cọc, giam chân tại chỗ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong giao kết dân sự, kinh tế, thương mại... với đối tác. Các công trình nghiên cứu đã phản ánh và chứng minh rằng, bảo lãnh ngân hàng ngày càng được khách hàng sử dụng rộng rãi như một loại hình dịch vụ không thể thiếu, bao gồm cả các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát sinh khi khách hàng cần ngân hàng chứng minh năng lực tài chính, khả năng thanh toán của mình hoặc cần ngân hàng chứng minh khả năng thực hiện các cam kết của hợp đồng. Các ví dụ điển hình về bảo lãnh thường thấy bao gồm: (i) Chứng minh năng lực tài chính khi tham gia đấu thầu, khi ký kết các hợp đồng kinh tế; (ii) Bảo lãnh của ngân hàng cho doanh nghiệp khi mua hàng trả chậm; (iii) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (iv) Bảo lãnh tài chính cho các học sinh và sinh viên Việt nam có điều kiện đi du học tại các trường đại học nổi tiếng trên thế giới; (v) Bảo lãnh của một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính nhà nước để doanh nghiệp vay vốn của một ngân hàng khác... Bảo lãnh ngân hàng đã và đang mang tới các lợi ích cho khách hàng như: (i) Góp phần hạn chế sử dụng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp; (ii) Hạn chế việc sử dụng tiền mặt, qua đó tăng cường tính an toàn trong giao dịch; (iii) Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp người mua và người bán không biết nhau; (iv) Tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên liên quan; (v) Nâng cao vị thế, vai trò và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với đối tác... Đề cập về các quy định pháp luật thực định, trong các công trình nghiên cứu đều trích dẫn khoản 18 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được ban hành ngày 16/06/2010 quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chi khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc
- 6 thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận” Trong hoạt động kinh doanh, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của bạn mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn. Với vai trò như vậy, bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm… Các nghiên cứu trên cũng đã đi sâu tìm hiểu về bản chất của bảo lãnh ngân hàng là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) mang tính phái sinh. Các vấn đề nghiên cứu được đặt ra là: Bản chất của bảo lãnh ngân hàng là gì? Quan hệ bảo lãnh có phải là quan hệ hợp đồng hay chỉ là cam kết đơn phương? Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được ký kết giữa những chủ thể nào? Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo lãnh thì cơ quan tài phán có thể xem xét một cách độc lập với quan hệ phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh hay không? Tuy nhiên để phân tích sâu hơn về cụ thể và bản chất một loại hình bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu lại chưa được chú trọng nghiên cứu. Trong khi đó bảo lãnh dự thầu là một trong những hoạt động bảo lãnh về cơ bản thì có thể xem như đơn giản tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều rủi ro tiềm tàng. Đồng thời bảo lãnh dự thầu cũng là bước đầu tiên giúp các nhà thầu chứng minh năng lực tài chính với Chủ đầu tư và bên mời thầu nhằm tiến tới thực hiện các loại hình Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh tạm ứng cũng như Bảo lãnh bảo hành sau này. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung và những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó tổng kết những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế.
- 7 - Thông qua việc phân tích thực tế hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm phát triển bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu về bảo lãnh dự thầu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trong đó lựa chọn 1 số ngân hàng tiêu biểu đặc trưng + Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2015-2020, trong đó chủ yếu bao gồm các văn bản luật trong khoảng thời gian này điều chỉnh hoạt động bảo lãnh dự thầu cũng như số liệu tại các ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian trên. Luận văn đồng thời đưa ra giải pháp cho việc phát triển hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cho giai đoạn năm 2021-2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đáp ứng tốt mục tiêu nghiên cứu, luận văn này đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để lý luận những vấn đề liên quan. Đồng thời, luận văn có sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở số liệu thống kê của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu tại ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng sử dụng bảo lãnh dự thầu ở các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Chương III: Giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH VÀ PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về bảo lãnh tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Định nghĩa của bảo lãnh Trong giai đoạn từ những năm 80 của thế kỷ XX nền kinh tế của nước ta vẫn là nền kinh tế tập trung bao cấp, biện pháp bảo lãnh trong giai đoạn này được sử dụng như là công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước khi có nhu cầu vay vốn nước ngoài. Nhìn chung, trong giai đoạn này có khá nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng, theo đó các quy định này đều có điểm chung là: Bảo lãnh của ngân hàng là bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước cấp cho các đơn vị, tổ chức trong việc vay vốn nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước đưa ra bảo lãnh cho các tổ chức vay vốn nước ngoài thực chất là nhà nước đã thực hiện tài trợ cho doanh nghiệp. Từ những năm 90 đến nay hệ thống văn bản pháp luật về bảo lãnh ngân hàng được xây dựng khá chi tiết và từng bước hoàn chỉnh. Bảo lãnh ngân hàng với tư cách là một nghiệp vụ cấp tín dụng của các ngân hàng đã được quy định tại Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng ban hành theo Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/9/1994 của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Khoản 18 Điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được ban hành ngày 16/06/2010 và Thông tư số 07/2015/TT- NHNN ngày 25/06/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng một lần nữa khẳng định: "Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh". Như vậy, khái niệm "bảo lãnh ngân hàng" theo định nghĩa tại các văn bản trích dẫn trên đây về cơ bản đều thể hiện bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của một bên thứ ba ngoài quan hệ hợp đồng giữa hai bên. Cam kết bằng văn bản ở đây được hiểu là văn bản bảo lãnh của Tổ chức tín dụng, bao gồm Thư bảo lãnh và Hợp đồng bảo lãnh.
- 9 Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “Tín dụng chữ ký - Signature Credit”, là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của các ngân hàng. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem là loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm phòng ngữa những tổn thất cho người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan. Như vậy, bảo lãnh ngân hàng là một loại hình tín dụng chữ ký, không cần vốn và là hoạt động sinh lời của ngân hàng. 1.1.2. Bản chất của bảo lãnh Bản chất của bảo lãnh trước hết là cam kết trả nợ thay cho bên được bảo lãnh bằng uy tín của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh là một mối quan hệ có ít nhất 3 bên tham gia là: Người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh a. Người bảo lãnh Là người phát hành thư bảo lãnh, thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín, có khả năng tài chính, được bên nhận bảo lãnh chấp nhận. b. Người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh Người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh có thể là một trong các bên tham gia giao dịch của hợp đồng kinh tế hoặc tham gia vào các hoạt động đấu thầu. 1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng a. Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau: Bảo lãnh ngân hàng bao gồm ít nhất 3 bên tham gia dựa trên mối quan hệ bởi 3 hợp đồng. Bằng sơ đồ, mối quan hệ giữa các bên tham gia trong một nghiệp vụ bảo lãnh như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
109 p | 51 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 35 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thanh Hóa
91 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
88 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
127 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng mô hình Z-Score và H-Score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính lưu thông tiền tệ và Tín dụng: Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ y tế
22 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
87 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn