Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa các lý luận tổng quan về Ngân hàng xanh và hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh; đánh giá thực trạng triển khai Ngân hàng xanh tại Việt Nam; xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam; đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH BÍCH NGA XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ KIM XUÂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- TÓM TẮT Luận văn được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý luận, các căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh, kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới và thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam, luận văn đề xuất xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh với 5 tiêu chuẩn và 16 tiêu chí. Trong đó bao gồm: - Tiêu chuẩn Chiến lược xanh - Tiêu chuẩn Quy trình xanh - Tiêu chuẩn Sản phẩm và dịch vụ xanh - Tiêu chuẩn Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh - Tiêu chuẩn Đội ngũ Luận văn có kết cấu 3 chương với phương pháp nghiên cứu truyền thống, tổng hợp, so sánh và phân tích. Ý nghĩa khoa học: là một trong những nghiên cứu đầu tiên hệ thống hóa các lý luận tổng quan về Ngân hàng xanh và xây dựng được hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: xây dựng được các tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp với thị trường Việt Nam, đóng góp tích cực và tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này về Ngân hàng xanh cũng như đóng góp một số đề xuất đối với chính phủ, các Bộ ngành, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại nhằm phát triển Ngân hàng xanh, thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững đất nước.
- CAM ĐOAN Tôi tên là: Trịnh Bích Nga, học viên lớp cao học 17A, niên khóa 2015 – 2017 tại Trường đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã học viên: 020117150111. Tôi xin cam đoan “Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.” TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2017 Ký tên Trịnh Bích Nga
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin dành lời tri ân sâu sắc đến người cô đáng kính của tôi, TS. Lê Thị Kim Xuân. Cô là người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dẫn dắt, dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tận tình, đồng thời cho tôi những góp ý vô cùng sâu sắc và quý giá để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ tốt nhất có thể. Tiếp theo tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo kính yêu dưới mái trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt những tri thức vô giá trong suốt 6 năm gắn bó tại trường từ những năm đầu tiên của đại học đến khi hoàn thành chương trình thạc sĩ ngày hôm nay. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người đã luôn giúp đỡ, đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Trân trọng! Trịnh Bích Nga
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG XANH VÀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH............................................................................. 7 1.1. Tổng quan về Ngân hàng xanh .................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 7 1.1.2. Mô hình Ngân hàng xanh............................................................................................ 9 1.1.3. Đặc điểm Ngân hàng xanh ......................................................................................... 10 1.1.4. Lợi ích Ngân hàng xanh ............................................................................................. 11 1.2. Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh ..................................................... 13 1.2.1. Nguyên tắc Xích đạo (Equator Principles) .....................................................13 1.2.2. Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh ..................................................18 1.2.3. Bộ tiêu chuẩn GRI ...........................................................................................24 1.2.4. Tiêu chuẩn Hoạt động Môi trường và Xã hội .................................................26 1.2.5. Hệ thống chứng chỉ EDGE .............................................................................28 1.2.6. Tiêu chí xếp hạng Ngân hàng xanh của Hãng tin Kinh tế uy tín Bloomberg của Mỹ .......................................................................................................................29 1.3. Kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................................30 1.3.1. Kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới ........30 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về hoạt động Ngân hàng xanh cho Việt Nam .....38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................. 41
- 2.1. Định hƣớng Chính phủ trong việc triển khai hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam...................................................................................................................41 2.2. Cơ sở pháp lý về hoạt động Ngân hàng xanh ................................................43 2.2.1. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 ...................................................................................................................43 2.2.2. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020......45 2.2.3. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và Quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng .....................................................................................47 2.2.4. Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. ...............................................................................50 2.2.5. Các chương trình chủ yếu đầu tư cho tăng trưởng xanh khác ........................52 2.3. Tổng quan chung về Hệ thống các Tổ chức tín dụng Việt Nam ..................54 2.4. Thực trạng triển khai một số chỉ tiêu đánh giá về hoạt động Ngân hàng xanh của các NHTM Việt Nam ..............................................................................56 2.4.1. Chiến lược và quản trị Ngân hàng xanh ..........................................................56 2.4.2. Tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư .................................................61 2.4.3. Kênh thanh toán xanh......................................................................................66 2.4.4. Thực hiện môi trường xanh trong hoạt động ngân hàng .................................70 2.5. Đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam ......................................72 2.5.1. Mặt được .........................................................................................................72 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 76 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM ................................................................................ 77 3.1. Sự cần thiết của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam....................................................................................................77 3.2. Đề xuất hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam .....78 3.2.1. Tiêu chuẩn Chiến lược xanh ...........................................................................79
- 3.2.2. Tiêu chuẩn Quy trình xanh ..............................................................................80 3.2.3. Tiêu chuẩn Sản phẩm và dịch vụ xanh ...........................................................82 3.2.4. Tiêu chuẩn Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh ......................................84 3.2.5. Tiêu chuẩn Đội ngũ .........................................................................................85 3.3. Một số khuyến nghị .........................................................................................86 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 93 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 97 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 99
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt State-owned development financial Tổ chức tài chính phát triển Nhà DFIs institutions nước EP Equator Principles Nguyên tắc Xích đạo Ngân hàng thương mại nước FCBs Foreign Commercial Banks ngoài Federal Deposit Insurance Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi FDIC Corporation liên bang Mỹ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa GRI Global Report Innitiative Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu HHNHVN Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam IFC International Finance Corporation Công ty Tài chính Quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế NBFIs Non-bank Financial Institutions Tổ chức tài chính phi ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHTM CP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTM NN Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHTM VN Ngân hàng Thương mại Việt Nam NHX PCBs Private commercial banks Ngân hàng thương mại tư nhân SCBs State-owned commercial banks Ngân hàng thương mại Nhà nước TCTD Tổ chức Tín dụng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh WB Worldbank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1. Danh sách 10 Ngân hàng xanh nhất theo xếp hạng 1 30 Bloomberg (2012) Bảng 1.2. Thống kê danh mục tài chính xanh tại Bangladesh 2 31 2015-2016 Bảng 1.3. Thống kê về các khoản vay cho các dự án bảo vê 3 môi trường và tiết kiệm năng lượng trong khu vực ngân 37 hàng Trung Quốc (2007 -2010) Bảng 2.1. Số lượng các tổ chức tín dụng 2011-20116 4 54 Bảng 2.2 - Các nội dung thẩm định đối với dự án đề xuất vay 5 65 vốn của Vietcombank
- DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Tên bảng Trang 1 Hình 1.1. Mô hình mối liên hệ khép kín trong Ngân hàng xanh 8 Sơ đồ 1.1. Quy trình chung về quản lý môi trường trong cấp tín 2 17 dụng 3 Hình 1.2. Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 1 19 4 Hình 1.3. Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 2 21 5 Hình 1.4. Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 3 23 6 Hình 1.5. Quy trình báo cáo theo GRI 24 7 Hình 1.6. Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn GRI 25 8 Hình 1.7. Các hoạt động của Ngân hàng xanh tại Bangladesh 32 Hình 1.8. Cơ chế hoạt động thị trường của các sản phẩm tín dụng 9 34 xanh của Đức 10 Hình 1.9. Mô hình những tiêu chuẩn đánh giá Ngân hàng xanh 35 Biểu đồ 2.1. Phát thải khí nhà kính năm 2010 và ước tính phát thải 11 42 cho các năm 2020, 2030 Biều đồ 2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và GDP 12 55 (2000-2016) Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ dự phòng RRTD/Nợ xấu 13 56 (2012-2016) Biểu đồ 2.4. Số lượng thiết bị và giá trị (tỷ đồng) được thực hiện 14 68 tại ATM, POS/EFTPOS/EDC theo báo cáo quý IV 2013-2016
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ; TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Ngày nay, câu hỏi chung cho các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đặt ra là làm thế nào để đạt được nền kinh tế phát triển bền vững. Song song với tăng trưởng kinh tế hiện tại là vấn đề bảo vệ môi trường, xã hội cho tương lai. Tại Việt Nam, những sản phẩm, dịch vụ trong hệ thống ngân hàng được phân bổ rộng trong khắp hầu hết các ngành, lĩnh vực từ đầu tư, tiêu dùng cá nhân đến hoạt động của các tập đoàn kinh tế lớn. Với hệ thống rộng khắp và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ thì việc hệ thống hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo hướng xây dựng nền kinh tế xanh là hết sức cần thiết. Đồng thời việc xác định cụ thể hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh sẽ giúp cho các ngân hàng có cách nhìn tổng quan hơn và đề ra chiến lược phát triển đúng đắn. Xu hướng Ngân hàng xanh không còn xa lạ với nhiều ngân hàng trên thế giới nhưng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến. Theo Hiệp hội Ngân hàng Ấn Độ (IBA, 2014) định nghĩa Ngân hàng xanh giống như một ngân hàng truyền thống, cung cấp các dịch vụ vượt trội cho nhà đầu tư và khách hàng, trong đó quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố sinh thái, môi trường và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên. Tại Việt Nam, khuôn khổ chính sách chung bước đầu tạo cho các nhà đầu tư có động lực đầu tư vào công nghệ xanh. Ngày 25/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Tiếp theo, ngày 20/3/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020. Theo nhiệm vụ tại Kế hoạch này, Ngân hàng Nhà nước được giao hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực hoạt động tài chính, tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ cho tăng trưởng xanh. Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường
- 2 và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, đồng thời cũng đang xây dựng Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng bao gồm hệ thống các hành động, giải pháp từ cơ chế, chính sách tăng cường nguồn vốn, các chương trình tín dụng xanh phù hợp nhằm góp phần và hỗ trợ thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia. Đây được coi là những bước đi đầu tiên trong định hướng hoạt động ngân hàng hướng tới mục tiêu Quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, các nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng nhận thấy ngân hàng cần xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững, thể hiện thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng không chỉ bảo đảm tăng trưởng kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững. Các nghiên cứu trên thế giới về Ngân hàng xanh cũng đã cho thấy xu thế tất yếu của việc phát triển mô hình Ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu vẫn còn khoảng trống cả về cơ sở lý luận, chiến lược phát triển, vai trò, mô hình hoạt động, tác động liên ngành và tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh. Theo Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) “Tài chính và Ngân hàng xanh tại Việt Nam còn mới mẻ, thậm chí giải pháp về tài chính xanh còn ít, chưa có giải pháp Ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh. Các ngân hàng thương mại truyền thống chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh. Do đó, cần nâng cao nhận thức của các thể chế tài chính là ngân hàng về lợi ích và hiệu quả của cung cấp tín dụng, vốn xanh”. Việc đẩy mạnh phát triển Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế xanh cho Việt Nam. Các sản phẩm Ngân hàng xanh sẽ tác động đến những điều kiện và yêu cầu về đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, góp phần thay đổi nhận thức của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt trong những lĩnh vực ảnh hưởng nhiều đến môi trường như nông nghiệp, khai khoáng. Trong bối cảnh đó, để hướng đến một nền kinh tế xanh phát triển bền vững, việc xây dựng một hệ tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh là rất cấp thiết.
- 3 Về phương diện nghiên cứu, tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về xây dựng hệ tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh được công bố chính thức. Vì những lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Với đề tài này, tác giả mong muốn bước đầu tìm hiểu và đề xuất xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu thực tiễn liên quan đến đề tài “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam”, hiện nay có một số công trình đã nghiên cứu về Ngân hàng xanh như: Nghiên cứu của Kaeufer năm 2010 “Banking as a Vehicle for Socio-economic Development and Change” đã đưa ra mô hình ngân hàng xanh 5 cấp độ và phân tích những hoạt động Ngân hàng xanh thể hiện trách nhiệm ngân hàng đối với xã hội. Nghiên cứu của Lalon năm 2015 “Green banking: Going green” đã đưa ra cấu trúc mô hình xây dựng ngân hàng xanh với khung chiến lược và chính sách triển khai qua 3 giai đoạn tuy nhiên các tiêu chí chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tương ứng tại một số NHTM tại Bangladesh. Đề tài nghiên cứu của ThS Vũ Thị Kim Oanh năm 2015 về “Ngân hàng xanh – Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam” phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng xanh, trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu ThS. Phạm Xuân Hòe và nhóm nghiên cứu Viện Chiến lược ngân hàng về “Hoàn thiện khung chính sách khuyến khích phát triển Ngân hàng xanh, tín dụng xanh” chỉ những nền tảng chính sách ban đầu cho triển khai tín dụng xanh, Ngân hàng xanh tại Việt Nam, đồng thời đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện khung khổ chính sách tạo lập môi trường thể chế đồng bộ cho phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh. Đề tài nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Thanh Tú và ThS Trần Thị Hoàng Yến năm 2016 về “Đánh giá thực tiễn Ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế” tập trung nghiên cứu khía cạnh thực tiễn hoạt động Ngân hàng xanh, tiến hành
- 4 thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn. Công trình đã cho thấy một cách nhìn tổng quan về thực tiễn Ngân hàng xanh tại Việt Nam cũng như đề xuất một số kiến nghị xây dựng mô hình Ngân hàng xanh. Ngoài ra còn có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí, sách báo khác nhau trong nước, cũng như trên thế giới theo nhiều giác độ nghiên cứu xoay quanh chủ đề chính Ngân hàng xanh. Tuy nhiên, hiện dừng ở việc tổng quan thực tiễn, xây dựng mô hình và hoàn thiện các khung chính sách… hiện nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu giải quyết vấn đề xây dựng Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh cụ thể là tại Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ tiêu chí nhằm đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. 3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề như: + Hệ thống hóa các lý luận tổng quan về Ngân hàng xanh và hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh. + Đánh giá thực trạng triển khai Ngân hàng xanh tại Việt Nam. + Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. + Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Từ mục tiêu nghiên cứu trên hình thành 3 câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Tổng quan về Ngân hàng xanh và hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Nội dung hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam cần được xây dựng như thế nào? Dựa trên cơ sở, thực trạng như thế nào?
- 5 Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam dựa trên những tiêu chí nào? Khuyến nghị gì để phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam? 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: là các vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng các tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hệ tiêu chí đánh giá cho hoạt động Ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam. Các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được lựa chọn do không có thông tin về báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng trên. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu trên mạng Internet, tìm các văn bản pháp quy Chính phủ, NHNN, các bài báo có liên quan trên tạp chí trong nước và quốc tế, các tài liệu, báo cáo của một số ngân hàng thương mại. Phương pháp truyền thống tổng hợp, so sánh và phân tích được tác giả sử dụng để phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tài liệu, văn bản, thu thập số liệu sẽ kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan sát… 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 6.1. Về mặt lý luận Tổng quan về Ngân hàng xanh và xây dựng hệ tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh. Cung cấp cách nhìn tổng quan về xây dựng và phát triển Ngân hàng xanh phù hợp với xu hướng quốc tế hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững trong xu thế hội nhập
- 6 Đề xuất được những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn Đề tài mang tính mới - là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về xây dựng Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh. Đề tài đưa ra quan điểm mới của tác giả dựa trên sự tổng hợp, phân tích các nghiên cứu liên quan về tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh trên thế giới cũng như một số nghiên cứu tại Việt Nam. Lần đầu tiên hệ thống hoá lý luận về Ngân hàng xanh và xây dựng hệ tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, sẽ đóng góp tích cực và tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này hoàn thiện Hệ tiêu chí đánh hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam, cũng như đóng góp một số giải pháp, khuyến nghị đối với NHNN, các NHTM, các định chế, tổ chức và cá nhân liên quan xem xét và áp dụng nhằm đem lại những giá trị tích cực trong thực tiễn, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, gia tăng tính cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Ngoài ra, đề tài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định, các giám đốc điều hành ngân hàng trong quá trình xây dựng, hoạch định, đánh giá và thực thi chiến lược Ngân hàng xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Trong quá trình nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo cũng như lựa chọn hình thức diễn đạt, tác giả có những cân nhắc cẩn thận và quyết định trình bày nội dung nghiên cứu của mình với kết cấu 3 chương với một trình tự phù hợp theo tác giả nhận thấy là chặt chẽ và hiệu quả nhất: Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan về Ngân hàng xanh và Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Chƣơng 3: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam.
- 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG XANH VÀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH 1.1. Tổng quan về Ngân hàng xanh 1.1.1. Khái niệm Khái niệm Ngân hàng xanh được phát triển đầu tiên ở các nước phương Tây vào năm 2003 nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Theo Lalon (2015), Ngân hàng xanh là bất kì hình thức hoạt động ngân hàng nào đem lại lợi ích về mặt môi trường cho đất nước và dân tộc. Khái niệm Ngân hàng xanh có thể được hiểu theo hai khía cạnh: (i) Ngân hàng thực hiện các hoạt động trực tiếp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường như sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, xử lý rác thải… (ii) Ngân hàng tác động gián tiếp đến môi trường thông qua việc tăng cường hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường như: Nhà máy sử dụng khí đốt từ chất thải, nhà máy cung cấp năng lượng tái tạo và năng lượng mặt trời, nhà máy chế tạo phân sinh học… Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, Ngân hàng xanh là một khái niệm mới được biết đến trong những năm gần đây. Nhìn chung, phạm vi Ngân hàng xanh khá rộng bao hàm nhiều vấn đề như hoạt động ngân hàng bền vững, hoạt động ngân hàng có đạo đức, thế chấp xanh, tín dụng xanh, tài chính xanh, tài khoản, thẻ ngân hàng, ngân hàng điện tử... (Islam 2013). Ngân hàng xanh còn được hiểu theo nghĩa rộng là ngân hàng bền vững khi bao hàm yếu tố liên quan đến môi trường (Imeson M., và Sim A., 2010), ngân hàng bền vững liên quan đến nhiều vấn đề như trách nhiệm cộng đồng, trách nghiệm doanh nghiệp, quyền công dân, quản lý môi trường, xã hội và nhiều biến thể khác. Ngân hàng xanh không giới hạn phạm vi chỉ ở các hoạt động xanh của các chi nhánh mà mở rộng nhằm tạo thuận lợi phát triển tài chính, đầu tư xanh. Giữa ngân hàng và các yếu tố kinh tế, môi trường, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững khi đặt lợi ích ngân hàng gắn liền với các lợi ích xã hội và môi trường. Mô hình vòng quay Hình 1.1 cho thấy cách hệ thống ngân hàng hoạt động như một chuỗi dây chuyền (Ullah 2013)
- 8 Hình 1.1 Mô hình mối liên hệ khép kín trong Ngân hàng xanh Ngân hàng Khách hàng Môi trường Nguồn: Ullah (2013) Đơn giản hơn, có thể hiểu “Ngân hàng xanh” cho thấy các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải cacbon, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh; áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo,... (UN ESCAP, 2012). Bên cạnh đó, còn bao gồm từ việc tiết kiệm giấy sử dụng của ngân hàng và khách hàng, áp dụng ngân hàng trực tuyến (online bankings), giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng… (Kaeufer 2010) Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính xanh là việc thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ nhằm mục đích tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững, không phải trả giá bởi môi trường ô nhiễm. Ngoài ra, Tài chính xanh là các sản phẩm và dịch vụ tài chính có sự xem xét các yếu tố môi trường trong suốt quá trình thẩm định cho vay, hậu giám sát và quản lý rủi ro, nhằm thúc đẩy các công nghệ, dự án, công nghiệp và kinh doanh có trách nhiệm với môi trường và công nghệ carbon thấp (Pricewaterhouse Coopers Consultants – PWC, 2013). Tài chính xanh bao gồm tất cả các dạng đầu tư hay cho vay có tính tới tác động môi trường và nâng cao tính bền vững môi trường. Nhìn chung, Ngân hàng xanh được hiểu là ngân hàng bền vững, đặt lợi ích của ngân hàng gắn liền với lợi ích của môi trường, xã hội. Ngân hàng xanh hoạt động như một ngân hàng truyền thống, trong đó cung cấp các sản phẩm - dịch vụ vượt trội cho khách hàng và triển khai các chương trình giúp ích môi trường, cộng đồng. Tín dụng Ngân hàng xanh là những khoản cấp tín dụng mà ngân hàng cấp cho các dự án
- 9 không gây rủi ro hoặc nhằm bảo vệ môi trường Tuy nhiên, các khái niệm trên có thể được vận dụng ở các mô hình khác nhau, trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau của mỗi quốc gia nhằm thiết lập các cấp độ mô hình Ngân hàng xanh phù hợp để đánh giá mức độ tác động của Ngân hàng xanh đến nền kinh tế. 1.1.2. Mô hình Ngân hàng xanh Trong một nghiên cứu về các mô hình Ngân hàng xanh và trách nhiệm xã hội, Kaeufer (2010) đã đưa ra mô hình Ngân hàng xanh 5 cấp độ, cụ thể là: Cấp độ 1: Những hoạt động ngân hàng phụ Ở cấp độ này, ngân hàng thường thực hiện tài trợ cho các sự kiện “xanh” và tham gia các hoạt động công cộng mà không liên quan đến hoạt động cốt lõi của các ngân hàng (hầu hết các ngân hàng đều đang ở cấp độ xanh này trong một khoảng thời gian dài). Cấp độ 2: Tách bạch phát triển dự án và hoạt động kinh doanh Theo đó, ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ xanh riêng biệt (chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ) bổ sung vào danh mục các sản phẩm ngân hàng truyền thống. Cấp độ 3: Hoạt động kinh doanh có hệ thống Trong đó, hầu hết các quy trình, sản phẩm của ngân hàng đều tuân thủ nguyên tắc “xanh”, việc tập trung và tác động tích cực của cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ tác động “xanh” ở trên 4 giác độ: con người, quy trình, nguyên tắc và mục đích. Cấp độ 4: Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái tầm chiến lược Hoạt động Ngân hàng xanh không chỉ giới hạn ở phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ mà được mở rộng thành mạng lưới, liên minh, đối thoại cộng đồng, hay toàn hệ sinh thái nhằm đạt được tính bền vững của các yếu tố xã hội – môi trường và tài chính. Cấp độ 5: Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái chủ động Các hoạt động Ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4 song được thực hiện một cách chủ động, có mục đích, chứ không phải là hoạt động ứng phó sự thay đổi bên ngoài như sáng kiến tầm chiến lược ở cấp độ 4.
- 10 Theo Lalon (2015), khung chiến lược và chính sách triển khai Ngân hàng xanh sẽ từng bước được nâng cấp theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Các ngân hàng thương mại (NHTM) dự kiến nguồn ngân sách phân bổ hàng năm cho việc triển khai Ngân hàng xanh và thành lập bộ phận chuyên trách lập kế hoạch, đánh giá và quản lý các vấn đề liên quan đến Ngân hàng xanh. Ngoài ra, các ngân hàng cần đánh giá rủi ro về môi trường trong quá trình cấp tín dụng và tiến hành các hoạt động khác như: Marketing xanh, thành lập quỹ rủi ro khí hậu, lập báo cáo về hoạt động Ngân hàng xanh. Giai đoạn 2: Ngân hàng xây dựng chiến lược tài trợ cụ thể cho từng lĩnh vực nhạy cảm với môi trường (Nông nghiệp, ngành kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, thuộc da, đánh bắt cá, hàng may mặc, năng lượng tái tạo, bột giấy và giấy, đường và nhà máy rượu, xây dựng công trình, chế tạo máy và kim loại cơ bản, hóa chất, cao su và chất dẻo, bệnh viện, mua bán hóa chất…). Đối với hoạt động nội bộ, Ngân hàng xanh có thể đặt mục tiêu cụ thể trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm thiểu tiêu thụ khí gas, giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường trả lương điện tử, phát hành thông báo điện tử. Ngoài ra, ngân hàng cần triển khai chương trình đào tạo về các hoạt động sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng cho các khách hàng. Giai đoạn 3: Các ngân hàng phải lập hệ thống quản lý môi trường trong nội bộ để tiếp tục triển khai 2 hoạt động: Thiết kế và giới thiệu sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường; Lập báo cáo theo tiêu chuẩn xanh có xác minh của cơ quan bên ngoài. 1.1.3. Đặc điểm Ngân hàng xanh Thứ nhất, triển khai các dịch vụ điện tử và tự động hóa. Thông qua việc áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại, các ngân hàng triển khai dịch vụ điện tử với đầy đủ các loại hình dịch vụ cơ bản như gửi tiền, rút tiền, đổi ngoại tệ, truy vấn, giao dịch trực tuyến, nộp thuế và dịch vụ khách hàng… giúp khách hàng linh hoạt và chủ động hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, xóa bỏ hạn chế về thời gian. Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hình thành hệ thống giao dịch tự động, tích hợp nhiều dịch vụ, tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Thứ hai, ưu tiên cho vay hoặc đầu tư vào dự án có đánh giá các rủi ro liên quan đến môi trường. Các ngân hàng quan tâm đến tín dụng xanh là những khoản cấp tín
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 29 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 31 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 148 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 23 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 60 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn