Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An
lượt xem 22
download
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An giới thiệu tới các bạn những nội dung về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Phi Hùng HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Phi Hùng HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số: 60 31 40 41 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ THU MAI Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trần Phi Hùng, là học viên cao học chuyên nghành Tâm lí học, Khoa 23, Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả Trần Phi Hùng
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Thu Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn đến quí Thầy Cô đã chỉ dạy, tạo điều kiện cho em hoành thành khóa học. Tôi xin cảm ơn thầy cô trường THPT Nguyễn Hữu Thọ và Ischool Long An cùng các em học sinh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành nghiên cứu của mình!
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng Danh mục các sơ đồ Danh mục biểu đồ MỤC LỤC..................................................................................................................1 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .............................................................................6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước về hứng thú ..........................................6 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước về hứng thú ...........................................9 1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................12 1.2.1. Nghề nghiệp ............................................................................................12 1.2.2. Xu hướng nghề................................................................................................19 1.2.3. Hứng thú, hứng thú nghề nghiệp, HTNN của học sinh THPT .....................20 1.3. Tầm quan trọng của HTNN đối với học sinh THPT ........................................30 1.4. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến HTNN của học sinh THPT ....................31 1.4.1. Yếu tố chủ quan (bản thân học sinh) ......................................................31 1.4.2. Yếu tố bên ngoài .....................................................................................36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................40 Chương 2 : THỰC TRẠNG HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN .......41 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và thể thức nghiên cứu .................................41 2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................41 2.1.2. Thể thức nghiên cứu................................................................................42
- 2.2.1. Nhận thức của học sinh đối với HTNN ..................................................47 2.2.2. Thái độ của học sinh đối với HNTT .......................................................57 2.2.3. Hành vi biểu hiện HTNN của học sinh ...................................................68 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến HTNN của học sinh .....................................72 2.2.5. Mong muốn xác định, nâng cao hứng thú nghề của học sinh .................78 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................82 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HTNN CHO HỌC SINH THPT HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN ............................................................83 3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp ................................................................................83 3.1.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................83 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................83 3.2. Một số biện pháp đề xuất ..................................................................................83 3.2.1. Bản thân học sinh ....................................................................................83 3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phụ trách công tác tư vấn hướng nghiệp .........................................................................................................84 3.2.3. Thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp ...................................................85 3.2.4. Tổ chức những hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường ....................................................................................................................85 3.3. Tổ chức nghiên cứu biện pháp ..........................................................................88 3.3.1. Mục đích .................................................................................................88 3.3.2. Phương pháp tiến hành, đối tượng, thời gian khảo sát và cách thức xử lý số liệu .........................................................................................................88 3.4. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi các biện pháp nâng cao HTNN cho học sinh THPT huyện Bến Lức, tỉnh Long An. .........................................90 3.4.1. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi các biện pháp nâng cao HTNN theo ý kiến của học sinh .....................................................................................90 3.4.2. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi các biện pháp nâng cao HTNN cho học sinh theo ý kiến của giáo viên .............................................................95 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................103
- 1. Kết luận ..............................................................................................................103 1.1. Về mặt lý luận ..........................................................................................103 1.2. Về mặt thực trạng .....................................................................................103 2. Kiến nghị ............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................106
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Điểm trung bình: ĐTB 2. Độ lệch chuẩn: ĐLC 3. Số lượng SL 4. Hứng thú nghề nghiệp HTNN 5. Trung học cơ sở THCS 6. Trung học phổ thông: THPT 7. Phần trăm: % 8. Thứ tự TT
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Ký hiệu Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu học sinh 42 2 Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu cán bộ, giáo viên 43 3 Bảng 2.3. Kết quả kiểm định của phiếu khảo sát học sinh 44 Kết quả kiểm định của phiếu khảo sát cán bộ quản lý, giáo 4 Bảng 2.4. 45 viên 5 Bảng 2.5. Nhận định về HTNN của học sinh 47 6 Bảng 2.6. Tình hình hứng thú nghề nghiệp của học 49 Mối quan hệ có ý nghĩa giữa tình hình HTNN của học 7 Bảng 2.7. 51 sinh với khối lớp Mối quan hệ có ý nghĩa giữa tình hình HTNN của học 8 Bảng 2.8. 52 sinh với học lực Mối quan hệ có ý nghĩa giữa tình hình HTNN của học 9 Bảng 2.9. 53 sinh với giới tính Nhận định của giáo viên về tình hình HTNN của học 10 Bảng 2.10. 54 sinh 11 Bảng 2.11. Mức độ yêu thích của học sinh với các nhóm ngành nghề 58 12 Bảng 2.12. Mức độ hứng thú nhóm nghề xét theo lớp và giới tính 59 13 Bảng 2.13. Mức độ hứng thú nhóm nghề xét theo học lực và nghề 50 của mẹ Thời gian yêu thích ngành của nhóm khách thể xét theo 14 Bảng 2.14. 63 lớp Thời gian yêu thích ngành của nhóm khách thể xét theo 15 Bảng 2.15. 63 học lực 16 Bảng 2.16. Thái độ của học sinh đối với HTNN 65 17 Bảng 2.17. Thái độ đối với HTNN xét theo trường và học lực 66 18 Bảng 2.18. Hành vi biểu hiện HTNN của học sinh 69 19 Bảng 2.19. So sánh về hành vi xét theo khối lớp 72
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của học 20 Bảng 2.20. 73 sinh Bảng 2.21 So sánh sự khác biệt của các yếu tố bản thân và các yếu 21 74 : tố khác So sánh mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến các Bảng 2.22 nhóm học sinh khác nhau (xét theo trường học và giới 22 76 . tính) So sánh mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến các 23 Bảng 2.23. 78 nhóm học sinh khác nhau (xét theo học lực) 24 Bảng 2.24. Mong muốn xác định, nâng cao HTNN của học sinh 78 Đánh giá của giáo viên về mong muốn nâng cao HTNN 25 Bảng 2.25. 79 của học sinh 26 Bảng 3.1. Kết quả phiếu khảo sát 89 27 Bảng 3.2. Kết quả phiếu khảo sát 90 Mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao HTNN 28 Bảng 3.3. 91 theo ý kiến học sinh Mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao HTNN theo 29 Bảng 3.4 ý kiến học sinh 93 Mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao HTNN cho 30 Bảng 3.5. học sinh theo ý kiến của giáo viên 96 Mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao HTNN cho 31 Bảng 3.6. 98 học sinh theo ý kiến của giáo viên
- DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Ký hiệu Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 1.1 Định hướng phát triển nghề nghiệp của J.Holland 17 2 Sơ đồ 1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến HTNN của học sinh THPT 39
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Ký TT Tên biểu đồ Trang hiệu Biểu So sánh nhận định của học sinh và giáo viên về tình hình 1 55 đồ 2.1. HTNN Biểu Thời gian yêu thích với nghề của học sinh 2 61 đồ 2.2. Biểu So sánh đánh giá của học sinh và giáo viên về mong muốn 3 79 đồ 2.3. nâng cao hứng thú nghề nghiệp của chính học sinh Biểu So sánh sự khác nhau giữa mức độ cần thiết và khả thi của học 4 94 đồ 3.1. sinh Biểu 5 So sánh đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của giáo viên 99 đồ 3.2. Biểu So sánh mức độ cần thiết giữa học sinh và giáo viên 6 100 đồ 3.3. Biểu 7 So sánh đánh giá mức độ khả thi của học sinh và giáo viên 101 đồ 3.4.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lựa chọn đúng được một nghề để học, để làm, để phát huy được hết sở trường của bản thân không phải là một việc dễ dàng với nhiều người nhất là học sinh THPT. Nếu học sinh THPT chọn nghề mà mình yêu thích và có khả năng làm nghề sẽ giúp phát huy tối đa năng lực của bản thân nhờ lòng đam mê với công việc. Đồng thời, nó còn giúp đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Ngược lại, nếu bản thân các em không biết chọn nghề gì hay chọn nghề sai sẽ mất nhiều thời gian để học lại ngành khác, còn tiếp tục học sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, học tập không tiến bộ, bỏ học giữa chừng để thi vào ngành khác... Điều này không chỉ gây hậu quả đối với bản thân người học như mất nhiều thời gian, kinh phí đào tạo, khó tìm việc làm, làm trái nghề… Đối với xã hội, chất lượng nguồn nhân lực yếu kém do không thích hợp với nghề, yêu nghề sẽ gây hậu quả không nhỏ đến sự phát triển đến nền kinh tế. Vì vậy, việc chọn nghề, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông để đáp ứng nhu cầu của xã hội là một việc quan trọng. Nhận biết được sự quan trọng của công tác hướng nghiệp, Đảng và nhà nước ban hành nhiều chính sách nhằm giúp học sinh có một sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, với xu hướng phát triển của đất nước và từng vùng. Trong Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX khẳng định “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh TH, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và địa phương”. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ mục tiêu đối với giáo dục phổ thông “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT có nêu rõ “tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được
- 2 tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội”. Ngoài ra, trong Luật giáo dục năm 2005, điều 27 đã xác định mục tiêu giáo dục trung học phổ thông (THPT) “giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở (THCS), hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy tích cực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. [17] Học sinh THPT ngoài hoạt động học tập các em còn có những nhu cầu, nguyện vọng, những đòi hỏi trực tiếp đối với một hoạt động mới. Đó là những hoạt động liên quan đến việc chọn nghề nghiệp và càng cuối cấp thì việc chọn nghề càng trở cấp thiết đối với các em. Vì các em hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay không. Các em thường băn khoăn tự đặt cho mình những câu hỏi như mình sẽ làm gì, mình chọn nghề gì, nghề nào là phù hợp với mình nhất. Nhưng thực tế tình trạng học sinh chọn trường, chọn ngành nghề để thi và học của học sinh chỉ theo cảm tính dẫn tới tình trạng 34% chọn lầm nghành nghề, 42% chỉ phù hợp tương đối, và có tới 90% sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp mà nguyên nhân chính là không phù hợp với nghề [10]. Điều này có thể nói lên rằng, học sinh THPT mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc chọn nghề đúng ảnh hưởng đến tương lai của bản thân nhưng phần lớn vẫn mắc sai lầm khi chọn trường, chọn ngành. Do đó, việc hướng nghiệp cho học sinh THPT là vô cùng quan trọng để các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc khi chọn chọn nghề nghiệp cho tương lai. Nhận thấy được tầm quan trọng của hướng nghiệp ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn nghề phù hợp với bản thân học sinh và phân luồng lao động, nên từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho công tác hướng nghiệp. Tuy nhiên, hứng thú chọn nghề của học sinh ở một số trường THPT tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An chưa được quan tâm khảo sát. Thêm vào đó, nhà trường tổ chức giáo dục, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh nhìn chung mức độ còn chưa cao. Vì vậy, việc tìm hiểu hứng thú chọn nghề của học sinh là cần thiết.
- 3 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường THPT tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An”. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thiết thực giúp cho công tác tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT của huyện. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hứng thú chọn nghề của học sinh ở một số trường THPT tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An; trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho học sinh THPT tại huyện. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hứng thú chọn nghề của học sinh THPT. 3.2. Khách thể nghiên cứu: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của 2 trường THPT tại huyện Bến Lức là trường THPT Nguyễn Hữu Thọ và trường THPT iSchool Long An. Trong đó, học sinh của 2 trường là khách thể nghiên cứu chính còn cán bộ quản lý, giáo viên là khách thể bổ trợ. 4. Giả thuyết khoa học - Đa số học sinh ở 2 trường THPT huyện Bến Lức có hứng thú với một nghề nghiệp nào đó. - Có sự khác biệt trong hứng thú nghề nghiệp (HTNN) của học sinh nam và học sinh nữ. - Có nhiều yếu tố tác động đến hứng thú nghề nghiệp của học sinh nhưng quan trọng nhất là từ chính bản thân các em. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hứng thú, nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp của học sinh THPT. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường THPT huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
- 4 - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho học sinh ở một số trường THPT huyện Bến Lức, tỉnh Long An. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu HTNN ở góc độ hứng thú chọn nghề của học sinh THPT. - Khách thể: Người nghiên cứu khảo sát 380 học sinh của 2 khối lớp là khối 10 và khối 12; cùng với 54 giáo viên, cán bộ quản lý của 2 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ và trường THPT iSchool Long An trong năm học 2014. - Thời gian nghiên cứu: 10/01/2014 đến 30/ 9/2014 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, người viết dựa trên các phương pháp luận là quan điểm thực tiễn, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử - logic: Quan điểm thực tiễn yêu cầu: Thông qua khảo sát, phân tích kết quả nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp của học THPT tại Bến Lức. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao HTNN của học sinh. Quan điểm hệ thống - cấu trúc đòi hỏi phải xem xét hứng thú với nghề của học sinh một cách toàn diện, trên nhiều khía cạnh khác nhau và đặc trong nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động phát triển và trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Theo quan điển lịch sử – logic, việc tìm hiểu lịch sử hứng thú nghề nghiệp của học sinh phải được tiến hành trong thời gian, không gian cụ thể và được trình bày theo trật tự. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu sách, báo, tạp chí khoa học và công trình
- 5 nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước, người nghiên cứu sẽ phân tích, tổng hợp, khái quát những vấn đề có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế dựa vào chỉ báo nghiên cứu nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về thực trạng hứng thú nghề nghiệp của học sinh. * Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được sử dụng để để làm rõ những thông tin về HTNN của học sinh: - Với học sinh: gặp gỡ trao đổi trực tiếp để tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp của các em. - Với ban giám hiệu, thầy cô chủ nhiệm, thầy cô phụ trách hướng nghiệp: người nghiên cứu phỏng vấn, trao đổi nhằm tìm hiểu rõ hơn về hứng thú nghề nghiệp của học sinh và công tác giáo giáo dục hướng nghiệp tại trường. * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Người nghiên cứu thảo luận để lấy ý kiến chuyên gia cho việc xây dựng một số biện pháp nâng cao HTNN cho học sinh ở một số trường THPT tại Huyện Bến Lức, tỉnh Long An. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Người nghiên cứu dùng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để thống kê, xử lý dữ liệu trong nghiên cứu của mình.
- 6 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước về hứng thú Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về hứng thú đã xuất hiện từ rất sớm và cho đến nay vẫn được nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến các nghiên cứu sau: Herbart (1776 – 1841) là nhà tâm lý học, nhà triết học, nhà giáo dục học, người Đức. Ông là người sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ XIX. Ông đã đưa ra 4 mức độ của dạy học: tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú, đặc biệt hứng thú là yếu tố quyết định kết quả học tập của người học. Năm 1927, hội nghị liên bang về tâm sinh lý lao động về tuyển chọn nghề được tổ chức tại Matxcơva với sự tham gia của nhiều nhà tâm lý học như: E.A. Clomốp, Segurôva ... Hội thảo đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến nghề nghiệp, trong đó có nói đến HTNN quyết định hiệu quả của hoạt động nghề Năm 1931, một nhà tâm lý học người Mỹ khác là E. K. Strong đã tìm hiểu về “Sự biến đổi tâm lý theo lứa tuổi” và ông cho rằng sự phát triển của hứng thú thường gắn liền với sự phát triển lứa tuổi. Điều này dễ hiểu vì muốn hình thành một hứng thú nào đó, cần phải có mức độ phát triển tâm lý cũng như một mức độ tri thức và kinh nghiệm sống nhất định. John Dewey (1859 – 1952), nhà Tâm lý – Giáo dục học người Mỹ cho rằng Hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất hóa ý tưởng với một ý tưởng hoặc một vật cụ thể, khi nó tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ và chúng trở thành thức ăn thiết yếu cho hoạt động của nó Năm 1956, V.G.Ivanôv nghiên cứu về “Sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh trên các lớp trong trường trung học”. Trên cơ sở đó làm rõ vai trò, vị trí của hứng thú đối hoạt động học tập của học sinh, tác giả cho rằng: Giáo dục phát triển hứng thú học tập cho học sinh phải được coi là nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học. Qua đó cho thấy rằng, hoạt động dạy học không chỉ có nhiệm vụ trang bị cho học
- 7 sinh những tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, mà còn có nhiệm vụ giáo dục phát triển hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu tri thức. Năm 1966, N. I. Ganbirô đã nghiên cứu “Vận dụng tính hứng thú trong giảng dạy tiếng Nga” trong luận án tiến sỹ của mình. Tác giả đánh giá cao vai trò của hứng thú trong hoạt động học tập nói chung và trong học tập tiếng Nga nói riêng.Tác giả cho rằng hứng thú không chỉ là điều kiện mà còn là phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong nhà trường. Tác giả A. G. Côvaliốp, trong cuốn tâm lý học cá nhân (Tập 1), cho rằng: “Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và trong hoạt động của con người. Con người cảm thấy sống đầy đủ và hạnh phúc khi họ có những hứng thú. Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích con người hoạt động, làm con người trở nên tích cực” [3] Năm 1973, G. I. Sukina nghiên cứu về “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục”. Trong công trình của mình, tác giả đã đưa ra khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với những biểu hiện của nó. Đồng thời, tác giả còn nêu ra nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung và hoạt động học tập. [44] Năm 1976, A.K. Marcôva nghiên cứu mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với hứng thú học tập của học sinh. Bằng phương pháp thực nghiệm, tác giả đã rút ra kết luận: Dạy học nêu vấn đề là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình học tập [26]. Chính điều này đã mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc tìm ra những cơ sở khoa học nâng cao hứng thú học tập của người học trong quá trình dạy học. Năm 1976, L. X. Xôlôvâytrích - nhà tâm lý học người Nga đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa hứng thú với các thuộc tính tâm lý của nhân cách, đặc biệt là với các trình độ phát triển của năng lực. Ông viết: “ Hứng thú – đó là chiếc dù nhỏ mở ra trước tiên, tạo điều kiện bật tung vòm dù chính bao bọc các năng khiếu. Không phải bất kỳ hoạt động nào cũng tạo ra năng khiếu, năng khiếu nảy sinh ra trước hết là từ hoạt động này gây ra hứng thú cao độ và bao trùm toàn bộ cá tính” [56, tr.92]. Đối với tài năng và thiên tài, ông cho rằng: “Hứng thú tới mức mãnh liệt, đắm say thường là dấu hiệu
- 8 của những năng lực to lớn. Và ngược lại, tài năng thường kèm theo hứng thú mạnh mẽ đối với hoạt động” [56, tr.114-115]. Như vậy, để hình thành và phát triển năng lực hoạt động cho cá nhân trong chuyên môn nghề nghiệp, chúng ta không chỉ trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo mà còn quan tâm giáo dục hình thành và phát triển cho cá nhân có hứng thú với nghề nghiệp chuyên môn đó. J. Pieget (1896 – 1989) nhà tâm lý học người Thụy Sỹ có nhấn mạnh đến vai trò của hứng thú trong việc lĩnh hội tri thức. Ông nói rằng: “Nhà trường mới yêu cầu hoạt động nhận thức phải dựa trên cơ sở nhu cầu và hứng thú cá nhân” [38, tr.180]. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh “Cũng giống như người lớn, đứa trẻ là một thực thể hoạt động, mà hoạt động bị chi phối bởi qui luật của hứng thú hoặc của nhu cầu, sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không động viên tới những động cơ tự do của hoạt động ấy” [38, tr.182] John L. Holland (1959 - 1985), nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, ông được mọi người biết đên qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông cho rằng, bất kì ai cũng thuộc vào 6 nhóm sở thích nghề nghiệp đặc trưng nhứ: thực tế, nghiên cứu, nghệ thuật, xã hội, quản lý, nghiệp vụ. Ngày nay, những nhà làm công tác giáo dục sử dụng lý thuyết nghề nghiệp của ông để giúp học sinh tìm hiểu xem mình thích nghề nghiệp nào trong xã hội từ đó có phương pháp tư vấn phù hợp. [18] [20] Ginzberg, Super trong nghiên cứu của mình về vấn đề phát triển nghề nghiệp điều cho cho rằng, giai đoạn đầu tiên để con người quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bản thân đó là giai đoạn hứng thú của cá nhân với nghề. [20] Trong những năm 1970 – 1990 nhiều nhà nghiên cứu của Mỹ như: G. Reynolds,nJ. Shister, A. Roee cho rằng điều kiện để con người thỏa mãn nghề nghiệp là: tính độc lập, mối quan hệ tốt với cộng sự, sự công bằng, tiền lương... còn có một điều kiện nữa đó là hứng thú với công việc. [36] Tóm lại, các nghiên cứu ở nước ngoài về hứng thú khá đa dạng, phong phú và được tiếp cận trên nhiều quan điểm khác nhau, thể hiện sự quan tâm của các nhà tâm lý học về hiện tượng tâm lý này. Và do các tác giả có cách tiếp cận khác nhau nên họ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
50 p | 723 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 504 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
196 p | 656 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố Cà Mau
195 p | 605 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội
150 p | 306 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An
149 p | 228 | 57
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại Đại học Quy nhơn trong thực tập sư phạm
233 p | 208 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận thức về giá trị đạo đức của học sinh tại một số trường THCS huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
114 p | 214 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Nhận thức của người lao động ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kiên Giang về văn hóa doanh nghiệp
145 p | 124 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Hàm Zeta của Riemann và định lí số nguyên tố
50 p | 103 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 202 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Một số giải pháp thu hút khách đến với Trung tâm Giải trí Sinh thái Thuận Thảo (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)
128 p | 106 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
227 p | 101 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
144 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 tại một số trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lí: Khảo sát độ phóng xạ trong đá ốp lát dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành phố Hồ Chí Minh
143 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
125 p | 42 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở
125 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn