intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm đánh giá thực trạng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và đề ra những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó làm tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế từ sản xuất chè cho các hộ trồng chè trên địa bàn tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG VŨ CHÍNH SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (VietGAP) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG VŨ CHÍNH SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (VietGAP) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài này là trung thực, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận văn Hoàng Vũ Chính
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của nhiều tổ chức, cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học và làm luận văn. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Thị Phương Hảo - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế, thành phố, thị xã, UBND, các cán bộ chuyên môn và các hộ dân tại các xã có thực hiện điều tra, khảo sát đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Vũ Chính
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn .................................................. 5 6. Bố cục luận văn ..................................................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP..................................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP................................................ 6 1.1.1. Lý luận về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP) ......................................................... 6 1.1.2. Cơ sở pháp lý để sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ......................................... 18 1.1.3. Quy mô, kết quả và hiệu quả sản xuất chè theo VietGAP ........................................ 20 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ....................... 23 1.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP .......................................... 28 1.2.1. Tình hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP ở trên thế giới và tại Việt Nam ................................................................................................................................ 28 1.2.2. Bài học kinh nghiệm sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................................... 34
  6. iv Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu và Phương pháp tiếp cận ............................................................... 36 2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 36 2.1.2. Phương pháp tiếp cận ................................................................................................... 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 37 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................................. 37 2.2.2. Xác định quy mô mẫu .................................................................................................. 38 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin................................................................................... 38 2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin ................................................................................. 39 2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin................................................................................. 39 2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 40 Chương 3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN................................................... 44 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên ................................... 44 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................................... 44 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 47 3.1.3. Các chính sách về sản xuất chè theo VietGAP đang được triển khai tại Thái Nguyên ........................................................................................................................... 48 3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè theo VietGAP tại các hộ điều tra ......................... 50 3.2.1. Quy trình sản xuất chè của hộ điều tra ........................................................................ 50 3.2.2. Kết quả sản xuất chè của hộ điều tra ........................................................................... 54 3.2.3. Hiệu quả sản xuất chè của hộ điều tra......................................................................... 60 3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè theo VietGAP .......................................... 63 3.2.5. Đánh giá chung về sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP ....... 70 Chương 4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .... 79 4.1. Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển chè an toàn của tỉnh Thái Nguyên ..... 79 4.1.1. Định hướng .................................................................................................................... 79 4.1.2. Mục tiêu ......................................................................................................................... 79 4.1.3. Nhiệm vụ ....................................................................................................................... 80
  7. v 4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................ 81 4.2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn.............................. 81 4.2.2. Giải pháp về phát triển vùng sản xuất gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp chế biến ........................................................................................ 82 4.2.3. Giải pháp về đổi mới hình thức sản xuất, hình thành chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm ..................................................................................................................... 84 4.2.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại, thị trường và xây dựng thương hiệu................. 85 4.2.5. Giải pháp về chính sách hỗ trợ và tăng cường hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước ..................................................................................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 94 PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 96
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Dạng đầy đủ 1 BQ : Bình quân 2 BVTV : Bảo vệ thực vật 3 CĐ : Chuyển đổi 4 CP : Cổ phần 6 ĐVDT : Đơn vị diện tích 5 ĐVT : Đơn vị tính 7 HTX : Hợp tác xã : Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm 8 QSEAP nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học của Bộ NN&PTNT : Sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất 9 SX TTC VietGAP nông nghiệp tốt tại Việt Nam 10 UBND : Ủy ban nhân dân 11 VietGAP : Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam 12 VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hướng dẫn bón phân cho nương chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng trung bình 10-15 tấn/ha .................................. 13 Bảng 3.1: So sánh các giá trị bình quân về diện tích, năng suất, sản lượng giữa hai nhóm hộ: sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP ............................................. 54 Bảng 3.2: So sánh kết quả sản xuất giữa hai nhóm hộ: Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và SX không theo tiêu chuẩn VietGAP ...................... 59 Bảng 3.3: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ: Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP .............. 61
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta hiện nay có khoảng 124.000 ha chè, là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới. Các sản phẩm chè của Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 100 nước trên thế giới, với nhiều chủng loại chè phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đáng chú ý là tới nay Việt Nam vẫn chưa được thế giới ghi nhận là nước sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu. Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do đa phần chè xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu xuất sang thị trường dễ tính, chưa nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ...; các nhà sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản xuất, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng, quảng bá, xây dựng thương hiệu; trong khi đó, cách thức trồng, chế biến chè hiện có một số khâu không tuân thủ tiêu chuẩn về nguyên liệu, máy móc, vệ sinh an toàn thực phẩm nên rất khó đảm bảo chất lượng. Những tồn tại, hạn chế của ngành chè trong nhiều năm nay ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của nước ta. Người trồng chè vì lợi nhuận trước mắt, phát triển về diện tích và sản lượng mà ít quan tâm đến chất lượng; vẫn có thói quen sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân vô cơ, điều đó dẫn tới việc sẽ để lại dư lượng lớn các chất hóa học, vi sinh vật và kim loại nặng trong đất, nước, gây nên mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người sản xuất, tiêu dùng chè. Thái Nguyên là một trong những vùng chè trọng điểm của cả nước,được thiên nhiên ưu đãi với các điều kiện về đất đai và khí hậu thích hợp cho phát triển cây chè, hiện diện tích chè toàn tỉnh là 21.585 ha, trong đó có 19.647 ha chè kinh doanh (Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên 2017) [4]. Là cây trồng thế mạnh của địa phương, sản xuất chè góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững; nghề trồng và chế biến chè đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân trong tỉnh.
  11. 2 Mặc dù có thế mạnh về cây chè với diện tích chè lớn, năng suất, sản lượng chè cao, nhưng chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm chè tỉnh Thái Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ nhưng lại có thêm nhiều rào cản về kỹ thuật, chất lượng hàng hóa, đặc biệt các vấn đề liên quan an toàn thực phẩm, dẫn tới cản trở việc xuất khẩu chè. Thêm vào đó, yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm chè an toàn của người tiêu dùng trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiêu thụ sản phẩm chè. Do đó phát triển sản xuất chè an toàn đang là xu thế tất yếu. Sản xuất chè an toàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đã có bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên đến nay kết quả chưa cao, tỷ lệ sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GAP khác) được chứng nhận còn thấp, đến năm 2017 diện tích chè sản xuất và được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 1.079 ha chiếm 5,5% diện tích chè kinh doanh toàn tỉnh (Ban quản lý dự án phát triển chè Thái Nguyên, 2017). Chè Thái Nguyên được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu chỉ là nguyên liệu thô, giá bán thấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa (khoảng 80% sản lượng). Các mặt hàng chè chế biến chưa thực sự đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia tăng giá trị cho trà, cũng như đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ... Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu cần thực hiện nghiêm ngặt theo các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn chặt chẽ, đòi hỏi các yếu tố về chi phí, con người và kỹ thuật, người sản xuất phải thay đổi từ nhận thức đến hành động để từ đó tạo ra các sản phẩm chè an toàn, chất lượng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trước thực tế trên, đòi hỏi cần có sự phân tích, đánh giá đúng thực trạng sản xuất chè VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, để từ đó đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất chè theotiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành chè tỉnh Thái Nguyên, do đó vấn đề “Sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đã được lựa chọn để nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ.
  12. 3 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất chè an toàn, các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều bức tranh, bối cảnh cũng như khả năng phát triển của ngành chè. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp của tác giả Đặng Thị Thanh Huệ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện nông nghiệp Việt Nam), năm 2010 đã đánh giá chất lượng đất thích hợp với vùng trồng chè, có thể ứng dụng hiệu quả trong quy hoạch vùng trồng chè. Tuy nhiên tác giả chưa phân tích sâu về các khía cạnh phát triển sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn, cũng như chưa đánh giá các yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sản xuất chè an toàn. Nghiên cứu “Đánh giá khả năng cạnh tranh của chè san tuyết huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Anh Tuấn, năm 2011 trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng đánh giá khá chi tiết khả năng cạnh tranh của chè shan tuyết, tác giả có phân tích khía cạnh chất lượng sản phẩm, nhưng chưa có hệ thống giải pháp đồng bộ phát triển chè an toàn. “Nghiên cứu thực trạng sản xuất chè, khả năng phát triển chè an toàn theo hướng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp của tác giả Mai Thị Hồng Quyên, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2012, đã đánh giá tổng quát thực trạng sản xuất chè và khả năng phát triển chè an toàn theo hướng nông nghiệp hữu cơ và đề xuất hệ thống giải pháp phát triển chè an toàn theo hướng hữu cơ. Tuy nhiên tác giả chưa phân tích sâu về quy trình, tiêu chuẩn cũng như chưa phân biệt rõ chè an toàn và chè hữu cơ. Tác giả cũng chưa đề cập đến chè an toàn theo các tiêu chuẩn, trong đó có ViệtGAP. Nghiên cứu “Phát triển sản xuất và tiêu thụ chè Shan tại Huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang”. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hường với nhan đề “Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên” đã được tiến hành năm 2012, trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, áp lực đối với hoạt động sản xuất chè an toàn, qua đó chỉ ra các rào cản và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hoạt động sản xuất chè an toàn tại khu vực nghiên cứu, tuy nhiên nghiên cứu chỉ thực hiện trên địa bàn một xã Tân Cương.
  13. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Luận văn nhằm đánh giá thực trạng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và đề ra những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó làm tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế từ sản xuất chè cho các hộ trồng chè trên địa bàn tỉnh. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. - Đánh giá thực trạng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Chỉ ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và hiệu quả của sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ trồng chè; các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.2.2. Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.2.3. Phạm vi về thời gian: - Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu các số liệu trong giai đoạn 2012-2017; - Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp năm 2017; - Các giải pháp và chính sách được nghiên cứu đề xuất cho giai đoạn 2018-2025.
  14. 5 5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 5.1. Ý nghĩa khoa học của Đề tài - Bổ sung những thông tin khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để khẳng định sự cần thiết, đồng thời đề ra giải pháp phát triển sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP. 5.2. Đóng góp mới của luận văn - Tổng hợp, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. - Đề xuất giải pháp, chính sách thúc đẩy chuyển đổi phương thức sản xuất chè truyền thống sang phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh, phát triển bền vững ngành chè và thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  15. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP 1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP 1.1.1. Lý luận về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP) 1.1.1.1. Giới thiệu chung về GAP GAP là viết tắt của các từ tiếng Anh “Good Agriculture Practises”dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Thực hành nông nghiệp tốt”. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, năm 1997 Tổ chức các nhà bán lẻ châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group, viết tắt là EUREP) đề ra các tiêu chuẩn trong sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, trước hết là rau và quả, gọi là thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Các tiêu chuẩn GAP do EUREP đưa ra gọi là EUREPGAP. Sau khi các tiêu chuẩn chất lượng do EUREP công bố đã nhanh chóng được nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia chấp nhận, được coi là tiêu chuẩn chung áp dụng cho toàn thế giới. Sau đó, để thích hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội, thuận lợi cho việc áp dụng, một số vùng và quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn GAP riêng. Tuy vậy, các tiêu chuẩn GAP này đều dựa vào các tiêu chuẩn của EUREPGAP, bởi EUREPGAP đã khá đầy đủ và chặt chẽ, phản ánh được nhu cầu và khả năng của các quốc gia trong điều kiện hội nhập toàn cầu. Các tiêu chuẩn và nội dung thực hiện GAP có thể áp dụng với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, trước hết với rau quả tươi và các sản phẩm được tiêu thụ nhiều và dễ bị mất an toàn. Gần đây, các tiêu chuẩn của GAP còn được mở rộng áp dụng cho các sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản. * GlobalGAP GlobalGAP được chuyển từ EurepGAP sang vào ngày 7 tháng 9 năm 2007. Tính đến tháng 9 năm 2007, GlobalGAP đã có 35 thành viên bán lẻ và dịch vụ thực phẩm (34 ở Châu Âu và 1 là Nhật bản). GLOBALGAP là một tổ chức tư nhân được thiết lập nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng cho vệc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới.
  16. 7 Tiêu chuẩn GLOBALGAP được thiết kế cơ bản để cung cấp sự đảm bảo với người tiêu dùng về việc các sản phẩm thực phẩm được sản xuất như thế nào bởi các nông trang để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, giảm mức độ sử dụng hóa chất và đảm bảo một tiếp cận có trách nhiệm với vấn đề an toàn và sức khỏe của công nhân cũng như với trong đối xử với gia súc, gia cầm. GLOBALGAP được sử dụng như một Sổ tay ứng dụng cho các thông lệ sản xuất tốt trong nông nghiệp (Good Agricultural Practice - G.A.P.) ở mọi nơi trên thế giới. Nền tảng cơ bản của GLOBAL GAP là mối quan hệ đối tác cần bằng giữa nhà sản xuất nông nghiệp và các nhà bán lẻ, người mong muốn xây dựng các quy trình và tiêu chuẩn hiệu quả cho hoạt động chứng nhận. Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP: Tiêu chuẩn GlobalGap yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng. Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc. Trọng tâm của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường (Vụ Hợp tác quốc tế- Bộ NN&PTNT) [27]. * Euro GAP Đó là một tập hợp gồm những từ ghép lại của EU là Euro (Châu Âu) và từ REP là viết tắt của Retailer Produce Working Group (nhóm những người buôn bán lẻ), còn GAP là Good Agriculture Practice (tạm dịch là thực hành nông nghiệp tốt).
  17. 8 Khi ghép các từ này lại thành EurepGAP được hiểu là tập hợp các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp tốt (gọi tắt là thực hành nông nghiệp tốt) do sáng kiến của các nhà buôn bán lẻ ở Châu Âu xây dựng lên vào năm 1997. Bộ khung của EurepGAP bao gồm 36 danh mục (tiêu chuẩn) bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 danh mục thứ yếu có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện. Tổng cộng có 252 danh mục (tiêu chuẩn). Điều cốt lõi của bộ tiêu chuẩn EurepGAP là sản phẩm đem bán hay lưu hành trên thị trường phải bảo đảm được các tiêu chuẩn VSATTP của khách hàng, sản phẩm bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc. Người sản xuất, lưu thông, phân phối đều có liên đới chịu trách nhiệm với sản phẩm của họ đối với mọi khách hàng trong và ngoài nước.Vì vậy, mỗi sản phẩm đều cần phải có lý lịch rõ ràng, được ghi chép tỉ mỉ và được kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm. EurepGAP là thực hành nông nghiệp tốt được xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, là do yêu cầu thực tế ở châu Âu, tạo ra năm 1997, và để áp dụng cho nhóm cây Rau - Quả, thịt, cá,trứng, sữa là các loại thực phẩm dễ bị vi khuẩn gây hại, do đó các chỉ tiêu về VSATTP phải được kiểm soát cẩn thận. Ta cũng biết Châu Âu gồm các nước công nghiệp phát triển sớm, đời sống vật chất và tinh thần được phát triển rất cao, do đó tiêu chuẩn VSATTP của họ đặt ra cũng khá chặt chẽ và khá nghiêm khắc. GlobalGAP là GAP áp dụng cho toàn cầu, không chỉ gói gọn ở khu vực châu Âu. Nói cách khác đây là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt áp dụng cho mọi nơi, mọi nước. Nhưng thuật ngữ này xuất hiện sau và dựa trên nguyên tắc chủ yếu của EurepGAP. Ngày 7 tháng 9 năm 2007, EurepGAP (thực hành nông nghiệp tốt của Châu Âu) đã được đổi tên thành GlobalGAP, điều đó phản ánh phạm vi ảnh hưởng của EurepGAP trên toàn cầu. * ASEANGAP AseanGAP do ban thư ký của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện các nước thành viên) và được đưa ra từ năm 2006. Nó là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở khu vực ASEAN. Mục tiêu của ASeanGAP là tăng cường hài hòa
  18. 9 các chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN trong khu vực, đề cao sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế. AseanGAP bao gồm 4 phần chính: (i) An toàn thực phẩm; (ii) Quản lý môi trường; (iii) Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc; (iv) Chất lượng sản phẩm. Hạn chế nhất của AseanGAP là mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các rau quả tươi, nó không bao gồm các sản phẩm còn có độ rủi ro cao trong thực phẩm an toàn như sản phẩm được cắt lát. Đây vẫn là tiêu chuẩn mới trong khu vực và quốc tế. AseanGAP không phải là tiêu chuẩn để chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ hay sản phẩm biến đổi gen. Mục tiêu ASEANGAP: Việc xây dựng dự thảo ASEANGAP sẽ tạo điều kiện áp dụng GAP cho các nước trong khu vực, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm. Tạo điều kiện cho thương mại khu vực và trên quốc tế; hài hoà hoá trong nội bộ ASEAN thông qua một ngôn ngữ chung đối với GAP; tăng cường an toàn thực phẩm của sản phẩm tươi đối với người tiêu dùng; tăng cường độ vững bền của các nguồn tài nguyên ở các nước ASEAN. Phạm vi ASEANGAP: Bao gồm các sản phẩm rau quả tươi và cây thuốc nhưng không áp dụng cho các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm có mức độ lây nhiễm cao như rau mầm, các sản phẩm trái cây sơ chế, sản phẩm biến đổi gen(GMOs), (Vụ hợp tác quốc tế- Bộ NN&PTNT) [27]. 1.1.1.2. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP) VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam. Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau của ”Thực hành Nông nghiệp tốt” (GAP), có nhiều quy trình GAP khác nhau. Ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có những quy định riêng để cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó. Trên thế giới thì có tiêu chuẩn chung là GlobalGAP, khu vực châu Âu có EuroGAP và châu Á có ASEANGAP,v.v...
  19. 10 Đứng trước những yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 28/01/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta đã ban hành quy định tiêu chuẩn riêng về sản xuất nông sản an toàn của Việt Nam (VietGAP), được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP đã ra đời trước đó: GlobalGAP, AseanGAP và các GAP khác trên thế giới. Theo đó, VietGAP được hiểu như sau: VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc dựa trên 4 tiêu chí như: 1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; 2. An toàn thực phẩm (gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch); 3. Môi trường làm việc (mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân); 4. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm (tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm). VietGAP quy định rõ những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như: 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; 2. Giống và gốc ghép; 3. Quản lý đất và giá thể; 4. Phân bón và chất phụ gia; 5. Nước tưới; 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; 8. Quản lý và xử lý chất thải; 9. An toàn lao động; 10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; 11. Kiểm tra nội bộ; 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại, (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008) [2].
  20. 11 1.1.1.3. Các nội dung quy trình sản xuất chè theo VietGAP Quy trình sản xuất chè theo VietGAP có thể khái quát qua sơ đồ sau: Lựa chọn vùng sản xuất Quản lý đất Phân bón và Đào tạo chất phụ gia Lựa chọn giống Nước tưới Lao động Chăm sóc chè Bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất Thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển Ghi chép, lưu trữ Quản lý, xử lý chất thải hồ sơ Kiểm tra nội bộ; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAP) cho sản phẩm chè đã được ban hành ngày 28/01/2008. Tiêu chuẩn này quy định các nội dung, nguyên tắc, phương thức quản lý và thực hành các hoạt động trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và kinh doanh chè tại Việt Nam. Quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm Chè tại Việt Nam bao gồm các nội dung cụ thể như sau: a) Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Phát triển vùng sản xuất chè phải nằm trong quy hoạch của Nhà nước và địa phương, phải được khảo sát, đánh giá phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương đối với các mối nguy cơ về hóa học, sinh học và vật lý tại vùng sản xuất chè và vùng lân cận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2