intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

27
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI NGỌC TÚ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI NGỌC TÚ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Tuấn Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do UBND thành phố Thái Nguyên và các phòng ban chuyên môn của thành phố cung cấp và ngoài ra là các số liệu do cá nhân tôi thu thập, khảo sát từ đội ngũ cán bộ và nhân viên trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố... Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Ngọc Tú
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Thầy giáo PGS.TS. Trần Đình Tuấn đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Chi cục Thống kê Thành phố và các cơ quan có liên quan, các cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý dự án tham gia trả lời khảo sát đã giúp đỡ, cộng tác, cung cấp số liệu và thông tin cần thiết trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận đối với những sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Ngọc Tú
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ........... 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước .................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5 1.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn .... 10 1.1.3. Vai trò của quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách ................................................... 13 1.1.4. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ............................ 14 1.1.5. Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ............................................ 17 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước......... 27 1.2. Kinh nghiệm về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước .................................. 33
  6. iv 1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ...................... 33 1.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ...................... 35 1.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách ở TP Thái Nguyên ... 37 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................. 39 2.1. Câu hỏi nghiên cứu mà đề tài cần giải quyết ........................................... 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 39 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 41 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 41 2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu .......................................................... 42 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ................................................................... 44 3.1. Đặc điểm địa bàn Thành phố Thái Nguyên ............................................. 44 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 44 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 47 3.2. Tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước của Thành phố Thái Nguyên ............. 53 3.2.1. Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tư công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước.................................................. 53 3.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước.......................................... 54 3.2.3. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước.......................................... 56 3.2.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước.................................................. 67
  7. v 3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN ..................... 69 3.3.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 69 3.3.2. Các yếu tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư ......... 75 3.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên .................................................................................................... 83 3.4.1. Những ưu điểm đạt được....................................................................... 83 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................ 84 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ......................................................... 86 4.1. Phương hướng, mục tiêu, quan điểm đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên .................................................................................................... 86 4.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020. ......................................................................... 86 4.1.2. Phương hướng đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ................................................................. 87 4.1.3. Quan điểm trong quản lý vốn đầu tư trong những năm tới................... 88 4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.................................................................................. 89 4.2.1. Làm tốt quy hoạch và kế hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn ... 89 4.2.2. Nâng cao năng lực quản lý đường giao thông nông thôn ..................... 90 4.2.3. Phân công quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ................... 91 4.2.4. Huy động và sử dụng vốn cho các công trình giao thông nông thôn ... 92
  8. vi 4.2.5. Lựa chọn các nhà thầu có chất lượng thi công tốt, quản lý và tổ chức thi công tốt .............................................................................................. 95 4.2.6. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn............................................................................................... 96 4.3. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân MTQG : Mục tiêu quốc gia NSNN : Ngân sách Nhà nước GTNT : Giao thông nông thôn TPCP : Trái phiếu Chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên năm 2015 - 2017 ....................................................... 47 Bảng 3.2. Các cơ sở dịch vụ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên................. 48 Bảng 3.3. Kế hoạch cứng hoá các loại đường giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................................ 56 Bảng 3.4: Số lượng cán bộ cấp xã có năng lực chuyên môn về quản lý dự án ..................................................................................................... 57 Bảng 3.5: Phân cấp quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2017 .... 58 Bảng 3.6: Kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................................ 61 Bảng 3.7: Phân bổ xi măng của tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2017 .......................................... 62 Bảng 3.8: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2017 ....... 64 Bảng 3.9: Công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015 - 2017 ............... 65 Bảng 3.10: Tình hình thẩm định, phê duyệt quyết toán các công trình đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................................. 66 Bảng 3.11. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong quản lý dự án xây dựng công trình GTNT............................................................. 70 Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hợp lý của các chính sách và cơ chế quản lý trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn......................................................................................... 72
  11. ix Bảng 3.13. Đánh giá ảnh hưởng về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đối với quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn .............................................................................. 74 Bảng 3.14. Đánh giá ảnh hưởng của tổ chức bộ máy quản lý đến các dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn ................................ 76 Bảng 3.15. Đánh giá về năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản dự án ............ 78 Bảng 3.16. Đánh giá về công tác thẩm định thiết kế, dự toán và xét thầu, đấu thầu ........................................................................................... 79 Bảng 3.17. Đánh giá công tác hướng dẫn thực hiện dự án của các cơ quan quản lý .................................................................................... 81 Bảng 3.18. Đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng công nghệ trong quản lý dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn ....................... 82
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn toàn quốc được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm đầu tư, mạng lưới giao thông đã có bước phát triển căn bản và nhảy vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng, con đường về tới tận thôn xóm, tạo điều kiện thuận lợi phát văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư, kỹ thuật, công nghệ để phát triển sản xuất về khu vực nông thôn, khai thác tốt tiềm năng và nguồn lực địa phương, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Giao thông nông thôn không phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và do đó không khuyến khích được sản xuất phát triển. Với phương châm "Dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước; khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia”; đảm bảo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ", trong những năm qua, Chính phủ đã dành nguồn vốn đáng kể để đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn rộng khắp trên cả nước. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thái Nguyên, những năm trước đây hệ thống giao thông tuy đã có sự phát triển nhưng chưa đồng bộ, vẫn có những khu vực giao thông còn yếu kém nên việc đi lại, giao lưu, trao đổi còn gặp nhiều khó khăn, gây những trở ngại lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song nhờ có sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, đặc biệt từ sau khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, Thành phố đã có những bước tiến vượt bậc, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn được cải thiện đáng kể. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, Thành phố đã hoàn thành 100% đường trục xã được cứng hóa, bê tông hóa, nhựa
  13. 2 hóa; 65% chiều dài đường nội đồng đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa. Năm 2016, Thành phố Thái Nguyên là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 8/8 xã đã đạt 19 tiêu chí xã nông thôn mới. Tuy nhiên, theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Thành phố Thái Nguyên tiếp tục thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó có việc xây dựng các công trình giao thông nông thôn. Để tiếp tục giữ vững và nâng cao tiêu chí giao thông, các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn cần phải được triển khai, thực hiện và quản lý một cách hiệu quả để đảm bảo chất lượng, tránh lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước và đem lại giá trị cao cho các địa phương. Chính vì vậy cần thiết phải đánh giá những thành tựu, chỉ ra những hạn chế của công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thời gian vừa qua, từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong thời gian tới. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: "Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. - Nghiên cứu thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn Thành phố và xác định các yếu tố ảnh hưởng
  14. 3 đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung thu thập thông tin đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2015-2017, các giải pháp được xây dựng cho giai đoạn 2019-2025. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn Thành phố Thái Nguyên bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn. Đánh giá được thực trạng quản lý dự án của địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn nghiên cứu. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong việc xây dựng các chính sách về đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
  15. 4 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu và phụ lục, luận văn gồm có 4 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài. - Chương 3: Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. - Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
  16. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản a. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. [10] Dự án đầu tư có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: * Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư - Dự án đầu tư có thể được hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạt động đầu tư. - Như vậy, để có được một dự án đầu tư, phải bỏ ra và huy động một lượng nguồn lực to lớn về kỹ thuật vật chất - lao động - tài chính và quỹ thời gian. Phải bỏ ra, chi một lượng chi phí to lớn đòi hỏi nhà quản lý dự án phải phân tích - tính toán - đánh giá - so sánh và lựa chọn để tìm ra một kết luận tối ưu. Không tùy tiện, cảm tính. Có nghĩa là dự án phải được nhà quản trị tiến hành một cách có bài bản, có cơ sở học luận và có khoa học. * Xét về mặt hình thức - Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch đã đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
  17. 6 - Dự án đầu tư là tài liệu kinh tế - kỹ thuật về một kế hoạch tổng thể huy động nguồn lực đầu vào cho mục tiêu đầu tư. Vì vậy, trong dự án đó, nội dung phải được trình bày một cách có hệ thống và chi tiết theo một trình tự, logic và theo đúng quy định chung của hoạt động đầu tư. Cụ thể: + Giải trình sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư. + Xác định quy mô đầu tư và giải pháp đầu tư sẽ thực hiện. + Tính toán kinh tế và hiệu quả đầu tư của dự án. + Xác định độ an toàn và tính khả thi của dự án. * Xét trên góc độ quản lý - Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội. - Do dự án đầu tư là tài liệu được xây dựng trên những căn cứ khoa học và thực tiễn, được trải qua thẩm định và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền nên hồ sơ dự án đầu tư mang tính pháp lý và trở thành một công cụ quản lý quan trọng trong hoạt động thực hiện một dự án đầu tư. - Việc quản lý dự án sẽ đi trong khuôn khổ mà nội dung dự án đã thể hiện về yêu cầu sử dụng các nguồn lực, về hướng tới mục tiêu dự án: sinh lợi của nhà doanh nghiệp, cho lợi ích kinh tế - xã hội của ngành, vùng - địa phương. - Các kết quả của nghiên cứu được xác lập liên quan đến nguồn lực huy động cho dự án: kỹ thuật vật chất - lao động - tài chính và quỹ thời gian. Tài liệu dự án chính là cơ sở, chỗ dựa cơ bản để tiến hành các hoạt động quản lý nguồn lực * Xét trên góc độ kế hoạch hóa Dự án đầu tư là kế hoạch hóa chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. * Xét trên góc độ phân công lao động xã hội Dự án đầu tư thể hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên.
  18. 7 * Xét về mặt nội dung - Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lai. - Dự án đầu tư là bộ hồ sơ xác lập nhu cầu về việc sử dụng nguồn lực đầu vào (nhân tài - vật lực) cho mục tiêu đầu tư (sản phẩm - lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội khác). Trong đó, bao gồm các hoạt động đặc trưng mà nhà quản trị phải tiến hành: phân tích, tính toán, đánh giá, so sánh và lựa chọn. - Nội dung phải thể hiện 4 vấn đề cơ bản: + Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư + Quy mô đầu tư và giải pháp thực hiện. + Tính toán hiệu quả đầu tư. + Xác định độ an toàn và tính khả thi của dự án. - Thực hiện các nội dung này đòi hỏi các nhà quản trị phải làm việc nghiêm túc, cẩn trọng và khách quan. Và nhờ có bản lĩnh đó, dự án xây dựng có được một nội dung cụ thể, toàn diện và sâu sắc, có căn cứ khoa học về toàn bộ quá trình sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu cho mục tiêu đầu tư. - Dự án đầu tư là công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư, do đó bên trong nó chứa các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư. b. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. [13] Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng. [13]
  19. 8 Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án . Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể , điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu câu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ , bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu: - Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dưới dạng sơ đồ hệ thống. - Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. - Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng. c. Khái niệm về đường giao thông nông thôn - Đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các địa phương. [14] - Đường giao thông nông thôn được phân loại như sau: + Đường liên xã: là đường nối trung tâm hành chính xã với quốc lộ, tỉnh lộ, hoặc đường liên xã khác (gọi chung là đường đến trung tâm xã). + Đường liên thôn: là đường trục chính nối các thôn, các điểm dân cư phục vụ cho nhân dân ở thôn, các thôn lân cận đi lại thường xuyên.
  20. 9 + Đường liên xóm: (đường nhánh rẽ) là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia) trong cùng điểm dân cư nối với mạng lưới giao thông chung (đường thôn, đường xã, đường huyện, tỉnh lộ, quốc lộ). + Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư. Đối với các xã có quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường thôn (gọi chung là hệ thống giao thông) đáp ứng được yêu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì xem hệ thống giao thông là đường nối khu dân cư với đồng ruộng; đối với các xã có hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì trong quy hoạch phải tính đến việc xây dựng đường trục chính nội đồng phục vụ việc đi lại của xe cơ giới. d. Khái niệm về nguồn vốn ngân sách nhà nước Ngân sách Nhà nước là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó, nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của Nhà nước do hiến pháp quy định. Đó là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. Ngân sách Nhà nước là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước. Quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế. Theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “ Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu: Từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi, được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2