intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở đánh giá thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề ra giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRUNG HIẾU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRUNG HIẾU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN QUANG THIỆU THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tác giả đề tài Nguyễn Trung Hiếu
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản đề tài này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đoàn Quang Thiệu, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND thành phố Thái Nguyên, Phòng Lao động Thương binh - Xã hội thành phố, Chi cục Thống kê thành phố, phòng Kinh Tế, phòng Tài chính - Kế hoạch; cấp ủy, chính quyền và các tổ chức xã hội các xã Cao Ngạn, Tân Cương, Thịnh Đán, Phúc Xuân, Phúc Trìu… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp và các thông tin hữu ích phục vụ nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2017 Tác giả Nguyễn Trung Hiếu
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 4. Những đóng góp của luận văn ..............................................................................3 5. Bố cục của đề tài ....................................................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ....................................................5 1.1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp .......................5 1.1.1. Khái niệm và vai trò của kinh tế nông nghiệp ...............................................5 1.1.2. Khái niệm và phân loại nguồn vốn đầu tư .....................................................7 1.1.3. Vai trò của thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp .........................12 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp .......................................................................................................16 1.2. Kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp .....................20 1.2.1. Kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp của một số địa phương của Việt Nam ...................................................................................20 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Thái Nguyên ............................26 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................28 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................28 2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................28
  6. iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin....................................................................28 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................30 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ........................................................................32 Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .....................................................................................................34 3.1. Đặc điểm Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ..................................34 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên..........................................................................................34 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................36 3.1.3. Đánh giá chung ..............................................................................................44 3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên. ............................................................................................................48 3.2.1. Thực trạng môi trường pháp lý trong thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên...............................................................48 3.2.2. Thực trạng hút vốn đầu tư trong nước..........................................................60 3.2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ...................................................66 3.2.4. Thực trạng kết cấu hạ tầng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên..............67 3.2.5. Thực trạng nguồn nhân lực thành phố Thái Nguyên ..................................68 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên ........................................................................70 3.3.1. Nhân tố khách quan .......................................................................................70 3.3.2. Nhân tố chủ quan ...........................................................................................74 3.4. Đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua...........................................................83 3.4.1. Những mặt đạt được ......................................................................................83 3.4.2. Hạn chế...........................................................................................................84 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN .....87
  7. v 4.1. Định hướng và mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên ...........................................................................................87 4.1.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên .............................................................................................................87 4.1.2. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên .............................................................................................................87 4.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................89 4.2.1. Tiếp tục thực hiện các nội dung của cải cách hành chính trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp .............................................................................89 4.2.2. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp .........................91 4.2.3. Nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ........................93 4.2.4. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp .........................96 4.2.5. Giải pháp về xúc tiến đầu tư .........................................................................98 4.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 101 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 105 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 107
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH&CN : Khoa học và công nghệ KHCN : Khoa học công nghệ HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân TP : Thành phố CS : Chính sách NNNT : Nông nghiệp nông thôn QLBVR : Quản lý Bảo vệ rừng PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng XH : Xã Hội HTX : Hợp tác xã PTNT : Phát triển nông thôn KTXH : Kinh tế xã hội GPMB : Giải phóng mặt bằng MTQG : Mục tiêu quốc gia CCHC : Cải cách hành chính CTMTĐT : Cải thiện môi trường đầu tư ODA : Viện trợ phát triển chính thức ODF : Tài trợ phát triển vốn chính thức FDI : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Chính sách hỗ trợ ruộng đất trong phát triển nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên ................................................................... 59 Bảng 3.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp của thành phố Thái Nguyên.................................................................................... 60 Bảng 3.3. Kinh tế nông nghiệp thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010-2016 ...... 61 Bảng 3.4. Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn TP Thái Nguyên .......... 64 Bảng 3.5. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014 -2016 ...................................................................... 67 Bảng 3.6. Trình độ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên.................................................................................... 68 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát đối tượng được phỏng vấn về thủ tục hành chính ... 76 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát đối tượng được phỏng vấn về nguồn nhân lực tại thành phố Thái Nguyên.............................................................. 78 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về cơ sở hạ tầng thành phố Thái Nguyên ............ 80 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát đối tượng được phỏng vấn về chính sách khoa học- kỹ thuật ........................................................................... 82
  10. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................ 5 Sơ đồ 1.2. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp . ............................ 15
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển phải đặc biệt quan tâm đến thu hút vốn và phẩn bổ vốn một cách khoa học và hiệu quả. Đối với Việt Nam, đất nước mà hơn 70% dân số nằm trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm giải quyết để thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Thành phố Thái Nguyên trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc, là đô thị cửa ngõ, giữ vai trò kết nối quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội và Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong mô hình phát triển đa cực của Vùng Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là của tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Thành phố Thái Nguyên là địa bàn có điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Thái Nguyên và của cả nước. Theo kết quả khảo sát năm 2016 thành phố có 19.164 hộ sản xuất nông nghiệp, tổng số 66.091 nhân khẩu, có 42.071 người trong độ tuổi lao động. Thực tế cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên hiện nay đã có những dấu hiệu tích cực, lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp ngày càng tăng, chất lượng vốn ngày càng được cải thiện...Trong đó, nguồn vốn từ các chương trình phát triển nông thôn mới, tổ chức tín dụng đang ngày càng cho thấy vai trò thúc đẩy quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thu hút vốn đầu tư đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của Thành phố, cơ chế quản lý chưa thật sự thông thoáng, thủ tục
  12. 2 còn có những trở ngại cho các nhà đầu tư, việc thực hiện các chính sách thu hút vốn còn kém hiệu quả trong khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các địa phương khác trong thu hút vốn… Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn mới là vấn đề đặt ra mang tính cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên” làm luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở đánh giá thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề ra giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là vốn đầu tư và hoạt động thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
  13. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thu hút vốn vào lĩnh vực nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên bao gồm: thu hút vốn đầu tư theo các loại đối tượng chính vào các ngành, các lĩnh vực nông nghiệp (như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) và đầu tư vào các thành phần kinh tế. Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã công bố từ năm 2010 đến nay. Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra năm 2016. Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, trọng tâm ở các xã nông nghiệp. 4. Những đóng góp của luận văn Đây là đề tài lần đầu tiên nghiên cứu về giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên, vì vậy kết quả nghiên cứu đã: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - Phân tích những yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từ đó tạo ra những tác động đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. - Tổng kết bài học kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp một số tỉnh thành trong nước. - Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. 5. Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài: ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
  14. 4 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
  15. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm và vai trò của kinh tế nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản như sơ đồ 1.1. Nền kinh tế Lĩnh vực nông Lĩnh vực công Lĩnh vực dịch vụ nghiệp nghiệp Ngành nông nghiệp Ngành lâm nghiệp Ngành thuỷ sản Trồng trọt Trồng rừng Nuôi trồng Chăn nuôi Quản lý, bảo vệ Đánh bắt rừng,… Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Trong nông nghiệp có hai loại chính. + Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
  16. 6 chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. + Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... 1.1.1.2. Vai trò của nông nghiệp - Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Sản lượng ngành nông nghiệp không ngừng tăng theo quá trình phát triển thế giới. - Nông nghiệp nhằm thỏa mãn các nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người, đây là nhu cầu thiết yếu nhất của con người - nhu cầu tồn tại, và hiện nay chưa có ngành nào có thể thay thế được vai trò này của ngành. - Nông nghiệp là cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến. - Là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của ngành, nhu máy móc, phân bón… và các dịch vụ nông nghiệp khác. Nông nghiệp với đặc trưng là gắn liền với đời sống
  17. 7 nông thôn là nguồn cung cấp lao động chính cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. - Cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp. Trong các nước mà ngành nông nghiệp là chủ yếu, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. - Nông nghiệp có vai trò quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái. Do việc gắn với tự nhiên nên phát triển sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đảm bảo môi trường sinh thái. Phát triển nền nông nghiệp sạch, sử dụng đất có hiệu quả gắn với chống lãng phí tài nguyên đất, đồng thời phát triển các nông - lâm trường theo hướng kinh doanh trang trại sẽ góp phần cải thiện môi trường sống và hướng tới phát triển bền vững. 1.1.2. Khái niệm và phân loại nguồn vốn đầu tư 1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về vốn đầu tư Khái niệm về đầu tư Theo từ điển kinh tế học hiện đại thì đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư [4]. Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,... của người dân). Các kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.
  18. 8 Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Theo Luật đầu tư năm 2014 của Việt Nam, định nghĩa đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật [7]. Nếu xem xét trên giác độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có. Khái niệm vốn đầu tư Theo Luật Đầu tư năm 2014: “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”. Như vậy, vốn đầu tư có thể tồn tại dưới những dạng khác nhau như vốn tài chính (tồn tại dưới hình thái tiền tệ), vốn tài nguyên với những hình thái hiện vật khác nhau, vốn vô hình (các sản phẩm khoa học công nghệ, vị trí địa lý thuận lợi, thương hiệu, uy tín hãng...), vốn nhân lực (số lượng, chất lượng nguồn nhân lực)... Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường dù vốn đầu tư với tư cách là nguồn lực kinh tế thường được quy thành những lượng giá trị nhất định [7]. Khái niệm về thu hút vốn đầu tư Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động hay chính sách của chủ thể các địa phương hay lãnh thổ (như các cơ quan Chính phủ hay chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương hay vùng lãnh thổ) nhằm xúc tiến, kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư (thực hiện hoạt động đầu tư vốn) hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn của mình. Thu hút vốn đầu
  19. 9 tư có nghĩa là làm gia tăng sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư qua sự phát triển và xúc tiến các dự án đầu tư cụ thể có thể đem lại các lợi ích thương mại cho các nhà đầu tư. Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động khai thác các nguồn lực tài chính nhằm tài trợ vốn cho các dự án đầu tư phát triển của các chủ thể kinh tế. Do đó, thu hút vốn đầu tư ở đây được hiểu là thu hút vốn đầu tư trực tiếp và kết quả cuối cùng phải hình thành cơ sở sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Khái niệm về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là tạo nên ấn tượng mạnh mẽ để người khác quan tâm và dồn mọi sự chú ý đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của địa phương, bằng các hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Các hoạt động thu hút vốn đầu tư bao gồm tổng hợp các cơ chế, chính sách thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các nguồn tài nguyên, môi trường...để thu hút các nhà đầu tư vốn, khoa học công nghệ để đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm đạt được một mục tiêu phát triển nông nghiệp. 1.1.2.2. Phân loại nguồn vốn đầu tư Có nhiều cách phân định nguồn vốn đầu tư. Đối với nước ta và các nước đang phát triển, cách phân định phổ biến nhất là căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. a. Nguồn vốn đầu tư trong nước Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế được huy động vào quá trình sản xuất của xã hội, nguồn vốn đó bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, các nguồn vốn từ khu vực tư nhân và dân cư.
  20. 10 - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và quy mô của nó tuỳ thuộc vào chính sách tiết kiệm và tiêu dùng của Chính phủ. Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước thông thường tài trợ cho các dự án đầu tư công, tức là những dự án nhằm tạo ra những hàng hoá, dịch vụ công. - Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Vốn đầu tư của các doanh nghiệp thường được hình thành từ thu nhập của doanh nghiệp còn lại, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, chính sách cổ tức và nguồn khấu hao tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tái đầu tư, tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Tiết kiệm của dân cư Tiết kiệm của khu vực dân cư thông thường là các khoản thu nhập còn lại, sau khi sử dụng cho mục đích tiêu dùng hiện tại và cũng có thể là các khoản để dành cho nhu cầu trong tương lai của các cá nhân, hộ gia đình hoặc các khoản dự phòng khi ốm đau, tai nạn,… b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là phần tích lũy dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Về thực chất, đây là các dòng lưu chuyển vốn quốc tế biểu hiện cụ thể qua quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Các dòng lưu chuyển vốn quốc tế được chảy từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển, các nước nghèo và thường được các nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2