intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại tỉnh Hà Giang và biện pháp phòng trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là xác định đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại tỉnh Hà Giang. Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh sán lá gan trâu, bò. Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh do sán lá gan lớn gây ra ở trâu, bò. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại tỉnh Hà Giang và biện pháp phòng trị

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ VANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ LÂM SÀNG BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ NGÀNH: THÚ Y MÃ SỐ: 8.64.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học : TS. Trần Đức Hạnh TS. Phan Thị Hồng Phúc Thái Nguyên, năm 2018
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thị Hồng Phúc và TS. Trần Đức Hạnh. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Vang
  3. ii LỜI CẢM ƠN Sau hơn hai năm học tập và nghiên cứu tại trường và địa phương, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn này. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô giáo: TS. Phan Thị Hồng Phúc & TS. Trần Đức Hạnh, những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và nhân viên Chi cục thú y tỉnh Hà Giang. - Bộ môn Bệnh động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên - Phòng thí nghiệm, trường Cao đẳng nghề Hà Giang - Trung Tâm kỹ thuật giống gia súc Phó Bảng, chi Nhánh xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Lãnh đạo chính quyền và nhân dân các xã nơi tôi thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện nghiên cứu tại địa phương. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Hà Giang, tháng 10 năm 2018 Học viên
  4. iii Nguyễn Thị Vang DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự F. : Fasciola GOT : Glutamat- Oxaloacetat- transaminaza. GPT : Glutamat- Pyruvat- Transaminaza. Hb : Hemoglobin HST : Huyết sắc tố L : Lymnaea n : Số lượng NXB : Nhà xuất bản pp : Page SLG : Sán lá gan tr : Trang TT : Thể trọng
  5. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học ........... 3 1.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola ................................................... 3 1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola ................................................................. 4 1.2. Đặc điểm của bệnh do sán lá Fasciola gây ra ở trâu, bò ............................ 7 1.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò ..................................... 9 1.2.3. Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu bò .................................................. 13 1.2.4. Bệnh tích của trâu, bò mắc bệnh sán lá gan .......................................... 14 1.2.5. Chẩn đoán bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò ............................................. 14 1.2.6. Phòng và trị bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò .......................................... 15 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 17 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 19 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG ................................... 21 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 21 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 21 2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 21
  6. v 2.2.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 21 2.2.2. Dụng cụ và hoá chất .............................................................................. 22 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 2.3.1. Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò một số huyện tỉnh Hà Giang ......................................................................................................... 22 2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò ............................................ 22 2.3.3. Đặc điểm bệnh lý lâm sàng ................................................................... 22 2.3.4. Hiệu lực tẩy sán lá gan của một số loại thuốc....................................... 23 2.3.5. Đề xuất một số biện pháp phòng bệnh sán lá gan cho trâu bò ở tỉnh Hà Giang ......................................................................................................... 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23 2.4.1. Phương pháp xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò ở một số huyện thuộc tỉnh Hà Giang ............................................................................. 23 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò ở một số thuộc huyện, tỉnh Hà Giang ....................................................... 23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 28 3.1 Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại 3 huyện của tỉnh Hà Giang ......................................................................................................... 28 3.1.1. Kết quả mổ khám trâu, bò và thu thập sán lá gan ................................. 28 3.1.2. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò .............................. 29 3.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò ở ba huyện của tỉnh Hà Giang ........................................................................................................ 30 3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại các địa phương ...... 30 3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò theo tính biệt ............... 35 3.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò theo tuổi ...................... 37 3.2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo phương thức chăn nuôi ......................................................................................................... 39 3.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng .................................................. 42
  7. vi 3.3.1. Xác định triệu chứng lâm sàng của trâu, bò nhiễm sán lá gan ............. 42 3.3.2. Bệnh tích đại thể của gan trâu, bò nhiễm sán lá gan ............................. 46 3.3.3. Bệnh tích vi thể của gan trâu, bò mắc bệnh sán lá gan ......................... 48 3.3.4. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của trâu, bò mắc bệnh sán lá gan ........................................................................................ 52 3.4. Nghiên cứu hiệu lực tẩy sán lá gan của một số loại thuốc ....................... 54 3.4.1. Hiệu lực của thuốc tẩy sán lá gan cho trâu, bò ..................................... 54 3.4.2. Độ an toàn của thuốc tẩy sán lá gan trâu bò ......................................... 56 3.5. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở tỉnh Hà Giang ......................................................................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 62 1. Kết luận ....................................................................................................... 62 1.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò ở 3 huyện của tỉnh Hà Giang: ........................................................................................................ 62 2. Đề nghị ........................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 64
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả mổ khám trâu, bò và thu thập sán lá gan .......................... 28 Bảng 3.2. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò ........................ 30 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại các địa phương 31 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò theo mùa vụ .......... 34 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo tính biệt ........... 35 Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo tuổi .................. 38 Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo phương thức chăn nuôi ......................................................................................................... 40 Bảng 3.8. Một số biểu hiện triệu chứng của trâu, bò bị nhiễm sán lá gan ...... 44 Bảng 3.9. Bệnh tích đại thể gan bò bị sán lá gan ký sinh ............................... 46 Bảng 3.10. Tỷ lệ và đặc điểm tiêu bản gan trâu, bò mắc bệnh sán lá gan có bệnh tích vi thể ................................................................................................ 49 Bảng 3.11. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố, men gan của trâu, bò bình thường và trâu, bò nhiễm sán lá gan ................................... 52 Bảng 3.12. Hiệu lực của thuốc tẩy sán lá gan cho trâu, bò ............................. 55 Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu sinh lý của trâu, bò trước và sau khi dùng thuốc 1 giờ ................................................................................................................. 57
  9. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại các địa phương ..................... 32 Đồ thị 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò theo mùa vụ ............................. 34 Biều đồ 3.3.Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo tính biệt ............................. 37 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo tuổi ................................... 39 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo phương thức chăn nuôi .... 41
  10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Gan bị sung huyết, xuất huyết ......................................................... 50 Hình 3.2. Tế bào gan bị thoái hóa, bị tổn thương, mô liên kết lan rộng ............... 51 Hình 3.3. Tổ chức gan bị xung huyết, tổ chức xơ phát triển mạnh, lan tỏa tạo các vách xơ, có sự thâm nhiễm của bạch cầu ................................................. 51 Hình 3.4. Tổ chức gan bị xâm nhiễm tế bào viêm .......................................... 51
  11. x
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh sán lá gan ở trâu, bò (Fasciolosis) do hai loài sán lá Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra, được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi trâu, bò trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sán lá gan ký sinh gây nhiều tác hại đến sức sinh trưởng, sinh sản ở trâu, bò; mỗi sán ký sinh ở ống dẫn mật lấy 0,2ml máu mỗi ngày làm tổn thương thành ống dẫn mật, xơ gan, thiếu máu…tiết độc tố gây trúng độc, viêm nhiễm tăng sinh ở nhu mô gan… Nguy hiểm hơn bệnh sán lá gan ở trâu, bò còn truyền lây sang người gây viêm gan, xơ gan thậm chí biến chứng ung thư gan ở người. Hà Giang là một tỉnh miền núi, đất trồng cỏ rộng thuận lợi cho ngành chăn nuôi trâu, bò. Là một trong những ngành nghề trọng điểm của tỉnh trong những năm gần đây vì vậy chăn nuôi trâu, bò được đánh giá có tiềm năng rất phát triển. Ngày 10 tháng 12 năm 2015, Nghị quyết 209 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI kỳ họp thứ 16, về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong đó có nghề chăn nuôi trâu, bò là trọng tâm. Tuy nhiên, các bệnh ký sinh trùng trên trâu, bò chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức do trình độ và kinh nghiệm của người chăn nuôi còn hạn chế, một số bà con chăn nuôi không nói được tiếng kinh nên chưa tiếp cận được khoa học cũng như kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò. Đặc biệt bà con chăn nuôi chưa phân biệt cụ thể về tẩy sán lá gan với tẩy giun nên việc phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò tại tỉnh Hà Giang còn nhiều bất cập. Trong những năm qua, việc nghiên cứu về bệnh sán lá gan trên đàn trâu, bò ở tỉnh Hà Giang còn chưa được thực hiện
  13. 2 một cách đầy đủ, vì vậy việc phòng trừ bệnh sán lá gan trên trâu, bò ở tỉnh Hà Giang cũng chưa được chú ý. Để góp phần phòng chống bệnh sán lá gan lớn cho đàn trâu, bò ở Hà Giang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại tỉnh Hà Giang và biện pháp phòng trị ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định loài sán lá gan ký sinh trên trâu, bò ở một số huyện thuộc tỉnh Hà Giang. - Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Giang. - Xác định đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại tỉnh Hà Giang. - Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh sán lá gan trâu, bò. - Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh do sán lá gan lớn gây ra ở trâu, bò. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu là những thông tin có giá trị khoa học và thực tiễn, làm cơ sở để ứng dụng cho người chăn nuôi trâu, bò thực hiện các biện pháp phòng và trị sán Fasciola ở trâu, bò, nhằm đảm bảo sức khỏe đàn trâu, bò, góp phần phát triển chăn nuôi, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ở tỉnh Hà Giang.
  14. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [19], sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động vật như sau: Ngành Plathelminthes Schneider, 1873 Phân ngành Platodes Leuckart, 1954 Lớp Trematoda Rudolphhi, 1808 Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962 Bộ Fasciolata Skrjabin et Schulz, 1937 Phân bộ Fasciolata Skrjabin et Schulz, 1937 Họ Fasciolidae Railliet, 1895 Phân họ Fasciolinae Stiles et Hassall, 1898 Giống Fasciola Linnaeus (Linnaeus, 1758) Loài Fasciola hepatica (Linnaeus,1758) Loài Fasciola gigantica (Cobbold, 1885) 1.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lưỡng tính, có thể thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh. Sán lá có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối với cơ quan tiêu hoá. Sán lá không có hệ hô hấp, tuần hoàn và cơ quan thị giác (ở giai đoạn mao ấu có dấu vết sắc tố mắt). Hệ sinh dục rất phát triển với cả bộ phận sinh dục đực và cái trong cùng một sán lá. Tử cung sán lá chứa đầy trứng. Có thể phân biệt hai loài sán lá gan thuộc giống Fasciola như sau: - F.gigantica (Linnaeus, 1758): có chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng, "vai" không có hoặc nhìn không rõ rệt, nhánh ruột chia toả ra nhiều nhánh ngang.
  15. 4 Phạm Văn Khuê và cs (1996) [9] mô tả F.gigantica như sau: sán hình lá, có chiều dài 25 - 75mm, rộng 3 - 12mm, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy nó không có "vai" như loài khác của giống Fasciola. Hai rìa bên thân sán lá song song với nhau, đầu cuối của thân tù. Giác bụng tròn lồi ra. Ruột, tuyến noãn hoàng, buồng trứng và tinh hoàn đều phân nhánh. Trứng hình bầu dục, phôi bào phân bố đều và màu vàng nâu. Kích thước trứng 0,125 - 0,170 x 0,06 - 0,10mm. Giác bụng có đường kính từ 1,491- 1,785 mm và giác miệng có dường kính từ 1,092 – 1,555mm. - F.hepatica (Linnaeus, 1758): trái với loài trên, loài này thân rộng, đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán lá có "vai", nhánh ruột chia ít nhánh ngang hơn. F.hepatica dài 18 - 51mm, rộng 4 - 13mm, phần trước thân nhô ra, tạo cho sán lá có vai bè ra hai bên. Hai rìa bên thân sán lá không song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thót lại ở đoạn cuối thân. Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang, chia vùng giữa của sán lá thành phần trước và phần sau thân. Phần sau thân có tinh hoàn và bộ phận sinh dục đực. Tinh hoàn phân nhiều nhánh xếp phía sau thân. Tử cung ở phần giữa thân trước tạo nên một mạng lưới rối như tơ vò. Buồng trứng phân nhánh nằm ở sau tử cung. Trứng của sán F.hepatica có hình thái, màu sắc tương tự trứng của loài F.gigantica, kích thước 0,13 - 0,145 x 0,07 - 0,09mm. 1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola Chu kỳ sinh học của sán lá Fasciola đã được Leukart (1882) nghiên cứu ở Đức và Thomas (1882) nghiên cứu ở Anh. Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê. Sau khi thụ tinh mỗi sán lá đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này cùng dịch mật vào ruột, sau đó theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: được nước mưa cuốn trôi xuống các vũng nước, hồ, ao, suối, ruộng nước…, nhiệt độ 15 - 30oC, pH = 5 - 7,7, có ánh sáng thích hợp… sau 10 - 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong nước. Nếu thiếu ánh sáng Miracidium
  16. 5 không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ. Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và di chuyển được trong nước. Khi gặp vật chủ trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), Miracidium xâm nhập cơ thể ốc và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Những Miracidium không gặp vật chủ trung gian thì rụng lông, rữa dần và chết. Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sán lá, được bao bọc bởi lớp màng mỏng, các tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám phôi. Trong 1 ốc có thể có 1 - 2 ấu trùng. Khoảng 3 - 7 ngày, bào ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều Redia (lôi ấu). Một bào ấu sinh ra 5 - 15 lôi ấu. Redia hình suốt chỉ, ít hoạt động, có miệng, hầu, ruột, hình túi đơn gian. Có hai hệ: Redia thế hệ I và Redia thế hệ II cùng phát triển trong ốc - vật chủ trung gian. Ở nhiệt độ 16oc hoặc thấp hơn, lôi ấu chỉ sinh sản Redia I và dừng phát triển, ở nhiệt độ phù hợp (20 - 30oc), sau 29 - 35 ngày, lôi ấu biến thành vĩ ấu (Cercaria). Một Redia có thể sinh ra 12 - 20 Cercaria. Cercaria (vĩ ấu) là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có cấu tạo thân hình tròn lệch, đuôi dài hơn thân giúp vĩ ấu vận chuyển được dễ dàng trong nước. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột phân thành hai nhánh. Theo Grigoryan G. A. (1958)[40], trong cơ thể Cercaria có những dạng Glycogen cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của ấu trùng, đặc biệt là cho sự vận động không ngừng của đuôi. Đuôi là cơ quan vận động của vĩ ấu. Theo một số tác giả, đuôi làm nhiệm vụ thay đổi vị trí của ấu trùng trong môi trường nước. Lora R. Ballweber, M. S., D. V. M. (2015)[43] cho biết, nhờ sự hoạt động tích cực của đuôi mà vĩ ấu tiếp cận để bám vào các cây thuỷ sinh, tạo thành kén (Adolescaria). Từ khi Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần khoảng 50 - 80 ngày. Sau khi thành thục, Cercaria thoát khỏi vỏ ốc, ra môi trường ngoài, bơi tự do trong nước, có kích thước 0,28 - 0,30mm chiều dài và
  17. 6 0,23mm chiều rộng. Sau vài giờ bơi trong nước, Cercaria rụng đuôi, tiết chất nhầy xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất nhanh. Lúc này Cercaria đã biến thành Adolescaria. Adolescaria hình khối tròn, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác miệng, giác bụng, ruột phân nhánh và túi bài tiết, Adolescaria thường ở trong nước hoặc bám vào cây cỏ thuỷ sinh. Nếu trâu, bò, nuốt phải Adolescaria vào đến dạ dày và ruột, lớp vỏ ngoài bị phân huỷ, ấu trùng được giải phóng và di chuyển đến ống mật bằng 3 con đường: - Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên chui qua niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch ruột qua tĩnh mạch cửa vào gan, xuyên qua nhu mô vào ống mật. - Một số ấu trùng khác cũng dùng tuyến xuyên chui qua thành ruột vào xoang bụng đến gan, xuyên qua vỏ gan vào ống mật. - Một số ấu trùng từ tá tràng ngược dòng dịch mật để lên ống dẫn mật. Sau khi vào ống dẫn mật, ấu trùng ký sinh ở đó và phát triển thành sán lá gan trưởng thành. Theo Skerman (1966), thời gian hoàn thành vòng đời là 92 - 117 ngày. Fasciola trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của trâu bò 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm. Theo Phan Địch Lân (1985) [16], nước ta đã nghiên cứu thành công vòng đời của sán lá gan. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28 - 30oC), có ốc vật chủ trung gian (Lymnae swinhoei và Lymnae viridis), có vật chủ cuối cùng (trâu, bò, dê, cừu) thì vòng đời của sán lá gan ở nước ta được xác định với các mức thời gian sau: - Ở ngoài thiên nhiên: trứng sán lá gan nở thành mao ấu (Miracidium) trong khoảng 14 - 16 ngày. - Ở trong ốc vật chủ trung gian: mao ấu (Miracidium) phát triển thành lôi ấu (Redia) cần 8 - 21 ngày. Lôi ấu (Redia) phát triển thành vĩ ấu (Cercaria) non cần 7 - 14 ngày, thành vĩ ấu trưởng thành cần 13 - 14 ngày.
  18. 7 - Ở ngoài ốc vật chủ trung gian: vĩ ấu phát triển thành kén (Adolescaria) sau 2 giờ. - Ở trâu, bò: khi trâu bò, bê nghé nuốt phải Adolescaria, sau 79 - 88 ngày trong ống dẫn mật của trâu bò đã có sán lá gan trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài. Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của nước ta rất thuận lợi cho sự nhiễm và gây bệnh sán lá gan (kể cả gây nhiễm và nhiễm tự nhiên). Ở những vùng có mầm bệnh tồn tại, trung bình 3 tháng sán lá gan lại hoàn thành vòng đời trong cơ thể trâu, bò, nghĩa là trâu cứ 3 tháng lại tạo ra một đời sán lá mới. Trong khi trâu bò đã có sán lá gan ký sinh, tiếp tục nhiễm thêm mầm bệnh mới, gây tình trạng bội nhiễm sán lá gan, vì vậy cường độ nhiễm tăng lên theo tuổi trâu, bò. As, to, pH Phân Mao ấu Fasciola Trứng (ống dẫn mật) MT nước Ốc Bào ấu nước Trâu, bò ngọt nuốt phải Lôi ấu nang ấu Rời KCTG Nang ấu Vĩ ấu (Lơ lửng trong nước hoặc bám vào cỏ thuỷ sinh) Tóm tắt sơ đồ vòng đời của sán lá Fasciola 1.2. Đặc điểm của bệnh do sán lá Fasciola gây ra ở trâu, bò Trâu bò bị bệnh sán lá gan thể hiện những biến đổi cơ bản ở gan và ống mật do tác động của Fasciola gây ra.
  19. 8 1.2.1. Cơ chế sinh bệnh của bệnh sán lá Fasciola Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [12], sán lá gan gây bệnh ở vật chủ bằng các tác động cơ học, tác động của độc tố, sự chiếm đoạt dinh dưỡng và tác động mang trùng. Khi trâu bò mới nhiễm bệnh, sán lá non di hành trong cơ thể làm tổn thương ở ruột, thành mạch máu, nhu mô gan. Một số ấu trùng có thể theo máu di chuyển "lạc chỗ" đến phổi, lách, cơ hoành, tuyến tuỵ,...gây tổn thương và xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Sán lá non xuyên qua các nhu mô gan, làm tổ chức gan bị phá hoại, tạo ra những đường di hành đầy máu và mảnh tổ chức gan bị phá huỷ. Gan bị viêm từ nhẹ đến nặng tùy theo số lượng ấu trùng nhiễm vào cơ thể. Trâu bò bị thiếu máu do xuất huyết, có thể chết do mất máu. Tác động cơ giới của sán lá còn tiếp tục khi sán lá đã vào ống dẫn mật, tiếp tục tăng lên về kích thước và phát triển thành sán lá trưởng thành. Sán lá trưởng thành thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật bằng các gai cutin trên cơ thể, gây viêm ống mật. Số lượng sán lá nhiều có thể làm tắc ống mật, mật ứ lại không xuống ruột được sẽ tràn vào máu, gây hiện tượng hoàng đản. Trong quá trình ký sinh, sán lá thường xuyên tiết độc tố. Độc tố tác động vào thành ống mật và mô gan, gây biến đổi đại thể và vi thể, làm tăng quá trình viêm. Đồng thời, độc tố của sán lá còn hấp thu vào máu, gây hiện tượng trúng độc toàn thân, gây huỷ hoại máu, làm biến chất protein trong máu, làm albumin giảm, globulin tăng. Độc tố của sán lá còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu ái toan). Độc tố của sán lá còn tác động vào thần kinh, làm cho con vật có triệu chứng thần kinh (run rẩy, đi xiêu vẹo,…). Độc tố của sán lá gan tác động vào thành mạch máu, làm tăng tính thẩm thấu của thành mạch, gây hiện tượng thuỷ thũng, làm cho máu đặc lại. Cũng do tác động của độc tố nên giữa những tiểu thuỳ gan có hiện tượng thấm nhiễm huyết thanh và tế bào, hình thành nên các mô liên kết mới dọc theo các vách ngăn của tiểu thuỳ gan và quanh ống mật, vì vậy những ống
  20. 9 mật này cũng dày lên. Quá trình viêm kéo dài làm cho các tế bào yêu cầu tăng sinh, thay thế những tế bào nhu mô gan, gây hiện tượng xơ gan và teo gan. Khi trâu bò nhiễm sán lá gan nặng, hiện tượng xơ gan chiếm diện tích lớn của gan, làm cho chức năng của gan bị phá huỷ. Từ đó dẫn đến hàng loạt rối loạn khác như: rối loạn cơ năng dạ dày - ruột, thiếu máu, suy nhược, gầy dần, cổ chướng, xoang phúc mạc tích nước. Một tác động quan trọng của Fasciola khi ký sinh ở vật chủ là chiếm đoạt dinh dưỡng. Dinh dưỡng của sán lá gan là máu trâu bò mà nó ký sinh. Bằng phương pháp phóng xạ, người ta đã thấy mỗi sán lá ký sinh ở ống dẫn mật lấy 0,2ml máu mỗi ngày. Như vậy, nếu trâu bò nhiễm ít sán lá thì vai trò chiếm đoạt dinh dưỡng không rõ, nhưng nếu mỗi trâu bò có hàng trăm, hàng nghìn sán lá ký sinh thì lượng máu mất đi rất nhiều. Ngoài các tác động gây bệnh trên, trong khi di hành, sán lá non còn mang theo các loại vi trùng từ bên ngoài vào máu, gan và những cơ quan khác, gây những bọc mủ hoặc gây bệnh truyền nhiễm ghép với bệnh sán lá gan. Tất cả những tác động kể trên của sán lá Fasciola làm cho sức đề kháng của cơ thể trâu, bò giảm sút nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh khác, hoặc làm cho các bệnh đang có trong cơ thể trâu bò nặng thêm lên. 1.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò Bệnh sán lá gan phổ biến ở khắp các châu lục và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh thấy ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Theo Phan Địch Lân (1980) [15], mổ khám 1.043 trâu ở Thái Nguyên, số trâu nhiễm sán lá gan là 57%, trong đó có nhiều gan phải huỷ bỏ do số lượng sán lá quá nhiều. Kết quả điều tra ở huyện Bình Lục - Nam Hà, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 51,2-57,5%. Đoàn Văn Phúc (1980) [ 23] đã kiểm tra 64 bò tại trại bò sữa Hà Nội, thấy tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola là 73,43%. Tác giả cho biết, bệnh sán lá gan đã ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ và sản lượng sữa của đàn bò.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0