Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam
lượt xem 8
download
Trên cơ sở những khái quát lý luận chung và thực tiễn khảo sát một số đền thờ Mẫu tiêu biểu ở Việt Nam, luận văn tập trung làm rõ biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những giá trị và những khuyến nghị nhằm gìn giữ giá trị của biểu tượng Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- NGÔ THỊ PHƢƠNG BIỂU TƢỢNG NGƢỜI MẸ QUA TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2020 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- NGÔ THỊ PHƢƠNG BIỂU TƢỢNG NGƢỜI MẸ QUA TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 8229009.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh HÀ NỘI - 2020 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Ngô Thị Phương 3
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề lý luận và phương pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh - người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Con xin đê đầu đỉnh lễ và tri ân chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan tâm, tạo nhiều thuận duyên cho con trong suốt quá trình học tập, bên cạnh đó nhờ sự động viên và trợ duyên quý báu của gia đình cũng như đàn na thí chủ. Kính chúc Chư Liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn pháp, chúng sinh dị độ, Phật đạo viên thành! Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Ngô Thị Phương 4
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. NỀN TẢNG TẠO DỰNG BIỂU TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM ..................................................................... 13 1.1. Nền tảng đời sống xã hội trong phức hợp văn hóa Việt Nam ........ 13 1.1.1. Nguyên lý Mẹ trong văn hóa Việt Nam ......................................... 13 1.1.2. Yếu tố Nữ trong tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam ........................... 16 1.2. Nền tảng thực nghiệm trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam ................... 21 1.2.1. Sự tạo tác nên biểu tượng người Mẹ .............................................. 21 1.2.2. Sự hoàn thiện biểu tượng người Mẹ............................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 27 Chương 2. ĐẶC TRƯNG TIÊU BIỂU CỦA BIỂU TƯỢNG NGƯỜI MẸ QUA TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM ........................................................... 29 2.1. Tính thiêng trong phức hợp văn hóa của biểu tƣợng ngƣời Mẹ qua tục thờ Mẫu ................................................................................................ 29 2.1.1. Tính thiêng của biểu tượng người Mẹ tự nhiên qua tục thờ Mẫu....... 29 2.1.2. Tính thiêng của biểu tượng người Mẹ lịch sử, dân tộc qua tục thờ Mẫu .................................................................................................... 35 2.1.3. Tính thiêng của biểu tượng người Mẹ - Mẫu Nghi thiên hạ qua tục thờ Mẫu .................................................................................................... 43 2.2. Tính quyền năng trong phức hợp văn hóa của biểu tƣợng ngƣời Mẹ qua tục thờ Mẫu .................................................................................. 50 2.2.1. Tính quyền năng cai quản trong phức hợp văn hóa của biểu tượng người Mẹ .................................................................................................. 50 2.2.2. Tính quyền năng sinh sôi nảy nở, tạo dựng hạnh phúc của biểu tượng người Mẹ ........................................................................................ 53 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 60 Chương 3. BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA BIỂU TƯỢNG NGƯỜI MẸ QUA TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM .................................................... 61 5
- 3.1. Giá trị văn hóa của biểu tƣợng ngƣời Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam .................................................................................................... 61 3.1.1. Giá trị văn hóa thể hiện qua tính thiêng của biểu tượng người Mẹ ... 61 3.1.2. Giá trị văn hóa thể hiện qua tính quyền năng của biểu tượng người Mẹ .................................................................................................. 63 3.2. Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của biểu tƣợng ngƣời Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam ............................... 70 3.2.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của biểu tượng người Mẹ ........................................................................................ 70 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của biểu tượng người Mẹ .................................................................................................. 73 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 76 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, tín ngưỡng, tôn giáo có một vai trò đặc biệt quan trọng. Từ ngàn xưa, ở những buổi đầu sơ khai của lịch sử, bắt nguồn từ chính thực tiễn cuộc sống của mình, người Việt cổ đã tôn sùng các hiện tượng tượng tự nhiên và thần thánh hóa nó thành những lực lượng siêu nhiên. Chính vì thế, người Việt Nam có một hệ thống tín ngưỡng dân gian đa dạng và phong phú mà nó đã góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng bản sắc văn hóa Việt Nam. Việt Nam trong quá trình phát triển của lịch sử đã có sự giao thoa, tiếp xúc với một số nền văn hóa khác nhau tạo nên một dòng chảy văn hóa tiên tiến nhưng vẫn đậm màu sắc văn hóa dân tộc. Dòng chảy văn hóa này thể hiện rõ nét trên bề mặt của các tôn giáo ngoại nhập: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Nho Giáo, Đạo giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin Lành,... Chính lẽ đó mà, tất cả các tôn giáo ngoại nhập khi vào Việt Nam thì đều bị “khúc xạ” bởi lăng kính văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Vì trong đời sống văn hóa tâm linh thì tín ngưỡng bản địa hay nói rộng hơn là văn hóa dân gian Việt Nam đã trở thành chất “kháng sinh” để chống lại sự đồng hóa văn hóa tâm linh của các tôn giáo khác. Kết quả là, mặc dù các tôn giáo du nhập vào Việt Nam là tôn giáo lớn, có hệ thống kết cấu hoàn chỉnh (Ý thức tôn giáo; Sự thờ cúng tôn giáo; Tổ chức tôn giáo) nhưng vẫn bị tín ngưỡng bản địa “bẻ gãy” làm khúc xạ để trở thành tôn giáo Việt Nam. Vậy điều gì làm nên sức sống mãnh liệt của tín ngưỡng bản địa Việt Nam? Có thể đã có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng có lẽ cách tiếp cận để trả lời mang tính thuyết phục hơn cả - đó là góc nhìn từ đời sống hiện thực đã tạo nên một nền văn hóa tín ngưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt từ ngàn đời nay như mạch nước ngầm chạm vào mọi ngõ ngách tinh thần Việt Nam, trở thành điểm tựa 1
- tâm linh không gì có thể thay thế được và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc sau này, khi tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa ngoại lai nói chung với mọi tôn giáo ngoại nhập nói riêng. Trong hệ thống tín ngưỡng bản địa Việt Nam thì nổi bật là các tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp (bởi văn hóa Việt Nam đặc trưng là văn hóa nông nghiệp lúa nước) đó là: tín ngưỡng thờ Nữ thần, tín ngưỡng thờ Mẹ hay còn gọi là tục thờ Mẹ, tục thờ Bà; Trong đó có thờ: Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Lúa, Mẹ Nước, Mẹ Trăng... Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp,... Tựu chung sau này đã thành tín ngưỡng thờ Mẫu hay còn gọi là tục thờ Mẫu Do vậy mà, trong dân gian, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên (như trên đã nói) các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Trải qua lịch sử, tục thờ Mẫu đã phát triển1 hình thành nên tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ. Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ và sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã được hoàn thiện như hiện nay2. Tục thờ Mẫu nói chung, tín ngưỡng thờ Tam Phủ, Tứ Phủ nói riêng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lớn, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tục thờ Mẫu là tục thờ đặc trưng của cư dân làm nông nghiệp, trồng lúa nước ở Việt Nam, trong đó hình tượng người Mẹ hiện lên với vai trò trung tâm trở thành biểu tượng văn hóa người Mẹ Việt Nam: Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Do vậy, khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Tam Phủ, Tứ Phủ thì không thể không nhắc đến biểu tượng người Mẹ, bởi tất cả những đặc trưng tiêu biểu của người Mẹ Việt Nam đã được tích hợp, hội tụ trong đó. Do vậy, chúng tôi 1 Tục này thể hiện khả năng tích hợp rất lớn với đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho cùng tín ngưỡng dân gian của đồng bào các dân tộc, để cuối cùng trở thành một tín ngưỡng đa văn hóa, đa tộc người 2 Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật Chầu văn – một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt. Đặc biệt vào năm 2016, UNESCO vinh danh Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 2
- đã chọn đề tài: “Biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Về lịch sử nghiên cứu liên quan đến chủ đề biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam, chúng tôi tìm hiểu các tác phẩm được phân loại xoay quanh hai chủ đề chính: các tác phẩm viết về biểu tượng nói chung và biểu tượng người Mẹ nói riêng; hai là các tác phẩm viết về tục thờ Mẫu ở Việt Nam. Chủ đề thứ nhất: Các tác phẩm viết về biểu tượng và biểu tượng người Mẹ thì có một số tác phẩm của tác giả tiêu biểu sau: Tác giả Đinh Hồng Hải có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề biểu tượng: Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb Thế giới, cuốn sách đã khái quát được lịch sử và thực tế của vấn đề nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam, cuốn sách cũng đã giới thiệu được nhiều quan điểm, góc tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học về lý thuyết nghiên cứu biểu tượng. Cuốn sách cũng khẳng định: biểu tượng có khả năng kết nối con người ở nhiều không gian, thời gian khác nhau: con người ở các nền văn minh khác nhau, con người ở các vùng văn hóa khác nhau,… là một kênh chuyển tải, kết nối văn hóa xuyên thời gian, không gian. Tác giả Đình Hồng Hải còn xuất bản bộ sách Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam gồm 4 tập, trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tập 2 và tập 4. Năm 2015, tác giả Đinh Hồng Hải xuất bản cuốn sách: Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tập 2, Các vị thần, Nxb Thế giới cuốn sách là những nghiên cứu chuyên sâu của tác giả về vai trò của những biểu tượng tồn tại trong đời sống văn hóa, được biểu hiện thông qua các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo. Tác giả cũng đi đến những khẳng định: tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với đời sống tinh thần của con người, vì vậy nó sẽ còn tồn tại và là 3
- một phần quan trọng của văn hóa nhân loại. Năm 2018, tập 4, Các Vị Tổ ra mắt bạn đọc (Nxb Thế giới), cuốn sách viết về biểu tượng của người Việt thông qua các vị được coi là “tổ tiên” của người Việt trong đó có biểu tượng Mẫu. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2017), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa, Nxb Hồng Đức, cuốn sách là công trình nghiên cứu tìm tòi về biểu tượng văn hóa của người Việt cổ nói chung, người Hà Nội cổ nói riêng qua các lát cắt lịch sử, thông qua các di sản khảo cổ học khai quật được. Viết về biểu tượng văn hóa Việt Nam ở một khía cạnh cụ thể, tập thể tác giả Phạm Đức Dương, Phạm Thanh Tịnh, Trịnh Thị Ngân (biên soạn) (2014), Biểu tượng văn hóa ở làng quê Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, lật giở từng trang sách người đọc sẽ bắt gặp những hình ảnh thân thương của một làng quê truyền thống như: cây đa, giếng nước, sân đình, cổng chùa,… Chủ đề thứ hai, Tín ngưỡng thờ Mẫu là một “đặc sản” của văn hóa Việt Nam, chính vì vậy, có không ít các tác phẩm đề cập đến các vấn đề khác nhau của tín ngưỡng thờ Mẫu. Nghiên cứu về văn hóa Việt nam không thể không quan tâm đến các cuốn sách của những nhà nghiên cứu lớn về văn hóa Việt Nam để thấy rõ được nữ tính, mẫu tính trong văn hóa Việt Nam. Về vấn đề này, chúng tôi tham khảo một số cuốn như: Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Trong cuốn sách, tác giả bàn về những vấn đề chung của văn hóa Việt Nam như: truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á, vấn đề nhìn nhận bản sắc của văn hóa Việt Nam, và đi vào một vài nét bản sắc văn hóa Việt Nam: khả năng ứng biến, cái chung và cái riêng trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam... Từ những lý luận chung, tác giả đi vào phân tích những vấn đề rất cụ thể của văn hóa Việt Nam như văn hóa dân gian, nghệ thuật ứng xử,... 4
- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trong công trình này, tác giả đã viết rất hay về cái nguồn gốc của thái độ “trọng nữ” của văn hóa Việt Nam: “Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định, lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.” [71, tr. 47]. Dưới góc nhìn của một nhà nho, sự uyên bác của một người làm khoa học, nhà nghiên cứu Phan Ngọc có tác phẩm: Bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định “Nói đến bản sắc văn hóa là nói đến cái phần ổn định trong văn hóa. Nhưng cái phần ổn định này, không phải là một vật, mà là một quan hệ, cho nên không thể nào nhìn thấy nó bằng mắt được” [53, tr.136]. Cũng trong tác phẩm nghiên cứu này, khi viết về tín ngưỡng Việt Nam qua tiếp xúc với Đạo giáo Trung Hoa, tác giả đã chỉ ra một đặc điểm khác biệt của văn hóa Việt Nam là “ưu thế của phụ nữ so với nam giới”, thể hiện: “thiên đình Đạo giáo Trung Hoa hầu như chỉ có đàn ông; trái lại thiên đình Đạo giáo Việt Nam lại do nữ giới làm chủ” [53, tr.323] Liên quan trực tiếp đến tục thờ Mẫu có các tác phẩm: Tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc (1984), có cuốn sách Các nữ thần ở Việt Nam, Nxb Phụ nữ, cuốn sách đã giới thiệu đến người đọc huyền thoại và thần tích của 75 vị nữ thần tiêu biểu của Việt Nam Trần Quang Dũng (chủ biên) (2017), Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ chốn thiêng nơi cõi thực, Nxb Thế giới. Cuốn sách đề cập đến các vấn đề: Thần Điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ, các lớp tín ngưỡng có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, tính thiêng nơi cõi thực thể hiện qua một số nghi lễ, nghi lễ tôn nhang bản mệnh, nghi lễ Tứ phủ trình đồng, khăn áo trong nghi lễ hầu đồng,... 5
- Nữ Thần và Thánh Mẫu Việt Nam do Vũ Ngọc Khánh chủ biên (2002), Nxb Thanh niên, Hà Nội, cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn hệ thống, khái quát về nguồn gốc, sự tích của phần lớn các vị nữ thần và thánh Mẫu đã và đang được thờ phụng ở Việt Nam. Hầu hết, các vị đều là những con người có thật, những vị nữ anh hùng có công giết giặc ngoại xâm hoặc các bà chúa của các làng nghề truyền thống. Cho nên việc thờ phụng những con người đó thực chất nhằm tôn vinh những người đã làm rạng rỡ một vùng quê, góp phần làm giàu thêm truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam... Nghiên cứu chuyên sâu về đạo Mẫu, tác giả Ngô Đức Thịnh có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này: Cuốn Đạo Mẫu ở Việt Nam (2 tập) do Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2009; Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền trung Việt Nam do Nguyễn Hữu Thông (Chủ biên (Nxb. Thuận Hóa, Huế 2010). Trong công trình này, các tác giả tiếp tục khẳng định tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bản địa của người Việt với sự phát triển từ việc thờ Mẹ đến hệ thống thần linh trong Tứ phủ. Tục thờ đức thánh Mẫu và đức thánh Trần của Vũ Ngọc Khánh (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2005) đã trình bày về sự phát triển từ nguyên lý Mẹ của văn hóa Việt Nam phát triển đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ; Văn hóa Thánh Mẫu, của Đặng Văn Lung, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội, 2004 cũng đã đưa ra một “Văn hóa Thánh Mẫu” của người Việt trên cơ sở phân tích sự hình thành và phát triển của các biểu tượng Thánh Mẫu. Còn có thể kể đến các cuốn sách khác như: Phạm Trưởng Khang (2012), Kể chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Nxb Hồng Đức. 6
- Và còn rất nhiều các bải nghiên cứu được đăng trên báo, tạp chí về vấn đề này. Có thể kể đến một vài ví dụ như: Bài viết “Giải mã cội nguồn bản sắc văn hóa Việt qua tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” của tác giả Nguyễn Văn Hùng đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 12/2012 từ trang 62 đến trang 69. Bùi Quang Thanh (2017), “Sự hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/ Tứ phủ và nghi lễ hầu đồng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 22, tháng 12, tr.5- 10…. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác đều xoay quanh chủ đề về tín ngưỡng thờ Mẫu: nguồn gốc, lễ nghi, nghi lễ hầu đồng, giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu,… đã được công bố. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đi sâu vào hình tượng người Mẹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu hay sâu sa hơn là trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam thì còn ít được đề cập, hoặc đề cập thì rất tản mạn. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này bổ sung thêm sự nghiên cứu trong lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những khái quát lý luận chung và thực tiễn khảo sát một số đền thờ Mẫu tiêu biểu ở Việt Nam, luận văn tập trung làm rõ biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những giá trị và những khuyến nghị nhằm gìn giữ giá trị của biểu tượng Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: - Phân tích nền tảng tạo dựng biểu tượng người Mẹ trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam trên các phương diện: nền tảng đời sống xã hội trong phức hợp văn hóa Việt Nam và nền tảng thực nghiệm trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam. 7
- - Làm rõ và phân tích những đặc trưng tiêu biểu của biểu tượng người Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam thể hiện trên hai phương diện: tính thiêng và tính quyền năng. - Chỉ ra những giá trị văn hóa và đưa ra khuyến nghị nhằm gìn giữ những giá trị của biểu tượng Mẹ qua tục thờ Mẫu ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng người Mẹ thể hiện trong tục thờ Mẫu ở Việt Nam 4.1. Phạm vi nghiên cứu Khảo cứu một số đền, phủ thờ Mẫu tiêu biểu ở Việt Nam 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của tôn giáo học và phương pháp của triết học như: thống nhất logic - lịch sử, so sánh, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa,… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung, vấn đề văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng nói riêng Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu về tôn giáo, đặc biệt là về văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 8
- 8. Một số khái niệm liên quan đến đề tài + Biểu tƣợng: Biểu tượng là khái niệm đang được đẩy mạnh nghiên cứu trên thế giới bởi đến nay để hiểu được một cách rạch ròi về khái niệm này thì vẫn còn có nhiều tranh luận . Ở Việt Nam chưa có sự thống nhất,việc nghiên cứu về biểu tượng vẫn còn hạn chế cả về mặt lý luận và thực tiễn. Khái niệm biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Trong triết học và tâm lý học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác dộng của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt. Trong lĩnh vực văn hóa học: "... Các tác giả định nghĩa về văn hoá đã đồng ý với nhau, rằng văn hoá di truyền không theo con đường sinh học mà bằng con đường học tập. Tiếp đó, họ thừa nhận văn hoá trực tiếp gắn liền với các ý tưởng, chúng tồn tại và được truyền đạt dưới hình thức biểu tượng (Symbol)" Ngày nay, vai trò to lớn của biểu tượng trong hoạt động của đời sống con người đã được quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc với tinh thần khoa học, vai trò của trí tưởng tượng không còn bị xem nhẹ, thậm chí không còn bị đánh giá thấp như trước đây. Nó đã được xác định lại vị trí và được xem là mặt thứ hai của lý trí, chính nó là nhân tố cốt lõi giúp cho con người có những phát hiện tìm ra cái mới. Biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm và được coi như "tế bào" của đời sống văn hoá. Trong đời sống xã hội, dù biết hay chưa biết, chúng ta đều nhận thức và hành động theo biểu tượng. Nó có tầm ảnh hưởng rộng khắp trong mọi mặt của đời sống con người. Từ lĩnh vực khoa học cho đến lĩnh vực nghệ thuật, từ đời sống tâm linh cho đến quan hệ ứng xử và giao tiếp. Người ta ngày càng tìm cách "giải mã" ngôn ngữ biểu tượng, vừa để mở rộng trường nhận thức, 9
- khám phá ra những giá trị văn hoá truyền thống còn chìm khuất trong lòng đời sống cộng đồng - xã hội, vừa nhằm làm chủ một "năng lượng tinh thần" của một loại hình ngôn ngữ đặc biệt mà ta vừa mới bắt đầu khẳng định về sức mạnh của nó. Khởi nguyên, biểu tượng bắt nguồn từ một tập quán Hy Lạp cổ đại, nói về một phiến đá bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mỗi thành viên trong một bộ tộc nào đó, trước sự phân tán của họ, sau này khi được triệu tập trở lại thì những mảnh đá vỡ đó được ghép lại (Sumballein) nhằm xác nhận sự hiện diện trở lại của toàn nhóm. Viết về biểu tượng văn hóa Việt Nam, trong bài “Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng”, tác giả Nguyễn Văn Hậu (2012) viết: “Có thể nói bản sắc văn hóa dân tộc chính là sự thể hiện của tâm lý dân tộc, được biểu hiện ra ở lối sống, nếp sống, ở phong tục và tập quán, ở sự ưa thích, cách suy nghĩ và ở cả thang bảng giá trị xã hội, bao gồm cả sở trường và sở đoản. Tất cả cùng hiện ra những nét độc đáo, đặc sắc nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa dân tộc là sự biểu hiện về bản lĩnh sáng tạo của mỗi dân tộc. Nó được kết tinh thành những biểu tượng văn hóa và thông qua các hệ thống biểu tượng, ta có thể hiểu được tính cách của dân tộc đó” [Xem 24] Như vậy, khái niệm “biểu tượng người Mẹ” trong nghiên cứu này có thể được hiểu là một hình ảnh mang tính chất tượng trưng tiêu biểu về người Mẹ trong văn hóa Việt Nam. Hình ảnh đó là tập hợp của những đặc điểm tiêu biểu nhất, đẹp đẽ nhất, mang tính đại diện cao nhất, và mang tính “khuôn mẫu” văn hóa. Và có thể khẳng định biểu tượng người Mẹ Việt Nam là một phần của bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần khẳng định và phân biệt văn hóa Việt Nam với văn hóa khác. + Tục thờ Mẫu: 10
- Theo nghĩa Hán – Việt: “tục” là thói quen lâu đời, nó hay đi cùng với “phong”: nề nếp đã lan truyền rộng rãi. Phong tục có nghĩa là “toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [Xem 63]. Như vậy Tục thờ Mẫu có thể hiểu là thói quen thờ Mẫu đã được hình thành từ lâu đời và còn tồn tại đến ngày nay. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm tục thờ Mẫu, thì cần phải tìm hiểu trong mối tương quan với khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Mẫu, đạo thờ Mẫu. Trong Bản sắc văn hóa Việt Nam, Phan Ngọc tác giả viết: “Tôi thấy người Việt Nam dùng danh từ thờ Mẫu là cực hay, họ đã khái niệm hóa thành công một tín ngưỡng hết sức đa dạng, đồng thời lại tích hợp được nhiều tín ngưỡng khác theo bốn yêu cầu của tâm thức dân tộc trong tình thương của người mẹ. Nó là sự Trung Hoa hóa về hình thức việc thờ nữ thần, là sự nhân cách hóa bốn lực lượng tự nhiên quyết định đời sống của một cư dân nông nghiệp: trời, nước, cây, đất. Người ta gọi là thờ “Tứ Phủ”, tức “bốn cung” lúc đầu chỉ có “Tam Phủ”” [53, tr.350]. Tục thờ Mẫu là khái niệm dùng để chỉ cả quá trình xuất hiện, phát triển, hoàn thiện trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu như hiện nay. Nên có thể khẳng định: tín ngưỡng thờ mẫu xuất phát, phát triển từ tục thờ Mẫu, như vậy tục thờ Mẫu bao hàm cả tín ngưỡng thờ Mẫu. Cùng với tục thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu còn có tên gọi đạo Mẫu hay đạo thờ Mẫu thì về bản chất vẫn là tín ngưỡng thờ Mẫu chứ không phải là một tôn giáo thờ Mẫu vì chữ “đạo” ở đây được hiểu theo nghĩa đạo lý, đạo nghĩa, tỏ lòng biết ơn giống như chữ “đạo” trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên “đạo thờ Ông bà”. Do vậy, Nguyễn Đăng Duy có viết; “Mẫu gọi theo tiếng Hán, tiếng Việt Nam gọi là Mạ, Mệ, Mẹ, tại sao lại có tín ngưỡng thờ Mẹ? Đó là từ thời nguyên thủy con người bắt đầu có ý thức sâu sắc về sự sinh sản, sự sinh sôi nảy nở, ý thức ấy thường 11
- biện lý từ cái cụ thể. Mà cái cụ thể về giá trị sinh sôi nảy nở, không gì khác ngoài người Mẹ mang nặng đẻ đau, sinh ra nuôi dưỡng che chở cho những đứa con, và những cái gì sinh sôi, nuôi sống che cở bảo vệ cho con người, chiến thắng thiên tai và thú giữ ấy đều được coi là Mẹ” [18, tr. 354, 355]. Học giả, Ngô Đức Thịnh cho ý kiến về đạo Mẫu như sau: “Từ đạo Mẫu, ngoài những nghi lễ thờ cúng, nó còn sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa - nghệ thuật, tạo nên một thứ “văn hóa đạo Mẫu”, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc” [65, tr. 127]. Do vậy, nếu xét về nội hàm thì thuật ngữ tín ngưỡng Mẫu và thuật ngữ đạo Mẫu là tương đương nhau, còn Tục thờ Mẫu; Tín ngưỡng thờ Mẫu; Đạo thờ Mẫu là gần nhau. Nhưng nếu hiểu về bản chất tín ngưỡng thì giống nhau. 12
- Chƣơng 1. NỀN TẢNG TẠO DỰNG BIỂU TƢỢNG NGƢỜI MẸ TRONG TỤC THỜ MẪU Ở VIỆT NAM 1.1. Nền tảng đời sống xã hội trong phức hợp văn hóa Việt Nam 1.1.1. Nguyên lý Mẹ trong văn hóa Việt Nam Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, các tác giả lớn như Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm hay Phan Ngọc đều giống nhau ở điểm cho rằng văn hóa Việt Nam “âm tính” giữ vai trò quan trọng chủ đạo, Trần Ngọc Thêm thì dùng từ tính cách văn hóa Việt Nam luôn hướng đến “sự hài hòa thiên về âm tính”, khái quát ở mức độ cao hơn, đẩy “tính cách” ấy lên thành “nguyên lý”, tác giả Trần Quốc Vượng cho rằng: “Tư chất, tính cách và tâm lý Việt Nam thể hiện rõ ràng trong nguyên lý Mẹ”... Nguyên lý Mẹ ăn sâu trong tâm trí và biểu hiện thành các chuẩn mực ứng xử” [72, tr. 108,109]. Nguồn gốc của nguyên lý Mẹ xuất phát từ một nền văn hóa nông nghiệp lâu đời. Nền văn hóa ấy sùng bái sự sinh sôi nẩy nở của tự nhiên và con người, bởi duy trì và phát triển là một nhu cầu thiết yếu của văn hóa nông nghiệp, đặc biệt là văn hóa lúa nước. Mà đối với người Việt, người Mẹ là hình ảnh phù hợp nhất để đại diện cho sự sùng bái ấy, bởi người phụ nữ có thiên chức đặc biệt là “sinh sản”, khi thực hiện quá trình đó xong thì được gọi là “Mẹ” – đánh dấu sự chuyển đổi rõ nét về chức năng. Đối với con người sự giao phối hài hòa Âm – Dương, nam – nữ thì sinh ra con người nhưng người phụ nữ là người trực tiếp thực hiện chức năng đó với việc trải qua biết bao nhọc nhằn từ khi thai nghén đến khi sinh nở, nuôi dưỡng con cái, vì thế cái mà dễ nhìn thấy nhất chính là người phụ nữ - người có khả năng sinh sản. Đối với tự nhiên, có thể lý giải bằng nhiều cách khoa học về quá trình sinh sản của giới tự nhiên nhưng với người xưa cái họ dễ nhìn nhận thấy nhất là những cây cái là những cây có khả năng đâm hoa, kết trái chứ không phải là cây đực,… 13
- Nhìn chung, nguyên lý mẹ thể hiện trong văn hóa Việt Nam rất đa dạng, phong phú: Về ngôn ngữ, trong tiếng Việt, giới tính nam – nữ hay mở rộng ra với cả giới tự nhiên là cái – đực. Trong đó từ “cái” còn được sử dụng với vai trò là mạo từ quan trọng, phổ biến, hầu hết mạo từ “cái” đều có mặt trước các danh từ để chỉ các sự vật, chứ không đơn thuần chỉ là để phân biệt giới tính cái – đực: cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái cửa… Từ “cái” còn được dùng như một tính từ để chỉ những gì mang tính lớn lao, quan trọng, chính, trung tâm, như con sông lớn gọi là sông cái, đường lớn gọi là đường cái, cửa lớn gọi là cửa cái,… Trong một trò chơi, người làm chủ gọi là người cầm cái,… Nguyên lý mẹ là một nguyên lý xuyên suốt trong lịch sử văn hóa Việt Nam và nó không ngừng được bồi đắp và chứng minh tính hợp lý của nó. Chính vì thế, tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về các nguồn gốc sâu xa trong kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của người Việt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chính các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa đó một mặt là nguồn gốc, là yếu tố bồi đắp, củng cố thêm cho nguyên lý đó, mặt khác chính nó cũng là những biểu hiện sinh động, đa dạng, phong phú của nguyên lý Mẹ. Như chúng ta đã biết, người Việt từ ngàn đời xưa sống chủ yếu bằng nghề nông, văn hóa Việt Nam vẫn điển hình, đặc trưng là văn hóa lúa nước. Mà văn hóa nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, chăn nuôi thì vai trò người phụ nữ lại rất quan trọng, thể hiện rõ nét dưới hình thái thị tộc Mẫu hệ. Trong cấu trúc xã hội người Việt, gia đình là thiết chế cơ bản và đặc biệt quan trọng. Lịch sử ngàn đời của Việt Nam đã chứng minh, cư dân nông nghiệp Việt Nam từ khi còn sinh sống từ vùng cao đến khi chuyển xuống đồng bằng thì cấu trúc thiết chế gia đình vẫn là hình thức tồn tại lâu và bền vững nhất, đến ngày nay, trong xã hội Việt Nam, gia đình vẫn được coi là “tế bào của xã hội”. Trong gia đình, người phụ nữ đặc biệt giữ vai trò quan trọng: 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)
125 p | 111 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
115 p | 75 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Giá trị của giáo lý Phật giáo trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay
108 p | 66 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
104 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX
145 p | 50 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
98 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay (Qua khảo cứu tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận)
102 p | 40 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)
85 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
94 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
104 p | 114 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay
91 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Lào Cai (thông qua nghiên cứu các cơ sở Phật giáo tiêu biểu; tổ chức và hoạt động của Giáo hội địa phương)
90 p | 70 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay
107 p | 54 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
96 p | 84 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tổ chức Islam ở Hà Nội - Lịch sử và thực trạng
145 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
111 p | 98 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay
95 p | 95 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
111 p | 31 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn