Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 5
download
Luận văn phân tích lý luận chung về giáo dục đạo đức trong gia đình và hội nhập quốc tế. Phân tích giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội quốc tế ở Việt Nam hiện nay thực trạng – giải pháp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- PHẠM THỊ NHUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- PHẠM THỊ NHUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS DƢƠNG VĂN DUYÊN Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Văn Duyên. Các tài liệu, số liệu nêu ra trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016 Tác giả Luận văn Phạm Thị Nhung
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Triết học đã tận tình dạy bảo, truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Dƣơng văn Duyên - giảng viên hướng dẫn, người đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn. Xin cảm ơn những người mà tôi chưa từng gặp mặt, nhưng cuộc sống, tư tưởng, công trình của họ đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến bản thân tôi, giúp tôi có niềm tin, động lực để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn của mình!
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 7 6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 7 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 7 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.................................................................... 8 1.1. Đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam ....... 8 1.1.1. Đạo đức trong gia đình Việt Nam ........................................................... 8 1.1.2. Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam .......................................... 17 1.1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay 20 1.2. Hội nhập quốc tế và tác động của nó đến đạo đức Việt Nam ............ 30 1.2.1. Hội nhập quốc tế ở Việt Nam ................................................................ 30 1.2.2. Những tác động của hội nhập quốc tế đến đạo đức trong gia đình Việt Nam ................................................................................................................. 34 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 46 Chương 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ................. 48 2.1. Thực trạng và nguyên nhân giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế ...................................................................... 48 2.1.1. Thực trạng của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay ..................................................................................... 48 2.1.2. Nguyên nhân của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay56 1
- 2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 64 2.2.1 Mâu thuẫn giữa yêu cầu xác định các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội với sự dao động của các chuẩn mực đạo đức trong giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay ................................................................... 65 2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường vai trò của gia đình đối với trẻ em và những hạn chế của năng lực giáo dục đạo đức của nhiều bậc cha mẹ ..... 66 2.2.3. Mâu thuẫn giữa hội nhập quốc tế và những hậu quả tiêu cực, hệ luỵ xã hội của nó đối với giáo dục đạo đức trong gia đình ....................................... 67 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay............................................................... 68 2.3.1.Đổi mới nhận thức, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình ......................................................................................................................... 68 2.3.2 Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình ........... 71 2.3.3. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong quản lý nhằm tạo điều kiện cải thiện hiện trạng giáo dục đạo đức trong gia đình ............................. 73 2.3.4. Xây dựng môi trường giáo dục đạo đức trong sạch lành mạnh ........... 77 2.3.5. Phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ em trong việc tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức................................................................................................. 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi trẻ em được chăm sóc cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức lẫn nhân cách để hòa nhập vào đời sống xã hội. Sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình không phải là nơi duy nhất có vai trò và trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ em nhưng nó là môi trường đầu tiên tạo điều kiện tốt nhất và có vai trò quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách trẻ em. Cùng với những cơ hội đang thúc đẩy sự tiến bộ của gia đình Việt Nam thì sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế với những mặt trái của nó như hiện nay cũng đang đặt ra cho gia đình Việt Nam trước rất nhiều những thử thách trong việc giáo dục đạo đức. Thực tế cho thấy, trong quá trình hội nhập quốc tế, thang giá trị đạo đức của con người có nhiều biến đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tại đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” [25, tr. 172 - 173]. Đây là một trong những thách thức lớn đang đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung và giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng. Cùng với gia đình, nhà trường và xã hội là môi trường giáo dục quan trọng đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức và nhân cách cho thế hệ trẻ. Song vai trò của các thiết chế xã hội ngày nay chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả khi lấy giáo dục đạo đức trong gia đình làm cơ sở. Nhiều gia đình tỏ ra lúng túng, thậm chí bất lực trong việc giáo dục đạo đức cho con cái dẫn đến phó mặc việc này cho nhà trường và xã hội. Do đó việc định hướng giá trị văn hóa và hình thành các chuẩn mực đạo đức là yêu cầu cấp bách cho trẻ hiện nay. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu bức thiết với sự nghiệp giáo dục nói chung và 3
- giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng nhằm góp phần tạo ra một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, vừa có đức vừa có tài. Không có những đảm bảo về đạo đức và giáo dục về đạo đức thì gia đình không thể trở thành một tế bào lành mạnh, do đó cũng không thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho Việt Nam trong tương lai. Nhận thức rõ vị trí và vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định : “Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14, tr. 1]. Nói về xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta khẳng định: “ Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [27, tr. 223]. Vì tất cả những lý do trên đã thúc đẩy tác giả chọn vấn đề “Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu theo những khía cạnh khác nhau như: Trong cuốn sách “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của GS. Lê Thi đã cung cấp cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về gia đình Việt Nam hiện nay. Đó là những thay đổi về cấu trúc, quy mô, chức năng, cũng như các quan hệ giữa những thành viên trong gia đình. Hơn nữa, tác giả còn đề cập tới vấn đề giáo dục trẻ em vị thành niên và những khó khăn của các bậc cha mẹ. 4
- Trong cuốn “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay: Phân tích các tài liệu nghiên cứu và điều tra về gia đình Việt Nam được tiến hành 15 năm gần đây (1990 - 2004)” [72] của tác giả Lê Ngọc Văn chủ biên đã phân tích tổng hợp về thực trạng gia đình Việt Nam, dự báo những xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong một tương lai gần. Trong cuốn “Việt Nam phong tục” (1915) của Phan Kế Bính, cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” (1938) của Đào Duy Anh, thông qua những khảo cứu mang dấu ấn dân tộc học, hai công trình nghiên cứu này đã ghi chép và miêu tả các quan hệ vợ - chồng, cha - con, việc giáo dục con trong gia đình Việt Nam truyền thống và những xu hướng biến đổi của nó trước ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu. “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” (Luận án Tiến sĩ Triết học) của Nghiêm Sĩ Liêm đã đề cập đến việc giáo dục cho trẻ một cách toàn diện và đặc biệt chú ý việc giáo dục cho trẻ ngay từ khi mới lọt lòng, khẳng định tính hiệu quả của hình thức giáo dục bằng tình thương chứ không phải bằng roi vọt. Cuốn “Nho giáo và gia đình” (1995) của Vũ Khiêu đã cung cấp một khối lượng tri thức rất sâu, rộng về văn hóa gia đình, những tác động, ảnh hưởng đậm nét của Nho giáo trong giáo dục gia đình, những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với việc củng cố gia đình, hình thành nhân cách trong gia đình và xã hội. “Khoa học giáo dục con em trong gia đình” năm 1979 do Đức Minh chủ biên đề cập đến một số quan điểm giáo dục trẻ em và những phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình. “Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” (2001) do Nguyễn Thanh Bình chủ biên đề cập rất nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các gia đình nói chung và gia đình thành phố nói riêng. 5
- Vấn đề hội nhập quốc tế cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu theo các hướng tiếp cận khác nhau như: “Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục: Một chiến lược, hai kịch bản” (Phạm Đỗ Nhật Tiến); “Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo sau đại học của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” (Luận án tiến sĩ của Chu Trí Thắng năm 2011); “Đổi mới giáo dục và hội nhập các nền giáo dục tiên tiến: Vấn đề nhìn từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” (Huỳnh Công Minh); “Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” (Bộ Ngoại giao)… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau về vấn đề giáo dục đạo đức và hội nhập quốc tế. Đồng thời, các tác giả cũng đã làm sáng tỏ phần nào sự tác động hai mặt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tới sự biến đổi của đạo đức xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng ở nước ta trong quá trình đổi mới, đưa ra được một số phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh quá trình xây dựng đạo đức mới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam những năm đổi mới, luận văn đưa ra những yêu cầu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. - Nhiệm vụ: Luận văn phân tích lý luận chung về giáo dục đạo đức trong gia đình và hội nhập quốc tế. Phân tích giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội quốc tế ở Việt Nam hiện nay thực trạng – giải pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Luận văn tập trung nghiên cứu giáo 6
- dục của ông bà cha mẹ với con cái, không nghiên cứu giáo dục đạo đức chung trong gia đình. - Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về không gian: hộ gia đình đang sinh sống ở Việt Nam. Giới hạn về thời gian: từ những năm đổi mới 1986 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về giáo dục đạo đức trong gia đình và hội nhập quốc tế. - Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như: phân tích, tổng hợp, khái quát, lịch sử - cụ thể… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn làm rõ những yêu cầu đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Làm rõ giáo dục đạo đức trong gia đình và những yêu cầu của giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, các bậc làm cha mẹ, các thành viên trong gia đình cũng như những người quan tâm tới lĩnh vực đạo đức trong gia đình với hội nhập quốc tế hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết 7
- Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam 1.1.1. Đạo đức trong gia đình Việt Nam - Khái niệm gia đình Trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ănghen gia đình là tế bào của xã hội, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, từ việc tái sản xuất ra con người đến việc đào tạo, bồi dưỡng con người đó, từ việc tạo ra sự khác biệt về sở hữu đến chỗ giải quyết vấn đề sở hữu và ngược lại, các quá trình sản xuất, tiêu dùng, cải tiến và sử dụng công cụ lao động, giáo dục và đào tạo…đều tác động trở lại gia đình, củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và kết cấu của gia đình. C.Mác và Ph.Ănghen đã xem xét gia đình với tư cách là một xã hội thu nhỏ, các hình thức lịch sử của gia đình, nhất là gia đình với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các ông không chỉ dừng lại ở một khái niệm gia đình thuần túy, mà còn khám phá nguồn gốc gia đình, tác động của gia đình tới xã hội và các ảnh hưởng của những biến đổi xã hội tới gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng của sự biến đổi kinh tế, của tiến trình công nghiệp hóa, thông qua cách mạng kĩ thuật. Nghiên cứu quan hệ gia đình trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mối quan hệ giữa gia đình và sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong di sản lí luận của Chủ nghĩa Mác không những giúp cho ta thấy được mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - xã hội với sự phát triển của gia đình, đồng thời còn giúp chúng ta nhận thức được vị trí, vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội loài người. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên 8
- cơ sở hôn nhân và huyết thống. Yếu tố huyết thống và tình cảm là đặc trưng bản chất nhất của gia đình Kế thừa lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò, vị thế của gia đình. Người nói “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [51, tr. 523]. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, Đảng ta đã xác định một trong những yếu tố quan trọng nhất quy định sự phát triển bền vững của xã hội là gia đình. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định chủ trương: Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi con người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan niệm về gia đình căn cứ vào thực tiễn của hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay: Theo tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý thì “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù và liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Các mối quan hệ gia đình được gọi là quan hệ họ hàng. Đó là những liên kết ít nhất cũng là hai người dựa trên quan hệ huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi” [37, tr.54]. Theo giáo sư Lê Thi: “Khái niệm gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó cùng chung sống. Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người tuy không có quan hệ máu mủ nhưng được gia đình nuôi dưỡng” [63, tr20-21]. 9
- Theo Từ điển triết học, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002 thì “gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội), hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ, chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung”. Khái niệm gia đình: Theo Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước ta thông qua năm 2014 thì “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Dưới khía cạnh xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Các nhà xã hội học đưa ra khái niệm về gia đình như sau: “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính chất tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”. Như vậy, khi bàn tới khái niệm gia đình còn rất nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu và nghiên cứu. Như trên đã trình bày, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, nhưng khái quát lại chúng ta có thể thống nhất: về cơ bản, gia đình là một nhóm xã hội cơ bản hình thành trên hai mối quan hệ cơ bản; quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống được nhà nước và xã hội thừa nhận. Kế thừa các quan niệm trên, có thể rút ra một cách khái quát về gia đình như sau: Gia đình là một hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục,… Từ các cách hiểu trên, có thể đề cập đến gia đình với các đặc điểm sau: Gia đình là một thiết chế xã hội được hình thành trước hết trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, nó nổi bật trên quan hệ đặc trưng có tính chất là quan 10
- hệ huyết thống. Nó chỉ phát triển tốt đẹp dựa trên cơ sở của tình yêu và hôn nhân chính đáng, hợp pháp. Trong gia đình còn có quan hệ nuôi dưỡng là loại quan hệ giữa chủ thể và đối tượng được nuôi dưỡng. - Khái niệm đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Nó là sự phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở kinh tế. Khi được hình thành, đạo đức có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại tồn tại xã hội. Theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức sinh ra trước hết là từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để con người tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, hệ thống các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng theo đó mà ngày càng phát triển, ngày càng nâng cao, phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp. Đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người. Trong hiện thực, hành vi đạo đức của con người chỉ diễn ra trong các chủ thể đạo đức. - Khái niệm đạo đức gia đình Đạo đức gia đình là những giá trị, những chuẩn mực quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của các thành viên trong gia đình để điều chỉnh hành vi của họ nhằm xây dựng gia đình đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức gia đình. Đạo đức gia đình còn thể hiện qua mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Ở Việt Nam, từ trước đến nay vẫn đề cao việc chăm sóc con cái và con cái có hiếu đối với ông bà, cha mẹ. Đó là nét đặc trưng của văn hóa gia đình Việt Nam, văn hóa gia đình Phương Đông. 11
- - Những đặc điểm gia đình Việt Nam hiện nay Dù có rất nhiều thay đổi, nhưng với con người Việt Nam, gia đình vẫn là một giá trị cao quý. Đó là nơi mỗi người được sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ, quan tâm chăm sóc, an ủi suốt cuộc đời. Gia đình là nơi chung sống của những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống, các thành viên có chung kinh tế, cùng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Cơ cấu của gia đình Việt Nam có nhiều biến đổi. Gia đình hạt nhân chiếm đa số, mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con, gia đình chỉ có từ 3 đến 4 người, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể, tuổi thọ trung bình được nâng cao. Các mối quan hệ trong gia đình mặc dù vẫn giữ được nền nếp, trên dưới, gắn bó mật thiết, nhưng ngày càng dân chủ, bình đẳng và tự do hơn. Những giá trị về tình yêu, hôn nhân vẫn được đề cao. Bình đẳng giới được thực hiện. Phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình. Các chức năng cơ bản của gia đình như: kinh tế, sinh sản và chăm sóc sức khỏe, giáo dục - xã hội hóa, tâm - sinh lý tình cảm… ngày càng được củng cố và thực hiện tốt hơn. Mặc dù có rất nhiều biến đổi, nhưng nhìn chung gia đình Việt Nam vẫn đang trong quá trình kế thừa, phát huy những giá trị cao quý của gia đình truyền thống và chọn lọc, tiếp nhận những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại. Đang trong bước chuyển quá độ, nên gia đình Việt Nam hiện cùng tồn tại nhiều giá trị khác nhau, cả những giá trị văn hóa gia đình truyền thống và cả những giá trị văn hóa gia đình hiện đại. Đạo đức là cốt lõi của đời sống gia đình truyền thống, nó thấm nhuần mọi mối quan hệ trong gia đình, tạo nên nề nếp, tôn ti trật tự, sự êm ấm của gia đình. Đó là tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, lòng thủy chung son sắt; tình thương yêu của cha mẹ với con cái, sự hy sinh vô bờ bến của các bậc sinh thành; sự hiếu thảo, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, đó là tình thương yêu đùm bọc, gắn bó keo sơn, giúp đỡ nhau vô tư giữa anh chị em ruột thịt; tương thân tương ái trong anh em họ hàng. Giáo dục gia đình là nhân tố căn bản tạo dựng giá trị 12
- văn hóa cho mỗi con người từ nhỏ. Nó diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người và góp phần tạo nên phẩm chất hiếu học quý báu. Giáo dục gia đình là phương thức giáo dục tổng hợp với nhiều nội dung, phương pháp, nhiều chủ thể, nhiều khung cảnh và cách tiếp cận khác nhau, nhưng chỉ hướng tới mục đích duy nhất là giáo dục làm người. Nó đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách gốc của mỗi người. Nó tạo lập cho mỗi con người những cơ sở căn bản của đạo đức, tình thương, trách nhiệm, nghị lực, kỹ năng sống và ý chí vươn lên. Giá trị tâm lý, tình cảm của gia đình. Gia đình là tổ ấm, ở đó con người nhận được sự quan tâm chăm sóc, chở che, nâng đỡ, từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời, nơi con người hoàn toàn yên tâm nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe và tinh thần. Gia đình vốn là một cộng đồng xã hội, vì vậy, tình cảm, ý thức cộng đồng được hình thành một cách tự nhiên đối với mỗi người. Từ tình cảm, ý thức với cộng đồng gia đình, con người hòa nhập vào cộng đồng làng, nước. Tình cảm cộng đồng là sự quan tâm đùm bọc, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau. Ý thức cộng đồng là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với mọi người, đối với cộng đồng. Chính tình cảm, ý thức cộng đồng gia đình là cơ sở quan trọng để mỗi người tham gia giao lưu và hòa nhập một cách thành công. Gia đình Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bên cạnh tác động tích cực, nhiều tác động tiêu cực đang chi phối, “xâm lấn” các mối quan hệ gia đình. Để phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Từng bước biến Chiến lược thành hiện thực đời sống. Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng, chống 13
- tham nhũng, lành mạnh hóa đời sống xã hội, tạo môi trường văn hóa tốt đẹp, trong sạch để gia đình tồn tại, phát triển. Có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; phát triển hệ thống dịch vụ xã hội hướng vào hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa gia đình và lao động nội trợ. Đầu tư khảo sát, nghiên cứu từng bước chỉ ra những giá trị truyền thống tốt đẹp cần kế thừa, phát huy, những giá trị tiên tiến cần tiếp thu; đồng thời, chỉ ra những hạn chế, lạc hậu trong truyền thống cần loại bỏ, những tiêu cực, lệch lạc cần ngăn chặn. Đề cao giáo dục gia đình, có biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức và nhân cách con người. Xây dựng và hình thành nền tảng đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ; Chủ động tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các bộ luật gắn với gia đình, như: Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình. Từ những đặc trưng của gia đình Việt Nam ta có thể rút ra đặc trưng của đạo đức gia đình Việt Nam như sau: Một là, đạo đức gia đình Việt Nam đang có những biến động to lớn do những biến động dữ dội của xã hội. Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nam, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách, sóng gió. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong, đạo đức của 14
- gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hôn nhân với người nước ngoài ngày càng nhiều và sau hôn nhân nhiều phụ nữ di cư theo chồng sinh sống ở nước ngoài cũng đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động. Hai là, đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới, cái truyền thống và cái hiện đại. Xung đột giữa truyền thống và hiện đại biểu hiện ở sự “xung đột thế hệ”: giữa thế hệ đi trước với thế hệ sau, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ. “Thế hệ già” thường gắn bó nhiều hơn với truyền thống, với những gì đã trở nên ổn định, thường không tin tưởng và không mong muốn vào những biến động nào đó của xã hội và hay có những phản ứng “đề phòng” đối với những điều mới mẻ của xã hội hiện đại. Còn “thế hệ trẻ”, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, với những biến động nhanh chóng về xã hội, chính trị và dưới ảnh hưởng của các xu hướng giao lưu, hội nhập quốc tế, rất dễ bị tác động từ nhiều phía, dễ bị mất phương hướng trong thái độ đối với truyền thống và tìm cách thích nghi với hoàn cảnh. Từ đó, đang diễn ra sự khác biệt giữa các thế hệ - cả về định hướng giá trị, cả về phong cách sống, thị hiếu, thời trang… Những khác biệt, mâu thuẫn trên cũng là hiện tượng khách quan, và chỉ có thông qua quá trình giải quyết chúng thì đạo đức mới có được bước phát triển từ “chất” cũ sang “chất” mới. Chính các yếu tố khác biệt như vậy tạo xung lực cho sự phát triển của đời sống đạo đức con người. Chính vì 15
- thế, công tác giáo dục đạo đức phải khắc phục đồng thời cả hai khuynh hướng cực đoan: hoặc là theo chủ nghĩa truyền thống, chỉ ca ngợi, đề cao và phục hồi truyền thống theo kiểu một chiều trong một môi trường đóng cửa, khép kín; hoặc là đón nhận, tiếp thu những yếu tố mới, hiện đại không có chọn lọc, không cân nhắc, chạy theo “hiện đại hóa” bằng bất cứ giá nào. Chúng ta coi trọng và giáo dục truyền thống chứ không theo chủ nghĩa bảo thủ; tiếp nhận các giá trị hiện đại phù hợp chứ không theo “chủ nghĩa hiện đại” lai căng. Nhiệm vụ của những người làm công tác giáo dục là kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc; đồng thời tiếp thu và kết hợp với những giá trị tiến bộ của thời đại (cả của trong nước và từ nước ngoài). Điều đó vừa giúp chúng ta bảo tồn và phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa làm chúng phong phú hơn nhờ sức mạnh ngoại sinh; đào tạo nên một lớp người mới có đủ khả năng và bản lĩnh thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ những năm đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Trong di sản văn hóa truyền thống có những giá trị cơ bản, đặc sắc, độc đáo. Nhưng nó là nền văn hóa xây dựng trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp nên cũng có nhiều điểm hạn chế, thiếu hụt. Do đó, phải “nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật”, phải xây dựng “đời sống mới”, “nền văn hóa mới” và “con người mới”. Người viết tác phẩm Đời sống mới để hướng dẫn, giáo dục lối sống mới cho mọi tầng lớp nhân dân. Trong quan điểm về kế thừa và đổi mới, Người luôn tự khẳng định tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn có ý thức “gạn đục khơi trong”, “đãi cát tìm vàng”, tìm “hạt nhân hợp lý” để phát triển, đổi mới chúng cho phù hợp với thực tiễn dân tộc Việt Nam và xu thế thời đại. Người chỉ rõ: “Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” [49, tr94 – 95]. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 276 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 504 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
123 p | 191 | 52
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 369 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 171 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 88 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
76 p | 46 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại
25 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học
81 p | 67 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 108 | 6
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 89 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn