ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
------------- o0o -------------<br />
<br />
NGUYỄN LAN ANH<br />
<br />
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG<br />
CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI<br />
LÝ - TRẦN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 12/2008<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
------------- o0o -------------<br />
<br />
NGUYỄN LAN ANH<br />
<br />
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG<br />
CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI<br />
LÝ - TRẦN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br />
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC<br />
Mã số: 60 22 80<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Lan<br />
<br />
HÀ NỘI - 12/2008<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của<br />
các thày cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại khoa, tại trường.<br />
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Thị Lan đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và chu đáo<br />
trong quá trình em thực hiện và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.<br />
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.<br />
Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thày, các cô, cùng toàn thể các bạn để luận<br />
văn này được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2008<br />
Tác giả<br />
<br />
Nguyễn Lan Anh<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.<br />
Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công<br />
trình nào khác.<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
Nguyễn Lan Anh<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Thế giới hiện có ba tôn giáo lớn đó là Phật giáo, Thiên chúa giáo và Hồi<br />
giáo. Mặt tiêu cực của tôn giáo là làm cho con người hoàn toàn thụ động và chịu<br />
khuất phục trước sức mạnh siêu nhiên, dẫn đến tâm lý bị động trước hoàn cảnh và<br />
không thực sự tin tưởng vào nội lực bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôn giáo cũng<br />
có nhân tố tích cực đó là tinh thần nhân đạo và sự hướng thiện, trong đó Phật giáo<br />
thể hiện rõ hơn cả những nhân tố tích cực ấy.<br />
Phật giáo xuất hiện trong một xã hội tồn tại nhiều bất công và phân chia<br />
đẳng cấp rất nghiệt ngã, vì vậy mà triết thuyết của nó thể hiện tinh thần bình đẳng,<br />
từ bi, hỷ xả rõ nét. Cũng bởi vậy mà, giáo lý của Phật giáo ngày càng gần gũi hơn<br />
với mọi người, không phân biệt địa vị, giai – tầng khác nhau trong xã hội, mà chỉ<br />
cần có thiện tâm. Trong các tôn giáo du nhập vào Việt Nam như Đạo giáo, Nho<br />
giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, Hồi giáo… thì Phật giáo là tôn giáo bám rễ<br />
bền chắc hơn cả. Phật giáo đã góp phần xây dựng nên truyền thống yêu nước, đoàn<br />
kết gắn bó của dân tộc Việt. Phật giáo có vai trò quan trọng trong việc hình thành<br />
tâm lý, lối sống, đạo đức của con người Việt Nam. Đặc biệt ở Việt Nam, thời Lý –<br />
Trần là giai đoạn Phật giáo phát triển rực rỡ nhất, ảnh hưởng nhất và có vai trò nổi<br />
bật nhất đối với lịch sử dân tộc.<br />
Phật giáo dưới thời Lý – Trần (kéo dài hơn 4 thế kỷ, từ thế kỷ XI đến cuối<br />
thế kỷ XIV) thực sự có tiếng nói trên vũ đài tư tưởng và có ảnh hưởng lớn trong sự<br />
phát triển của đời sống văn hoá tinh thần người Việt. Nó góp phần giải đáp những<br />
vấn đề có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong buổi đầu dựng nước và giữ nước của<br />
ông cha. Đặc biệt là triết lý nhân sinh từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo<br />
đã góp phần đoàn kết dân tộc, cố kết cộng đồng, khơi dậy và động viên được tinh<br />
thần yêu nước của nhân dân. Phật giáo góp phần không nhỏ trong việc thống nhất<br />
<br />