intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

83
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người và thực tiễn bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠ Ọ ƢỜ ĐẠ Ọ Ọ NGUYỄN THỊ THÚY VAI TRÒ CỦ ƢỚ Đ I VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀ ƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬ Ạ SĨ ẾT HỌC – 2020
  2. ĐẠ Ọ ƢỜ ĐẠ Ọ Ọ NGUYỄN THỊ THÚY VAI TRÒ CỦ ƢỚ Đ I VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀ ƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬ Ạ SĨ ẾT HỌC s ƢỜ ƢỚ Ọ S rƣơng hị Thanh Quý – 2020
  3. LỜ Đ Tôi xin cam đoản đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể, được các tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Thúy
  4. LỜI CẢ Ơ Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trương Thị Thanh Quý, đã luôn ủng hộ, động viên và tận tụy hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp Cao học khóa 2018 và gia đình đã quan tâm, tạo điều kiện, luôn bên cạnh động viên, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Thúy
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU hƣơng 1. VAI TRÒ CỦ ƢỚ Đ I VỚI BẢ ĐẢM QUYỀN ƢỜI- M T S VẤ ĐỀ LÝ LUẬN ........................................... 12 1.1. Quyền con ngƣời và bảo đảm quyền con ngƣời .................................. 12 1.1.1. Khái niệm quyền con người và bảo đảm quyền con người................14 1.1.2. Quan điểm của triết học phương Tây cận đại về quyền con người và bảo đảm quyền con người .............................................................................. 23 1.1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con người và bảo đảm quyền con người ..................................................................................... 30 1.1.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền con người; bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ..................................... 36 1.2. Vai trò của nhà nƣớc đ i với việc bảo đảm quyền con ngƣời trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa........................................................................... 39 1.2.1. Tầm quan trọng của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. ................................................................. 39 1.2.2. Nội dung vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa .................................................................. 42 hƣơng . VAI TRÒ CỦ ƢỚ Đ I VỚI VIỆC BẢ ĐẢM QUYỀ ƢỜ LĨ ỰC KINH TẾ Ó Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ..................... 62 2.1. Thực trạng vai trò của hà nƣớc đ i với việc bảo đảm quyền con ngƣời trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay ................. 62 2.1.1. Những thành tựu của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ..................................... 62 2.1.2. Những hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ....................................................... 77
  6. 2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................... 81 2.2.1. Nguyên nhân về nhận thức ................................................................. 81 2.2.2. Nguyên nhân về tổ chức thực hiện ..................................................... 83 2.3. Giải pháp phát huy vai trò của hà nƣớc đ i với bảo đảm quyền con ngƣời trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay ................. 84 2.3.1. Nhóm giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế ........................................................ 84 2.3.2. Nhóm giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực văn hóa ...................................................... 88 Kết luận .......................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền con người (Human Rights) là giá trị cao quý, là thành quả đấu tranh chung của toàn nhân loại chống lại áp bức, bất công. Do đó, bảo đảm quyền con người trở thành khát vọng của loài người, là giá trị cơ bản mà các chế độ xã hội luôn hướng tới. Ngày nay, cùng với sự phát triển của lịch sử, vấn đề bảo đảm quyền con người cũng được nhận thức và thực hiện tốt hơn với những giá trị, chuẩn mực về quyền con người ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử, chế độ kinh tế, chính trị, quan điểm giai cấp khác nhau… mà những chuẩn mực và nguyên tắc bảo đảm quyền con người khác nhau. Do vậy, bên cạnh những giá trị chung, phổ biến về quyền con người khó có khái niệm thống nhất về quyền con người và bảo đảm quyền con người, nhất là trong điều kiện thế giới còn tồn tại nhiều hình thức nhà nước và giai cấp khác nhau, với những chế độ chính trị vì mục tiêu và lợi ích khác nhau. Điều này thể hiện rất rõ trong quan điểm chính trị, cách tổ chức và thực thi quyền lực của các nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang chịu sự tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những thử thách và cơ hội đặt ra cho các nước trong quá trình phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình này, một mặt đã làm cho các quốc gia “xích” lại gần nhau hơn từ đó tạo thêm nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển vì tiến bộ chung, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người. Mặt khác, cũng nảy sinh những vấn đề tiêu cực tác động đến sự phát triển bền vững của các quốc gia. Tình trạng mâu thuẫn giữa các dân tộc do sự chênh lệch, bất bình đẳng về cơ hội, điều kiện tiếp cận các cơ hội, trong chiếm lĩnh các nguồn lực để thực hiện và phân chia hệ thống lợi ích xã hội, trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhân quyền và chủ quyền 1
  8. quốc gia trong quá trình hội nhập; những mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp trong mỗi quốc gia đang cản trở cuộc đấu tranh vì những lợi ích chung cho toàn xã hội, cản trở vì sự tiến bộ, phát triển xã hội… Điều này ảnh hưởng và tác động một cách trực tiếp tới phạm vi và mức độ bảo đảm, thực hiện quyền con người ở mỗi quốc gia. Giải quyết vấn đề này, mỗi nhà nước sẽ có quan điểm, nguyên tắc riêng về bảo đảm quyền con người vì sự tiến bộ chung của xã hội và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Theo Luật Nhân quyền quốc tế, bảo đảm quyền con người là trách nhiệm của nhiều chủ thể trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng. Bảo đảm quyền con người là trách nhiệm của nhà nước và là vấn đề mang tính nguyên tắc trong hoạt động của nhà nước. Ở Việt Nam, tư tưởng về một chính quyền của dân, bảo vệ các quyền của nhân dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu để dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu để dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, Nếu để dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu để dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [36, tr.572]. Do vậy, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, việc tôn trọng và đảm bảo các quyền về kinh tế và văn hóa của công dân đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của nhà nước. Trải qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức sâu sắc và tham gia tích cực vào quá trình đấu tranh bảo đảm và thực hiện quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa trên phạm vi quốc tế vì sự phát triển chung của nhân loại và bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhiệm vụ: “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết” [8, tr.76] được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi 2
  9. người” [10, tr.85], đã khẳng định chủ trương đúng đắn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, xác định nguyên tắc bảo vệ các quyền con người của công dân trước quyền lực chính trị của nhà nước. Cụ thể hóa quan điểm của Đảng, những năm qua nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực thi chính sách pháp luật về quyền con người, hoàn thiện các cơ chế, thiết chế về bảo đảm quyền con người… Đồng thời, nhà nước Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, về phát huy tính hiệu quả của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam còn nhiều hạn chế: nhiều quy địn h của pháp luật còn chồng chéo, bất cập, khó triển khai trong thực tế, công tác tuyên truyền giáo dục mang tính hình thức… Bên cạnh đó, tình trạng thiếu trách nhiệm, vô cảm, thậm chí vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của người dân của một số cán bộ, công chức, gây bức xúc trong xã hội, tạo kẽ hở cho một số thế lực thù địch coi đó là lý do để vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người. Từ những hạn chế, bất cập kể trên, việc nghiên cứu vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện vai trò của nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam trong thời gian tới là đòi hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “ ai trò của nhà nƣớc đ i với việc bảo đảm quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. Trong quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, tác giả nhận thấy vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người rất rộng, từ lĩnh vực kinh tế, chính trị, 3
  10. văn hóa, xã hội…, với khuôn khổ của luận văn, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua, việc nghiên cứu về quyền con người, những vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền con người, vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa nói riêng đã và đang trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức và cá nhân, các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Vì vậy, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này đã được xuất bản, thể hiện tập trung ở các nội dung sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu về quyền con người, bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa Có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Giáo sư Hoàng Nam Sâm, trường Đại học tổng hợp Bắc Kinh, Trung Quốc trong bài “Khái niệm quyền con người trong truyền thống văn hóa Trung Quốc”(2002) cho rằng: “Quyền con người là những quyền cơ bản mà con người sinh ra đã được hưởng, bao gồm trước hết là quyền được sống và quyền được phát triển, sau đó là các quyền khác” [47, tr.40] chẳng hạn như “quyền được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, trong đó có quyền bình đẳng là quan trọng nhất. Quyền này được thể hiện ở chỗ tất cả mọi người có thể sống như một cá nhận độc lập và quan hệ giữa con người với con người là bình đẳng, xét trên phương diện nhân phẩm” [47, tr.40]. Để có được một học thuyết về quyền con người, tác giả cho rằng phải được thiết lập qua 5 giai 4
  11. đoạn: thứ nhất, là ý thức về quyền con người; thứ hai, là tư tưởng về quyền con người; thứ ba, là quyền con người dưới góc độ pháp lý; thứ tư, là khái niệm quyền con người; thứ năm, là học thuyết về quyền con người. Bài viết “Thực tế quyền con người trong chủ nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh vì quyền con người trên thế giới” (2005) tác giả Lang Nghị Hoài khẳng định: “Quyền con người là một phạm trù xã hội mang tính tổng hợp, là sự giới định và thừa nhận xã hội mà con người giành được với tư cách là sự vật tồn tại trong xã hội. Sự thừa nhận và giới định này biểu hiện ở tư cách là người tham dự giao lưu xã hội”[19, tr.23]. Theo đó, tác giả cho rằng: Quyền con người nằm sâu trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, do đó trước hết quyền con người là quyền của một giai cấp nhất định, mang tính giai cấp rõ rệt. Sự phát triển quyền con người, sự cải thiện mối quan hệ quyền con người là quá trình lâu dài trong lich sử, tự do và bình đẳng trừu tượng không phải là thước đo thông dụng đối với quyền con người mà chỉ là tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của quyền con người mà thôi. Vấn đề bảo đảm quyền con người cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu. Về khái niệm quyền con người được đề cập trong một số bài viết như: “Bảo đảm quyền con người bằng các hình thức pháp lý hành chính”(2009) của tác giả Lê Thị Hồng Nhung [37], tuy nhiên bài viết phần lớn chỉ tập trung vào phân tích kết quả và thực trạng bảo đảm quyền con người thông qua việc đưa ra các hình thức pháp lý hành chính. Tác giả Lê Hồng Sơn trong bài “Các nhân tố pháp lý tác động đến việc hình thành và hoạt động của các cơ chế bảo đảm quyền con người”(2009)cho rằng: “Bảo đảm quyền con người là một quá trình. Nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật trong đó pháp luật giữ vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu” [48, tr.123]. Điều đó càng khẳng định, bảo đảm quyền con người không thể thực hiện một cách độc lập, tách biệt, riêng lẻ với các 5
  12. điều kiện khác, vấn đề quan trọng là làm thế nào để tạo ra các điều kiện thuận lợi để bảo đảm thực hiện tốt nhất quyền con người. Tác giả Nguyễn Thị Báo trong bài viết: “Một số suy nghĩ về cơ chế bảo đảm và bảo về quyền con người ở Việt Nam hiện nay”(2009) cũng nhận định: “Các quyền con người chỉ được bảo đảm và thực hiện khi bảo đảm được các điều kiện bảo đảm về chính trị; về mặt thể chế; về nguồn nhân lực kinh tế và văn hóa” [1, tr.121]. Trên cơ sở phân tích các điều kiện bảo đảm quyền con người, tác giả nhấn mạnh: quyền con người chỉ có thể được bảo đảm khi có sự vận hành của các cơ quan Đảng và nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy để bảo đảm quyền con người được thực hiện, theo tác giả cần có hai điều kiện: thứ nhất là các điều kiện đảm bảo quyền con người, thứ hai là cơ chế để bảo vệ quyền con người. 2.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người, quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa Sách “Quyền lực Nhà nước và quyền công dân”(2003) của tác giả Đinh Văn Mậu tiếp cận quyền con người từ góc độ tổ chức nhà nước. Theo tác giả, quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực của nhân dân nhưng nhân dân không thể thực hiện được quyền lực của mình mà phải ủy quyền cho nhà nước. Về cơ bản thì nhân dân trao quyền lực này cho nhà nước - quyền lực này thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước. Do vậy; “Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân” [28, tr.88] và “quyền con người được bảo đảm và thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước như cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Tòa án và Viện kiểm sát)” [28, tr.88]. Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực nhà nước trong việc 6
  13. bảo đảm quyền con người và quyền công dân thì cần hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp …bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Sách “Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”(2004) do tác giả Trần Ngọc Đường tập trung phân tích vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Trong tác phẩm, tác giả nhấn mạnh “Cộng đồng quốc tế và nhà nước thành viên phải ghi nhận và bảo vệ các giá trị của quyền con người” [14, tr.139]. Trong bài viết “Quyền con người và Nhà nước pháp quyền”(2009), tác giả Nguyễn Trung Tín khẳng định: “…để bảo vệ quyền con người nói chung và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người nói riêng, quốc gia phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định như: nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực hiện” [49, tr.112]. Nghĩa vụ tôn trọng quyền con người của quốc gia chính là việc đặt ra trách nhiệm của nhà nước phải kiềm chế không can thiệp vào việc hưởng thụ các quyền con người, trong đó có quyền kinh tế và văn hóa của cá nhân. Đề cập đến phương hướng bảo đảm quyền con người của nhà nước, chuyên đề “Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người” [11]. Chuyên đề đã đưa ra định hướng về bảo bảo đảm quyền con người của Đảng và nhà nước. Đó là: (1) Giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; (2) xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, kiện toàn các thiết chế bảo vệ và thúc đầy quyền con người; (3) Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bảo đảm và nâng cao sự hưởng thụ của con người; (4) Đẩy mạnh dân chủ, giữ vững ổn định xã hội; (5) Giáo dục về quyền con người; (6) Mở rộng hợp tác quốc tế về quyền con người. Đây là định hướng quan trọng nâng cao hiệu quả của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người. 7
  14. Tác giả Trương Thị Thanh Quý cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về quyền con người, đảm bảo thực hiện quyền con người ở Việt Nam như: Sách Vai trò của Nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam hiện nay” [40]; Bài báo: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ quyền con người và quyền độc lập dân tộc ở mỗi quốc gia”[41, tr.61- 70]; “Thực thi quyền con người của đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc- Thực trạng và giải pháp”[42, tr. 95- 97]; “Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”[43, tr.87- 93]; “Tư tưởng sơ khai về quyền con người ở Việt Nam thời kỳ phong kiến”[44, tr.13-18]; “Bảo đảm thực hiện quyền bảo hiểm y tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay”[45, tr.56- 65]. Tất cả những công trình trên chỉ gián tiếp đề cập một khía cạnh nào đó của quyền con người cũng như vai trò của nhà nước đối với từng khía cạnh cụ thể đó mà chưa đề cập đến thực trạng vai trò của nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người, đặc biệt là quyền con người trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Có thể khẳng định, dù cách tiếp cận, phân tích về quyền con người ở các mức độ khác nhau, các công trình đều đề cập đến vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người, từ đó khuyến nghị về phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của nhà nước trong bảo đảm quyền con người, tuy nhiên việc đi sâu vào nghiên cứu về vai trò và đưa ra giải pháp bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa của nhà nước thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc. Chính vì vậy, luận văn tập trung phân tích vai trò của nhà nước và khuyến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: 8
  15. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người và thực tiễn bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Phân tích một số quan điểm cơ bản về quyền con người và bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa nói riêng làm cơ sở lý luận. Đồng thời, phân tích tầm quan trọng và những nội dung cơ bản về vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa ở nước ta hiện nay. - Đánh giá thực trạng (thành tựu và hạn chế ) vai trò của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam, từ đó chỉ ra nguyên nhân những hạn chế của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. 4 Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay từ góc độ triết học. Phạm vi nghiên cứu Quyền con người rất rộng, bao quát nhiều phương diện khác nhau, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, từ điều kiện ăn mặc ở đến môi trường, từ điều kiện kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, tôn giáo… Trong giới hạn của đề tài, luận văn không có điều kiện nghiên cứu tất cả những 9
  16. phương diện trên, mà chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay trên hai phương diện: kinh tế, văn hóa. Luận văn không nghiên cứu toàn bộ lý luận về nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người mà chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm của triết học phương Tây cận đại, chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề này dưới góc độ triết học. Trong phần thực trạng, luận văn chỉ giới hạn khảo sát thực trạng vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đổi mới. 5 ơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của triết học phương Tây cận đại; Chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền con người; Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người... Luận văn có kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học của các tác giả khác có liên quan. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, trừu tượng và cụ thể, quy nạp và diễn dịch… và một số phương pháp khác. 6 Đóng góp mới của đề tài - Luận văn góp phần làm rõ khái niệm quyền con người, bảo đảm quyền con người, vai trò của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. 10
  17. - Luận văn góp phần làm rõ thực trạng Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người và những vấn đề đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao tính hiệu quả của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. 7 Ý nghĩa của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thêm chức năng xã hội của nhà nước đối với bảo đảm quyền con người trong trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa ở Việt Nam hiện nay. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quyền con người và các vấn đề khác có liên quan. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết. 11
  18. hƣơng 1 VAI TRÒ CỦ ƢỚ Đ I VỚI BẢ ĐẢM QUYỀN CON ƢỜI- M T S VẤ ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Quyền con ngƣời và bảo đảm quyền con ngƣời 1.1.1. Khái niệm về quyền con người và bảo đảm quyền con người - Khái niệm về quyền con người Để làm rõ khái niệm bảo đảm quyền con người, trước tiên cần tìm hiểu quyền con người là gì? Cho đến nay, có hàng trăm định nghĩa khác nhau về quyền con người dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, điển hình là: Xét về bản chất quyền con người, Thuyết nhân quyền pháp lý có điểm hợp lý là gắn quyền con người với pháp luật, với nhà nước và thấy được vai trò quan trọng, tầm quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người "không có pháp luật thì không có quyền". Tuy nhiên, nếu chỉ coi ý chí nhà nước là nguồn gốc của quyền con người, coi trọng tính hợp pháp của quyền mà không quan tâm đến tính hợp lý của quyền con người (đó là những đòi hỏi, nhu cầu bẩm sinh, tự nhiên, hợp lý của cuộc sống con người, coi nhẹ cơ sở giá trị của đạo đức, văn hóa…) sẽ rơi vào chủ quan, siêu hình, biến quyền con người trở thành công cụ phục vụ giới cầm quyền, cổ vũ tính quan liêu của bộ máy nhà nước. Từ phương diện "Pháp quyền tự nhiên"(Natural rights), "nhân quyền là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người" [59, tr.1239]. Đó là quyền tự nhiên và cố hữu của con người, là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con người giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với những cá nhân và chính quyền. Các định nghĩa về quyền con người này bắt nguồn từ Thuyết pháp quyền tự nhiên thời kỳ Phục Hưng. Theo học thuyết này, ở trạng thái tự nhiên, con người có các quyền tự do, bình đẳng và tư hữu. Đó là các 12
  19. quyền bẩm sinh, vốn có được bắt nguồn từ bản chất muôn đời và bất biến của con người. Trách nhiệm của nhà nước là phải bảo đảm các quyền tự nhiên cho các công dân của họ. Bằng việc khẳng định các quyền con người là tự nhiên, bẩm sinh, Thuyết pháp quyền tự nhiên thể hiện khát vọng của các thế lực tiến bộ chống lại những bất công trong xã hội, đòi quyền con người. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh tính tự nhiên của quyền con người dễ dẫn đến xem nhẹ nguồn gốc xã hội của quyền con người, không thấy được tính lịch sử, tính giai cấp của quyền con người. Từ phương diện chính trị- xã hội, học giả Trung Quốc, Lang Nghị Hoài cho rằng: "quyền con người là một phạm trù xã hội mang tính tổng hợp, là sự giới định và thừa nhận xã hội mà con người giành được với tư cách là một tồn tại xã hội" [18, tr.231]. Vấn đề "then chốt là ở chỗ phải gắn tiêu chuẩn quyền con người với những lý giải khác nhau và tính đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi giai cấp" [18, tr.232]. Với cách tiếp cận này, quyền con người không phải xuất phát từ bản năng mà chịu sự chi phối của chế độ xã hội. Điểm hợp lý của quan niệm nhân quyền này là nhấn mạnh sự thừa nhận của xã hội và lịch sử đấu tranh của con người giành lấy quyền của mình, song nếu quá nhấn mạnh đến tính xã hội của quyền con người, dễ dẫn đến phủ nhận hoặc coi thường quyền con người với tư cách là con người cá nhân, hòa tan giá trị cá nhân vào trong xã hội. Từ phương diện đạo đức, nhân quyền được định nghĩa "là quyền lợi được thừa nhận, bảo đảm rõ ràng về mặt pháp lý để mỗi cá nhân có thể được hưởng một cách độc lập, đầy đủ, tự do nhất về các lĩnh vực cá tính, tinh thần, đạo đức" [60, tr.606]. Từ các cách tiếp cận trên cho thấy, quyền con người là vấn đề chính trị- xã hội phức tạp. Nhận thức về quyền con người không chỉ phụ thuộc vào quan điểm chính trị, mà còn ảnh hưởng sâu sắc truyền thống lịch sử, văn hóa 13
  20. của mỗi quốc gia. Thời gian qua, khi các nước Phương Tây luôn có xu hướng đề cao quyền cá nhân, coi trọng tính tự nhiên của quyền con người, xem quyền dân sự, chính trị là nội dung quan trọng, cốt lõi của quyền con người thì ở Phương Đông lại đề cao quyền lợi của cộng đồng, nhấn mạnh đến tính lịch sử, xã hội của quyền con người, coi trọng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của con người cũng như điều kiện để thực hiện các quyền đó. Trong bối cảnh chưa có quan điểm thống nhất về quyền con người, có thể dẫn đến những lý giải tùy tiện về nguồn gốc, bản chất của quyền con người. Vì vậy, để tránh lạm dụng vấn đề quyền con người, cần phải có một quan niệm thống nhất. Do đó, tác giả cho rằng, quyền con người là một phạm trù chính trị- xã hội - lịch sử, phản ánh nhu cầu, lợi ích, năng lực vốn có, chỉ có ở con người dưới hình thức các chuẩn mực khách quan, được xã hội thừa nhận và bảo đảm bằng các quy định pháp luật. Khái niệm quyền con người mà tác giả đưa ra thể hiện những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, quyền con người là những nhu cầu, lợi ích vốn có và cần phải có của con người để tồn tại với tư cách là một "thực thể tự nhiên" (nhu cầu để sống, để sinh tồn) và với tư cách là một "nhân tính tự do" (nhu cầu về sự phát triển năng lực vốn có của bản thân, về sự hoàn thiện nhân cách). Các nhu cầu vốn có này áp dụng chung cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội v.v... "Sự hiện diện các quyền con người phụ thuộc vào con người chứ không phải phụ thuộc vào địa vị của họ trong nền văn hóa, hoàn cảnh hoặc hệ thống xã hội mà họ đang sinh sống" [58, tr.16]. Thứ hai, các nhu cầu, lợi ích của con người mang tính thiết yếu và có mối quan hệ thống nhất, không thể tách rời. Mức độ bảo đảm các nhu cầu, lợi ích này không phải đều như nhau mà phải có thứ tự ưu tiên, nghĩa là có những 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2