VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
ĐÀO THỊ DƯƠNG<br />
<br />
VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC<br />
VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG<br />
Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY<br />
<br />
Chuyên ngành: Triết học<br />
Mã số: 60220301<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
T.S NGUYỄN THU NGHĨA<br />
<br />
HÀ NỘI, 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của T.S<br />
Nguyễn Thu Nghĩa. Các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn là trung thực bảo đảm tính<br />
khách quan, khoa học.<br />
<br />
HòaBình,ngày14 tháng 07năm 2016<br />
NGƯỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Đào Thị Dương<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1<br />
Chương 1 ............................................................................................................ 10<br />
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC<br />
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG ..... 10<br />
1.1. Một số vấn đề lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân<br />
tộc Mường ..................................................................................................... 10<br />
1.2. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc<br />
Mường ở nước ta hiện nay ............................................................................ 35<br />
Chương 2 ............................................................................................................ 41<br />
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG Ở<br />
HÒA BÌNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ........................ 41<br />
2.1. Điều kiện nảy sinh và tồn tại ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy<br />
bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay ................................. 41<br />
2.2. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường<br />
ở Hòa Bình hiện nay ...................................................................................... 46<br />
2.3. Phương hướng và những giải pháp cơ bản đối với việc giữ gìn và phát<br />
huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình ......................................... 63<br />
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 77<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của<br />
Đảng ta xác định, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà<br />
bản sắc dân tộc là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào thời kì hội nhập đa phương hóa, đa dạng hóa các<br />
mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br />
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, vấn đề<br />
xây dựng nền văn hóa mới đáp ứng, yêu cầu phát triển chung của đất nước, hòa<br />
nhập với khu vực và quốc tế lại càng có ý nghĩa quan trọng.<br />
Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng<br />
đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt<br />
Nam.Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế sâu rộng và<br />
giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang bị mai một, pha trộn,<br />
lai căng không còn giữ được bản sắc, do vậy, khẳng định giá trị văn hóa của các<br />
dân tộc đang là vấn đề vừa có tính thời sự cấp thiết, vừa mang ý nghĩa lâu dài đảm<br />
bảo cho quá trình hội nhập mà không bị hòa tan. Trong Hội nghị lần thứ chín Ban<br />
Chấp hành Trung ương khóa XI tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần<br />
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta chủ trương, phải tiếp thu<br />
cụ thể bằng hệ thống các chính sách, tạo điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc<br />
phát triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.<br />
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những sắc thái cũng như bản sắc<br />
riêng. Chính những sắc thái và bản sắc riêng đó đã bổ sung cho nhau làm phong<br />
phú thêm nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc tạo nên nền văn<br />
hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc. Dân tộc Mường là dân tộc có<br />
số dân đứng thứ 4 trong 54 dân tộc sau các dân tộc như Kinh, Tày, Thái. Họ cư trú<br />
trên địa bàn vùng đồi núi thấp thuộc các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà<br />
Tây (nay thuộc Hà Nội), riêng Hòa Bình người Mường chiếm 63,3% còn lại là các<br />
dân tộc khác như Kinh, Thái, Dao, Tày, Mông. Ngoài ra, ở Hòa Bình còn có dân<br />
tộc Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Sự phong phú về cảnh quan, môi<br />
<br />
1<br />
<br />
trường đã tác động rất lớn đến đời sống của người Mường, làm nên một đời sống<br />
văn hóa khá phong phú như hội cồng chiêng, văn hóa trống đồng, các trường ca,<br />
văn hóa ăn, ở, mặc, các nghi lễ thờ cúng cùng với các loại hình văn hóa khác. Tuy<br />
nhiên, có một thực tế đáng buồn hiện nay, dưới tác động tiêu cực của nền kinh tế<br />
thị trường, ảnh hưởng từ mặt trái của nền văn hóa phương Tây, sự lợi dụng dân tộc<br />
và tôn giáo của các thế lực thù địch để phá hoại nền văn hóa dân tộc bản địa, nên<br />
nảy sinh lối sống thực dụng, hướng ngoại, phủ nhận văn hóa dân tộc. Sự chi phối<br />
của đồng tiền đã làm thay đổi nhiều quan niệm về giá trị văn hóa, làm văn hóa mai<br />
một dần theo thời gian, không còn giữ được những giá trị nguyên sơ như nó vốn có.<br />
Một điều đáng buồn hơn nữa là một số người trong chính những cộng đồng đã từ<br />
chối sự tồn tại của nó, đặc biệt là thế hệ trẻ của chính dân tộc đó. Đối với dân tộc<br />
Mường, có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết và không muốn biết về tập<br />
quán của cha ông mình. Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc<br />
Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình mang tính thời sự cấp bách, nhằm góp phần bảo<br />
tồn bản sắc văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà<br />
bản sắc dân tộc.<br />
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, đóng góp vào mục tiêu<br />
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cả nước nói chung và văn hóa dân tộc<br />
Mường của tỉnh Hòa Bình nói riêng, tác giả chọn“Vấn đề giữ gìn và phát huy bản<br />
sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay” làm đề tài luận văn tốt<br />
nghiệp của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Những công trình nghiên cứu về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc<br />
Vấn đề văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc đã được nhiều tác giả nghiên cứu<br />
ở những phạm vi và góc độ khác nhau.<br />
Tác giả Đào Duy Anh trong“Việt Nam Văn hóa sử cương”, Nxb Hội Nhà<br />
văn, Hà Nội, 2001 đã trình bày ba nội dung lớn là sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính<br />
trị xã hội, sinh hoạt tinh thần.Phần tự luận nêu lên điều kiện địa lý của nước ta và<br />
những đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Có thể nói cách trình bày lịch sử văn hóa<br />
của tác giả là theo các thành tố, các lĩnh vực văn hóa suốt từ thời cổ đại đến hiện<br />
đại, những nội dung nêu ra khá toàn diện giúp người đọc hình dung được diện mạo<br />
<br />
2<br />
<br />