Luận văn Thạc sĩ Triết học: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay
lượt xem 76
download
Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân cách, vai trò của môn GDCD và thực trạng xây dựng và phát triển nhân cách học sinh THPT ở tỉnh Nam Định qua giảng dạy môn GDCD, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp xây dựng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh THPT tỉnh Nam Định, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay
- LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay
- M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay là từng bước hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển toàn diện trên tất cả các mặt sao cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sự phát triển của thời đại. Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ:“ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [Điều 27]. Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc, mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, đã mang lại cho nước ta nhiều cơ hội lớn để phát triển cũng như những thành tựu to về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế…Tạo tiền đề quan trọng đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và hòa nhập vào dòng chảy của thời đại. Bên cạnh đó, trong sâu thẳm của đời sống xã hội, chúng ta đang phải đối mặt trước những vấn đề mang tính báo động, đó là sự tha hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là học sinh THPT; những tệ nạn xã hội đang ngày đêm hoành hoành, len lỏi phá hoại nếp sống văn minh, đạo lý truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc. Đây là những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của quốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, kinh tế, đạo đức và pháp luật… góp phần xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT được thực hiện ở tất cả các môn học, thông qua các hình thức giáo dục trong nhà trường. Trong đó, môn GDCD là môn học cơ bản, trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức nêu trên theo một hệ thống xác định và toàn diện.
- Thực tế hiện nay môn GDCD chưa được quan tâm đúng mức, nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn còn đang đứng bên lề của nền giáo dục, đa số học sinh không thích học môn GDCD vì môn này không phải thi, cho rằng những kiến thức cơ bản về đạo đức, triết học, pháp luật, kinh tế, chính trị có thể học ngoài xã hội…Nhiều học sinh ngồi trên ghế nhà trường chỉ trăn trở suy nghĩ về tương lai nghề nghiệp của mình, mà rất ít khi dành thời gian nhìn nhận xem mình là ai. Không ít học sinh THPT giỏi về tư duy nắm bắt tri thức các môn khoa học cơ bản nhưng yếu kém về phẩm chất đạo đức, nhân cách. Trong những năm qua, học sinh Nam Định luôn phát huy truyền thống hiếu học, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam định đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, luôn là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục của cả nước. Tuy nhiên, giáo dục cấp THPT vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập. Bộc lộ rõ nhất là chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục nhân cách cho học sinh THPT qua môn GDCD còn thấp. Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại: nhận thức lệch chuẩn, mờ nhạt lý tưởng, lối sống thực dụng, đua đòi, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp. Nhiều học sinh đã sa ngã vào những tệ nạn xã hội, tiếp cận với những thông tin không lành mạnh, hư hỏng, bị xói mòn và băng hoại về tâm hồn và thể xác. Tình trạng vi phạm pháp luật, xuống cấp về đạo đức, nhân cách của lứa tuổi học trò đã và đang ngày càng tiếp diễn, là tiếng chuông báo động đối với sự tồn tại và phát triển của tỉnh nhà. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT là một trong những vấn đề được đặt ra hết sức cấp thiết. Đây cũng là nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD&ĐT tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. Với mong muốn góp một phần của mình vào việc nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả giáo dục nhân cách cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay, thông qua chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn GDCD, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay”, làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thông qua giảng dạy môn GDCD để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THPT là một nội dung rất quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo con người
- của Đảng. Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục nhân cách dưới những góc độ khác nhau, có giá trị rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể là: Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đề tài mang mã số NN7: “ Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân ” do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu về nhân cách nói chung, về giáo dục đạo đức, chính trị và tư tưởng trong các trường từ tiểu học đến đại học những năm đầu của thập kỷ 90. Các đề tài do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm mang mã số: KX - 07.01. “Phương pháp luận nghiên cứu con người” (1991 -1995); KHXH- 04. “Phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1996 - 2000); KH – 05.07. “Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường” (2001 - 2005). Tác giả đã nghiên cứu về con người với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc nhân cách, thực hiện giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Trọng Phúc ( 2003), “ Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích những biến động trong lĩnh vực đạo đức, lý giải vai trò của đạo đức, khẳng định yêu cầu đẩy mạnh công tác giáo dục, xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay… Huỳnh Khái Vinh ( 2001), “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đề cập những vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức với phát triển văn hóa và con người, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội… “Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21, kinh nghiệm của các quốc gia”, (2002), của viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội…Đây là tập hợp những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến lĩnh vực chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn hiện nay.Trong đó đáng chú ý có nhà nghiên cứu Hà Thế Ngữ đã đi sâu nghiên cứu vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy các môn khoa học, đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài ra
- tác giả còn đề cập đến việc rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, trên cơ sở đó giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện các hành vi đạo đức cho học sinh. Phạm Hoàng Gia nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục nhận thức khoa học với giáo dục đạo đức, những biểu hiện nhân cách trong lối sống và đưa ra dự báo mô hình nhân cách thanh niên năm 2000. Đào Thị Oanh (2007), “Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay”, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách tổng hợp và khái quát lí luận tâm lí học về nhân cách, đề xuất các giải pháp về hình thành, phát triển nhân cách trong công tác giáo dục thế hệ trẻ… Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ khác nghiên cứu đến vấn đề đạo đức, nhân cách học sinh, sinh viên như: Luận án tiến sỹ triết học của Trần Sỹ Phán (1999), nghiên cứu về: “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Luận án tiến sỹ triết học chuyên ngành CNXHKH của Đỗ Tuyết Bảo (2001) với vấn đề: “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay”. Luận án tiến sỹ triết học chuyên ngành CNXHKH của Nguyễn Sỹ Quyết Tâm (2008) nghiên cứu về: “Giáo dục tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa cho học sinh THPT ở miền Đông Nam Bộ hiện nay”. Luận án thạc sỹ triết học chuyên ngành CNXHKH của Nguyễn Sỹ Quyết Tâm (2003) nghiên cứu về: “Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa qua môn giáo dục công dân cho học sinh trung học phổ thông ở Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay”… Tôi đã kế thừa trực tiếp những thành quả nghiên cứu khoa học nêu trên, dựa vào những gợi mở của các tác giả đi trước về lý luận và phương pháp để triển khai công trình của mình. Tuy đã có nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về con người, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách. Nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp về: “Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay”. Vì vậy, đề tài của tôi không trùng lặp với các công trình đã được công bố. Những tài liệu nêu trên giúp ích cho tôi trong việc tham khảo để nghiên cứu đề tài, viết luận văn thạc sỹ.
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân cách, vai trò của môn GDCD và thực trạng xây dựng và phát triển nhân cách học sinh THPT ở tỉnh Nam Định qua giảng dạy môn GDCD, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp xây dựng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh THPT tỉnh Nam Định, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích vấn đề nhân cách và vai trò của môn GDCD trong xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT. - Phân tích tình hình xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT tỉnh Nam Định qua giảng dạy môn học GDCD, nêu những nguyên nhân ảnh hưởng, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đang đặt ra. - Đề xuất những định hướng và giải pháp xây dựng, phát triển nhân cách cho học sinh THPT ở Nam Định qua môn GDCD. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT tỉnh Nam Định qua môn GDCD. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là một số trường THPT điển hình ở tỉnh Nam Định. Thời gian nghiên cứu từ năm 1997 – khi Nam Định được tái lập tỉnh và bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết BCH TW khoá VIII về GD & ĐT. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới liên quan đến giáo dục nhân cách, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ.
- - Cơ sở t h ự c t iễ n c ủ a l uậ n văn l à t h ự c t rạ ng s ự băng h oạ i về đ ạ o đ ứ c, l ố i s ố ng, x ói mòn về nhân c ách , p hai nh ạ t về n h ữ ng c hu ẩ n mự c đ ạ o đ ứ c và t h ự c t i ễn c ông t ác gi ả ng d ạ y môn GDCD c ho h ọ c sinh T HPT ở t ỉ nh N am Đ ịnh n h ữ ng n ăm vừ a q ua. 5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cở sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp cụ thể: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê xã hội học… 6. Những đóng góp mới của luận văn Làm rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT từ hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội. Đánh giá tình hình xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT tỉnh Nam Định qua giảng dạy môn GDCD hiện nay. Từ đó đã đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT ở tỉnh Nam định qua môn GDCD. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Góp phần vào việc nhận thức đầy đủ hơn vai trò của môn GDCD đối với quá trình xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn GDCD trong trường THPT, công tác chỉ đạo của các cán bộ quản lý giáo dục ở nước ta nói chung và ở tỉnh Nam định nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồ m 3 chương, 6 tiết.
- Chương 1 NHÂN CÁCH VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. NHÂN CÁCH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vấn đề nhân cách và xây dựng, phát triển nhân cách cho học sinh THPT là vấn đề trung tâm của hệ thống khoa học giáo dục về con người, nó vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn lớn lao đối với sự tồn tại và hưng thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình hoà mình vào dòng chảy của thời đại hôm nay và mai sau. Xuyên suốt chiều dài của lịch sử tư tưởng nhân loại đã có rất nhiều khoa học tiếp cận nghiên cứu về nhân cách và những vấn đề có liên quan đến nó ở nhiều góc độ khác nhau như: triết học, giáo dục học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học….Tuy nhiên, triết học là một bộ môn khoa học giải đáp rõ nét, cơ bản nhất bản chất xã hội của con người và những vấn đề chung về nhân cách con người. Đây là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng, cung cấp cho các nhà giáo dục những hiểu biết khoa học trong quá trình nghiên cứu, xây dựng phát triển nhân cách cho học sinh THPT. 1.1.1. Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách 1.1.1.1. Con người và bản chất con người Ngay từ khởi đầu Triết học đã chú ý và coi con người là đối tượng nghiên cứu. Vào đầu thế kỷ thứ V - thứ VI sau CN, nhà triết học Bôêtut (480-525, La Mã) đã đưa ra một định nghĩa khá hoàn chỉnh về con người. Theo ông: Con người là một bản thể cá thể của bản chất lý trí, như là một cá thể; nó là vật chất, từ đó tạo nên nguyên tắc cá thể hoá. Tâm hồn không phải là con người, mà chỉ là một cái gì đó được tạo lập nên. Chỉ một mình
- người là một trong tồn tại người vật chất; người là tồn tại vật chất cao nhất, tạo nên các phẩm chất đặc biệt là nhân phẩm và các quyền. Quan điểm duy tâm, siêu hình đã quy đặc trưng, bản chất con người vào lĩnh vực ý thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức. Xem bản chất con người là cái gì đó dược quy định sẵn từ tự nhiên, là những nhu cầu thuộc về sự duy trì thể xác và dục vọng để phát triển giống nòi. Do đó, giải thích bản chất con người từ góc độ những điểm chung của mọi sinh vật trên trái đất. Hoặc lại tìm kiếm bản chất con người trong khuôn khổ cá nhân riêng lẻ, nghĩa là con người bị tách khỏi mối quan hệ xã hội hiện thực của nó. Tính chất siêu hình của các quan điểm trên về bản chất con người biểu hiện ở chỗ: coi bản chất con người là cái vốn có, trừu tượng và quy nó về bản tính tự nhiên, tách khỏi xã hội và trở nên bất biến. Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong việc nhận thức con người và bản chất con người. Các ông xem xét, phân tích con người xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn và chỉ rõ: thông qua hoạt động thực tiễn con người làm biến đổi đời sống xã hội, đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình. Điều đó nghĩa là con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn. Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội Đứng về mặt sinh học thì “Con người là một bộ phận của giới tự nhiên” (…, tr135), phát sinh trực tiếp từ động vật. Theo Ph.Ăngghen: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật. Thành thử bao giờ cũng chỉ nói đến việc những đặc tính ấy có ảnh hưởng nhiều đến sự chênh lệch về mức độ thú tính và tính người mà thôi”. ( …, tr146) Như hết thảy mọi sinh vật khác, con người sống dựa vào tự nhiên nhưng khác ở chỗ con người không chỉ dựa vào, mà còn cải tạo giới tự nhiên, tạo ra tự nhiên thứ hai xung quanh mình. Ph.Ăngghen chỉ ra bước chuyển từ vượn thành người là nhờ có lao động. Quá trình con người lao động cải tạo giới tự nhiên cũng là quá trình con người tạo ra con người. Theo Ph.Ăngghen: “Lao động sáng tạo ra con người là theo nghĩa đấy”.
- Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con người. Song Chủ nghĩa Mác không coi nhẹ mặt tự nhiên, phủ nhận yếu tố sinh vật trong các yếu tố cấu thành bản chất con người. Theo Mác: “giới tự nhiên là thân thể của con người”. Con người gắn liền với giới tự nhiên vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Mỗi người sinh ra trước hết là một thực thể tự nhiên, một sản phẩm của thiên nhiên, một bộ phận của vũ trụ và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên phức tạp. C.Mác vạch ra sự khác nhau giữa con người và con vật: Con vật hoạt động theo bản năng còn con người hoạt động theo ý thức. Chính mặt xã hội của con người đã làm cho mặt sinh vật trong con người phát triển ở trình độ cao hơn những động vật khác. Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền, có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hoá, của tiến bộ lịch sử - xã hội. Khi xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng. Sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội vì mỗi người đều sống trong xã hội nhất định, là sản phẩm của lịch sử - xã hội, sản phẩm của nền văn minh. Từ một con người tự nhiên phát triển thành một nhân cách, con người phải chịu hàng loạt những tác động, chi phối của những yếu tố chủ quan và khách quan, theo cả quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Sự phát triển của con người là sự trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Sự phát triển về thể chất là sự trưởng thành sinh học, cơ bắp, thần kinh và các cơ quan nội tạng…theo quy luật tự nhiên. Sự phát triển về tinh thần là sự trưởng thành về tâm lý, ý thức theo quy luật tâm lý và quy luật xã hội trên cơ sở lĩnh hội nền văn minh nhân loại. Sự phát triển thể chất gắn liền với sự phát triển về tinh thần, theo quy luật phát triển tâm, sinh lý lứa tuổi, đó là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và sự chuyển hoá chúng cho nhau; là bước phát triển nhảy vọt của từng cá nhân về năng lực và phẩm hạnh phù hợp với lịch sử xã hội và thời đại. Sự phát triển đó tạo nên nhân cách của con người, trong đó có nhân cách của học sinh THPT. Trong khi phê phán những quan điểm của Phơbách, xuất phát từ những cá thể cô lập để nhận thức bản chất con người. C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con người: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
- biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” (…,11) Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội cũng có nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng yếu tố có ý nghĩa quyết định nhất là quan hệ sản xuất. Bởi vì các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quy định của quan hệ này. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu quan hệ sản xuất nhất định giữ vai trò chi phối và chính kiểu quan hệ sản xuất đó lại là cái xét đến cùng, tạo nên bản chất của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở quan hệ trong từng hình thái xã hội riêng biệt mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng biệt. Quan hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang đương đại, vừa theo chiều dọc lịch sử. Các quan hệ xã hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền thống, bởi vì trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa di sản của những thế hệ trước đó. Khi xem xét bản chất con người ta không được tách rời hiện tại và quá khứ vì trên lĩnh vực văn hóa tinh thần có những truyền thống thúc đẩy con người biết cố gắng vươn lên, nhưng cũng có những truyền thống “đè nặng lên những con người đang sống”. Bản chất một con người cụ thể là tổng hoà các quan hệ xã hội “vốn có” và quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của người đó. Còn tất cả những hành vi của người đó bộc lộ ra bên ngoài là những hiện tượng biểu hiện bản chất của họ. Sự thể hiện bản chất của con người không phải theo con đường thẳng trực tiếp, mà thường là gián tiếp, quanh co qua hàng loạt mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa kinh nghiệm và nhận thức khoa học, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài; giữa bản năng sinh vật và hoạt động có ý thức, giữa di truyền tự nhiên và văn hoá xã hội. Như vậy, con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Sự tác động qua lại giữa hai mặt này trong con người tạo thành bản chất người. Bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hoà của
- toàn bộ quan hệ xã hội. Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Chủ nghĩa Mác về bản chất con người. Con người tồn tại qua những cá nhân người. Mỗi cá nhân người là một chỉnh thể gồm một hệ thống những nhân tố, bao hàm cả những đặc điểm cụ thể không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lí, trình độ… 1.1.1.2. Cá nhân * Cá thể người: Nói đến cá thể người là nói đến thành phần của loài người đã bứt khỏi loài vật, vừa chứa đựng thành tựu tiến hoá của thế giới vật chất, nhất là của thế giới sinh vật, tức là vẫn chịu sự chi phối của thế giới xung quanh…, vừa thoát ra vòng cương toả của thế giới đó, tức là đứng ngoài sự chi phối của chúng. Nó vừa chịu tác động của các quy luật trong vũ trụ, vừa chịu tác động của các quy luật sinh vật, đồng thời bắt đầu chịu tác động của các quy luật xã hội. * Cá nhân: dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội. Cá nhân là phương thức tồn tại của giống loài “người”, không có con người nói chung, loài người nói chung tồn tại cảm tính. Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách. Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội, nhưng xã hội thay đổi theo tiến trình lịch sử nên cá nhân là một hiện tượng có tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử có một “kiểu xã hội của cá nhân” mang tính định hướng về thế giới quan, phương pháp luận cho hoạt động của con người trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó. Cá nhân người là một thành viên của xã hội, là khách thể mang “ tổng hoà các quan hệ xã hội”. Nó không những chịu ảnh hưởng mà còn góp phần tạo ra những quan hệ xã hội. Sự phát triển của cá nhân người diễn ra theo quy luật xã hội - lịch sử, lịch sử - văn hóa, nghĩa là chịu sự tác động của giáo dục và môi trường xã hội. * Cá tính: dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại của cá nhân. Trong tác phẩm Bàn về tự do, Giôn S.Min (1806 – 1873, Anh) đã viết: “Mỗi một con người...được phát triển và biến đổi bởi văn hoá riêng của anh ta – thì được gọi là người có
- cá tính”[…,132]. Ông rất tán thưởng quan điểm phát triển người – coi trọng cá tính của con người. Ông viết: “Cá tính đồng nghĩa với phát triển”, và “Sự phát triển tự do của cá nhân là điều tối quan trọng cho an sinh”[…,132 -146]. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến cá tính con người và mong muốn mỗi cá nhân phải có tính độc lập, có cá tính. Theo Anhxtanh: Nhà trường phải phát triển ở cá thể các phẩm chất và năng lực có giá trị cho cuộc sống xã hội. Nhưng không có nghĩa là phá huỷ hay biến các cá nhân trở thành công cụ đơn thuần của cộng đồng, như những bầy ong, đàn bướm. Nếu một cộng đồng toàn những cá thể đồng loạt giống nhau, không có tính độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân thì sẽ là một cộng đồng nghèo, không có khả năng phát triển. Nếu như cá nhân là khái niệm phân biệt sự khác nhau giữa cá thể với giống loài, sự khác biệt biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân này với cá nhân khác thì nhân cách là khái niệm để chỉ sự khác biệt giữa những yếu tố bên trong riêng biệt với toàn bộ hoạt động sống của nó, của cá nhân này với cá nhân khác. 1.1.1.3. Nhân cách Đứng trên quan điểm mác xít, xuất phát từ nguyên tắc thừa nhận bản chất con người để nghiên cứu đã có rất nhiều lý thuyết khoa học về nhân cách. X.L.Rubinstein đã viết: Con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những nhân cách xung quanh một cách có ý thức. Theo A.V. Petrovxki nhân cách là chủ thể của nhận thức và cải tạo tích cực hiện thực. A.G. Covaliov xem nhân cách là một cá thể có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và thực hiện một vai trò nào đó trong xã hội. E.V. Sorokhova nhấn mạnh: nhân cách là một con người với tư cách là một vật mang toàn bộ những thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy định các hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội. V.N. Miasaev thì chú trọng tới khía cạnh thái độ trong nhân cách, thái độ đối với người khác, với bản thân, với thế giới bên ngoài. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nhưng các tác giả đều nhấn mạnh đến tính xã hội của con người:
- Nhân cách là chủ thể trong các hoạt động, trong các mối quan hệ xã hội đa dạng. Nhân cách là tổ hợp những điều chỉnh với những tác động từ bên ngoài. Nhân cách là một con người cụ thể, là thành viên của một xã hội, một dân tộc, một quốc gia, của một thời đại lịch sử. Nhân cách có những đặc thù cá biệt và cũng có những nét tương đồng chung của dân tộc, thời đại vì nhân cách phản ánh trình độ phát triển của dân tộc, thời đại. Triết học Mác đã tiếp cận nhân cách như một quá trình mở rộng và đi sâu từ con người hiện thực, từ bản chất xã hội, quan hệ xã hội đến hệ thống các giá trị và chức năng xã hội của con người. Khái niệm nhân cách bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người– người, của hoạt động có ý thức và giao lưu. Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân. Đó là thế giới của cái “tôi” do tác động tổng hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội riêng biệt tạo nên. Nhân cách chính là chất lượng xã hội của con người. Giá trị xã hội của nhân cách được tạo lập từ các phẩm chất và năng lực của con người, kết quả của giáo dục và tự giáo dục Mỗi cá nhân “dấn thân ”vào cuộc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hoá của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh, lọc bỏ, tự đánh giá, tự tạo nên thế giới riêng của mình. Đó là quá trình xã hội hoá cá nhân và cá nhân hóa xã hội. Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội. Mô hình nhân cách con người phát triển toàn diện bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh, song có thể khái quát thành ba mặt cơ bản: phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học và năng lực nghề nghiệp, chuyên môn. Kết hợp ba nội dung giáo dục trên chính là hướng tới việc hình thành ba mặt cơ bản trong nhân cách con người phát triển toàn diện. Như vậy, nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và
- thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn. [, 138] Tóm lại, khi con người là đại diện của loài ta gọi là cá thể. Với tư cách là thành viên của xã hội ta gọi là cá nhân như là một thực thể độc lập và khi nó có đủ khả năng để trở thành chủ thể của hoạt động học tập, lao động, vui chơi…thì con người trở thành nhân cách. Giáo sư –Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã khái quát vấn đề này qua hình vẽ: Các khái niệm chỉ con người.(…,80) Con người Cá nhân Nhân cách thể Cá thể Quá Đại diện loài trình Thành viên xã hội “bứt khỏi” Chủ thể của hoạt động Thế giới sinh vật Vũ Trụ 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý - chủ biên): Xây dựng: Làm nên, gây dựng và vun đắp nên. Có thiện ý, nhằm vun đắp cho tốt đẹp hơn. Phát triển: Vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên. Nhân cách: Tư cách và phẩm chất, đạo đức của con người. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (http:// www bachkhoa) Nhân cách: bộ mặt tâm lí, tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp. Người ta sinh ra là người, nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động, giao tiếp. Thực chất: đó là quá trình xã hội hoá cá nhân, tiếp thụ các giá trị văn hoá của gia
- đình, cộng đồng, xã hội và tăng dần (hay ngược lại) mức phù hợp giữa thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị của bản thân và cộng đồng, xã hội. Nhân cách có tính chất xã hội, đồng thời cũng mang tính cá biệt với những kinh nghiệm, nếp suy nghĩ, tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướng giá trị, tính cách riêng tạo ra tính đa dạng của các cá nhân... Khi bàn về vấn đề xây dựng và phát triển nhân cách có rất nhiều quan điểm khác nhau. Nhà triết học XôViết Smirnov đã khẳng định: Con người được sinh ra nhưng nhân cách thì phải được hình thành (…,83). Nhân cách không có sẵn mà được hình thành và phát triển trong quá trình sống, giao tiếp, học tập, vui chơi, lao động…Theo V.I.Lênin: cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên. A.N.Lêonchiev – nhà tâm lí học Xô viết chỉ rõ: nhân cách cụ thể là nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó. Việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh THPT là một diễn biến phức tạp, nó bị chi phối bởi những yếu tố chủ yếu sau : 1.1.2.1. Yếu tố sinh học Mỗi em học sinh ngay từ khi mới sinh ra đã kế thừa những phẩm chất sinh vật của các thế hệ cha ông mình, mang dấu ấn đặc trưng của nòi giống, đó gọi là hiện tượng di truyền. Di truyền học đã chứng minh rằng, các thế hệ con người có thể truyền lại cho nhau những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, về các loại thần kinh, về chức năng hoạt động của chúng…tạo thành sức sống tự nhiên của con người. Sức sống tự nhiên là những tiền đề vật chất có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nhân cách. Tư chất thông minh, gen di truyền có vai trò là “nhân tố gốc” tạo nên năng lực nhận thức, tư duy của mỗi học sinh. Nhờ yếu tố bẩm sinh di truyền mà sự tác động của các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội sẽ hình thành nên nhân cách, phẩm chất, lối sống tốt trong mỗi cá thể người.
- Mỗi một học sinh ít nhiều có một khả năng bẩm sinh nào đó, với những em đặc biệt có năng khiếu bẩm sinh biểu hiện dưới dạng tư chất, nếu giáo viên biết phát hiện và bồi dưỡng thì các em có thể trở thành nhân tài, trở thành chủ thể có ích cho đất nước. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của con người, mặt xã hội với các thuộc tính phức tạp như: ý thức, thế giới quan, niềm tin đạo đức…không có một chương trình di truyền nào cả. Hoàn cảnh sống, hoạt động, giao tiếp của cá nhân và giáo dục xã hội…giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình hình thành và phát triển các phẩ m chất đó. Vì thế, nhà trường cần phải đánh giá đúng vai trò của yếu tố sinh học, thấy được vị trí quan trọng của nó nhưng cũng không nên tuyệt đối hoá mặt sinh học để tránh những sai lầm trong nhận thức cũng như trong tổ chức các hoạt động giáo dục. 1.1.2.2. Yếu tố môi trường Bên cạnh yếu tố sinh học, con người trong quá trình phát triển để trở thành nhân cách còn chịu tác động của môi trường sống. Môi trường là hệ thống phức tạp những hoàn cảnh bên ngoài, kể cả các điều kiện tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hoạt động và phát triển nhân cách các em. Môi trường xã hội với thể chế chính trị, luật pháp, hệ tư tưởng, trình độ dân trí, truyền thống văn hoá dân tộc và các quan hệ xã hội khác… ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Trình độ sản xuất, chế độ chính trị quy định chiều hướng và nội dung của nền giáo dục xã hội và cũng quy định cả chiều hướng phát triển của từng cá nhân. Các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đến học sinh. Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với mỗi cá nhân còn tuỳ thuộc vào quan điểm, xu hướng, năng lực của cá nhân. Tập thể, trong đó là những nhóm bạn bè, lớp học, Đoàn thanh niên…cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh. Trong sinh hoạt tập thể, các e m chọn lọc những gì phù hợp với sở trường, xu hướng, năng lực của mình để hoạt động. Đồng thời chịu những tác động có ý thức và không có ý thức từ bên ngoài mà lớn lên. Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện để giáo dục học sinh.
- Những nhóm bạn bè tự phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách học sinh. Bạn tốt sẽ giúp đỡ các em học tập tốt hơn, bạn bè xấu làm các em dễ hư hỏng, đúng như câu châm ngôn mà cha ông ta đã từng dăn dạy: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Vì thế mỗi học sinh rất cần phải: “Chọn bạn mà chơi”. 1.1.2.3. Yếu tố hoạt động Trong đời sống con ng ư thế nào thì nhân cách con người phát triển như thế ấy. Hoạt động tích cực là con đường để tiến thân, để thành đạt và là phương thức để mỗi người vươn tới lý tưởng và hạnh phúc cá nhân. Mỗi con người có thể nói là sản phẩm của chính bản thân mình. Hoạt động là phương thức tồn tại và cũng là con đường cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách. Nội dung, phương thức cũng như mục đích và ý thức của mỗi cá nhân trong hoạt động sẽ tạo nên và phát triển những nét tính cách riêng của từng học sinh như: tính tích cực, sáng tạo, ý chí và tình cảm… Hoạt động của học sinh bao gồm: học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động và hoạt động tập thể… Học sinh sẽ hình thành được các phẩm chất, tính cách, năng lực khi tham gia tích cực vào các loại hình hoạt động đa dạng trong xã hội, hiểu biết và tiếp thu các giá trị văn hóa của loài người. Hoạt động và giao lưu là hai mặt cơ bản, thống nhất trong cuộc sống con người. Tính đa dạng của hoạt động tạo nên tính đa dạng của giao lưu. Phương thức, mục đích giao lưu giúp cá nhân chiếm lĩnh được những giá trị đích thực của cuộc sống. Thông qua giao lưu các em tìm ra lẽ phải, chân lý, rút ra được kinh nghiệm sống, hình thành nên những nét tính cách điển hình. Như vậy, để xây dựng, phát triển nhân cách người công dân cho thanh niên học sinh và thực hiện được mục tiêu GDCD, giáo viên không thể chỉ dùng thuyết lý của mình mà phải thông qua các hoạt động và giao lưu của chính các em như (Thảo luận, đóng vai, điều tra thực tiễn, liên hệ và tự liên hệ, sưu tầm tài liệu, chơi trò chơi…). Quá trình dạy học môn GDCD cho học sinh THPT phải là quá trình tổ chức cho các em các hoạt động giao lưu với thầy, với bạn và những người khác để thông qua đó các em chủ động phát hiện và
- lĩnh hội nội dung bài giảng, hình thành kỹ năng sống, khắc phục được mâu thuẫn giữa nhận thức và hành vi của mình. 1.1.2.4. Yếu tố giáo dục Giáo dục với tư cách là một hoạt động đặc biệt giữ vai trò chủ đạo, có ảnh hưởng quyết định trong xây dựng và phát triển nhân cách mỗi cá nhân. Giáo dục cũng như sự tương tác giữa giáo dục và tự giáo dục in dấu ấn quan trọng lên trình độ phát triển người và nhân cách của con người, là con đường và phương thức chủ yếu tạo nên diện mạo nhân cách của con người Yếu tố đầu tiên trong việc hình thành nhân cách cho các em – những công dân tương lai là do sự giáo dục của gia đình những năm đầu của tuổi thơ. Đúng như nhà s ư phạm nổi tiếng Xu khômlinxki đã nói: “Tổ quốc khởi đầu từ gia đình”. Gia đình là nơi sinh ra, là môi trường sống đầu tiên, là nơi chuyển giao các giá trị truyền thống, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách ban đầu cho thế hệ trẻ. Gia đình đầm ấm, hạnh phúc luôn là nơi nương tựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần cho mỗi em. Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân, là nơi trẻ rèn luyện để hình thành lối sống cao đẹp, sống có tình nghĩa, đạo lý. Cho dù xã hội có bắt nhịp phát triển với tốc độ như thế nào đi chăng nữa thì gia đình vẫn luôn giữ vai trò là hạt nhân, là viên đá tảng xây dựng nền móng xã hội. Mức sống, trình độ học vấn, thói quen, nếp sống của gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, tính mẫu mực của người lớn và phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của các em. Có người đã nói: tổ ấm gia đình là một pháo đài vững chắc để mỗi cá nhân được an toàn trước những cám dỗ của xã hội và cũng chính là bệ phóng tốt nhất để cá nhân có thể hoà nhập vào xã hội và góp ích cho xã hội. Giáo dục gia đình được tiến hành trong cả cuộc đời một con người với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Với đặc điểm chủ yếu là quan hệ tình yêu, pháp lý và huyết thống, giáo dục gia đình được xây dựng trên cơ sở tình cảm gia đình bền chặt, là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi học sinh. Trong các loại giáo dục: giáo dục gia đình, xã hội và nhà trường thì giáo dục nhà trường có vai trò quan trọng nhất.
- Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc, phương pháp giáo dục phù hợp với mọi lứa tuổi, có các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giáo dục. Mục đích giáo dục nhà trường phù hợp với xu thế phát triển xã hội và thời đại. Giáo dục nhà trường, bằng kiến thức và phương pháp khoa học, bằng tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễn đã xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh. Qua đó tạo nên bộ mặt tâm lí cá nhân phù hợp với những tiêu chuẩn, giá trị xã hội và thời đại. Giáo dục xã hội là giáo dục của toàn xã hội, với thể chế chính trị, pháp luật, với truyền thống văn hóa, đạo đức…được thực hiện qua hệ thống tổ chức nhà nước, qua bộ máy tuyên truyền thông tin đại chúng, qua dư luận xã hội, qua hoạt động giáo dục của các đoàn thể quần chúng…góp phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách. Ngoài ra sự tác động tích cực của nhà trường và các tổ chức đoàn thể là không thể thiếu trong đào tạo những công dân tương lai có nhân cách tốt, có ích cho gia đình và góp phần phát triển xã hội. Giáo dục còn bao gồm cả tự giáo dục, tự giáo dục là bước tiếp theo, nhưng quyết định kết quả của toàn bộ quá trình giáo dục. Tự giáo dục, tự tu dưỡng là hoạt động có ý thức, là giai đoạn phát triển cao của nhân cách. Như vậy giáo dục là yếu tố chủ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển nhân cách. Một nền giáo dục mạnh, được tổ chức tốt, bằng các hình thức hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng, với những phương pháp tốt có thể làm cho học sinh đạt tới sự phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của thời đại. Nhân cách người thầy giáo Trong nhà trường, thầy giáo là người trực tiếp thực hiện quan điểm giáo dục của Đảng, người quyết định “phương hướng của việc giảng dạy, “lực lượng cốt cán trong sự nghiệp giáo dục, văn hoá”. Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách học sinh. Vì vậy lao động của người thầy giáo yêu cầu không được tạo ra thứ phẩm, phế phẩm như ở một số nghề khác. Có người đã nói: làm hỏng một đồ vàng ta có thể nấu lại, một viên ngọc quý ta có thể bỏ đi, làm hỏng một con người là một tội lớn, một lỗi lầm không thể chuộc lại được. Vàng, ngọc, kim cương đều quý nhưng không thể so sánh chúng với tâm hồn, nhân cách một con
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 276 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 504 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
123 p | 191 | 52
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 369 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 171 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 88 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
76 p | 46 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại
25 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học
81 p | 67 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 108 | 6
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 89 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn